YOMEDIA
ADSENSE
Nhân học đại cương - Chương 7
311
lượt xem 29
download
lượt xem 29
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nhân học đại cương Chương 7 Kinh tế trình bày mối quan hệ giữa kinh tế học và nhân học kinh tế, mối quan hệ giữa con người và môi trường, các phương thức tìm kiếm thực phẩm của con người trên thế giới,...Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhân học đại cương - Chương 7
- Chương 7: Kinh Tế Học phần: Nhân học đại cương Nhóm thực hiện: Nhóm 7 CHƯƠNG 7 KINH TẾ I. MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ HỌC VÀ NHÂN HỌC KINH TẾ 1. Kinh tế học và nhân học kinh tế 1.1. Khái niệm Kinh tế: * Xét theo khái niệm chung: Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. * Xét theo phương diện tổ chức sản xuất của kinh tế học: Kinh tế chính là sự phân bổ các phương tiện khan hiếm cho các mục đích cạnh tranh nhau. Kinh tế học: Kinh tế học là một bộ môn khoa học xã hội giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng chủ thể tham gia vào nền kinh tế nói riêng. Nhân học kinh tế: Nhân học kinh tế là một nhánh của nhân học, nghiên cứu về các yếu tố văn hóa liên quan đến hành vi kinh tế của con người. 1
- Chương 7: Kinh Tế Học phần: Nhân học đại cương Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Kinh tế học Nhân học kinh tế Kinh tế là hình thức tiết kiệm Cho rằng kinh tế được xuất phát nguồn tài nguyên, cố gắng tìm ra những từ quan điểm vị chủng tộc của phương phương cách sử dụng nguồn tài nguyên Tây, dựa trên các hành vi kinh tế một cách có lợi nhất và chi phí thấp phương Tây như : tối đa hóa lợi nhuận, nhất. giảm thiểu hóa chi phí, đầu tư và đạt được lợi nhuận. 1.2. Kinh tế dưới góc nhìn của Kinh tế học và Nhân học kinh tế Để hiểu được hành vi kinh tế của xã hội không phải là phương Tây thì không thể chỉ dựa vào các khái niệm của các nhà kinh tế mà phải chính dựa vào nền văn hóa của họ, yếu tố chi phối hành vi và suy nghĩ của con người trong xã hội đó. 2. Hành vi kinh tế. Hành vi kinh tế là tất cả các phương thức hoạt động hướng tới việc đáp ứng mong muốn và nhu cầu của thị trường. Hành vi kinh tế của con người bao gồm: Kinh tế → Sản xuất → Tiêu dùng. => Ba yếu tố tạo nên hệ thống kinh tế của một xã hội. 2
- Chương 7: Kinh Tế Học phần: Nhân học đại cương Nhóm thực hiện: Nhóm 7 3. Các trường phái nghiên cứu trong nhân học kinh tế 3.1. Thực tế luận (Substantivism) Một số học giả theo chủ nghĩa thực tế là: James Scott, Karl Polayi, George Dalton, Marshall Sahlins và Cilffort Geertz. “ Thực tế luận ” cho là để có sự giải thích đúng đắn về hành vi kinh tế của con người thì cần phải có kiến thức cụ thể về phong tục, giá trị, hay nói cách khác là văn hóa của người tham gia. Họ cho rằng không thể áp dụng các lý thuyết kinh tế cổ điển khi nghiên cứu các xã hội tiền công nghiệp. Các nhà nhân học theo trường phái thực tế luận cho là các khái niệm kinh tế phương Tây phù hợp để nghiên cứu bất cứ hệ thống kinh tế nào, mặt dù còn những hạn chế cần sửa đổi. 3.2. Hình thức luận (formalism) “ Hình thức luận ” cho là sự giải thích các hành vi kinh tế của con người dựa trên nền tảng của một sự miêu tả trừu tượng về môi trường, sự chọn lựa của người tham gia. Các nhà nhân học theo trường phái hình thức luận phản bác và cho rằng các nhà thực tế luận đã quá lãng mạn hóa bản chất của nền kinh tế phi công nghiệp cho nên đã làm mất đi tầm quan trọng của hoạt động kinh tế. II. MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG 1. Hệ sinh thái Sinh thái: Thuật ngữ sinh thái học do Ernst Haeckel đưa ra từ gốc chữ Hy Lạp 3
- Chương 7: Kinh Tế Học phần: Nhân học đại cương Nhóm thực hiện: Nhóm 7 oikos, có nghĩa là nhà cửa. Sinh thái học nghiên cứu mối quan hệ mang tính hệ mang tính hệ thống của các yếu tố tự nhiên. Tiếp cận sinh thái: Là sự tương tác giữa con người và người khác, với các loài thực vật, động vật, và với môi trường tất cả sẽ tạo ra các đáp ứng văn hóa. Hệ sinh thái: là một hệ thống bao gồm các sinh vật tác động qua lại với môi trưởng và các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng đa dạng về loài và các chu trình vật chất. 2. Các vùng môi trường tự nhiên trên thế giới 2.1. Vùng rừng ôn đới Vùng rừng ôn đới có đến 43% dân số. Ở vùng này trình độ công nghệ phát triển cao đã giúp cho con người tận dụng triệt để nguồn tài nguyên của môi trường để nuôi sống một số dân đông. 2.2. Vùng rừng nhiệt đới Vùng rừng nhiệt đới với lượng mưa nhiều và thảm động vật phong phú, chiếm khoảng 10% diện tích mặt đất nhưng nuôi sống đến 28% dân số. Phương thức sinh tồn chủ yếu ở khu vực này là nông nghiệp thâm canh hay canh tác nương rẫy. 2.3. Vùng đồng cỏ Những vùng này chiếm 26% diện tích bề mặt trái đất nơi có khoảng 10% dân số sinh sống . Những cư dân sống chủ yếu bằng săn bắn, hái lượm, và chăn nuôi. 2.4. Vùng đồi núi Vùng đồi núi có nhiều loại khí hậu khác nhau tùy theo độ cao, chiếm khoảng 12% diện tích mặt đất và có khoảng 7% dân số. 4
- Chương 7: Kinh Tế Học phần: Nhân học đại cương Nhóm thực hiện: Nhóm 7 2.5. Vùng hoang mạc Chiếm 18% diện tích trái đất nhưng có đến 6% dân số sinh sống. Những vùng đất khô cằn này không phải chỉ là hình ảnh của những vùng đất với những đụn cát vô bờ và sự khan hiếm nguồn nước nhiều hoang mạc được bao phủ bởi những loại cây bụi và có những ốc đảo có đất đai phì nhiêu cho phép canh tác nông nghiệp quy mô nhỏ. 2.6. Vùng băng giá Chiếm 16% diện tích nhưng chỉ có khoảng 1% dân số sinh sống chủ yếu bằng săn bắt và chăn nuôi. 3. Cách tiếp cận sinh thái văn hóa trong nhân học kinh tế Việc nghiên cứu sinh thái trong nhân học hình thành khi một số học giả tìm cách giải thích sự giống nhau của các nền văn hóa vốn được đặc trưng bởi các vùng địa lý nào đó, các nhóm người sống gần nhau sẽ chia sẽ nhiều yếu tố văn hóa thông qua sự phát tán hay sự truyền bá các phong tục, kiến thức, nghệ thuật từ xã hội này đến xã hội khác. Theo Steward, ở xã hội mà công nghệ càng ít phát triển thì xã hội đó càng bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường. Ông cho rằng văn hóa không đi theo một tiến trình phát triển phổ biến duy nhất. Các nền văn hóa có thể tiến hóa theo một con đường riêng của nó tùy theo hoàn cảnh môi trường cụ thể của từng nền văn hóa. Tóm lại: Mối quan hệ giữa môi trường vật lý và các phương cách sinh kế không phải là một sự phân định rạch ròi vì không thể nào chia trái đất ra thành các vùng sinh thái có ranh giới rõ ràng được. 4. Sự thích nghi sinh thái đa dạng của con người Mối quan hệ tự nhiên con người kinh tế được bắt đầu nghiên cứu một cách có hệ thống vào thế kỉ XIX. Ở phương diện này họ nghiên cứu các mối quan hệ 5
- Chương 7: Kinh Tế Học phần: Nhân học đại cương Nhóm thực hiện: Nhóm 7 giữa kỹ thuật sản xuất, tỷ lệ tăng dân số, và dạng thức định cư, di cư. Con người quan hệ với thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu của chính mình, chẳng hạn như ăn, ở, ngủ, nghỉ. Cách thức con người quan hệ với môi trường bị văn hóa chi phối rất mạnh thể hiện qua các lĩnh vực: 4.1. Thực phẩm Trong việc chọn lựa nguồn thực phẩm, con người sử dụng hầu hết các loại thực vật và động vật có thể ăn được. Nhưng trong các nền văn hóa cụ thể, một số thực phẩm bị cấm hay không được sử dụng. 4.2. Trang phục Chức năng chủ yếu của trang phục là để bảo vệ con người trong môi trường sinh sống khỏi cái lạnh, cái nắng nóng nhưng ở mỗi nền văn hóa khác nhau, trang phục còn thể hiện vị trí của cá nhân trong xã hội; phân biệt nam nữ, trẻ già, nghề nghiệp, tôn giáo... 4.3. Nhà ở Về cơ bản là nơi trú thân của con người. Thế nhưng ở mỗi vùng, mỗi nền văn hóa nhà thể hiện rất đa dạng từ vật liệu, đến kiến trúc, đến vị trí làm nhà... Qua việc tìm kiếm thực phẩm hay việc sinh kế của con người, chúng ta sẽ thấy rõ các công nghệ, gồm có công cụ và kĩ thuật để tịm kiếm thực phẩm đã giúp con người có một sự thích nghi đa dạng với môi trường như thế nào. III. CÁC PHƯƠNG THỨC TÌM KIẾM THỰC PHẨM CỦA CON NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI. 6
- Chương 7: Kinh Tế Học phần: Nhân học đại cương Nhóm thực hiện: Nhóm 7 1. Hình thức khai thác tự nhiên Hình thức khai thác tự nhiên hay còn gọi là săn bắt, hái lượm và đánh cá là việc khai thác các loại thực vật và động vật hoang dại có sẵn trong tự nhiên. Hình thức này xuất hiện cách đây khoảng 10 000 năm khi có cuộc cách mạng Đá mới. Tuy khá hiếm nhưng các xã hội tồn tại hình thức này khá đa dạng về địa lý như ở Châu Phi, rừng nhiệt đới ĐNÁ, vùng cực bắc ở vùng bờ biển Thái Bình Dương của Canada. Hình thức khai thác chủ yếu là săn bắt động vật, hái lượm các loại cây rễ củ mọc hoang và đánh bắt cá ở các vùng biển và sông hồ. Ngày nay, theo Grant Evan(2001) chỉ còn khoảng 30000 ngýời trên thế giới sống bằng loại hình kinh tế này. Theo James Woodburn, trong nghiên cứu của mình về người Harda ở Tanzania, đã ước tính là dân tộc này tuy mất ít thời gian và năng lượng nhưng dinh dưỡng của họ dường như tốt hơn những bộ lạc làm nông nghiệp ở các vùng lân cận(Woodburn, James,1968, dẫn lại từ Serena Nanda, 1980, 133). Một số đặc trưng điển hình về mặt xã hội trong loại hình săn bắt là: Những người đi săn là những người du cư. Hình thức tổ chức xã hội là cư trú ở những khu trại nhỏ gồm những người có huyết thống với nhau. Tư cách thành viên trong những nhóm người săn bắt điển hình có tính linh động. Có sự phân công lao động theo tuổi tác và theo giới cụ thể: 7
- Chương 7: Kinh Tế Học phần: Nhân học đại cương Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Đàn ông thì đi săn. Phụ nữ thì thu nhặt thực phẩm ngoài ra còn may quần áo, và đóng góp vào kinh tế của nhóm như tham gia mang vác và chế biến thực phẩm. Ferraro đưa ra một số điểm đặc trưng của xã hội tồn tại loại hình kinh tế tự nhiên: Xã hội này có dân số thấp. Thường di cư hay bán di cư, ít khi định cư. Đơn vị xã hội cơ bản là gia đình hay nhóm người, là hình thức tập hợp các gia đình. Địa bàn cư trú của nhóm dân tộc này là ở những vùng xa xôi hẻo lánh. 2. Hình thức kinh tế sản xuất 2.1. Chăn nuôi (Pastoralism) Hình thức chăn nuôi xuất hiện vào thời đồ Đá mới. Nhiều nghiên cứu cho là chăn nuôi xuất hiện đồng thời với trồng trọt. Hình thức sản xuất này chủ yếu là chăn nuôi các loài động vật ăn cỏ đã được thuần dưỡng. Các loài động vật chủ yếu được nuôi là cừu, dê, bò Tây Tạng và lạc đà để lấy thịt và sữa, phổ biến ở các vùng Đong Phi(gia súc), Bắc Phi(lạc đà), Tây Nam Á(cừu và dê), và vùng cận Bắc cực(tuần lộc caribu và nai tuyết). Hai hình thức chủ yếu của loại hình kinh tế này là: di chuyển gia súc(transhumane) và du cư(nomandism). 8
- Chương 7: Kinh Tế Học phần: Nhân học đại cương Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Điểm giống nhau của hai hình thức: Ở cả hai hình thức này, các đàn gia súc đều di chuyển đến các bãi cỏ khác nhau theo mùa. Điểm khác nhau của hai hình thức: DI CHUYỂN GIA SÚC DU CƯ + Một phần của nhóm chăn nuôi di + Toàn thể nhóm cư dân chăn nuôi chuyển cùng với đàn gia súc, đa số thành viên di chuyển cùng đàn gia súc. còn lại định cư tại làng. + Nhóm còn lại bao gồm phụ nữ, trẻ + Quanh năm, cả cộng đồng di em và một số đàn ông. Họ sống ở các vùng chuyển cùng đàn gia súc. Họ không có nguồn nước để đảm bảo cho gia súc ăn sống cố định ở một nơi nào cả. lâu nhất trong năm ngoài ra họ còn trồng trọt. 9
- Chương 7: Kinh Tế Học phần: Nhân học đại cương Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Loại hình kinh tế chăn nuôi thường được kết hợp với trồng trọt hay kết hợp với việc buôn bán gia súc với các cư dân nông nghiệp khác. Đây là sự thích nghi quan trọng của những người chăn nuôi hiện nay. 2.2. Nông nghiệp quảng canh Là loại hình trồng trọt(horticulture) trông đó sử dụng các kỹ thuật đơn giản, không có sự tham gia của cơ khí trong sản xuất nông nghiệp. Sử dụng công cụ bằng tay như cuốc hay que đào. Đất đai chủ yếu được phát quang bằng tay, không sử dụng hệ thống tưới tiêu hay phân bón. Kỹ thuật chủ yếu là chặt và đốt(slahburn), đôi lúc còn được gọi là trồng trọt luân phiên(swidden cultivation) hay trồng trọt luân canh(shifting cultivation). Thường thấy ở rừng nhiệt đới và thảo nguyên. Sau khoảng hai năm canh tác, đất đai hết độ màu mỡ, người ta bỏ hoang đất cho các loại cây dại mọc lên để đất lấy lại độ phì nhiêu. Một đặc điểm quan trọng là cánh đồng trồng trọt không được sử dụng vĩnh viễn mà phải bỏ hoang một số năm sau khi canh tác. Trồng trọt và thu hoạch bằng công cụ đơn giản như cuốc các loại công cụ đào đất thô sơ, không sử dụng sức kéo của động vật, kỹ thuật tưới tiêu, bón phân hay cày xới/ Năng suất tạo ra kém, ít sử dụng lao động so với các dạng trồng trọt khác, không có sản phẩm dư để hình thành nên hệ thống thị trường. Do đó mà dân số của loại hình này không cao. 10
- Chương 7: Kinh Tế Học phần: Nhân học đại cương Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Một số cộng đồng cũng hình thành làng vĩnh viễn và cư trú lâu dài. Ở các cộng đồng quảng canh có sự phân công lao động theo giới: đàn ông phát quang, đốt rừng, trồng trọt, làm cỏ và làm hàng rào bảo vệ. Phụ nữ thu hoạch, vận chuyển và chế biến thức ăn. Đơn vị cơ bản là một nhóm người tin là họ có chung tổ tiên. Các xã hội tính dòng theo nữ chiếm số đông ở loại hình kinh tế này. 2.3. Nông nghiệp thâm canh Đặc trưng là việc sử dụng cày, sức kéo của động vật và các kỹ thuật tưới tiêu và chăm sóc đất đai với việc sử dụng phân bón hữu cơ và các phát minh công nghệ khác có tính hiệu quả cao. Canh tác trên một cánh đồng lâu dài không cần bỏ hoang đất một thời gian. Tưới tiêu là một kỹ thuật quan trọng trong tham canh. Đòi hỏi con người phải làm việc lâu hơn và cực nhọc hơn để có được năng suất cao. Cần nhiều vốn đầu tư hơn nông nghiệp quảng canh. Tạo sự chuyên biệt nghề nghiệp, phân tầng xã hội do sự khác nhau khá lớn về của cải. Nông dân tham gia vào thiết chế chính trị và xã hội như nhà nước nên nông dân có rất ít sự kiểm soát đối với đất đai của mình và thực phẩm họ sản xuất ra phải phục vụ cho dân cứ phi nông nghiệp. Phải chi trả cho việc sử dụng đất đai bằng tiền, phần trăm vụ mùa, làm công cho chủ đất, nộp thuế nhà nước. Nông nghiệp công nghiệp hóa 11
- Chương 7: Kinh Tế Học phần: Nhân học đại cương Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Xuất hiện cách đây khoảng vài trăm năm với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp. Loại hình sản xuất này phụ thuộc vào nguồn năng lượng công nghệ hơn là vào năng lượng con người và động vật. Sức nước và gió được sử dụng cho bước đầu của giai đoạn công nghiệp nhưng hiện nay sử dụng các thiết bị có động cơ như máy cày và máy gặt đập. Trong hai trăm năm qua công nghệ đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như đánh bắt thủy sản(tàu đánh cá xa bờ được trang bị máy tầm ngư, ra đa,..), sinh học(đột phá về gen trong chăn nuôi đã cung cấp lượng thịt , sữa cho nhu cầu con người). Ngày nay nông nghiệp mang tính thương mại với việc đa số các loài thực phẩm sản xuất ra bán để lấy tiền. Ngoài ra, nông nghiệp công nghiệp hóa còn có hệ thống trao đổi thị trường phức tạp. Tóm lại, hình thức sản xuất thực phẩm chủ yếu của loại hình này là dựa vào phương tiện công nghệ để khai thác năng lượng thay vì sức người. Loại hình này không hiệu quả so với hệ thống sản xuất dựa vào sức người và động vật, đem lại nhiều hậu quả về lâu về dài như ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm,...hiện nay các xã hội chuyên về dịch vụ vốn sẽ tạo ra nhiều lợi tức hơn. Các dịch vụ như thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, du lịch. 3. Các loại hình kinh tế ở Việt Nam Việt Nam có 54 dân tộc trong đó có 53 dân tộc ít người sinh sông chủ yếu ở 12
- Chương 7: Kinh Tế Học phần: Nhân học đại cương Nhóm thực hiện: Nhóm 7 vùng miền núi và miền trung du với hai hình thái kinh tế chính là nông nghiệp lúa nước ở vùng thấp và canh tác lúa cạn ở nương rẫy, nơi các rẻo cao và rẻo giữa(Ngô Văn Lệ, 1988,23). * Hình thái kinh tế nông nghiệp lúa nước ở vùng thấp: o Nhóm Việt – Mường, Tày – Thái, Chăm, Khmer sống bằng nông nghiệp lúa nước canh tác ở các thung lũng ven sông, suối( Mường, Tày, Thái ở phía bắc). o Những cánh đồng thuộc vùng duyên hải miền Trung(người Chăm). o Đồng bằng sông Hồng(người Việt) o Đồng bằng sông Cửu Long(Việt, Hoa, Khmer). o Do làm lúa nước nên các dân tộc này có kỹ thuật làm thủy lợi phát triển. o Hình thức nông nghiệp công nghiệp xuất hiện nhưng chỉ được sử dụng kết hợp với loại hình thâm canh. *Hình thái kinh tế canh tác lúa cạn ở nương rẫy, nơi các rẻo cao và rẻo giữa. o Cư dân sống ở những vùng rẻo cao và rẻo giữa khai phá những thữa ruộng bậc thang, canh tác dựa vào nguồn nước tự nhiên. o Diện tích canh tác không lớn, phương thức canh tác nương rẫy và nông nghiệp quảng canh là chủ yếu. o Những vùng đất trống thoai thoải ít tốn công hơn những vùng dất bằng phẳng khi canh tác. o Dụng cụ trồng trọt chủ yếu là rìu, dao, cuốc, gậy bịt sắt để chọc lỗ, cái liềm. o Trâu bò được sử dụng để giẫm đất ở các đồng ruộng ngập nước khi trồng lúa. o Lúa được trồng luân canh với bắp, khoai lang, bí mướp và dưa hấu. Hầu hết ở các dân tộc ít người ngoài hình thức nông nghiệp, họ còn phổ biến hình thức khai thác tự nhiên nhưng chỉ đóng vai trò thứ yếu. Tuy nông nghiệp đã được cơ giới hóa nhưng việc sử dụng vẫn còn hạn chế. 13
- Chương 7: Kinh Tế Học phần: Nhân học đại cương Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Đa số các dân tộc ở Việt Nam sử dụng kết hợp các loại hình kinh tế với nhau tùy theo môi trường địa lý họ sinh sống. Như vậy phương thức mưu sinh của các dân tộc ở Việt Nam cho thấy sự thích nghi đa dạng của con người với môi trường tự nhiên, là việc cải tạo môi trường theo hướng phục vụ tối đa cho sự sinh tồn của con người. IV. HỆ THỐNG KINH TẾ. Kinh tế là một hệ thống gồm có sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Các nhà nhân học tập trung nghiên cứu kinh tế trong mối quan hệ giữa con người với nhau trong việc tổ chức bản thân họ trong việc trao đổi, sản xuất và sử dụng hàng hóa. 1. Sản xuất Theo Từ điển Bách khoa toàn thư đã định nghĩa về “sản xuất” như sau: “Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra các sản phẩm để sử dụng, để trao đổi trong thương mại”. Các nhà nhân học lại không có sự quan tâm đến bản thân các sản phẩm, họ có sự yêu cầu đòi hỏi cao hơn. Theo Divid Hicks và Marget A. Gwynne đã nhận định: “Sản xuất không đơn thuần là một hành vi kinh tế mà ở nghĩa rộng hơn nó là văn hóa”. Tức là họ quan tâm đến các khía cạnh của văn hóa sản xuất, đó là khả năng, ý tưởng và truyền thống của con người trong quá trình sản xuất. * Phương thức sản xuất Theo chú nghĩa Mark thì “phương thức sản xuất là các thức để sản xuất ra của cái vật chất của chế độ xã hội. Ở góc độ Nhân học, các nhà Nhân học lại nhận định: “Phương thức sản xuất là một hệ thống các mối quan hệ xã hội mà qua đó con người sử dụng lao động để ‘lấy năng lượng từ thiên nhiên bằng các phương tiện công cụ, kỹ năng, tổ chức và kiến thức’ (theo Conard Phillip Kottak)”. 14
- Chương 7: Kinh Tế Học phần: Nhân học đại cương Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Phương thức sản xuất bao gồm 2 nhân tố cấu thành là tư liệu sản xuất và quan hệ sản xuất. Karl Marx đã nghiên cứu về phương thức sản xuất tương ứng với các hình thái xã hội và ông chia ra làm 7 phương thức sản xuất chính: Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy Phương thức sản xuất châu Á Phương thức sản xuất Slavo Phương thức sản xuất phong kiến Phương thức sản xuất tư bản Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa Phương thức sản xuất cộng sản Các nhà nhân học đã dựa vào nghiên cứu của Karl Mark để phân loại các phương thức sản xuất hàng hóa. Tiêu biểu nhất là các phân loại của Eric Wolf – có 3 phương thức sản xuất hàng hóa quan trọng trong xã hội loài người. Phương thức sản xuất dựa trên thân tộc Phương thức sản xuất cống nạp Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa * Đơn vị sản xuất: Đơn vị sản xuất là một hệ thống được tổ chức chặt chẽ. Mỗi quốc gia có nền kinh tế khác nhau sẽ có đơn vị sản vị khác nhau. Ở xã hội công nghiệp, đơn vị sản xuất là các công ty tư nhân. Ở xã hội phi công nghiệp, đơn vị sản xuất nền tảng là hộ gia đình. Tuy là những đơn vị sản xuất nhưng giữa chúng có sự khác nhau về mặt cầu 15
- Chương 7: Kinh Tế Học phần: Nhân học đại cương Nhóm thực hiện: Nhóm 7 trúc như: Công ty kinh doanh Hộ gia đình Chức năng: là đơn vị sản xuất Nhiều chức năng: đơn vị sản xuất, tái sản xuất ra con người… Ít phụ thuộc, phần lớn là tự Phụ thuộc vào nhiều đơn vị sản cung tự cấp. xuất trong xã hội để thỏa mãn nhu cầu về vật chất. Tập trung vào chức năng kinh Không tập trung chủ yếu vào tế. mặt kinh tế mà còn tham gia vào nhu cầu tinh thần, tâm lý xã hội… * Phân công lao động Là một khía cạnh quan trọng trong việc phân công nhiệm vụ cho những người tham gia. Chủ yếu phân chia lao động dựa trên giới tính và tuổi tác. Phân chia lao động theo giới: Nam và nữ có thể làm chung nhiều công việc nhưng có nhiều công việc được xem là chỉ dành riêng cho nam và nữ. Từ thời nguyên thủy xa xưa, việc săn bắt thú rừng được xem là công việc của nam, còn công việc của nữ thường là hái lượm. Trong xã hội hiện đại, một số công việc đòi hỏi yếu tố sức lực như xây nhà, làm ruộng (cày cuốc, phát hoang cỏ cây),… còn nữ thì tập trung vào các công việc 16
- Chương 7: Kinh Tế Học phần: Nhân học đại cương Nhóm thực hiện: Nhóm 7 như chăm sóc nhà cửa và con cái, hay đòi hỏi yếu tố tỉ mỉ như thêu, may vá,… Phân chia lao động theo tuổi tác: Mỗi độ tuổi trong xã hội sẽ có vai trò và công việc khác nhau. Trẻ em có công việc chính là học tập, đến trường, ít phân công vào nhiệm vụ lao động sản xuất. Người già thì do sức khỏe suy giảm, nên công việc chủ yếu là nuôi dưỡng con cháu. Tuy nhiên, do hoàn xã hội, gia đình… thì việc phân chia lao động ở từng độ tuổi sẽ có những thay đổi. Ví dụ như ở xã hội kém phát triển, trẻ em thường đi làm sớm, hay người già vẫn lao động sản xuất trong độ tuổi sức khỏe yếu kém… 2. Phân phối * Tương hỗ: là hệ thống hàng hóa dịch vụ được chuyển từ ca nhân hay nhóm này sang cá nhân hay nhóm khác mà không có sự trả tiền. Đó là sự chia sẻ lẫn nhau. Hình thức này khá phổ biến ở các bộ lạc và thị tộc. Theo Sahlin, có 3 hình thức tương hỗ cơ bản: Tương hỗ hào phóng: là sự trao đổi không trông chờ vào sự đáp lại. Ví dụ: Tương hỗ cân bằng: là sự trao đổi giữa những người ngang hàng nhau trong xã hội và có mối quan hệ không thân thiết với nhau. Tương hỗ tiêu cực: là hình thức trao đổi mà cá nhân hay nhóm cố gắng đạt được nhiều hơn cái mà họ đưa ra. * Tái phân phối: là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại thường xuyên và phục hồi không ngừng. 17
- Chương 7: Kinh Tế Học phần: Nhân học đại cương Nhóm thực hiện: Nhóm 7 * Trao đổi qua thị trường: là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ được quyết định bởi nguyên tắc cung và cầu. Các hình thức trao qua thị trường gồm 2 hình thức chính: Hàng đổi hàng: là việc kinh doanh một mặt hàng hay dịch vụ để đổi lấy mặt hàng hay dịch vụ khác. Ví dụ: Người bán vải có thể đổi vải lấy gạo. Tiền tệ: đồng tiền là biểu thị của vật giá trị, mỗi bên cần có một thỏa thuận trong việc trao đổi. 3. Tiêu dùng Tiêu dùng là khái niệm đề cập đến tất cả các cách mà trong đó hàng hóa, dịch vụ và các phi vật thể được làm ra trong một xã hội V. TOÀN CẦU HÓA Nhân học quan tâm đến sự tiếp xúc, tương tác giữa tính toan cầu (global) và tính địa phương (local). Nhân học nghiên cứu tiếng nói con người (human agency) với sinh hoạt của cuộc sống hàng ngày. Khái niệm: + Toàn cầu hóa miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, tổ chức hay cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế,... trên quy mô toàn cầu. (Wikipedia). + Toàn cầu hóa đề cập đến gia tăng liên kết toàn cầu, thể hiện đặc trưng của thế giới ngày nay là tính lưu động và quan hệ nối liền với nhau, nhấn mạnh tính lưu động đặc biệt hay dòng chảy văn hóa của tư bản, con người, hàng hóa, hình ảnh và tư tưởng. 18
- Chương 7: Kinh Tế Học phần: Nhân học đại cương Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Tư bản: + Tính tư bản ngày càng có tính lưu động cao do công nghệ thông tin và phương tiện vận tải phát triển. + Để giảm chi phí sản xuất ⇨ các tập đoàn mở rộng lãnh thổ sản xuất ⇨ thay đổi tính chất sản xuất trên toàn cầu. + Các ngành công nghiệp cần nhiều sức lao động, công việc dịch vụ từ các cường quốc đã chuyển sang các quốc gia có giá nhân công rẻ. => Dần hình thành mạng lưới sản xuất toàn cầu. Con người: Nhiều nước trở thành nơi hội tụ văn hóa, con người không còn sống bó buộc, cố định mà họ có thể di cư khắp nơi. Hàng hóa: + Tính lưu động hàng hóa là minh chứng rõ nét cho toàn cầu hóa. + Lợi ích của lưu động hàng hóa: liên kết, giao lưu văn hóa chặt chẽ hơn. + Hàng hóa của các nước lớn đều hiện diện ở hầu hết các quốc gia, ngoài đem lại lợi ích, chúng còn gây khó khăn cho những nước yếu thế hơn về kinh tế khi ngày càng nhiều hàng hóa phương Tây du nhập vào. Hình ảnh: Sự du nhập phim ảnh của nước ngoài đã làm tăng nhận thức người dân về các nền văn hóa, ảnh hưởng lối sống và suy nghĩ của họ, cho họ có cái nhìn mới hơn về thời trang, cái đẹp, tình yêu,… . Tư tưởng: Toàn cầu hóa thể hiện sự thay đổi ý thức hệ, bình đẳng nam nữ được chú trọng, vai trò phụ nữ được đề cao do ảnh hưởng các nước phương Tây đến các nước khác trên thế giới. Bên cạnh nhiều nơi tham gia vào toàn cầu hóa thì đâu đó vẫn tồn tại phong trào chống xu thế này. 19
- Chương 7: Kinh Tế Học phần: Nhân học đại cương Nhóm thực hiện: Nhóm 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Phụng Hà, Xã Hội Học Đại Cương, 2014. 2. Ngô Thị Phương Lan, Nhân Học Đại Cương, NXB. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2013 3. Lê Thị Mai, Xã Hội Học Kinh Tế, NXB. Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2008. 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn