intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận diện giá trị và đánh giá thực trạng hệ thống biệt thự tại Vườn Quốc gia Bạch Mã - Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với nghiên cứu này, nhóm tác giả mong muốn chỉ ra các giá trị đặc trưng và đánh giá thực trạng, hiện trạng sử dụng quỹ biệt thự thuộc địa Pháp tại vườn quốc gia Bạch Mã để có cơ sở, có định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo cũng như có những đề xuất và giải pháp cho công tác phục hồi, bảo tồn và nâng cao giá trị trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận diện giá trị và đánh giá thực trạng hệ thống biệt thự tại Vườn Quốc gia Bạch Mã - Huế

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 22, Số 1 (2023) NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BIỆT THỰ TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ - HUẾ Nguyễn Quang Huy 1*, Bùi Thị Hiếu 1, Nguyễn Vũ Linh 2 1 Khoa Kiến trúc- Trường Đại học Khoa học Huế 2 Vườn quốc gia Bạch Mã - Huế *Email: quanghuykt99@husc.edu.vn Ngày nhận bài: 7/12/2022; ngày hoàn thành phản biện: 13/12/2022; ngày duyệt đăng: 4/4/2023 TÓM TẮT Dưới thời Pháp thuộc, vườn quốc gia Bạch Mã từng được xem là khu nghỉ dưỡng trên cao lý tưởng và độc đáo của các binh sĩ Pháp và giới thượng lưu Việt với 139 biệt thự. Tuy nhiên, ngày nay, chỉ số ít trong đó được phục hồi, cải tạo, được sử dụng, khai thác để phục vụ du lịch. Phần lớn các biệt thự đang ở trong trình trạng xuống cấp hoặc chỉ còn lại là những vết tích hoang phế hoặc bị chôn vùi trong những rừng cây rậm rạp. Với nghiên cứu này, nhóm tác giả mong muốn chỉ ra các giá trị đặc trưng và đánh giá thực trạng, hiện trạng sử dụng quỹ biệt thự thuộc địa Pháp tại vườn quốc gia Bạch Mã để có cơ sở, có định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo cũng như có những đề xuất và giải pháp cho công tác phục hồi, bảo tồn và nâng cao giá trị trong tương lai. Từ khoá: Biệt thự, Pháp thuộc, Bạch Mã. 1. MỞ ĐẦU Vườn quốc gia Bạch Mã tọa lạc ở độ cao hơn 1.400 mét, tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Được phát hiện vào năm 1932, và từ năm 1936, Bạch Mã đã được xây dựng và phát triển trở thành 1 trong 7 khu nghỉ dưỡng trên cao tại Đông Dương với rất nhiều tiềm năng du lịch độc đáo: sự đa dạng của hệ sinh thái động thực vật, cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu mát mẻ…Đặc biệt, vào thời kỳ vàng son của mình, trên đỉnh Bạch Mã có khoảng 139 biệt thự nghỉ dưỡng kiểu Pháp, có cả tòa nhà đại diện của chính phủ Nam triều và các tòa nhà phía nhà nước bảo hộ Pháp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh, của thiên tai, của thời tiết khắc nghiệt, của thời gian và cả sự thiếu quan tâm, thiếu quản lý và đầu tư đúng mức của con người, phần lớn những công trình và những biệt thự cổ kiểu Pháp ở đây chỉ còn là phế tích hoặc bị xuống cấp một cách trầm trọng, bị bỏ hoang trong lãng phí. Mặc dầu, một số biệt thự đã được 141
  2. Nhận diện giá trị và đánh giá thực trạng hệ thống biệt thự tại vườn quốc gia Bạch Mã - Huế phục hồi, khôi phục lại trên nền của các biệt thự Pháp trước kia bởi các đơn vị, doanh nghiệp, các công ty lữ hành, du lịch nhưng hiệu quả và giá trị sử dụng mà chúng mang lại vẫn còn rất hạn chế. Chỉ ra các giá trị đặc trưng và đánh giá thực trạng, hiện trạng sử dụng của hệ thống các biệt thự là cần thiết và cấp bách để có những định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo, những đề xuất và giải pháp nhằm phục hồi, bảo tồn và nâng cao giá trị. Bản đồ đường núi từ Huế đến Tourane. Nguồn: BAVH [9, 10] 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trước hết, nhóm tác giả dùng phương pháp sử dụng các tài liệu thứ cấp (bản đồ cũ, các bài báo, tạp chí, tập san, các tài liệu khác…) nhằm có được các thông tin, các số liệu… liên quan đến đề tài đặc biệt là các thông tin liên quan lịch sử hình thành của vườn quốc gia Bạch Mã cũng như hệ thống các biệt thự. Phương pháp khảo sát thực địa là phương pháp chính mà nhóm tác giả đã sử dụng trong nghiên cứu này. Cụ thể, đó là đo vẽ, thu thập các số liệu tại hiện trạng, vẽ ghi; định vị vị trí, tọa độ các công trình, so sánh vị trí các công trình trên bản đồ so với thực tế; chụp ảnh, chụp không ảnh và số hóa 3D, phỏng vấn… Mục đích của phương pháp này giúp thu thập số liệu, chỉ ra các giá trị đặc trưng cũng như đánh giá thực trạng, hiện trạng đồng thời giúp lưu trữ số liệu, dữ liệu phục vụ các nghiên cứu tiếp theo cũng như công tác phục hồi, bảo tồn và nâng cao giá trị hệ thống các biệt thự trong tương lai. Phương pháp bản đồ cũng được nhóm tác giả sử dụng trong nghiên cứu này nhằm định vị vị trí và xác định các nền móng, các vết tích của các biệt thự còn lại. 142
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 22, Số 1 (2023) 3. GIÁ TRỊ VÀ THỰC TRẠNG QUỸ BIỆT THỰ PHÁP THUỘC TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển khu nghỉ dưỡng Bạch Mã và hệ thống các biệt thự. Năm 1925, dưới thời Pháp thuộc, để bảo vệ loài Gà Lôi lam màu trắng, chính quyền Sở tại đã xây dựng và đệ trình lên Bộ thuộc địa Pháp dự án thành lập vườn quốc gia rộng 50.000ha [1]. 7 năm sau, Bạch Mã đã được phát hiện vào ngày 28 tháng 7 năm 1932 bởi kỹ sư trưởng M. Girard của Sở Công chánh Trung kỳ - một cơ quan của Pháp chuyên lo việc xây dựng các công trình công cộng ở Trung kỳ thời bấy giờ 1. Những năm sau của thập niên 30, kỹ sư công chánh phân khu Thừa Thiên là ông Raoul Desmarest đã được Khâm sứ Trung kỳ Graffeuil ủy thác thực hiện khảo sát quy hoạch đỉnh núi Bạch Mã, trực tiếp mở con đường lên đỉnh núi và kiến thiết nên trạm nghỉ dưỡng trên cao này. Vào năm 1942, khu nghỉ mát ở đỉnh Bạch Mã được xây dựng hoàn chỉnh với hệ thống các đường mòn dẫn đến các cảnh quan thiên nhiên hoang sơ như Vọng Hải Đài, công viên Rừng, công viên Đá hát, trại hướng đạo Đông Dương, suối Hoàng Yến, thác Bạc, thác Đỗ Quyên, thác Ngũ Hồ [1]…và một quần thể kiến trúc gồm 139 ngôi biệt thự, chợ, bưu điện, nhà hàng [1] để phục vụ cho các sĩ quan Pháp và giới thượng lưu ở Huế. Năm 1954. Bạch Mã bị lãng quên và bị bỏ hoang sau khi chiến tranh giữa Việt Nam và thực dân Pháp kết thúc. Đến năm 1960, Bạch Mã trở thành căn cứ quân sự của quân đội Mỹ. Năm 1973, Bạch Mã được chiếm đóng bởi bộ đội Việt Nam để đảm bảo phòng thủ và bảo vệ tuyến đường chi viện Bắc Nam với hệ thống địa đạo chính [1]. Năm 2009, địa đạo Bạch Mã là di tích lịch sử cách mạng đã được nhà nước sếp hạng di tích cấp quốc gia, là điểm đến thú vị cho du khách khi đến với vườn quốc gia Bạch Mã. Theo quyết định số 194/CT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng ký vào ngày 09/08/1986, Bạch Mã - Hải Vân có trong danh sách