Nhận diện và phòng ngừa các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Phần 2
lượt xem 3
download
Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Nhận diện các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản và biện pháp phòng ngừa" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Nhận diện các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến; Các thủ đoạn lừa đảo truyền thống; Các thủ đoạn lừa đảo thông qua không gian mạng; Biện pháp phòng ngừa hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhận diện và phòng ngừa các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Phần 2
- PHẦN III NHẬN DIỆN CÁC THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN PHỔ BIẾN I CÁC THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO TRUYỀN THỐNG 1. Lừa “chạy việc” 1.1. Thủ đoạn lừa đảo “chạy việc”, “xin việc” Theo “Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý IV năm 2021 và chỉ số phát triển con người Việt Nam 2016-20201 của Tổng cục Thống kê, đã công bố về vấn đề thất nghiệp trong độ tuổi lao động tại Việt Nam như sau: Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2021 là hơn 1,4 triệu người, tăng 203,7 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 3,22%, tăng 0,54 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 4,42%, cao hơn 1,94 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15-24 tuổi) là 8,48%, tăng 0,52 điểm phần trăm so với năm trước. ___________ 1. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/ 01/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iv-nam- 2021-va-chi-so-phat-trien-con-nguoi-viet-nam-2016-2020/. 60
- Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 11,91%, tăng 1,33 điểm phần trăm so với năm trước. Mặc dù Chính phủ đã có các chính sách chủ động thích ứng linh hoạt trong phòng chống Covid-19, vừa thực hiện phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội nhưng tính chung cả năm 2021 thị trường lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, với tỷ lệ thất nghiệp năm nay cao hơn năm trước, trong đó khu vực thành thị vượt mốc 4%. Trong quý I năm 2023 tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ước tính là 2,25%, giảm 0,07 điểm phần trăm so với quý trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ước tính là 2,25%, giảm 0,07 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,21 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) là 7,61%, giảm 0,09 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,32 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ước tính là 2,25%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 1,94%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,07 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước1. Mặc dù, tỷ lệ thất nghiệp đang dần được cải thiện so với trước đây, xuất phát từ thực trạng trên và nắm bắt tâm lý của bậc cha mẹ mong muốn con em mình sau khi ra trường có được việc làm ổn định ___________ 1. https://nhandan.vn/quy-i2023-ty-le-that-nghiep-trong- do-tuoi-lao-dong-uoc-tinh-la-225-post745234.html. 61
- trong cơ quan nhà nước, các đối tượng thường là những người có quen biết hoặc được người quen giới thiệu, đưa ra các thông tin gian dối như có mối quan hệ với nhiều lãnh đạo cấp cao, hiện người nhà của đối tượng cũng đang làm lãnh đạo cơ quan nhà nước A, B, C... và chắc chắn sẽ xin được việc làm cho bị hại/người nhà của họ với điều kiện là phải chịu “chung chi” lo được tiền “chạy việc”. Do không tìm hiểu kỹ thông tin, lại thêm phần “nhẹ dạ cả tin”, người nhà đã dễ dàng tin tưởng vào thông tin gian dối mà các đối tượng đưa ra. Nhiều gia đình không có điều kiện phải vay mượn anh em họ hàng, thậm chí cầm cố nhà cửa, tài sản cho ngân