DIỄN ĐÀN<br />
<br />
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP CO QUẮP MI<br />
Hoàng Cương*, Nguyễn Đức Thành*..<br />
<br />
I. THÔNG TIN VỀ BỆNH NHÂN<br />
<br />
- Chẩn đoán của chuyên khoa mắt: co quắp mi (Tic).<br />
<br />
1. Hành chính: bệnh nhân nữ, 60 tuổi, nội trợ.<br />
6. Điều trị chuyên khoa mắt<br />
2. Lý do đến viện: nhắm mắt không chủ động, cả<br />
<br />
- Điều trị thuốc men: nước mắt nhân tạo, Magne<br />
<br />
hai bên, cảm giác khó chịu.<br />
<br />
B6, giãn cơ.<br />
- Sau một tháng điều trị không có kết quả, BN được<br />
<br />
3. Bệnh sử và tiền sử dùng thuốc: đang đeo kính<br />
<br />
chuyển đi điều trị châm cứu nhưng cũng không có<br />
<br />
đọc sách, không có tiền sử chấn thương, không có<br />
<br />
kết quả.<br />
<br />
bệnh tại mắt.<br />
<br />
- Điều trị bằng phẫu thuật cắt bớt khối cơ vòng mi,<br />
phần mi và hốc mắt, kết quả khả quan.<br />
<br />
4. Thăm khám thực thể<br />
- Thị lực:<br />
<br />
II. CO QUẮP MI THEO CÁC TÀI LIỆU<br />
<br />
*Thị lực nhìn gần = 2/10<br />
<br />
THAM KHẢO ĐƯỢC<br />
<br />
*Có chỉnh kính = 10/10<br />
<br />
1. Định nghĩa theo Y văn<br />
<br />
*Thị lực nhìn xa = 9/10<br />
<br />
- Nháy mắt hoặc nháy mắt từng lúc: đó là những cử<br />
<br />
- Bán phần trước: bình thường (không có loét,<br />
<br />
động co quắp có tính chất khu trú và thường xuyên,<br />
<br />
không có khô mắt, không cương tụ).<br />
<br />
hay xảy ra với các cơ vùng mặt.<br />
<br />
- Bán phần sau: bình thường.<br />
<br />
- Apraxia: không có khả năng làm các cử động<br />
<br />
- Lông mi, lông mày: sa da mi người già, tăng<br />
<br />
có chủ đích trong khi không hề bị liệt cơ hay mất<br />
<br />
trương lực cơ vòng mi, hẹp khe mi nhẹ.<br />
<br />
cảm giác.<br />
<br />
- Điều kiện khởi phát: khi có ánh sáng mạnh, stress.<br />
<br />
- Co quắp mi: là một bệnh lý mạn tính đặc trưng<br />
<br />
- Biểu hiện bệnh thuyên giảm khi tập trung vào<br />
<br />
bởi những cử động co cơ vô thức (tính lặp lại) hay<br />
<br />
việc gì đó.<br />
<br />
tăng trương lực cơ vòng mi gây nhắm mắt cả hai<br />
bên (tính bền vững).<br />
<br />
5. Chẩn đoán<br />
<br />
- Co cơ vùng mặt: là hội chứng đặc trưng bởi những<br />
<br />
- Các BS chuyên ngành lão khoa và thần kinh:<br />
<br />
co thắt cơ mang tính tự phát của một hay nhiều cơ ở<br />
<br />
+ Chẩn đoán: co cơ mặt, rối loạn trương lực cơ<br />
<br />
một phía của mặt.<br />
<br />
cùng mặt.<br />
+ Các thuốc đã được kê: Apersone, Bonecare,<br />
<br />
2. Dịch tễ học<br />
<br />
Lomzi, Biolamine, Flavitol, Oxetol…<br />
<br />
- Hay phát triển trên người > 50 tuổi.<br />
<br />
+ Kết quả: không có tiến bộ nào đáng kể.<br />
<br />
- Tỷ suất nữ so với nam: 2:1.<br />
<br />
*Khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt Trung ương<br />
Nhãn khoa Việt Nam (Số 18 - 6/2010)<br />
<br />
37<br />
<br />
DIỄN ĐÀN<br />
<br />
- Tỷ lệ mắc trong quần thể: 5/100.000.<br />
3. Đặc điểm lâm sàng<br />
- Cảm giác chủ quan:<br />
+ Khó chịu, cảm giác có sạn ở trong mắt.<br />
+ Nháy mắt quá nhiều, đôi khi thấy mi bị co chặt.<br />
+ Các cử động vô thức của mi mắt gây nhắm mắt,<br />
tăng dần về cuối ngày.<br />
- Điều kiện khởi phát: khi đọc, khi nói chuyện, khi<br />
gặp ánh sáng mạnh, stress hay lái xe.<br />
- Triệu chứng nhẹ đi khi: trời tối, khi hát hay nhai,<br />
khi tập trung vào việc gì đó.<br />
- Mất động tác mở mắt tự chủ (apraxia): giảm thiểu<br />
hoặc mất khả năng mở mắt có chủ đích.<br />
- Một số trường hợp co quắp mi có thể dẫn tới mù<br />
chức năng. Một vài hoạt động thường ngày có thể<br />
bị ảnh hưởng như: đọc sách, xem TV, lái xe.<br />
4. Nguyên nhân<br />
- Co quắp mi chủ yếu là do những rối loạn chức<br />
năng nhưng ngày nay được coi là những biểu hiện<br />
rối loạn trương lực cơ xuất phát từ não bộ.<br />
- Cơn kiểu Bravais-Jackson: co thắt cơ vòng mi,<br />
tăng tiết nước mắt sau liệt VII.<br />
- Bệnh do thày thuốc gây nên: thuốc chống phân<br />
bào, nhóm levodopa…<br />
- Hội chứng Meige hay rối loạn trương lực cơ vùng<br />
đầu cổ.<br />
- Các bệnh lý thoái hóa thần kinh: Parkinson, Wilson, Huntington.<br />
- Co quắp phản xạ: do khô mắt, loét giác mạc…<br />
5. Chẩn đoán phân biệt và biến chứng<br />
- Điểm mấu chốt để chẩn đoán phân biệt với co cơ<br />
mặt: chỉ xảy ra ở một bên, còn co quắp mi xảy ra ở<br />
cả hai bên.<br />
- Biến chứng: sa da mi, quặm, lật mi, bất thường về<br />
phim nước mắt.<br />
6. Xếp loại của Lindeboom<br />
- Độ 0: không có bệnh.<br />
<br />
38 Nhãn khoa Việt Nam (Số 18 - 6/2010)<br />
<br />
- Độ I: nháy mắt nhiều.<br />
- Độ II: nháy mắt ngắt quãng, trong thời gian ngắn.<br />
- Độ III: nháy mắt thường xuyên, gây khó chịu<br />
cho BN.<br />
- Độ IV: nháy mắt liên tục.<br />
7. Tiến triển<br />
- Khỏi tự nhiên: 3%-11%.<br />
- Vẫn tồn tại sau 1 đến 5 năm.<br />
- Mù thoáng qua: 15%.<br />
8. Điều trị<br />
- Tiêm Botulinum: độc tố Botulinum type A pha<br />
loãng có thể gây liệt tạm thời cơ vòng mi do ức chế<br />
phân giải Acetylcholine.<br />
- Tiêm 2-5 UI BOTOX (0,1ml) vào các điểm riêng<br />
biệt vùng quanh mắt bên tổn thương. Khoảng 4-6<br />
tháng phải tiêm nhắc lại.<br />
- Kết quả cho thấy: rất tốt 84%, giảm 7%, thất<br />
bại 9 %.<br />
- Thuốc giãn cơ và thuốc an thần có thể được kê toa<br />
nhưng tác dụng còn đang gây tranh cãi: Benzodiazepin, GABAergics.<br />
- Phẫu thuật cắt cơ vòng mi cho tỷ lệ thành công<br />
khoảng 70% sau lần phẫu thuật đầu tiên.<br />
- Cắt dây VII chọn lọc, tỷ lệ tái phát là 30%.<br />
III. BÀN LUẬN<br />
- Co quắp mi tuy là bệnh hiếm nhưng vẫn có thể gặp<br />
và sẽ gặp nhiều do: tuổi thọ tăng, dân trí cao, các<br />
nguyên nhân đi khám mắt ngày càng phong phú…<br />
- Co quắp mi cũng là bệnh dễ bị bỏ qua bởi không<br />
có gì đặc biệt khi khám mắt, bệnh nhân có thể đến<br />
khám thần kinh-lão khoa-nhãn khoa.<br />
- Điều trị thuốc men thường thất bại, dùng BOTOX<br />
ở nước ta còn dè dặt, phẫu thuật chỉ thực hiện được<br />
ở môi trường nhãn khoa với cân nhắc kỹ lưỡng.<br />
- Chưa có phương pháp điều trị tối ưu do vậy vẫn<br />
cần nghiên cứu tiếp.<br />
<br />
DIỄN ĐÀN<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
- Co quắp mi, co quắp nửa mặt, hội chứng Meige’s là những bệnh hiếm và mãn tính ở những năm 80, có thể<br />
coi là những bệnh “mồ côi” vì không được quan tâm và không có phương pháp chữa trị.<br />
- Ngày nay bệnh được quan tâm hơn, tiêm BOTOX và phẫu thuật có vẻ là những phương thức điều trị có<br />
hiệu quả.<br />
<br />
Hình 1. Bệnh nhân bị co quắp mi nặng<br />
mặc dù đã đeo kính râm để lóa, chống chói<br />
<br />
Hình 2. Khám bằng sinh hiển vi, test Fluor(-), giác mạc<br />
và bán phần trước bình thường<br />
<br />
Nhãn khoa Việt Nam (Số 18 - 6/2010)<br />
<br />
39<br />
<br />