intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận diện rủi ro gian lận trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới góc nhìn của kiểm toán viên

Chia sẻ: Manoban Lisa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

43
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua xác định bản chất và cơ chế gian lận trong lập và trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Phân tích về các hình thức gian lận phổ biến, kiểm định các yếu tố rủi ro gian lận phổ biến tác động tới lập báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đề tài đã chỉ ra các khuyến nghị cần thiết đối với doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên cũng như đối với các nhà đầu tư và với cơ quan quản lý nhà nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận diện rủi ro gian lận trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới góc nhìn của kiểm toán viên

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 NHẬN DIỆN RỦI RO GIAN LẬN TRONG CÁC DO- ANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI DƢỚI GÓC NHÌN CỦA KIỂM TOÁN VIÊN Recognition of risk of intervention in enterprises enterprises with foreign investment capital under the view of auditors Nguyễn Thị Thảo Phƣơng; Nguyễn Hoàng Minh; Doãn Văn Công; Vi Thanh Dƣơng; TS. Nguyễn Thị Thanh Diệp TÓM TẮT Thông qua xác định bản chất và cơ chế gian lận trong lập và trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; Phân tích về các hình thức gian lận phổ biến, kiểm định các yếu tố rủi ro gian lận phổ biến tác động tới lập báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đề tài đã chỉ ra các khuyến nghị cần thiết đối với doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên cũng nhƣ đối với các nhà đầu tƣ và với cơ quan quản lý nhà nƣớc. Từ khóa: Rủi ro, gian lận, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, kiểm toán viên ABSTRACT Through identifing the nature and mechanism of frauds in preparing and presenting financial statements of foreign-invested enterprises; An- 927
  2. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 alyzing the common types of fraud, testing the common fraud risk fac- tors affecting the financial statements of foreign-invested enterprises, the topic has indicatedthe necessary recommendations for auditing firms and auditors as well as for investors and for state management agencies. Keywords: Risks, fraud, foreign-invested enterprises, auditors 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thất bại trong phát hiện gian lận trong lập báo cáo tài chính (BCTC) của các vụ bê bối tài chính đều gắn liền với thất bại của các hãng kiểm toán quy mô lớn trên thế giới nhƣ Anthur Andersen, KPMG, Enst &Young, Deloitte Touche Tohmatsu và PWC. Sau 13 năm từ vụ sụp đổ các tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ (Enron và WorldCom) cũng nhƣ đánh dấu cho sự chấm dứt tồn tại của hãng kiểm toán hàng đầu thế giới, Anthur Andersen, các doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) vẫn không thể ngăn chặn đƣợc hành vi ―chế biến sổ sách‖ của tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Cụ thể, các vụ bê bối tài chính lớn liên quan đến khai khống lợi nhuận phải kể đến nhƣ Olympus, Tesco, Toshiba, … mặc dù đã đƣợc kiểm toán bởi bốn hãng kiểm toán lớn nhất thế giới. Các hãng kiểm toán này không cảnh báo cho nhà đầu tƣ về hành vi gian lận trong BCTC của các tập đoàn trên. Theo kết quả điều tra của ACFE, Kiểm toán viên (KTV) độc lập chỉ có thể phát hiện khoảng 3% trong tổng số các cuộc gian lận tài chính của các tập đoàn kinh tế trên thế giới (ACFE, 2014). Từ năm 2014 đến nay, tại Việt Nam, liên tục xảy ra tình trạng chuyển giá, báo lỗ, chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài của các DN liên doanh, DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI), … Theo số liệu của Cục Tài chính Doanh nghiệp (TCDN - Bộ Tài chính), số lƣợng DN có vốn nƣớc ngoài chi phối đến hết năm 2016 là 17.493 DN, nhƣng chỉ có 12.598 DN nộp báo cáo tài chính (BCTC) với đầy đủ các chỉ tiêu để cơ quan quản lý phân tích, nắm thông tin tình hình hoạt động của DN. 928
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Nhìn nhận đúng gian lận và đấu tranh chống gian lận không chỉ là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam mà còn là vấn đề toàn cầu, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Xét trên khía cạnh thực tiễn, phát hiện gian lận có ảnh hƣởng trọng yếu tới BCTC của các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI là thách thức đối với KTV và DNKT trong kiểm toán BCTC. Do vậy nhóm tác giả đã chọn đề tài: ―Nhận diện rủi ro gian lận trong các doanh nghiệp FDI dƣới góc nhìn của Kiểm toán viên‖ để nghiên cứu. Trên thế giới và tại Việt Nam, đã có rất nhiều các nghiên cứu về gian lận, các yếu tố rủi ro gian lận, đánh giá rủi ro gian lận và thiết kế thủ tục kiểm toán phát hiện gian lận, tuy nhiên có thể nhận thấy rằng: Thứ nhất, phát hiện hình thức gian lận phổ biến trong lập BCTC của các DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI chƣa đƣợc thực hiện nhiều với quy mô lớn tại Việt Nam; Thứ hai, nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về các yếu tố rủi ro gian lận ở vũng lãnh thổ khác trong khoảng thời gian dài nhƣng chủ yếu thực hiện dƣới hình thức thống kê mô tả về tính phổ biến hoặc mức độ quan trọng của các yếu tố rủi ro gian lận tác động gian lận trong lập BCTC. Do đó, nghiên cứu này của nhóm tác giả tiến hành nhận diện những rủi ro gian lận trong BCTC của các DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI, nhằm hỗ trợ KTV đánh giá rủi ro trong quy trình kiểm toán BCTC do các doanh nghiệp kiểm toán thực hiện tại Việt Nam. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Nhóm tác giả đã sử dụng phƣơng pháp khảo sát để thống kê mô tả về rủi ro gian lận trong các doanh nghiệp FDI và tiến hành kiểm định 1 giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu tiến hành xây dựng giả thuyết nghiên cứu đối với các gian lận trong các doanh nghiệp FDI nhƣ sau: Nhận diện rủi ro tồn tại gian lận trong các doanh nghiệp FDI dựa vào 3 dấu hiệu: Một là, doanh nghiệp báo lỗ nhƣng vẫn hoạt động tốt hoặc 929