hàng để có tiền lo cho con em mình, số tiền “chạy việc”, ít thì vài chục triệu, trung bình cũng vài trăm triệu, cá biệt có những trường hợp số tiền lên đến hàng tỷ đồng, đến khi tiền mất, việc không có mới tìm đến cơ quan chức năng trình báo. Bạn đọc tham khảo bài viết trên Báo điện tử Nhân dân1 sau đây: - Tháng 10/2021, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố HN hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Trịnh Thị Thanh H (sinh năm 1958, trú tại xã H, huyện T, thành phố HN) về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo cáo trạng, H có hành vi lừa đảo thông qua việc nhận tiền để xin cho các cá nhân đi làm tại các bệnh viện, đi học tại các trường công an nhân dân. ___________ 1. https://nhandan.vn/ban-doc-viet/dau-tranh-voi-thu-doan- lua-dao-thong-qua-hinh-thuc-xin-viec-672963/. 62
- Sau khi nhận tiền, bà H không thực hiện như cam kết và chiếm đoạt tiền của nhiều người. Trong số các nạn nhân, có hai người bị lừa với số tiền lớn, lần lượt là 770 triệu đồng và 620 triệu đồng; - Ngày 14/10/2021, Công an thành phố ĐN thực hiện lệnh bắt tạm giam bốn tháng đối tượng Văn Hữu T (sinh năm 1987, trú quận HC) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Để lừa đảo, T tự xưng là người nhà của một nguyên lãnh đạo thành phố ĐN rồi đưa thông tin là có thể xin việc làm nhân viên an ninh, thợ điện,... tại sân bay cho ai có nhu cầu với “giá” 20.000 USD/suất. Bằng thủ đoạn nêu trên, T lừa đảo được 60.000 USD và 400 triệu đồng rồi cắt đứt liên lạc với các nạn nhân và bỏ trốn. Trên đây là hai trong số rất nhiều vụ lừa đảo thông qua hình thức xin việc xảy ra trong thời gian qua. Theo báo cáo của Bộ Công an, từ ngày 25/5/2020 đến ngày 24/5/2021, cả nước phát hiện hơn 5.400 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hàng nghìn tỷ đồng. Với các vụ lừa đảo “chạy việc”, có thể thấy, để thực hiện hành vi, các đối tượng đã đưa ra các thông tin là có nhiều mối quan hệ, quen biết với các lãnh đạo, người nhà lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước... để khuếch trương thanh thế, tạo sự tin tưởng. Khi người dân không tìm hiểu kỹ sẽ trở thành “con mồi” của các đối tượng nêu trên. Phần lớn các vụ lừa đảo sau khi nhận tiền của nạn nhân, đối tượng sẽ kiếm các lý do để thoái thác trách nhiệm. Nhiều đối tượng sau khi nhận tiền đã thay đổi nơi cư trú, đổi số điện thoại... 63
- 1.2. Những khó khăn trong công tác điều tra, xử lý các đối tượng về hành vi lừa đảo xin việc Trên thực tế, công tác điều tra, xử lý các đối tượng về hành vi lừa đảo xin việc gặp nhiều khó khăn vì tất cả các thỏa thuận về nội dung “chạy việc” chỉ là những thỏa thuận bằng lời nói và không có bằng chứng kèm theo. Phần thỏa thuận về số tiền chạy việc được đối tượng và nạn nhân viết tay dưới hình thức vay nợ mà không hề đề cập nội dung xin việc. Mặc dù, xét về góc độ pháp lý giao dịch vay nợ là một giao dịch dân sự và giao dịch này sẽ bị vô hiệu do giả tạo hoặc vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật và sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập, các bên sẽ phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận - tức là người nhận tiền sẽ phải trả lại khoản tiền đã nhận theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 20151 nhưng để thực hiện ___________ 1. Bộ luật Dân sự năm 2015 ... Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. ... 64
