Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP VÁCH NGĂN ÂM ĐẠO PHÁT HIỆN MUỘN <br />
Nguyễn Đình Xướng* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu nghiên cứu: Giới thiệu 1 ca lâm sàng có màng ngăn âm đạo hiếm gặp phát hiện ở tuổi 31. Tổng <br />
quan tài liệu những ca lâm sàng tương tự trên thế giới đã công bố. Từ đó rút ra những kinh nghiệm về chẩn <br />
đoán và điều trị. <br />
Phương pháp: Giới thiệu bệnh án 1 bệnh nhân có màng ngăn âm đạo đi khám bệnh vì lý do hiếm muộn. <br />
Kết quả: Bệnh nhân nữ 31 tuổi đi khám bệnh vì lập gia đình 3 năm chưa có con mặc dù kinh nguyệt hàng <br />
tháng vẫn đều và tinh trùng đồ của chồng trong giới hạn bình thường. Khám lâm sàng thấy âm đạo sâu khỏang <br />
10cm. Không thấy cổ tử cung.MRI vùng chậu thấy tử cung ngả trước, cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng bình <br />
thường.Nội soi âm đạo không phát hiện lỗ rò cũng như cổ tử cung. Phẫu thuật nội soi ổ bụng thám sát kết hợp <br />
thám sát âm đạo phát hiện màng ngăn âm đạo đóng ở giữa âm đạo. Có một vài hõm ngách ở thành âm đạo nhưng <br />
không phát hiện một lỗ thủng nào. Sau khi mở màng ngăn âm đạo thấy cổ tử cung bình thường. Bơm Bleu <br />
methylène thám sát thấy 2 vòi trứng thông tốt. <br />
Kết luận: Đây là một trường hợp có màng ngăn âm đạo phát hiện muộn vì: bệnh nhân vẫn có kinh nguyệt <br />
đều hàng tháng, đời sống tình dục bình thường, màng ngăn đóng ở 1/3 giữa và lỗ rò nhỏ. Kết hợp nội soi ổ bụng <br />
và thám sát âm đạo sẽ rất hữu ích trong những trường hợp chẩn đoán trước mổ chưa chắc chắn. <br />
Từ khóa: Màng ngăn âm đạo, muộn. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
CLINICAL CASE REPORT: A LATE DIAGNOSIS OF A TRANSVERSE VAGINAL SEPTUM <br />
Nguyen Dinh Xuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 59 – 62 <br />
Objective: To present a rare case of transverse vaginal septum diagnosed at the age of 31. Review the <br />
contemporary literature on vaginal septum in order to further illustrate the presentation, treatment options and <br />
outcomes of patients diagnosed with these malformations. <br />
Methods: Present the papers of one patient who consulted doctor for her infertile. <br />
Results: The 31 years old female went to see a doctor for her infertile after 3 years of her couple life instead of <br />
her periods are regular. Spermatology of her husband was normal. Clinical examination revealed that: the deep of <br />
her vagina is about 10cm, the cervix was not found and didn’t see any perforation on the vaginal wall either. MRI <br />
showed: the uterine is bent anteriorly. the cervix, the fallopian tube, the ovary are normal. Vaginoscopy didn’t see <br />
any perforation on vaginal wall and the cervix either. Laparoscopy in conjunction with vagina inspection revealed <br />
the transverse vaginal septum locates in the middle of the vagina, the vaginal wall has some small hollows but <br />
didn’t see any perforation. After the vaginal septum was opened, the cervix was then appeared. Bleu methylene <br />
was injected into the uterus, laparoscopy showed that solution on both sides of Fallopian tube. <br />
Conclusions: This patient was the case of transverse vaginal septum diagnosed late because: She has regular <br />
periods and normal sexual intercourse, the septum located in the middle of the vagina, the perforation of the <br />
* Khoa Ngoại thận ‐ Tiết niệu BV Nguyễn Tri Phương <br />
Tác giả liên lạc: TS.BS Nguyễn Đình Xướng, <br />
<br />
ĐT: 0908315754, <br />
<br />
Email: dinhxuong@yahoo.com <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 <br />
<br />
59<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
septum was small. Laparoscopy combine with vagina inspection is very useful in these cases whose diagnosis are <br />
