3. Thông báo lâm sàng<br />
<br />
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP U HẮC TỐ ÁC TÍNH<br />
NGUYÊN PHÁT Ở HỐC MẮT<br />
NGUYỄN QUỐC ANH, PHẠM TRỌNG VĂN, HOÀNG ANH TUẤN, NGUYỄN ĐỨC THÀNH<br />
<br />
Bệnh viện Mắt TW<br />
U hắc tố ác tính là những u phát<br />
triển từ các hắc tố bào có nguồn gốc từ<br />
mào thần kinh trong quá trình phát triển<br />
bào thai. U hắc tố ác tính ở hốc mắt có<br />
thể nguyên phát, thứ phát hay di căn. U<br />
hắc tố ác tính nguyên phát ở hốc mắt rất<br />
hiếm. Trong y văn, Resse (1976) giới<br />
thiệu một số trường hợp nhưng không rõ<br />
ràng lắm do chưa xác định u nguyên phát<br />
ở hốc mắt hay từ nhãn cầu vào hốc mắt.<br />
U hắc tố ác tính thứ phát ở hốc mắt<br />
thường phát triển từ những cấu trúc lân<br />
cận như mi, kết mạc hoặc nhãn cầu (hắc<br />
mạc) [5], [8]. U hắc tố ác tính nguyên<br />
phát ở hốc mắt dễ gặp hơn ở những<br />
người mắc chứng nhiễm hắc sắc tố nhãn<br />
cầu, bệnh nhiễm hắc sắc tố mắt-da (nốt<br />
ruồi Ota) và thường ở lứa tuổi từ 50-70<br />
hoặc phát triển từ các nốt ruồi xanh và<br />
thường gặp ở lứa tuổi từ 6-27 [3], [7],<br />
[9]. Phần lớn các BN có biểu hiện lồi<br />
mắt, đôi khi có biểu hiện giống với<br />
những u máu và được chẩn đoán xác<br />
định bằng sinh thiết [1].<br />
<br />
thẳng trục tiến triển từ từ khoảng 6 tháng<br />
nay. Trong quá trình tiến triển của lồi mắt<br />
không có hiện tượng đau nhức hay khó chịu<br />
gì. Bệnh tiến triển từ từ và giảm thị lực từ từ<br />
nên bệnh nhân không để ý.<br />
Khám lâm sàng mắt phải (MP) lồi rõ<br />
so với mắt trái (MT) (Hertel: 24-18/105),<br />
lồi mắt thẳng trục. Thị lực MP giảm (MP<br />
1/10 và MT 10/10), nhãn áp hai mắt hoàn<br />
toàn bình thường (14mmHg - Goldman).<br />
Khám vùng hốc mắt không sờ thấy khối<br />
choán chỗ, nhãn cầu MP lồi thẳng trục, ấn<br />
không thụt vào, không đau nhức, khi cúi<br />
không thay đổi về kích thước. Vận nhãn<br />
bình thường. Khám mi và kết mạc không<br />
cho thấy hình ảnh nào của nốt ruồi hay u<br />
sắc tố. Khám phần trước bình thường,<br />
phần sau thấy gai thị bình thường, không<br />
có dấu hiệu phù hay teo gai, hệ mạch bình<br />
thường, không có khối u ở hắc mạc nào<br />
được tìm thấy.<br />
BN đã được chụp CT scan thấy hình<br />
ảnh khối choán chỗ nằm sau nhãn cầu,<br />
trong chóp cơ và đẩy vào cơ, tỷ trọng cao,<br />
ranh giới tương đối rõ và có vẻ chia thành<br />
hai thuỳ (trên hình ảnh CT scan). BN được<br />
chẩn đoán ban đầu là u mạch thể hang và<br />
được phẫu thuật mở thành ngoài hốc mắt và<br />
<br />
GIỚI THIỆU BỆNH ÁN<br />
Bệnh nhân (BN) nam, 48 tuổi đến<br />
khám bệnh vì mắt phải xuất hiện lồi mắt<br />
<br />
82<br />
<br />
lấy khối u. Tổ chức lấy được có màu đen,<br />
mủn, không lấy được toàn bộ khối và chúng<br />
tôi nghi ngờ là u hắc mạc nên đã dừng phẫu<br />
thuật và chờ khẳng định của kết quả mô<br />
bệnh học. Lần phẫu thuật thứ hai được tiến<br />
hành sau khi có kết quả mô bệnh học cùng<br />
hội chẩn tiêu bản và hội chẩn BN. Tiến<br />
hành chụp cộng hưởng từ hốc mắt để xác<br />
định mức độ xâm lấn của tổ chức u, khám<br />
toàn thân để tìm lại khối u nguyên phát và<br />
xác định xem khối u có di căn hay chưa.<br />
Chúng tôi tiến hành nạo vét tổ chức hốc<br />