- được việc này, người bị hại phải khởi kiện, yêu cầu Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu trả lại tiền theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo đuổi tiến trình tố tụng này, người khởi kiện sẽ phải mất rất nhiều thời gian và công sức nếu như đối tượng lừa đảo không thiện chí trong việc trả lại tiền. ___________ Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác. ... Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo 1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. 2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu. ... Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. 3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. 4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. 5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định. 65
- Có thể thấy, hành vi chi tiền để xin việc không chỉ có nguy cơ làm mất đi cơ hội của những người đủ điều kiện tuyển dụng, mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, khi bị mất tiền thông qua các đối tượng nhận “chạy việc” thì nạn nhân sẽ phải chịu rủi ro rất cao về pháp lý và rất khó đòi lại được tiền. 1.3. Một số lưu ý trong các vụ nhận tiền để xin việc Lưu ý 1: Người đưa tiền để xin việc có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015 với mức cao nhất của khung hình phạt lên đến 20 năm tù1; ___________ 1. Điều 364. Tội đưa hối lộ 1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; b) Lợi ích phi vật chất. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. 66
- Lưu ý 2: Người trung gian hứa xin việc sẽ bị truy cứu về tội môi giới hối lộ quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự năm 2015 với mức cao nhất của khung hình phạt lên đến 15 năm tù1; Lưu ý 3: Người nhận tiền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ quy định tại Điều 354 ___________ 4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này. 7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. 1. Điều 365. Tội môi giới hối lộ 1. Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; b) Lợi ích phi vật chất. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước; 67
- Bộ luật Hình sự năm 2015 với mức phạt cao nhất của khung hình phạt là tử hình1. 2. Lừa “chạy án” Đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo “chạy án” cơ bản cũng thực hiện cùng phương thức với thủ ___________ đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. 6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. 7. Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này. 1. Điều 354. Tội nhận hối lộ 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Lợi ích phi vật chất. 68
- đoạn lừa “chạy việc”. Bước đầu đối tượng sẽ tạo vỏ bọc là người có quen biết với Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án hoặc chính họ là những người đang công tác trong ngành. Sau đó họ chủ động hoặc thông qua trung gian để tiếp cận với người phạm tội hoặc thân nhân của họ. Lợi dụng tâm lý của nạn ___________ 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn; c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước; g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này. 69
- nhân khi có hành vi vi phạm pháp luật thường sợ phải thụ án tại các trại giam nên tìm đủ mọi cách để xin giảm từ tù giam xuống cải tạo không giam giữ, hoặc rút ngắn thời gian thi hành án phạt tù, các đối tượng đặt vấn đề “chạy án”. Thực tế cho thấy, đa phần các đối tượng sau khi chiếm được lòng tin của bị hại, nhận được tiền rồi đều sử dụng vào mục đích tiêu xài cá nhân chứ không có bất kỳ động thái nào để “chạy án” cho bị hại. Lưu ý: Trong trường hợp có hành vi “chạy án” mà người nhận hồ sơ “chạy án” là người có chức vụ thì người đưa tiền để “chạy án” có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015; Người trung gian hứa tìm người “chạy án” sẽ bị truy cứu về tội môi giới hối lộ quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự năm 2015; Người nhận tiền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015. Bạn đọc tham khảo bài viết trên Báo điện tử VnExpress sau đây1: Ngày 12/01, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh T cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Phùng Ánh T, sinh năm 1974, ở khu 5, thị trấn H, huyện L để điều tra, làm rõ hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. ___________ 1. https://vnexpress.net/lua-chay-an-lay-hon-800-trieu- dong-4431465.html. 70