unclear before operation. <br />
Keywords: Vaginal septum, late. <br />
<br />
TRÌNH BÀY CA LÂM SÀNG <br />
Họ tên: LÝ THỊ THU H Sinh năm 1983 <br />
Địa chỉ: Xã Châu Quế Thượng, huyện Văn <br />
Yên, tỉnh Yên Bái. <br />
<br />
Sau khi bơm Bleu methylen vào buồng tử <br />
cung thấy thoát ra ổ bụng qua 2 tai vòi chứng tỏ <br />
cả 2 tai vòi thông tốt. <br />
<br />
Nhập viện ngày 18 tháng 8 năm 2014. Số <br />
bệnh án: 26727. <br />
Bệnh sử: Có kinh từ năm 16 tuổi, kinh <br />
nguyệt đều. Lập gia đình năm 2011. <br />
Tinh dịch đồ của chồng trong giới hạn bình <br />
thường. <br />
Khám lâm sàng: Âm đạo khoảng 10cm. <br />
Không thấy cổ tử cung, niêm mạc trơn láng <br />
không phát hiện bất kỳ lỗ thông nào. <br />
Các xét nghiệm cận lâm sàng trong giới hạn <br />
bình thường. <br />
<br />
<br />
Hình 1: Bóc tách thành âm đạo <br />
<br />
MRI bụng chậu: Tử cung ngả trước. 2 buồng <br />
trứng bình thường. <br />
Nội soi bàng quang bình thường, nội soi âm <br />
đạo thấy thành âm đạo có nhiều nếp gấp, có một <br />
và cột lõm. Không tìm được cổ tử cung, không <br />
thấy bất kỳ lỗ thông nào. <br />
Mổ ngày 19 tháng 8 năm 2014. <br />
Tường trình phẫu thuật: Mê nội khí quản, <br />
nằm thế sản khoa. Rạch da ngay vị trí rốn đặt <br />
Trocar 10 bơm hơi ổ bụng. Đặt thêm 1 Trocar 5 <br />
vào vén các quai ruột thám sát thấy tử cung và 2 <br />
thấy thành âm đạo bít hoàn toàn không thấy cổ <br />
tử cung. Rạch thành âm đạo tách lên trên thấy <br />
thông với khoang âm đạo chính thức. Một vách <br />
ngăn âm đạo ở vị trí giữa âm đạo. Mở rộng âm <br />
đạo thám sát thấy cổ tử cung bộc lộ rõ. Bơm Bleu <br />
Methylene và quan sát ổ bụng thấy 2 vòi trứng <br />
thông tốt. Tạo hình lại âm đạo. Đặt sonde Foley <br />
niệu đạo. Đóng các lỗ Trocar. <br />
<br />
<br />
Hình 2: Hai nang tuyến Bartolin làm nhầm lẫn với <br />
cổ tử cung <br />
<br />
Nội soi ổ bụng thấy tử cung, vòi trứng, <br />
buồng trứng bình thường <br />
Sau khi mở vách ngăn thấy rõ cổ tử cung <br />
phía sau. <br />
<br />
60<br />
<br />
<br />
Hình 3: Nội soi ổ bụng thấy tử cung, vòi trứng, <br />
buồng trứng bình thường <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7 <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Vách ngăn âm đạo xuất hiện với tần xuất từ <br />
1/30.000 đến 1/80.000 trẻ em gái. Đa số được phát <br />
hiện sớm hoặc khi bé gái có kinh nguyệt không <br />
thoát ra được gây đau đớn phải đi khám bệnh. <br />
Theo Levy G và cộng sự thì vách ngăn âm đạo <br />
được phát hiện sớm nhất là ở tuần thứ 25 của <br />
thai kỳ nhờ siêu âm phát hiện một khối tụ dịch <br />
vùng chậu của thai nhi. <br />
<br />
<br />
Hình 4: Sau khi mở vách ngăn thấy rõ cổ tử cung <br />
phía sau <br />
<br />
<br />
Hình 5: Sau khi bơm Bleu methylen vào buồng tử <br />
cung thấy thoát ra ổ bụng qua 2 tai vòi chứng tỏ cả <br />
2 tai vòi thông tốt <br />
<br />
<br />
Hình 6: <br />
<br />
Đa số các trường hợp vách ngăn âm đạo <br />
được phát hiện khi bé gái ở tuổi dậy thì với triệu <br />
chứng đau tức vùng hạ vị do kinh nguyệt không <br />
thoát ra được. Trường hợp màng ngăn âm đạo ở <br />
cao và không bít kín hoàn toàn như trường hợp <br />
bệnh nhân của chúng tôi là rất hiếm gặp và <br />
thường là phát hiện trễ vì bệnh nhân không <br />
nhận thấy bất kỳ sự bất thường nào ngoại trừ <br />
sau khi lập gia đình một thời gian dài mà không <br />
có con‐ trường hợp này là 3 năm sau khi lập gia <br />
đình – Năm 1997, Levy G và cộng sự báo cáo 1 <br />
trường hợp 19 tuổi đi khám bệnh vì hiếm muộn <br />
và được phát hiện có màng ngăn âm đạo. Levy <br />
G và cộng sự cũng đồng thời tham khảo tài liệu <br />
và tìm thấy từ năm 1966 đến năm 1997 có 73 <br />
trường hợp đi khám bệnh vì lý do hiếm muộn <br />
sau đó phát hiện có màng ngăn âm đạo. Theo M. <br />
C. Bansal, 46% màng ngăn âm đạo ở vị trí 1/3 <br />
trên, 35% ở 1/3 giữa và 19% ở 1/3 dưới. Màng <br />
ngăn càng cao thì càng dày. <br />
Trường hợp bệnh nhân này của chúng tôi lý <br />
do phát hiện muộn là bệnh nhân không thấy bất <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 <br />
<br />
61<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
kỳ bất thường nào ở cơ quan sinh dục ngoài, có <br />
kinh ở tuổi 16 và rất đều hàng tháng, khi lập gia <br />
đình đời sống tình dục hoàn toàn bình thường. <br />
Lý do duy nhất bệnh nhân đi khám bệnh là đã <br />
lập gia đình 3 năm mà chưa có thai. <br />
Về điều trị: Tất cả các tác giả đều thống nhất <br />
là phải điều trị bằng phẫu thuật ngay khi phát <br />
hiện có màng ngăn âm đạo. Những trường hợp <br />
tắc hoàn toàn chỉ đơn giản là rạch tháo dịch, <br />
hoàn toàn có thể bảo tồn màng trinh ngay cả <br />
những trường hợp màng ngăn đóng cao. <br />
Trường hợp của chúng tôi màng ngăn đóng <br />
tương đối cao, bệnh nhân có đời sống tình dục <br />
đã 3 năm nên âm đạo khá sâu tuy nhiên do <br />
không tìm thấy lỗ thoát dịch và máu kinh kết <br />
hợp ở thành bên trái âm đạo có 2 nang tuyến <br />
Bartolin nên khi khám lâm sàng chúng tôi lầm <br />
tưởng là có dị dạng cổ tử cung đóng ở thành bên <br />
trái âm đạo. Khi mổ chúng tôi chú ý mở thành <br />
trái bộc lộ 2 khối u nhỏ và phát hiện chỉ là nang <br />
tuyến Bartolin. Việc kết hợp nội soi ổ bụng rất <br />
hữu ích trong trường hợp này nhằm: <br />
Thám sát xem có bất thường gì về tử cung, <br />
vòi trứng, buồng trứng không. <br />
Quan sát phía trên trong quá trình phẫu tích <br />
thành âm đạo tránh làm tổn thương các cơ quan <br />
lân cận. Khi bóc tách lên chúng tôi thấy 1 lỗ <br />
thủng nên nhầm là đã vào cùng đồ Douglas nên <br />
chúng tôi luồn 1 ống thông qua lỗ thủng và quan <br />
sát trong ổ bụng thì không thấy ống thông trong <br />
ổ bụng do vậy mạnh dạn mở rộng lỗ thủng và <br />
phát hiện ra cổ tử cung ở phía trên và do đó xác <br />
<br />
định đây là một trường hợp màng ngăn âm đạo <br />
đóng cao. <br />
Qua nội soi ổ bụng thám sát có thể đánh giá <br />
luôn 2 tai vòi có thông không bằng cách bơm <br />
xanh methylen vào buồng tử cung và quan sát <br />
trong ổ bụng giúp điều trị hiếm muộn sau này vì <br />
lý do đi khám bệnh của bệnh nhân là hiếm <br />
muộn. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Hiếm muộn do màng ngăn âm đạo là một dị <br />
dạng hiếm gặp. Việc phát hiện thường ở giai <br />
đoạn muộn vì bệnh nhân không nhận thấy <br />
những triệu chứng bất thường nào. Khi thăm <br />
khám âm đạo không thấy cổ tử cung thì nên <br />
nghĩ đến màng ngăn âm đạo. Việc kết hợp giữa <br />
nội soi ổ bụng và phẫu tích thành âm đạo là rất <br />
hữu ích. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
Goldstein DP (2008), “How to diagnose and repair <br />
congenital uterovaginal malformations”, Surgical <br />
Technique March Vol 20, No. 03. <br />
<br />
2.<br />
<br />
Kieran K, Latini JM, Bloom DA (2008) ”Developmental <br />
Anatomy and Urogenital Anormalities” Female Urology, <br />
third edition pp.3 – 11. <br />
<br />
3.<br />
<br />
Levy G, Warren M, Maidman (1997), J Int Uroginecal J <br />
Pelvic Floor Dysfunction; 8(3):173 – 6. <br />
<br />
4.<br />
<br />
Rock JA, Azziz R (1987), “Genital anomalies in <br />
childhood“. Clin Obstet Gynecol 30:682‐696. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: <br />
<br />
<br />
<br />
20/10/2014 <br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: <br />
<br />
22/11/2014 <br />
<br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
5/12/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
62<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 <br />
<br />