  4. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 tiếp tục mở rộng kinh doanh; Hai là, hoạt động mua bán, trao đổi giữa công ty mẹ - con diễn ra thƣờng xuyên; Ba là, Trụ sở của công ty mẹ đặt tại quốc gia có thuế suất TNDN thấp. Từ đó, nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu: GIANLAN = β0 + β1*DH1 + β2*DH2 + β3*DH3 + εi Trong đó: Biến phụ thuộc: GIANLAN: Rủi ro tồn tại gian lận trong doanh nghiệp FDI Biến độc lập: DH1: Dấu hiệu 1 - Doanh nghiệp báo lỗ nhưng vẫn hoạt động tốt hoặc tiếp tục mở rộng kinh doanh DH2: Dấu hiệu 2 - Hoạt động mua bán, trao đổi giữa công ty mẹ - con diễn ra thường xuyên DH3: Dấu hiệu 3 - Trụ sở của công ty mẹ đặt tại quốc gia có thuế suất TNDN thấp Hệ số chặn: β0; Hệ số hồi quy: β1, β2, β3; Sai số ngẫu nhiên: εi Quy trình thực hiện nghiên cứu bao gồm 04 bƣớc: Xác định mẫu khảo sát; Thiết kế phiếu khảo sát; Tiến hành gửi phiếu khảo sát trực tiếp đến đối tƣợng khảo sát hoặc thông qua phầm mềm Google biểu mẫu; thu hồi phiếu khảo sát và phân tích số liệu. Số phiếu hỏi đã phát ra là 300 phiếu và thu về là 157 phiếu (Chiếm 52.33%). Sau khi tiến hành loại bỏ các phiếu không hợp lệ; tổng số phiếu đƣợc chấp nhận là 78 phiếu. Nhóm tác giả tiến hành nhập số liệu bằng phần mềm nhập số liệu: mã hóa số liệu, khai báo và nhập dữ liệu trên phần mềm SPSS; Thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo đối với các biến động đo lƣờng bằng chỉ số Cronbach Alpha. Từ đó đánh giá kết quả thống kê mô tả các rủi ro gian lận trong doanh nghiệp FDI, các tác động đến gian lận đồng thời thực hiện kiểm định các giả thuyết H1. 930
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN DIỆN RỦI RO GIAN LẬN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI FDI 3.2.1.Kết quả thông tin cá nhân của các đối tượng khảo sát và kiểm định độ tin cậy của thang đo Kết quả thông tin các nhân của các đối tƣợng khảo sát nhƣ sau: Thứ nhất, về giới tính của KTV và trợ lý kiểm toán tham gia khảo sát thì tỷ lệ nam và nữ tham gia khảo sát tƣơng đối giống nhau (xấp xỉ 55% nam và 45% nữ); Thứ hai, về số năm kinh nghiệm nghề nghiệp thì nhóm nhận đƣợc phản hồi cao nhất là từ 1 đến 5 năm kinh nghiệm chiếm đến gần 63%, từ dƣới 1 năm kinh nghiệm là 28% và trên 5 năm kinh nghiệm là 9%; Thứ ba, về loại hình doanh nghiệp kiểm toán mà kiểm toán viên đang làm việc thì DNKT thuộc nhóm Big4 chiếm tỷ lệ cao nhất xấp xỉ 40% (tƣơng ứng là 31 ngƣời), cao thứ hai là DNKT nƣớc ngoài không thuộc Big4 chiếm xấp xỉ 22% (tƣơng ứng là 17 ngƣời), cao thứ ba là DNKT trong nƣớc không là thành viên của hãng quốc tế chiếm tỷ lệ 18% (tƣơng ứng là 14 ngƣời), cao thứ tƣ là các công ty kiểm toán khác chiếm xấp xỉ 13% và thấp nhất là DNKT trong nƣớc là thành viên của hãng quốc tế tỷ lệ là 7% (tƣơng ứng với 6 ngƣời); Thứ 4 là kinh nghiệm phát hiện các sai sót của các KTV và trợ lý kiểm toán khi khảo sát thì tỷ lệ KTV và trợ lý kiểm toán có kinh nghiệm phát hiện và nhận diện đƣợc sai sót trong quá trình kiểm toán chiếm tỷ trọng khá cao là (xấp xỉ 75%). Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo đƣợc trình bày trong bảng dƣới đây cho thấy các chỉ số Cronbach‘s Alpha đều xấp xỉ 1 và lớn hơn 0.7, chứng tỏ các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy đo lƣờng tính phổ biến của các dấu hiệu nhận diện gian lận, các hành vi ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra rủi ro gian lận, hậu quả của các hành vi đó và các yếu tố (áp lực, cơ hội, thái độ) tác động đến rủi ro gian lận. Bảng 1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo STT Biến độc lập và biến phụ thuộc Số biến Hệ số Cronbach‘s quan sát còn 931