- Trước đó, ngày 29/12/2021, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh T tiếp nhận đơn tố giác của bà Nguyễn Hồng N, ở xã H, huyện T về việc bị T lừa chiếm đoạt số tiền lớn thông qua hình thức “chạy án”. Theo nội dung đơn tố giác, vào ngày 14/9/2021, con trai bà N là Nguyễn Anh T bị Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh bắt giữ về tội “Đánh bạc và cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. Ngay sau khi anh T bị bắt, bà N gặp và nói chuyện với Phùng Ánh T về việc anh T bị bắt. Phùng Ánh T đưa ra thông tin, bản thân có nhiều mối quan hệ có thể lo cho anh T và hứa hẹn với bà N sẽ chạy cho anh T được tại ngoại và không bị xử lý hình sự, đồng thời yêu cầu bà N chuẩn bị số tiền 2 tỷ đồng đưa cho Phùng Ánh T để “chạy án”. Do tin tưởng, bà N đã bàn bạc với gia đình chuẩn bị số tiền là 1 tỷ 995 triệu đồng để đưa cho Phùng Ánh T. Sau khi giao tiền, bà N không thấy con trai được tại ngoại mà còn bị Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố thêm nhiều tội danh khác. Cho rằng đã bị Phùng Ánh T lừa đảo chiếm đoạt tiền, bà N đã làm đơn tố giác đến cơ quan điều tra. Ngay sau khi tiếp nhận đơn tố giác, Cơ quan cảnh sát điều tra đã tiến hành triệu tập đối với Phùng Ánh T, nhưng đối tượng bỏ trốn, đến ngày 30/12/2021 T đã đến đầu thú tại Cơ quan cảnh sát điều tra. Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Phùng Ánh T để điều tra mở rộng vụ án. 71
- 3. Lừa tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài Bước đầu tiên các đối tượng thực hiện là thành lập doanh nghiệp nhưng thực tế không có hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau đó trực tiếp hoặc thông qua các cá nhân, doanh nghiệp trong nước để lập các bộ hồ sơ gửi tới các cơ quan của Đảng, Chính phủ đề nghị xem xét, giải quyết cho tiếp nhận, giải ngân nguồn vốn đầu tư nước ngoài, khai thác kho báu... có sử dụng giấy tờ giả mạo của các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn như hối phiếu/trái phiếu quốc tế, điện chuyển tiền, chứng từ bảo lãnh, chứng nhận sở hữu tài sản, di sản thừa kế có giá trị hàng triệu đến hàng ngàn tỷ USD, EUR...; thậm chí sử dụng các văn bản tiếp nhận đơn, thư, phiếu giải quyết văn bản của các cơ quan nhà nước để lấy mẫu dấu, chữ ký và làm văn bản giả mạo để hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng tìm cách tiếp cận các cán bộ lão thành, lãnh đạo các cấp để gây sức ép tới các bộ, ngành, địa phương xử lý hồ sơ, tiếp nhận đơn thư, tạo uy tín cho bản thân; lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, doanh nghiệp trong nước để tiếp cận, tạo niềm tin và đề nghị ký kết hợp đồng hợp tác hoặc tham gia vào việc lập hồ sơ để đăng ký tiếp nhận nguồn vốn nước ngoài, khai thác “kho báu”, “di sản, tài sản thừa kế”; mập mờ, che giấu thông tin trong việc mua, bán các loại tiền xu lưu niệm có màu vàng, bạc của các quốc gia, các loại thẻ được tự giới thiệu có tính chất như thẻ tín dụng ngân hàng... 72