thành lập hệ thống 73 khu rừng cấm trong toàn quốc [2]. Ngày 15/7/1991, vườn quốc gia Bạch Mã được Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng thành lập tại quyết định 214/CT [2]. Năm 2008, thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 01/ QĐ -TTg về việc điều chỉnh mở rộng vườn quốc gia Bạch Mã có tổng diện tích là 37.423,10 ha và thuộc địa phận của hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, bao gồm 15 xã và thị trấn của 03 huyện: Phú Lộc, Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế) và Đông Giang (tỉnh Quảng Nam). Ban quản lý vườn quốc gia Bạch Mã trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT [2]. 1 Nội dung trích từ tấm bia ghi bằng Tiếng Pháp trên đoạn đường dẫn lên đỉnh núi Bạch Mã 143
  4. Nhận diện giá trị và đánh giá thực trạng hệ thống biệt thự tại vườn quốc gia Bạch Mã - Huế 3.2. Giá trị đặc trưng của hệ thống các biệt thự tại vườn quốc gia Bạch mã Giá trị về mặt lịch sử, văn hóa Hệ thống các biệt thự trên vườn quốc gia Bạch Mã, trước hết, nó mang trong mình các giá trị về mặt lịch sử và văn hóa. Đó là hình ảnh còn lại, là minh chứng của kiến trúc thuộc địa được xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc ở một trong bảy khu nghỉ dưỡng độc đáo nhất trên cao tại Đông Dương (Sapa, Tam đảo, Ba vì, Bạch Mã, Bà Nà, Đà Lạt, Bokor). “Từ tháng 2.1936, Bạch Mã được Chế độ bảo hộ Pháp ở Trung Kỳ chính thức công nhận sẽ được quy hoạch thành một khu nghỉ dưỡng trên cao. Tháng 4/1936, Khâm sứ Trung Kỳ ký nghị định quy định các điều khoản liên quan đến việc xây dựng các nhà và biệt thự tư đầu tiên tại Bạch Mã. Một bản đồ phân lô với 60 lô đất đã được đem bán đấu giá và trao cho các chủ nhân vào ngày 22/6 năm đó. Giá cho thuê rất thấp nhằm khuyến khích phát triển khu nghỉ dưỡng. Điều này cho phép những người Pháp có điều kiện kinh tế khó khăn nhất cũng có thể đến xây nhà ở đây “[4]. Khu nghỉ dưỡng và những biệt thự ở đây không chỉ dành cho các sĩ quan Pháp, giới thượng lưu Việt mà từ những năm 1935, 1936, đỉnh núi Bạch Mã cũng đã đón những vị khách du lịch đầu tiên đến đây để thưởng ngoạn, ngắm cảnh trên Vọng Hải Đài ở độ cao 1450m [4] và có cả những người muốn tìm hiểu và bảo vệ hệ sinh thái “những dấu chân đầu tiên của người Việt Nam đến với Bạch Mã nhằm khám phá và bảo vệ thiên nhiên xuất hiện từ năm 1936 cùng với những tên tuổi như Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di... trong đoàn Hướng Đạo Sinh”[5]. Hầu hết chủ nhân các khu biệt thự là người Pháp và những người Việt của bộ máy chính quyền bảo hộ và của chế độ Nam triều. Phần lớn các biệt thự và các khu nhà nghỉ dưỡng nhỏ, đơn giản ở đây đều có kiến trúc kiểu Pháp và là hình ảnh cho sự kết nối giao thoa văn hóa Đông - Tây, Pháp - Việt nhưng “Ngoài các di tích kiến trúc, một loạt các di tích có thể di chuyển được liên quan đến chúng, bao gồm, trong một số trường hợp, các thiết bị vệ sinh như bồn cầu và bồn tắm bằng gốm và xi măng, tay nắm cửa bằng gốm, chai và lọ thủy tinh, bát gốm liên quan đến thực phẩm và cuốc làm vườn được tìm thấy bên trong một trong những biệt thự… chúng là những yếu tố văn hóa có thể so sánh được trong cả hai nền văn hóa vật chất của Việt Nam và Pháp ” [3]. Ngôi nhà gia đình kỹ sư Desmarets. Nguồn: Tân Hội Đô Thành Hiếu Cổ. Tác giả trích lại từ [4] 144
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 22, Số 1 (2023) Giá trị về mặt qui hoạch Vào năm 1933, ông Raoul Desmarets được giao nhiệm vụ nghiên cứu nhằm qui hoạch xây dựng một khu nghỉ dưỡng trên cao tại đỉnh núi Bạch Mã. Công tác quy hoạch này phục vụ cho mục đích nghỉ dưỡng, ngắm cảnh và thưởng ngoạn nhưng luôn có sự quan tâm của chính quyền sở tại đối với việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ hệ sinh thái rừng, vì vậy, có xác định rõ các diện tích dành cho nông nghiệp và dành cho việc trồng rừng và cấm triển khai việc xây dựng các công trình trên các khu vực này [4]. Kết quả là, Bạch Mã trở thành một trong bảy khu nghỉ dưỡng độc đáo trên cao tại Đông Dương với sự kết hợp của nhiều yếu tố cảnh quan thiên nhiên, nơi vui chơi dành cho trẻ em, các không gian dành cho các hoạt động thể thao ngoài trời, các không gian đọc sách, picnic…Đó là một tổ hợp: Công viên Rừng, công viên Đá hát, trại Hướng Đạo Đông Dương, các suối thác đẹp: Hoàng Yến, thác Bạc, thác Ngũ Hồ, thác Đỗ Quyên…và hệ thống các biệt thự hoàn toàn bằng gỗ và sau đó là bằng đá, bằng đá kết hợp với gỗ và gạch trên các đỉnh núi, sườn đồi. Bản đồ định vị vị trí các biệt thự. Nguồn: Cung cấp bởi vườn quốc gia Bạch Mã Giá trị về mặt kiến trúc, cảnh quan: Trước hết, xét trên giá trị về mặt cảnh quan, các biệt thự ở đây được xây dựng bám theo các đặc trưng về mặt địa hình, độ dốc, yếu tố thủy văn và hệ sinh thái sẵn có. Chính vì vậy, các biệt thự hoàn toàn có sự hòa hợp, hài hòa với cảnh quan núi rừng xung quanh. Vì tính chất là biệt thự nghỉ dưỡng nên vị trí chọn lựa để xây dựng các biệt thự thường ở trên các đỉnh, sườn đồi, sườn dốc dễ dàng cho việc thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên. Về kiến trúc và vật liệu xây dựng, nhà và biệt thự xây dựng ở đây chủ yếu theo phong cách kiến trúc Pháp. Chủ nhân những căn biệt thự khi đó có thể là người Pháp, người Việt giàu có, quan lại hoặc gia đình hoàng tộc triều Nguyễn, nhưng mục đích sử dụng chính của các biệt thự này đều là nơi nghỉ dưỡng của gia đình họ đặc biệt là vào mùa hè khi họ muốn tìm kiếm nơi có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành. Vì vậy, mà các vết tích nền móng còn sót lại của các biệt thự ở đây đều cho thấy cách thức tổ chức không gian bên trong nhà đơn giản, nhỏ gọn. Mỗi biệt thự cũng thường có nhà chính và nhà phụ, có cả những dạng nhà nhỏ như bungalow và dạng nhà sàn bằng gỗ đơn giản...Vật liệu chính được sử dụng để xây dựng là gỗ và đá, 145
  6. Nhận diện giá trị và đánh giá thực trạng hệ thống biệt thự tại vườn quốc gia Bạch Mã - Huế sỏi, có những nhà có sự kết hợp cả đá, gỗ và gạch. Nhìn chung, đây là những loại vật liệu sẵn có ở địa phương hoặc các vùng lân cận. Các chi tiết kiến trúc như cửa sổ, hành lang, ban công…luôn được chú trọng nhằm tạo ra sự gắn kết hoàn hảo với rừng cây, núi đá, suối rừng nơi đây, phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương và tạo tầm nhìn tốt ra cảnh quan xung quanh. “139 ngôi biệt thự bằng gỗ hoặc đá được xây dựng trở thành một quần thể nghỉ dưỡng đẳng cấp với lối kiến trúc kiểu Pháp, thường chỉ cao 2 tầng, có cầu thang vòng và hành lang khá rộng, cửa sổ lớn hướng ra phía đỉnh núi tạo không gian thoáng đãng, vừa cổ kính vừa hiện đại” [7]. Thân Trọng Ninh, trong bài "Tìm lại Bạch Mã xưa" đăng trên tạp chí Nghiên cứu Huế, số 3 năm 2002 đã mô tả: "Nhà này ở đỉnh ngọn núi, nhà kia ở bên sườn đồi. Cái thì xây trên nền đất đá, cái thì sàn bằng gỗ... Chủ nhân các ngôi nhà đó là những quan chức người Pháp, người Việt của bộ máy chính quyền bảo hộ và của chế độ Nam triều. Đa số ở Huế, một số đến từ các tỉnh lỵ lân cận. Họ đem gia đình lên nghỉ cuối tuần ở Bạch Mã. Có gia đình ở cả mấy tháng trời". [6] Cảnh quan núi rừng Bạch Mã. Nguồn ảnh: Tác giả Ngôi nhà của gia đình ông Cosserat, ông Desmarets và ông Grethen khoảng năm 1939- 1940. Nguồn: Tân Hội Đô Thành Hiếu Cổ. Tác giả trích lại từ [4] Gỗ, đá, gạch là những vật liệu xây dựng chính. Nguồn ảnh: Tác giả 146
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 22, Số 1 (2023) Giá trị về mặt du lịch: Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40km và cách Đà Nẵng khoảng 70km, khu nghỉ dưỡng núi Bạch Mã có một vị trí lý tưởng, tọa lạc tại một trong những nơi đẹp nhất của miền trung Việt Nam. Với đặc trưng là các điểm phong cảnh tự nhiên đẹp, các khu rừng rậm rạp, nhiều loài hoa, sườn đồi, khe suối, thác nước, khí hậu rất trong lành, mát mẻ, cho nên, từ buổi đầu hình thành, chức năng của các biệt thự, bungalow được xây dựng nơi đây đã là nhà nghỉ dưỡng trên cao của người Pháp, người Việt thuộc các tầng lớp giàu có. Ngày nay, Bạch Mã vẫn là địa điểm khám phá, du lịch hấp dẫn dành cho những ai yêu thiên nhiên, núi rừng và ưa thích cảm giác chinh phục, thích du lịch sinh thái, là nơi tuyệt vời để nghỉ dưỡng, đi dạo, ngắm cảnh, tham quan, quan sát hệ động thực vật, tắm, đi pic-nic…Và để phục vụ nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng ở đây, đầu những năm 2000 trở đi, một số các doanh nghiệp, công ty du lịch đã có sự đầu tư, cải tạo, sữa chữa các biệt thự nghỉ dưỡng cũ. Tuy nhiên, do thời tiết khí hậu ở Huế thất thường, giao thông đi lại khó khăn, nguy cơ sạt lở lớn, vì vậy, giá trị về mặt du lịch nói riêng và kinh tế nói chung đến thời điểm hiện tại của các biệt thự nơi đây mang lại là chưa cao. Đó cũng là thách thức lớn đối với các nhà đầu tư khi muốn khôi phục lại các biệt thự để phục vụ kinh doanh du lịch. Chính vì vậy, các biệt thự vẫn tiếp tục bị bỏ hoang và lại tiếp tục xuống cấp. Việc bảo tồn và nâng cao giá trị các biệt thự Pháp thuộc cùng với việc gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng sinh học để phát triển du lịch sinh thái là cần thiết và cấp bách để phục hồi vị thế du lịch Bạch Mã nói riêng và vị thế du lịch Thừa Thiên-Huế nói chung. Tour và tuyến tham quan, du lịch Bạch Mã Nguồn: http://www.bachmapark.com.vn/c56/so-do-tuyen-tham-quan.html Một số biệt thự cũ được cải tạo, nâng cấp để phục vụ du lịch Nguồn: http://www.bachmapark.com.vn/c52/dich-vu-an-uong-va-luu-tru.html 147
  8. Nhận diện giá trị và đánh giá thực trạng hệ thống biệt thự tại vườn quốc gia Bạch Mã - Huế 3.3. Đánh giá hiện trạng và thực trạng sử dụng quỹ biệt thự Pháp thuộc tại vườn quốc gia Bạch Mã Nhóm tác giả đã có điều kiện khảo sát thực địa và tiến hành đo vẽ, chụp ảnh, chụp không ảnh và số hóa 3D các biệt thự dễ tiếp cận theo tuyến giao thông hiện tại ở vườn quốc gia Bạch Mã. Mục đích là nhằm thu thập số liệu, đánh giá giá trị, đánh giá thực trạng, hiện trạng các công trình. Và để thuận tiện cho việc khảo sát, dựa vào bản đồ phân bổ các biệt thự được cung cấp bởi phòng tư liệu vườn quốc gia Bạch Mã , vị trí hiện trạng nền móng sẵn có cũng như các vết tích còn lại của các biệt thự đã hoang tàng đổ nát, nhóm tác giả tạm thời chia thành 3 khu, cụm biệt thự: Khu A với 15 nền biệt thự , khu B với 13 nền biệt thự và khu C với 7 biệt thự. Vị trí các cụm và các biệt thự được khảo sát thực địa. Nguồn. Tác giả Trong quá khứ, vào khi hoàn tất xây dựng, vườn quốc gia Bạch Mã có tổng cộng 139 nhà và biệt thự nghỉ dưỡng. Nhưng hiện nay, do các công trình hầu hết đã bị phá hủy bởi chiến tranh và thời tiết, bị lãng quên, giao thông kết nối đi lại khó khăn,…phần lớn các biệt thự đang ở trong trình trạng xuống cấp, bỏ hoang hoặc chỉ còn lại là những vết tích, chủ yếu là các vết tích móng, tường, chân cột…hoặc bị chôn vùi trong những rừng cây rậm rạp. Chỉ một số ít trong số 139 biệt thự cổ được phụ hồi, cải tạo, tu bổ sử dụng, khai thác để phục vụ du lịch (Đổ Quyên, Phong Lan, Kim Giao, Morin…). Thực trạng cụ thể ở cáckhu vực nghiên cứu: ở khu A, hầu hết các biệt thự chỉ còn dấu tích móng đơn giản, vị trí của các biệt thự này có các hướng nhìn, tầm nhìn về phía đầm phá và biển. Dọc theo tuyến này có 2 biệt thự còn khá nguyên vẹn đã được tùng tu nhưng hiệu quả và tần suất sử dụng còn hạn chế. Để tiếp cận với các biệt thự ở khu A, giao thông tương đối thuận lợi từ bãi đỗ xe và chạy song song đường lên đỉnh Hải Vọng Đài. 148
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 22, Số 1 (2023) Bản vẽ và hình ảnh của các biệt thự tại khu A. Nguồn: Tác giả Bản vẽ và hình ảnh của các biệt thự tại khu A. Nguồn: Tác giả Biệt thự Morin và 1 biệt thự khác đã được trùng tu. Nguồn: Trần Ngọc Bảo [8] Ở khu B, các biệt thự ở đây có quy mô nhỏ. Mỗi căn có nhà chính và có nhà phụ tách rời. Những vết tích móng, tường, cột còn sót lại trên hiện trạng cho thấy kết cấu chính là tường chịu lực hoặc khung cột gỗ. Khi tiến hành khảo sát Khu B, giao thông tiếp cận rất khó khăn, hiện trạng giao thông thực tế để kết nối các biệt thự đang còn phải dò tìm, tuy có thể định vị nhưng phải đi theo các lối tắt ngang qua nhau. 149
  10. Nhận diện giá trị và đánh giá thực trạng hệ thống biệt thự tại vườn quốc gia Bạch Mã - Huế Giao thông tiếp cận các biệt thự ở khu B và Khu C. Nguồn: Tác giả Bản vẽ phần nền móng của các biệt thự tại khu B. Nguồn: Tác giả Hình ảnh hoang tàn, vết tích còn sót lại của các biệt thự tại khu B. Nguồn: Tác giả Ở khu C, các công trình có đặc điểm quy mô lớn hơn, có 1 cái có 2 tầng. Hướng nhìn về phía nam (chủ yếu về phía sườn đồi, đồi núi). Một số biệt thự nằm ở trên cao, sườn dốc. Giao thông kết nối những biệt thự ở khu C rõ ràng, hiện trạng vẫn còn đường có thể cho xe ôtô nhỏ chạy nhưng giữa đường, cây cối mọc rậm rạp. 150
  11. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 22, Số 1 (2023) Một số hình ảnh hoang tàng của các biệt thự tại khu C. Nguồn: Tác giả 4. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHỤC HỒI, BẢO TỒN VÀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ HỆ THỐNG BIỆT THỰ VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ Thực tế cho thấy, danh thắng vườn quốc gia Bạch Mã hiện vẫn chưa được khai thác, phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, giá trị đặc trưng vốn có của nó. Việc phục hồi, bảo tồn và nâng cao giá trị hệ thống các biệt thự nghỉ dưỡng được xây dựng dưới thời Pháp thuộc đang bị bỏ hoang lãng phí sẽ góp phần tích cực khơi dậy những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, cảnh quan…, đánh thức danh thắng Bạch Mã nhằm thu hút khách du lịch. Để thực hiện được điều này, rất cần thiết phải xây dựng một đội ngũ với nhiều tác nhân liên quan (cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, hiệp hội, chuyên gia, nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vưc: khảo cổ, qui hoạch, kiến trúc, du lịch, lâm nghiệp…); xây dựng những định hướng nghiên cứu tiếp tục trong tương lai, một kế hoạch hành động mang tính tổng thể hệ thống các công trình chứ không phải chỉ những công trình đơn lẻ, một chương trình những can thiệp. Nhưng trước hết, cần phải tiếp tục: rà soát, kiểm kê, thống kê một cách chính xác số lượng các biệt thự Pháp thuộc và các vết tích của các biệt thự còn lại ở vườn quốc gia Bạch Mã; khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng các công trình nhằm chỉ ra những công trình có giá trị và còn nhiều khả năng phục hồi để ưu tiên cho công tác bảo tồn và nâng cao giá trị; xây dựng bản đồ định vị vị trí các công trình biệt thự và tiến hành số hóa 3d để lưu trữ dữ liệu. Đặc biệt, rất quan trọng tiếp tục nghiên cứu tuyến giao thông nối kết, tiếp cận với các biệt thự đã mất hoặc bị che lấp nhằm làm rõ hơn nữa các đặc trưng về mặc qui hoạch của các công trình góp phần làm cơ sở cho việc thiết kế phục hồi. 151
  12. Nhận diện giá trị và đánh giá thực trạng hệ thống biệt thự tại vườn quốc gia Bạch Mã - Huế KẾT LUẬN Bên cạnh việc chú trọng bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái, thì việc phát triển du lịch bền vững tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có ở vườn quốc gia Bạch Mã còn phải chú trọng đến việc phục hồi, khai thác và sử dụng hợp lý quỹ biệt thự Pháp đang bị bỏ hoang. Tiến hành khảo sát thực địa, phân tích nhằm nhận diện các giá trị đặc trưng và đánh giá hiện trạng hệ thống các biệt thự là việc làm cần thiết và cấp bách, là cơ sở đáng tin cậy cho những định hướng và giải pháp nhằm bảo vệ, phục hồi, bảo tồn và nâng cao giá trị. Nghiên cứu của nhóm tác giả đã cơ bản nhận diện được các giá trị đặc trưng, đánh giá được thực trạng và bước đầu có những định hướng cho những nghiên cứu sâu và rộng hơn trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế vì một số khó khăn gặp phải trong quá trình khảo sát thực địa:Thứ nhất, mặc dù đã được sự giúp đỡ, chỉ dẫn của kiểm lâm vườn để phát đường đi tìm kiếm các biệt thự bỏ hoang nhưng hầu hết các biệt thự bị bao che bởi cây lớn và cây tầm thấp, vì vậy, nhóm tác giả không thể chụp trên cao để nắm tổng thể, chỉ khoảng 4 vị trí có công trình có thể quét trên cao. Thứ hai, việc đối chiếu với lịch sử để chú thích thông tin tương ứng thay vì cho tên ký hiệu A1, C2… cần phải có thêm tham chiếu đối chứng, việc này bên khảo sát chưa lường trước nên việc trình bày nội dung chưa khoa học. Thứ ba, do thời gian khảo sát vào mùa có sương mù nên việc tiếp cận các công trình rất khó. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Vườn quốc gia Bạch Mã, Lịch sử hình thành, http://www.bachmapark.com.vn/c80/lich-su- hinh-thanh.html, tham khảo ngày 01/12/2022 [2]. Tổng cục lâm nghiệp, Các khu rừng đặc dụng Việt Nam, Hà Nội, 2021, https://snrd- asia.org/wp-content/uploads/2022/07/Special-Use-Forests-Viet-Nam-2021_VN.pdf, tham khảo ngày 04/12/2022 [3]. Fife, Lawrence Raymond, Bạch Mã: History and Archaeology at a French Colonial Hill Station, Central Vietnam, 1930-1991, Luận văn Tiến sĩ, 2009, tr [4]. Thông tin trung tâm diễn giải vườn quốc gia Bạch Mã, Dự án Prodetour Huế, 2015 [5]. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Văn hóa – Du Lịch, Khám phá Bạch Mã: Khu nghỉ dưỡng siêu đẹp bị lãng quên, https://truyenhinhthanhhoa.vn/kham-pha-bach-ma-khu- nghi-duong-sieu-dep-bi-lang-quen-1808141347.htm, tham khảo ngày 04/12/2022 [6]. Thân Trọng Ninh, Tìm lại Bạch Mã xưa, tạp chí Nghiên cứu Huế, số 3 năm 2002 [7]. Hoàng Anh, Vườn quốc gia có nhiều biệt thự cổ nhất Việt Nam, https://nongnghiep.vn/bai-4- vuon-quoc-gia-co-nhieu-biet-thu-co-nhat-viet-nam-d298707.html, tham khảo ngày 05/12/2022 152
  13. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 22, Số 1 (2023) [8]. Trần Ngọc Bảo, Khám Phá Bạch Mã, http://www.art2all.net/chantran/chantran_tho/tranngocbao/bachma/bachma3/bachma3.h tm, tham khảo ngày 04/12/2022 [9]. Bulletin des Amis du Vieux Hué, Planche CXXI, N03-1926. [10]. Bulletin des Amis du Vieux Hué, Planche CLII, N04-1928, VALUE ASSESSMENT AND EVALUATION OF THE CURRENT SITUATION OF THE VILLAGE SYSTEM IN BACH MA NATIONAL PARK – HUE Nguyen Quang Huy 1*, Bui Thi Hieu 1, Nguyen Vu Linh 2 1 Faculty of Architecture, University of Sciences, Hue University 2 Bach Ma National Park *Email: quanghuykt99@husc.edu.vn ABSTRACT During the French colonial period, Bach Ma National Park was considered as an ideal and unique highland resort for French soldiers and Vietnamese elites with 139 villas. However, only a few of them have been restored, renovated and exploited for tourism purposes nowadays. Most of the villas are either in a state of disrepair, reduced to remnants, abandoned, or buried in dense forests. In this study, the authors will identify the key characteristics; evaluate the current condition, and usage of the French colonial villas in Bach Ma National Park. This analysis aims to provide a foundation for guidance and solutions to restore, preserve, and enhance their historical and cultural significance. Keywords: Bach Ma, French Colony, Villa. 153
  14. Nhận diện giá trị và đánh giá thực trạng hệ thống biệt thự tại vườn quốc gia Bạch Mã - Huế Nguyễn Quang Huy sinh ngày 16/11/1981 tại Thừa Thiên Huế. Năm 2004, ông tốt nghiệp Kiến trúc sư, chuyên ngành Kiến trúc công trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Năm 2008, ông tốt nghiệp thạc sĩ kiến trúc tại Đại học Chiang Mai, Thái Lan. Hiện nay, ông giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Kiến trúc, Công nghệ khảo sát… Bùi Thị Hiếu sinh ngày 29/08/1981 tại Huế. Năm 2004, bà tốt nghiệp Kiến trúc sư tại trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. Năm 2010, bà hoàn thành chương trình thạc sĩ, hợp tác giữa trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và trường Đại học Kiến trúc Toulouse, Pháp. Năm 2014, bà lấy bằng tiến sĩ chuyên ngành Kiến trúc của trường Đại học Kiến Trúc Grenoble, Pháp. Hiện bà công tác giảng dạy tại khoa Kiến trúc, trường Đại học khoa học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Kiến trúc nhà ở, Thiết kế đô thị, Bảo tồn di sản và Phát triển bền vững. 154
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0