  6. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 lại Alpha 1 Doanh nghiệp báo lỗ nhƣng vẫn kinh doanh tốt hoặc 2 0.892 mở rộng kinh doanh 2 Mua bán chuyển nhƣợng giữa công ty mẹ và công ty 2 0.914 con 3 Trụ sở của công ty mẹ đƣợc đặt ở quốc gia có thuế suất 2 0.938 TNDN thấp 4 Định giá đầu vào cao 5 0.973 5 Giá bán đầu ra thấp 5 0.969 6 Công ty mẹ hỗ trợ cho công ty con vay vốn 5 0.975 7 Định giá cao bản quyền thƣơng hiệu 5 0.969 8 Công ty mua hàng trả chậm từ công ty mẹ 5 0.972 9 Trả lƣơng cao cho nhân sự nƣớc ngoài hoặc cán bộ 5 0.971 quản lý nƣớc ngoài 10 Gây thất thoát ngân sách nhà nƣớc 3 0.932 11 Giảm niềm tin của ngƣời tiêu dùng và xã hội 3 0.955 12 Mất niềm tin vào BCTC của các DN FDI 3 0.931 13 Tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh 3 0.934 nghiệp trong nƣớc 14 Tối đa hoá lợi nhuận công ty mẹ 2 0.936 15 Áp lực tăng trƣởng nhanh 2 0.927 16 Thu nhập của BGĐ, BQT 2 0.921 17 Khó kiểm soát các giao dịch 4 0.977 932
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 18 Hành lang pháp lý Việt Nam 4 0.968 19 Kiểm soát nội bộ kém 4 0.970 20 Hệ thống thông tin kế toán kếm hiệu quả 4 0.971 21 Quy mô lớn và cơ cấu phức tạp 4 0.968 22 BGĐ có tƣ cách đạo đức yếu kém 3 0.953 23 BGĐ có hành vi khống chế KTV, hạn chế phạm vi 3 0.964 kiểm toán 24 BGĐ không có chuyên môn nghiệp vụ về tài chính 3 0.970 nhƣng can thiệp vào chính sách kế toán quan trọng 25 DN FDI đã có tiền sử vi phạm pháp luật 3 0.951 3.2.2. Kết quả nghiên cứu về rủi do gian lận trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Thứ nhất, về dấu hiệu nhận diện gian lận Đối với các khả năng sai phạm trong doanh nghiệp FDI, hình thức Mua bán chuyển nhƣợng giữa công ty mẹ và công ty con chiếm giá trị trung bình cao nhất là 3.85 điểm so với hai hình thức sai phạm khác trong doanh nghiệp FDI. Tiếp theo, hình thức Doanh nghiệp báo lỗ nhƣng vẫn kinh doanh tốt hoặc mở rộng kinh doanh có giá trị trung bình là 3.15 điểm và thấp nhất là hình thức doanh nghiệp lợi dụng những kẽ hở trong hành lang pháp lý có giá trị trung bình là 2.44 điểm. Bảng 2: Kết quả thống kê mô tả về mức độ phổ biến của các dấu hiệu tác động đến rủi ro gian lận 933
  8. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Dấu hiệu Số ĐTT ĐTĐ GTTB quan Độ lệch sát chuẩn Doanh nghiệp báo lỗ nhƣng vẫn 78 1 5 3.45 0.935 kinh doanh tốt hoặc mở rộng kinh doanh Mua bán chuyển nhƣợng giữa 78 1 5 3.95 0.854 công ty mẹ và công ty con diễn ra thƣờng xuyên Trụ sở của công ty mẹ đƣợc đặt 78 1 5 2.44 0.815 ở quốc gia có thuế suất TNDN thấp Để thực hiện các gian lận trong doanh nghiệp FDI hình thức đƣợc sử dụng nhiều là mua bán chuyển nhƣợng giữa công ty mẹ và công ty con. Mối quan hệ giữa 3 dấu hiệu tác động đến rủi ro tồn tại gian lận trong các doanh nghiệp FDI đƣợc phân tích hồi quy đa biến nhƣ sau: 934
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 M ô hình đánh giá tác động của các dấu hiệu tới rủi ro tồn tại gian lận trong DN FDI là: GIANLAN = 6.644 + 0.465*DH1 + 0.229*DH2 + 0.201*DH3 + εi Nhóm tác giả tiến hành kiểm định để đánh giá mức ý nghĩa của hệ số hồi quy βi với cặp giả thiết: H0: βi = 0 H1: βi ≠ 0 Từ kết quả kiểm định, giá trị P_value (Sig.) của 2 biến độc lập DH1 và DH2 có giá trị lần lƣợt là 0.003 và 0.008, đều nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05. Tuy nhiên, hệ số sig. của biến độc lập DH3 bằng 0.193, lớn hơn giá trị α = 0,05. Do đó, có thể thấy hệ số hồi quy của 2 dấu hiệu 1 và 2 có ý nghĩa thống kê, tức là 2 dấu hiệu này thực sự có ảnh hƣởng tới Rủi ro tồn tại gian lận trong cái doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI. Nhƣng hệ số β3 không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là dấu hiệu “Trụ sở của công ty mẹ được đặt ở quốc qua có thuế suất TNDN thấp” không phải là biến độc lập phù hợp để đánh giá rủi ro tồn tại gian lận. Do đó, nhóm tác giả loại bỏ biến này ra khỏi mô hình và xây dựng mô hình mới nhƣ sau: GIANLAN = β0 + β1*DH1 + β2*DH2 + εi Nhóm tiến hành hồi quy tuyến tính đa biến đƣợc kết quả nhƣ sau: 935
  10. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Mô hình đánh giá tác động của các dấu hiệu tới rủi ro tồn tại gian lận trong DN FDI là: GIANLAN = 0.560 + 0.631*DH1 + 0.229*DH2 + εi Ở mô hình mới, hệ số sig. của cả 2 biến độc lập có giá trị là 0.000 và 0.008, đề nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05, do đó các hệ số hồi quy có nghĩa thống kê, mô hình đánh giá tác động của các dấu hiệu tới rủi ro tồn tại gian lận trong DN FDI là phù hợp. Dựa vào Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của từng dấu hiệu tới rủi ro tồn tại gian lận, dấu hiệu “Hoạt động mua bán, trao đổi giữa công ty mẹ - con diễn ra thường xuyên” có hệ số Beta là 0.560 lớn nhất, dấu hiệu “Doanh nghiệp báo lỗ nhưng vẫn hoạt động tốt hoặc mở rộng kinh doanh” có hệ số Beta thấp nhất là 0,229. Nhƣ vậy, kết quả kiểm định cho thấy dấu hiệu “Hoạt động mua bán, trao đổi giữa công ty mẹ - con diễn ra thường xuyên” có tác động lớn nhất tới rủi ro tồn tại gian lận trong doanh nghiệp FDI. Thứ hai, về hành vi ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra rủi ro gian lận Đối với hành vi gian lận trong doanh nghiệp FDI theo mẫu khảo sát, hành vi gian lận phổ biến nhất là định giá tài sản đầu vào cao và định giá đầu ra thấp là 2 yếu tố có điểm số lớn nhất trong bảng khảo 936
  11. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 sát lần lƣợt là 3,72 điểm, và 3,46 điểm. Hành vi gian lận ít điểm nhất trong bảng khảo sát đã thu về là hành vi trả lƣơng nhân viên cao cho giám đốc hoặc quản lý cấp cao và hành vi đánh giá cao thƣơng hiệu của công ty mẹ lần lƣợt là 2,18 điểm và 2,36 điểm. Đối với các hành vi có điểm trung bình là công ty mẹ định giá cao bản quyền để bán lại cho công ty con, và hành vi công ty mẹ trả chậm từ công ty mẹ có điểm lần lƣợt là 2,42 điểm và 2,49 điểm. Mô hình đánh giá tác động của các dấu hiệu tới rủi ro tồn tại gian lận trong các DN FDI ở trên cho kết quả: dấu hiệu “Hoạt động mua bán, trao đổi giữa công ty mẹ - con diễn ra thường xuyên” có tác động lớn nhất tới rủi ro tồn tại gian lận trong doanh nghiệp FDI. Sau đó, khi phân tích về các hành vi tiềm ẩn rủi ro gian lận, trong các hành vi phổ biến có kết quả: hành vi “Định giá đầu vào cao - Giá bán đầu ra thấp” trong các giao dịch giữa các bên liên kết, công ty mẹ - con đƣợc KTV và trợ lý kiểm toán đánh giá là có tác động lớn nhất. Bảng 3: Kết quả thống kê mô tả về mức độ phổ biến của các hành vi ảnh hƣởng đến rủi ro gian lận Hành vi Số ĐTT ĐTĐ GTTB Độ lệch quan chuẩn sát Đinh giá đầu vào cao 78 1 5 3,72 1,115 Giá bán đầu ra thấp 78 1 5 3,46 1,101 Công ty mẹ hỗ trợ cho công ty con 78 1 5 3,01 0,747 vay vốn Định giá cao bản quyền thƣơng hiệu 78 1 5 2,42 1,026 Công ty con mua hàng trả chậm từ 78 1 5 2,49 0,990 937
  12. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 công ty mẹ Trả lƣơng cao cho nhân sự nƣớc 78 1 5 2,18 0,894 ngoài hoặc cán bộ quản lý nƣớc ngoài Thứ ba, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro gian lận Theo lý thuyết về Tam giác gian lận của Donald Cressey, hành vi gian lận đƣợc hình thành từ 3 nhóm yếu tố: cơ hội, áp lực/động cơ và thái độ. Dựa trên sự hiểu biết của họa động kinh doanh và kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, KTV đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro gian lận trong doanh nghiệp FDI. Đối với nhóm yếu tố áp lực/ động cơ, áp lực đối với việc tối đa hoá lợi nhuận của công ty mẹ đạt 3.73 điểm, đây chính là áp lực lớn nhất tác động đến yếu tố xảy ra rủi ro gian lận trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI. Tiếp theo đó, đối với các công ty hoạt động đa quốc gia hay các công ty có quy mô lớn thì áp lực tăng trƣởng nhanh (3.10 điểm) và áp lực về thu nhập của Ban giám đốc, Ban quản trị (2.69 điểm) không phải là yếu tố quan trọng tác động đến rủi ro xảy ra gian lận trong các doanh nghiệp này. Bảng 4: Kết quả thống kê mô tả về mức độ phổ biến của các yếu tố Áp lực tác động đến rủi ro gian lận Nhóm yếu tố Áp lực Số quan ĐTT ĐTĐ GTTB Độ lệch sát chuẩn Tối đa hoá lợi nhuận công ty 78 1 5 3.73 1.159 mẹ Áp lực tăng trƣởng nhanh 78 1 5 3.10 0.998 Thu nhập của BGĐ, BQT 78 1 5 2.69 1.023 938
  13. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Đới với nhóm yếu tố cơ hội, các yếu tố đƣợc đánh giá phổ biến nhất trong nhóm yếu tố cơ hội là việc doanh nghiệp khó kiểm soát các giao dịch có điểm đánh giá trung bình là 3,65 điểm. Việc kiểm tra, kiểm soát các giao dịch của các công ty FDI là khá khó nhận biết vì việc giao dịch của công ty thƣởng chỉ có những nhà quản lý cấp cao mới có những thông tin chính xác nhất về quá trình giao dịch cũng nhƣ những hoạt động của công ty, do những khó khăn trong việc nhận diện đƣợc khả năng có gian lận hay không đã tạo cho doanh nghiệp FDI có cơ hội để dựa vào đó để gian lận. Tiếp theo yếu tố xếp thứ hai là việc hành lang pháp lý của Việt Nam bình quân là 3,37 điểm. Hành lang pháp lý đang là một cơ hội và là yếu tố để các doanh nghiệp nƣớc ngoài lợi dụng để gian lận. Theo kết quả của nhóm thu thập đƣợc yếu tố có điểm thấp nhất lần lƣợt là việc Hệ thống thông tin kế toán kém hiệu quả và việc kiểm soát nội bộ kém có số điểm lần lƣợt là 2.64 điểm và 2.82 điểm. Bảng 5: Kết quả thống kê mô tả về mức độ phổ biến của các yếu tố Cơ hội tác động đến rủi ro gian lận Nhóm yếu tố Cơ Hội Số quan ĐTT ĐTĐ GTTB Độ lệch sát chuẩn Khó kiểm soát các giao dịch 78 1 5 3,65 1,103 Hành lang pháp lý Việt Nam 78 1 5 3,37 1,021 Kiểm soát nội bộ kém 78 1 5 2,82 1,170 Hệ thống thông tin kế toán kém 78 1 5 2,64 1,057 hiệu quả Quy mô lớn và cơ cấu phức tạp 78 1 5 3,21 1,121 939
  14. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Đối với nhóm yếu tố thái độ, BGĐ có tƣ cách đạo đức yếu kém (3,38 điểm) là yếu tố phổ biến ảnh hƣởng đến rủi ro gian lận trong doanh nghiệp FDI. Tiếp theo, các hành vi hạn chế KTV trong việc tiếp cận nhân viên trực tiếp, thông tin và khả năng thông báo với BQT (đạt điểm trung bình đạt xấp xỉ 3,0 điểm). Thành viên BGĐ không có chuyên môn nghiệp vụ về tài chính nhƣng can thiệp vào chính sách kế toán quan trọng (2,47 điểm). Cuối cùng, tiền sử vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp FDI không là yếu tố phổ biến ảnh hƣởng đến rủi ro gian lận trong doanh nghiệp FDI (2,35 điểm). Bảng 6: Kết quả thống kê mô tả về mức độ phổ biến của các yếu tố Thái độ tác động đến rủi ro gian lận Nhóm yếu tố Thái độ Số ĐTT ĐTĐ GTTB Độ lệch quan chuẩn sát BGĐ có tƣ cách đạo đức yếu kém 78 1 5 3,38 1.060 BGĐ có hành vi khống chế KTV, hạn 78 1 5 2,92 1,148 chế phạm vi kiểm toán BGĐ không có chuyên môn nghiệp vụ 78 1 5 2,47 0.893 về tài chính nhƣng can thiệp vào chính sách kế toán quan trọng DN FDI đã có tiền sử vi phạm pháp luật 78 1 5 2,35 1,102 Thứ tƣ, về hậu quả của hành vi gian lận trong các doanh nghiệp FDI Đối với nhóm yếu tố hậu quả của hành vi gian lận, hậu quả đƣợc đánh giá là phổ biến nhất là gây thoát thoát ngân sách nhà nƣớc với 3,63 điểm. Xếp ngay sau đó là tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nƣớc, chiếm 3,41 điểm. Sự mất niềm tin 940
  15. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 vào BCTC của các DN FDI đứng ở vị trí trung bình với 2,87 điểm. Yếu tố gây giảm niềm tin của ngƣời tiêu dùng và xã hội đƣợc đánh giá thấp nhất, chiếm 2,19 điểm. Bảng 7: Kết quả thống kê mô tả về mức độ phổ biến của hậu quả hành vi gian lận trong các doanh nghiệp FDI Hậu quả Số ĐTT Đ GTT Độ lệch quan sát TĐ B chuẩn Gây thất thoát ngân sách 78 1 5 3,63 0,824 nhà nƣớc Giảm niềm tin của 78 1 5 2,19 0,704 ngƣời tiêu dùng và xã hội Mất niềm tin vào BCTC 78 1 5 2,87 0,958 của các DN FDI Tạo ra sự cạnh tranh 78 1 5 3.41 1,050 không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nƣớc 4. CÁC KHUYẾN NGHỊ Khuyến nghị đối với DNKT và KTV về các hình thức và dấu hiệu gian lận phổ biến trong doanh nghiệp FDI: ―Mua bán chuyển nhƣợng giữa công ty mẹ và công ty con diễn ra thƣờng xuyên‖ là dấu hiệu phổ biến nhất để nhận diện ra gian lận trong doanh nghiệp FDI. Các hành vi gian lận diễn ra phổ biến là ―định giá đầu vào cao‖‘ ―giá bán đầu ra thấp‖ và ―công ty mẹ hỗ trợ công ty con vay vốn‖. Do đó, DNKT và KTV cần tập trung nhiều hơn vào hình thức gian lận này và các hành vi dễ bị gian lận. Ngoài ra, DNKT và KTV cần tập trung vào các yếu tố rủi ro gian lận trong 3 nhóm áp lực, cơ hội và thái độ. Đối với nhóm 941
  16. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 yếu tố áp lực cần chú ý tới các dấu hiệu liên quan các áp lực lớn (áp lực mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận công ty mẹ và áp lực tăng trƣởng nhanh); thái đội của BGĐ (đạo đức yếu kém, BGĐ có hành vi khống chế KTV) và nhóm yếu tố cơ hội thuận lợi (khó kiểm soát các giao dịch, hành lang pháp lý Việt Nam, kiểm soát nội bộ kém) là các dấu hiệu quan trọng ảnh hƣởng đến hành vi gian lận trong doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó cần chia sẻ kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm kiểm toán nhằm thảo luận nhóm hiệu quả về rủi ro có gian lận. Thảo luận nhóm đƣợc thực hiện chủ yếu giữa Trƣởng nhóm kiểm toán và các Ban lãnh đạo của DNKT hoặc các KTV có kinh nghiệm, các KTV ít kinh nghiệm thƣờng ít tham gia. Khuyến nghị đối với cộng đồng đầu tƣ: Kết quả về các dấu hiệu nhận diện gian lận trong doanh nghiệp FDI về việc doanh nghiệp báo lỗ liên tục nhƣng vẫn mở rộng hoạt động kinh doanh và hoạt động tốt giúp cộng đồng nhà đầu tƣ ra quyết định đầu tƣ đúng đắn. Các nhà đầu tƣ cần đọc kỹ các thuyết minh trong BCTC và theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Khuyến nghị đối với nhà nƣớc: Nhà nƣớc cần siết chặt hành lang pháp lý với các doanh nghiệp FDI hơn. Việc siết chặt hành làng pháp lý sẽ giúp Nhà nƣớc quản lý tốt hơn các hoạt động của các doanh nghiệp FDI, ngăn chặn các hình thức gian lận. 5. KẾT LUẬN Nghiên cứu về vấn đề nhận diện gian lận trong các Doanh nghiệp FDI, nhóm nhận thấy sự tập trung của dƣ luận vẫn hƣớng về tình trạng chuyển giá mà quên đi các vấn đề bất cập khác đang diễn ra trong các Doanh nghiệp này. Vì vậy nhóm đã thực hiện nghiên cứu bao quát tổng thể các yếu tố gây rủi ro gian lận theo góc nhìn của KTV. Nghiên cứu đã cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích cho KTV, DNKT và các bên liên quan. 942
  17. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình ―Lý thuyết kiểm toán‖ – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Tác giả: GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán quốc tế www.wikipedia.org Giáo trình ―Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh‖ – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng Luật án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Tạ Thu Trang, 2017 Bài báo: ―Các gian lận phổ biến trong BCTC‖, nguồn https://unitrain.edu.vn/cac-phuong-phap-gian-lan-pho-bien-trong- bctc/?fbclid=IwAR3t9KKVeAByfF_UnjD9mwcAUGmj4tREGhS0P G527bdBqYgjwKpoZhHiAzQ Bài báo: ―Nóng chuyện trốn nợ xù thuế ở doanh nghiệp FDI‖, nguồn http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nong-chuyen-tron- xu-no-thue-o-doanh-nghiep-fdi- 18307.html?fbclid=IwAR0mH6o1xTDKoKLp9UoUMoTmODrVlTcc 6HfEy2zB6cwfCEYhR4-ncH8BF9o Bài báo: ―Gian lận chuyển giá trong doanh nghiệp FDI, phát hiện không khó sao vẫn bó tay?‖, nguồn http://reatimes.vn/gian-lan- chuyen-gia-trong-doanh-nghiep-fdi-phat-hien-khong-kho-sao-van-bo- tay-31621.html 943
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2