- Bên cạnh đó, các đối tượng còn móc nối với các cá nhân là người nước ngoài, Việt kiều tự xưng là “chuyên gia”, người đại diện cho các tổ chức, quỹ tài chính quốc tế, xét duyệt dự án, tìm kiếm “kho báu”, sở hữu tiền và tài sản trôi nổi của các quốc gia khác tại Việt Nam... hoặc tự nhận là người của lãnh đạo các ban, bộ, ngành đang giữ các thông tin, tài liệu liên quan đến “dự án”, “kho báu”, “di sản, tài sản thừa kế”... Từ đó, các đối tượng đề nghị các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu tiếp nhận/vay vốn phải tạm ứng, chi trả các “chi phí cho chuyên gia xét duyệt hồ sơ”, “chi phí tìm kiếm kho báu”, “chi phí làm thủ tục tiếp nhận di sản, tài sản thừa kế”, “chi phí ngoại giao, bôi trơn”, “chi phí xem hồ sơ, nguồn tiền”... rồi chiếm đoạt tài sản. Bạn đọc tham khảo bài viết đăng trên Báo điện tử Công an nhân dân sau đây1: Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện nhiều nhóm cá nhân, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động mang dấu hiệu lừa đảo thông qua việc lập các hồ sơ, đơn thư xin tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tìm kiếm, khai thác “kho báu”, “tiếp nhận di sản”, “tiền trôi nổi”... có giá trị từ hàng trăm đến hàng ngàn tỷ đồng, USD, EURO, Yên Nhật... ___________ 1. http://bocongan.gov.vn/canh-bao-toi-pham/dau-hieu- lua-dao-tu-cac-don-thu-xin-tiep-nhan-hang-nghin-ty-dong- tu-nguon-von-nuoc-ngoai-khai-thac-kho-bau-tiep-nhan-di- san-d104-t29106.html. 73
- Các đối tượng liên tục làm “Tờ trình”, “Thông báo”, đơn “Đề nghị” xin được “khai thác kho báu”, “tiếp nhận di sản”. Điển hình có thể kể đến như: Công ty cổ phần Quốc tế H, Công ty cổ phần Di sản quốc tế H, do Nguyễn Quốc L, Lê Nguyên Th (còn tự xưng là Chủ tịch Hội đoàn xử lý di sản quốc tế) là thành viên sáng lập, đại diện pháp luật (các đối tượng đã có tiền án, tiền sự); Công ty cổ phần CT Toàn cầu giác mạc 13579 do Văn Hùng T là Tổng Giám đốc; Công ty cổ phần Đầu tư N do Trần Minh Ph là Tổng Giám đốc; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đ do Nguyễn Hoàng N là Giám đốc; Công ty cổ phần Quốc tế A; Công ty Đ miền Nam; Công ty cổ phần T do Trần Lê Thu T làm đại diện pháp luật... Một số cá nhân có liên quan như: Nguyễn Thị Thúy Ch, Lê Thị Thu L, Lê Quang N, Lý Ngọc Th có dấu hiệu lừa đảo... Các đối tượng thành lập các doanh nghiệp nhưng không có hoạt động sản xuất kinh doanh; tự xưng các tổ chức (không có cơ sở pháp lý), không đúng quy định của pháp luật; phần lớn các cá nhân tham gia vào hoạt động lừa đảo này đều có tiền án, tiền sự về tội lừa đảo, làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức, không có nghề nghiệp, nơi cư trú rõ ràng. Qua xác minh, đa phần các đối tượng đều không có mặt tại nơi cư trú theo địa chỉ trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Các cá nhân, doanh nghiệp này đã nhiều lần trực tiếp hoặc thông qua các doanh nghiệp trong nước lập các bộ hồ sơ gửi tới các cơ quan Trung ương đề nghị xem xét, giải quyết cho tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài, khai thác “kho báu”... 74
- Hoạt động mang dấu hiệu lừa đảo này đã được Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên truyền, cảnh báo nhiều lần; một số đối tượng đã bị Công an các địa phương khởi tố, điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc phối hợp với các ban, ngành để xử lý theo quy định của pháp luật (thu hồi giấy phép), yêu cầu viết cam kết không thực hiện các hoạt động tương tự. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các cá nhân, doanh nghiệp nêu trên vẫn tiếp tục hoạt động, lập và sử dụng nhiều pháp nhân mới, tự xưng là người của các tổ chức mới (không có thật) như “Tổ chức hậu cần mật”, “Di sản Triều Nguyễn”, “Hội đoàn xử lý di sản tài chính thế giới”, “Tập đoàn JESC”... để soạn thảo các “Tờ trình”, “Thông báo” và “Đề nghị” gửi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương đề xuất xin được “khai thác kho báu”, “tiếp nhận di sản”; chào mời các cá nhân, doanh nghiệp hợp tác đầu tư, góp vốn, gây thiệt hại kinh tế cho các cá nhân, doanh nghiệp và làm ảnh hưởng hoạt động của các cơ quan nhà nước khi liên tục phải tiếp nhận, xử lý các hồ sơ “không có thật” do các đối tượng gửi đến. 4. Lừa kêu gọi đầu tư vào các công ty, dự án Thủ đoạn lừa đảo dạng này khá mới và cũng rất khó chứng minh yếu tố lừa đảo bởi khi kêu gọi đầu tư, trước khi chuyển khoản các đối tượng yêu cầu bị hại ghi nội dung chuyển tiền là “chuyển tiền để thành lập công ty” và trên nguyên tắc một khi đầu 75