mắt. Phẫu thuật và hậu phẫu diễn ra không<br />
có gì đặc biệt, BN được tiếp tục xạ trị tại<br />
chỗ.<br />
Kết quả sinh thiết lần 1 cho thấy u có<br />
màu nâu đen, gồm nhiều đám tế bào dạng tế<br />
bào biểu mô đa diện hoặc hình thoi, bào<br />
tương chứa nhiều hắc tố, nhân kiềm tính, đa<br />
hình thái với chất nhiễm sắc thể thô, hạt<br />
nhân to, nổi rõ. Rải rác có nhiều nhân quái,<br />
nhân chia. Chẩn đoán mô bệnh học là u hắc<br />
tố ác tính. Kết quả mô bệnh học nạo vét tổ<br />
chức hốc mắt cho thấy u nằm trong hốc mắt<br />
phía sau nhãn cầu, không liên tục với thị<br />
thần kinh và gồm những tế bào với tính chất<br />
như đã mô tả ở trên (sinh thiết lần 1) xâm<br />
nhập lan tỏa giữa tổ chức liên kết xơ mỡ<br />
của hốc mắt. Chúng tôi không tìm ra một<br />
khối u hắc tố nào khác ở mi, trên kết mạc<br />
mi hay ở trong nội nhãn. Do vậy, chúng tôi<br />
kết luận trường hợp này là u hắc tố ác tính<br />
nguyên phát ở hốc mắt.<br />
<br />
Về đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học<br />
và bệnh sinh: Người bị bệnh nhiễm hắc<br />
sắc tố nhãn cầu hoặc nốt ruồi xanh quanh<br />
hốc mắt có số lượng tế bào hắc tố tăng đột<br />
biến trong mô mềm hốc mắt do đó dễ có<br />
nguy cơ bị u hắc tố ác tính hốc mắt còn<br />
đối với những người bình thường thì u<br />
hắc tố ác tính có thể phát triển từ các hắc<br />
tố bào ở màng mềm của thị thần kinh và<br />
các hắc tố bào rải rác trong mô mềm của<br />
hốc mắt [7]. Cũng có báo cáo về trường<br />
hợp u hắc tố nguyên phát ở hốc mắt ở BN<br />
có nốt hắc tố che khuất ở củng mạc [6].<br />
Trong một số trường hợp u hắc tố ác tính<br />
hốc mắt dường như có liên quan đến tiền<br />
sử xạ trị hốc mắt trước đó. Thật vậy, trong<br />
y văn đã mô tả một số trường hợp u hắc tố<br />
ác tính ở người lớn xảy ra nhiều năm sau<br />
xạ trị bệnh ung thư cơ vân từ thời niên<br />
thiếu [2], [4]. ở BN của chúng tôi, không<br />
có bất cứ dấu hiệu nào về các tổn thương<br />
hắc tố trước đó của hốc mắt như nốt ruồi<br />
Ota hay nốt ruồi xanh, thậm chí không có<br />
một vết sắc tố kín đáo nào trên củng mạc.<br />
Khối u nằm ở hốc mắt sau, trong chóp cơ,<br />
không liên tục với thị thần kinh và các<br />
khám nghiệm toàn thân cũng không tìm<br />
thấy các dấu hiệu của u hắc tố ác tính ở da<br />
hay bất cứ nơi nào khác trên cơ thể. Vì<br />
vậy, chúng tôi cho rằng, ở BN của chúng<br />
tôi u hắc tố ác tính nguyên phát ở hốc mắt<br />
có thể xuất phát từ những tế bào hắc sắc<br />
tố vẫn tồn tại ở hốc mắt từ trong quá trình<br />
phát triển bào thai [8].<br />
Về điều trị và tiên lượng: Để có<br />
được phác đồ điều trị đúng đắn và thích<br />
hợp cho những BN u hắc tố ác tính hốc<br />
mắt trước hết cần phải thăm khám lâm<br />
sàng xem liệu bệnh có liên quan đến<br />
bệnh nhiễm hắc sắc tố nhãn cầu, bệnh<br />
nhiễm hắc sắc tố mắt-da hoặc nốt ruồi<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
U hắc tố ác tính nguyên phát ở hốc<br />
mắt là một bệnh khá hiếm nên không có<br />
nhiều báo cáo về bệnh này nói chung<br />
cũng như về đặc điểm lâm sàng và tiên<br />
lượng của bệnh.<br />
<br />
83<br />
<br />
xanh hay không vì nếu u hắc tố ác tính<br />
phát triển từ những bệnh này dường như<br />
có tiềm năng ác tính hơn [7]. Tiếp theo<br />
cần phải chụp CT hốc mắt hoặc chụp<br />
cộng hưởng từ để xem u còn khu trú hay<br />
đã lan rộng. Nếu u vẫn khu trú thì phẫu<br />
thuật lấy toàn bộ khối u mà không cần<br />
sinh thiết trước vì sinh thiết có thể làm<br />
tăng nguy cơ reo rắc các tế bào u, tạo<br />
điều kiện cho u có thể lan rộng, tái phát<br />
và di căn [7], [8]. Những trường hợp u<br />
lan rộng hơn thì có thể phối hợp với xạ<br />
trị hoặc là nạo vét toàn bộ tổ chức hốc<br />
mắt [8]. Tiên lượng của u hắc tố ác tính<br />
<br />
hốc mắt nguyên phát tương tự như tiên<br />
lượng của u hắc tố ác tính hắc mạc với tỷ<br />
lệ di căn sau 5 năm là 38% trong đó 90%<br />
là di căn gan [10].<br />
KẾT LUẬN<br />
U hắc tố ác tính hốc mắt nguyên phát<br />
là một bệnh rất ác tính, hiếm gặp và khó<br />
chẩn đoán nếu chỉ dựa vào thăm khám lâm<br />
sàng và chẩn đoán hình ảnh. Đôi khi bệnh<br />
có triệu chứng giống với các tổn thương về<br />
mạch máu do đó những trường hợp u mạch<br />
máu không điển hình cần được sinh thiết để<br />
chẩn đoán xác định.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
LEE V., SANDY C., ROSE G.E., MOSELEY I.M., CREE I., HUNGERFORD<br />
J.L. (2002). Primary orbital melanoma masquerading as mascular anormalies. Eye,<br />
16: 16- 29.<br />
2.<br />
LEFF S.R., HENDKIND P. (1983). Rhabdomyosarcoma and late malignant<br />
melanoma of the orbit. Ophthalmology, 90: 1258- 1260.<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
LöFFLER K.U., WITSCHEL. (1989). Primary malignant melanoma of the orbit<br />
arising in a cellular blue naevus. British Journal of Ophthalmology, 73: 388- 393.<br />
LUMBROSO L., SIGAL- ZAFRANI B., JOUFFROY T et al. (2002). Late<br />
malignant melanoma after treatment of rhabdomyosarcoma of the orbit during<br />
childhood. Arch Ophthalmol, 120: 1087- 1090.<br />
SACCA S.S., PRESTE A., PORTA A., MARTINOLI M.C., CIULO G (1986).<br />
Orbital melanoma – Case report. Orbit, 4: 247-250<br />
MANDEVILLE J.T.H., GROVE JR A.S., DADRAS S.S., ZEMBOWICZ A.M<br />
(2004) Primary orbital melanoma associated with occult episcleral nevus. Arch<br />
Ophthalmol, 122: 287-290.<br />
SHIELDS J.A. (1989). Diagnosis and management of orbital tumors. W.B.<br />
Saunders company, 275- 287.<br />
SHIELDS J.A., SHIELDS C.L. (2003). Orbital Malignant Melanoma. Ophthalmic<br />
Plastic and Reconstructive Surgery. 19(4): 262- 269.<br />
SHIELDS J.A., SHIELDS C.L. (2004). Survey of 1264 patients with orbital<br />
tumors and simulating lesions. Ophthalmology, 111 (5): 997- 1008.<br />
TELLADO M., SPECHT C.S., MCLEAN I.W et al. (1996). Primary orbital<br />
melanomas. Ophthalmology, 103: 929- 932.<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
84<br />
<br />
PRIMARY MELANOMA IN THE ORBIT<br />
Primary melanoma is an exceedingly rare tumor that probably develops from<br />
congenital rests of neural crest cells in the orbit. It represent less than 1% of orbital<br />
neoplasms and usually occurs in the presence of clinical or histological evidence of<br />
ocular melanosis. This work reports the case of orbital melanoma that can be considered<br />
unusual because of its slow involution and the primary diagnosis was hemangioma<br />
<br />
85<br />
<br />