- tư thì “lời ăn lỗ chịu” do đó khi bị lừa đảo mất tiền thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự rất khó khăn. Theo đó, các đối tượng này thường núp dưới vỏ bọc là những doanh nhân thành đạt, giàu có. Họ đánh bóng tên tuổi, sự thành công bằng cách đi những chiếc xe hơi sang trọng, đắt tiền; thường tiếp xúc và chụp ảnh chung với những lãnh đạo cấp cao và có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo cấp cao đó. Tiếp đến, các đối tượng này tiếp cận các nạn nhân, những người đang có nhu cầu muốn thành lập công ty, muốn đầu tư kinh doanh hoặc đang rơi vào lúc khó khăn về tài chính cần sự hợp tác để “giải ngân các nguồn vốn tỷ đô” của các công ty nước ngoài mà các đối tượng vẽ ra. Sau khi dụ dỗ được nạn nhân góp vốn đầu tư thì các đối tượng chiếm đoạt. Bạn đọc tham khảo nội dung bài viết đăng trên Báo điện tử Công an nhân dân sau đây1: Khoảng đầu năm 2014, trong lúc khó khăn trong việc làm ăn, qua một vài trận tennis giao lưu cùng các đối tác, ông D được một người thanh niên tên Nguyễn Văn T, tự giới thiệu là Giám đốc của một công ty đầu tư lớn, đến làm quen. Người thanh niên này không quên “đánh bóng thương hiệu”, hé lộ cho ông D biết mình có chân trong một quỹ đầu tư và đang có nhu cầu giải ngân một số vốn lên tới gần 1 tỷ đô la Mỹ. Biết doanh nghiệp của D đang trong hoàn cảnh khó khăn về vốn đầu tư, T gợi ý sẽ tạo vốn cho ông D để ___________ 1. https://cand.com.vn/Phap-luat/Canh-giac-voi-thu-doan- lua-dao-keu-goi-gop-von-dau-tu-vao-cac-du-an-i403334/. 76
- doanh nghiệp của ông có thể vượt qua cơn khủng hoảng thiếu vốn. Để làm được điều này, thì ông D và bên phía T phải xúc tiến thành lập một công ty quốc tế, có trụ sở tại một quốc gia Đông Nam Á, mỗi bên sẽ góp một nửa chi phí. Sau khi công ty được cấp đăng ký kinh doanh, T sẽ giải ngân cho công ty ông D từ 5 đến 10% tổng số vốn của dự án. T đưa ra những tài khoản có số dư vài trăm triệu đô la ở ngân hàng Anh Quốc, Thụy Sỹ, và nhiều văn bản mà nội dung xoay quanh việc đầu tư nhiều dự án “khủng” ở nhiều nơi như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh... Đặc biệt, T còn có trong tay văn bản trả lời của Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ về một số dự án “đất vàng” mà T liên doanh liên kết... Tin theo lời của T, khoảng tháng 5/2015, ông D đã chuyển khoản cho T số tiền gần 200 triệu đồng để T thành lập một công ty có trụ sở đặt tại Kuala Lumpur, Malaixia. Đến tháng 6/2016, khi đã nhiều lần chuyển tiền cho T nhưng vẫn thấy công việc đầu tư hầu như vẫn án binh bất động, ông D đã tuyên bố chấm dứt việc liên kết làm ăn với T và đòi lại số tiền đã góp. T chỉ trả lời ráo hoảnh từ chối trả tiền cho ông D. Không đòi được vốn đã chuyển cho T, ông D đã viết đơn tố cáo hành vi lừa đảo của T và đồng bọn. Trường hợp của ông Phạm Tuấn V (51 tuổi, là Tổng Giám đốc công ty xây dựng V) cũng bị T cùng đồng bọn lừa đảo. Khi thấy T ngỏ lời có dự án hơn 500 triệu đô la (khoảng 10.000 tỷ đồng) đang cần 77
- một đơn vị có pháp danh ở Việt Nam để phối hợp triển khai thì ông V lập tức “cắn câu”. Vẫn với chiêu bài thành lập công ty quốc tế, nhưng lần này T còn rủ Tổng Giám đốc V sang tận Kuala Lumpur (Malaixia) để gặp các nhà đầu tư quốc tế và ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn bậc nhất tại đây. Về tới Việt Nam ông V ngay lập tức chuyển 150 triệu đồng vào tài khoản của T để đặt cọc tham gia dự án. Cho đến giữa năm 2016, sau nhiều lần gọi điện không thấy T nghe máy, ông V mới liên lạc với ông D thì mới biết, ông D cũng bị lừa với thủ đoạn tương tự... Được biết, từ năm 2015 đến nay, Hoàng Văn T và đồng bọn là Trần Huyền M, bằng thủ đoạn rủ rê đầu tư một số dự án với đối tác ngoại đã lừa được cả chục giám đốc công ty chuyên về xây dựng ở Hà Nội và một vài tỉnh thành như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng... Hai đối tượng Hoàng Văn T và Trần Huyền M vốn là những kẻ không có việc làm, sống tại các khách sạn bằng tiền lừa đảo. Trong hành lý của hai đối tượng mang theo gồm quần áo, bình nước nóng, ấm đun nước, sạc điện thoại, giắc cắm các loại; thậm chí còn có sẵn cả túi nilon để làm đá lạnh. Những văn bản của Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ về một số dự án được các đối tượng “cắt dán” ở nhiều tài liệu khác nhau. Thông qua một số kênh, chúng có được một số tài liệu của Thanh tra Chính phủ trả lời về một số nội dung khiếu kiện về đất đai. 78
- Từ đó chúng soạn ra các hợp đồng hợp tác kinh doanh với các chủ thể có trong văn bản đó. Chúng cũng đi thuê một số công ty về thiết kế kiến trúc, xây dựng nhờ lập các dự án “ảo”, vẽ sơ đồ, phối cảnh các công trình... sao cho thật hoành tráng để mang đi lừa đảo. 5. Lừa “xuất khẩu lao động” Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (xuất khẩu lao động) là một trong những kênh tạo việc làm cho những lao động Việt Nam (đa số là lao động phổ thông) có thu nhập cao, ổn định được kinh tế. Trong đó thị trường xuất khẩu lao động chính là ở các nước và vùng lãnh thổ phát triển như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc... với số lượng lao động lên tới 130.000 - 140.000 lao động/năm trước đại dịch Covid-19. Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã giảm đáng kể do tác động của dịch bệnh nhưng vẫn còn khá cao. Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 6 tháng đầu năm 2023 là 72.294 lao động (25.093 nữ), đạt 65,72% kế hoạch được giao năm 2023 (110.000 lao động) và gấp hơn 1,55 lần so với cùng kỳ năm trước. Đài Loan (Trung Quốc) tiếp nhận 31.538 lao động, Nhật Bản 34.508 lao động; tiếp đến là Trung Quốc 904 lao động, Hàn Quốc 1.608 lao động. Đáng chú ý, năm vừa qua, một số thị trường tiềm năng đã bắt đầu gia tăng số lượng lao động Việt Nam sang làm việc như 79
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những vấn đề pháp lý nhằm phòng ngừa tranh chấp quản trị nội bộ công ty để khởi nghiệp bền vững
15 p | 48 | 7
-
Nhận diện những yếu tố an ninh phi truyền thống tại các đô thị ở nước ta hiện nay
9 p | 22 | 7
-
Phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, một số giải pháp phòng và chống
9 p | 33 | 6
-
Tài liệu tập huấn Hướng dẫn phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em dành cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã: Quyển 1
68 p | 6 | 6
-
Xâm hại tình dục trẻ em trên không gian mạng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phòng ngừa
19 p | 30 | 4
-
Hướng dẫn Phòng ngừa và giảm thiểu Lao động Trẻ em dành cho cán bộ Công đoàn (Quyển 1) - Tài liệu cung cấp kiến thức
60 p | 14 | 4
-
Thực trạng về nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tại địa bàn tỉnh Đồng Nai
6 p | 9 | 3
-
Nguyên nhân của các tội xâm phạm tình dục trẻ em nhìn từ góc độ nạn nhân
5 p | 68 | 3
-
Nhận diện và phòng ngừa các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Phần 1
61 p | 10 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Tội phạm học (Mã học phần: LUA102042)
10 p | 7 | 3
-
Một số thủ đoạn phổ biến của tội phạm mua, bán trái phép dữ liệu cá nhân theo điều 288 Bộ Luật hình sự năm 2015 và kiến nghị phòng ngừa
20 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn