Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP SỎI MŨI TẠI BỆNH VIỆN BẢO LỘC<br />
VÀ HỒI CỨU Y VĂN<br />
Huỳnh Ngọc Thành*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Sỏi mũi là dị vật chất khoáng nằm trong hốc mũi có thể phát hiện khi soi mũi trước. Nếu không được phát<br />
hiện kích thước nó lớn dần gây hôi mũi, chảy mũi, nghẹt mũi và các biến chứng nặng nề. Sỏi mũi là bệnh hiếm<br />
gặp. Ngày nay nội soi mũi là phương tiện giúp chẩn đoán sỏi mũi ở giai đoạn sớm. Chúng tôi báo cáo bệnh nhân<br />
nữ 68 tuổi, bị khó thở, nghẹt mũi, chảy mũi kéo dài 20 năm. Năm năm gần đây hôi mũi gây khó chịu cho các<br />
người chung quanh. Một năm lại đây mờ mắt phải. Vào viện vì nghẹt và hôi mũi phải, được chẩn đoán vẹo vách<br />
ngăn sang trái + viêm toàn bộ hệ xoang + polyps mũi phải và được nội soi mổ chỉnh hình vách ngăn, toàn bộ hệ<br />
xoang cạnh mũi kèm lấy sỏi + cắt polype mũi phải. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm trình bày trường<br />
hợp bệnh nhân nữ lớn tuổi bị sỏi mũi lần đầu tiên gặp tại Bệnh viện Bảo lộc đồng thời so sánh với y văn để làm<br />
rõ hiện tượng bệnh.<br />
Từ khóa: sỏi mũi<br />
<br />
SUMMARY<br />
RHINOLITH IN ENT DEPARTMENT OF BAO LOC HOSPITAL: CASE REPORT AND A BRIEF<br />
REVIEW OF THE MEDICAL LITERATURE.<br />
Huynh Ngoc Thanh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 216 - 221<br />
Rhinoliths are mineralised foreign bodies in the nasal cavity that may be found by anterior rhinoscopy.<br />
Undiscovered, they grow appreciably in size and can cause a foul-smelling nasal discharge, breathing problems<br />
and serious complications. Nasal stones are now a very rare occurrence. Endoscopic rhinoscopy, now make it<br />
possible to identify Rhinoliths at an early stage of development. We report the case of a 68-year-old woman. On<br />
presentation, she complained of difficulty in breathing through the right nostril, right purulent rhinorrhea and<br />
this had persisted for the last 20 years. For the past five years a strong fetid smell from the nose had been apparent<br />
to those in her vicinity. She had had amblyopia of right eye in recent years. She was diagnosed left nasal septal<br />
deviation and polypoid pansinusitis with a stone in the right nostril. Under general anaesthesia, endoscopic<br />
surgery for septoplasty and pan right sinuses, the stone and the polyps were removed in toto from the right nasal<br />
cavity. The purpose of the present study is to present a case of rhinolith in an adult woman first seen in our<br />
hospital and to make a brief review of the medical literature.<br />
Keywords: Rhinoliths<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sỏi mũi là hiện tượng lâm sàng hiếm gặp,<br />
cơ chế bệnh sinh cho đến nay vẫn chưa được<br />
hiểu đầy đủ. Các nghiên cứu chi tiết về bệnh<br />
này không nhiều trong y văn, các đặc điểm<br />
lâm sàng của bệnh vẫn còn nhiều tranh<br />
cãi(3,17,22). Tác giả Barder và Hiliopoulos(6)<br />
<br />
nghiên cứu bệnh sử một nữ bệnh nhân bị sỏi<br />
mũi được phát hiện khi bà đã 71 tuổi kể lại lúc<br />
10 tuổi bà đi rửa mũi có một mẫu bông thấm<br />
nước đi vào mũi và nằm lại trong đó. Sau 27<br />
năm bà quay lại phòng khám tai mũi họng<br />
than phiền rằng bị khó thở, sau khi khám thấy<br />
bà vẫn thở thông bình thường qua 2 mũi nên<br />
<br />
* Bệnh viện Bảo Lộc II<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Huỳnh Ngọc Thành ĐT: 0907518894<br />
<br />
216<br />
<br />
Email: huynhngocthanh@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
việc kiểm tra 2 hốc mũi kỹ lưỡng không được<br />
tiến hành. Năm 35 tuổi bà lại nhập viện vì các<br />
vấn đề về đường thở của mình nhằm cố gắng<br />
tìm ra nguyên nhân, nhưng một lần nữa viên<br />
sỏi mũi vẫn không được phát hiện. Mãi đến<br />
tuổi 71 do nghe kém bà đi khám chuyên khoa<br />
tai mũi họng được chỉ định soi vòm kiểm tra lỗ<br />
vòi mới phát hiện ra viên sỏi một cách ngẫu<br />
nhiên, như vậy viên sỏi đã ở trong mũi bà ta 61<br />
năm với thỉnh thoảng có một vài triệu chứng<br />
khó thở. Điều đặc biệt ở bệnh nhân này được<br />
các tác giả mô tả là chính vì mùi hôi phát ra từ<br />
mũi do viên sỏi mà bà bị xã hội cô lập và<br />
không lấy được chồng. Một số các nghiên cứu<br />
khác cũng đều ghi nhận diễn tiến bệnh sỏi mũi<br />
thường kéo dài, biểu hiện lâm sàng hết sức đa<br />
dạng, có thể từ không triệu chứng gì khi kích<br />
thước viên sỏi còn nhỏ cho đến biểu biện rầm<br />
rộ các triệu chứng cùng các biến chứng của<br />
nó(3,6,9,17).<br />
Từ trước đến nay khoa tai mũi họng Bệnh<br />
viện II Lâm Đồng chỉ duy nhất gặp một bệnh<br />
nhân nữ vẹo vách ngăn sang trái + viêm đa<br />
xoang polyps kèm sỏi một bên mũi phải.<br />
Chính vì các lý do vậy nên chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu này nhằm mục đích trình bày ca<br />
bệnh, đọc lại kiến thức trong y văn làm sáng tỏ<br />
hiện tượng bệnh.<br />
<br />
TRÌNH BÀY CA BỆNH<br />
Bệnh nhân Trần Thị T, 68 tuổi, làm vườn ở<br />
tại lộc thắng Bảo lâm, Lâm đồng. Vào viện vì<br />
nghẹt và hôi mũi phải. Bệnh khởi phát gần 20<br />
năm nay với nghẹt mũi phải + khạc đàm mũi<br />
sau liên tục. Thỉnh thoảng có từng đợt đau nặng<br />
gò má phải, đau mũi phải, nhức mắt phải, đau<br />
nửa đầu bên phải. Năm năm gần đây xuất hiện<br />
hơi thở có mùi hôi, một năm lại đây cảm giác<br />
nhức mắt phải nhiều. Bệnh nhân tự đi khám<br />
điều trị nội khoa nhiều loại kháng sinh, giảm<br />
đau chống viêm nhiều nơi bệnh không khỏi nên<br />
nhập viện. Bệnh nhân tỉnh táo không có tiền sử<br />
bệnh tâm thần, không có tiền sử bị dị vật mũi<br />
cũng như các bệnh nội khoa khác. Lúc vào viện<br />
ghi nhận tổng trạng chung gầy, da niêm mạc<br />
<br />
Tai Mũi Họng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hồng, hạch ngoại vi trong giới hạn bình thường,<br />
các cơ quan không phát hiện gì đặc biệt.<br />
<br />
Khám chuyên khoa<br />
Cơ năng<br />
Nghẹt + chảy mũi phải liên tục, khạc đàm,<br />
hơi thở hôi, cảm giác đau nửa đầu + mặt phải,<br />
đau nhức sâu trong hốc mắt phải.<br />
- Thực thể<br />
Ấn vùng hố nanh phải cảm giác đau tức, ấn<br />
điểm xoang sàng góc trong hốc mắt phải đau, ấn<br />
vùng xoang trán phải không đau, dùng đèn clar<br />
và pince mũi phải thấy hốc mũi phải đầy polyp<br />
từ khe giữa xuống đến sàn mũi chiếm toàn bộ<br />
2/3 sau hốc mũi phải, mũi trái khe giữa sạch, các<br />
cuốn niêm mạc hồng, vách ngăn lệch trái, soi<br />
họng thấy đàm nhầy từ vòm xuống thành bên<br />
họng phải.Khám chuyên khoa mắt: thị lực 2 mắt<br />
không kính 4/10, kính lỗ 6/10, 2 mắt vận nhãn<br />
bình thường, kết mạc không phù, không cương<br />
tụ, giác mạc trong, soi đáy mắt 2 bên chưa thấy<br />
gì lạ.<br />
* Các xét nghiệm cơ bản<br />
Công thức máu, sinh hoá máu, tổng phân<br />
tích nước tiểu kết quả bình thường.<br />
* CT scan mũi<br />
Vẹo vách ngăn sang trái, mờ phức hợp lỗ<br />
ngách + toàn bộ các xoang bên phải, có hình ảnh<br />
dị vật đóng vôi 1/3 giữa khe mũi dưới phải (hình<br />
1 a, b, c, d)<br />
<br />
Hình 1: (a), (b): Hình ảnh đóng vôi ½ giữa khe mũi<br />
dưới phải; mờ xoang hàm phải; (c): mờ xoang trán<br />
phải; (d): mờ xoang bướm phải<br />
<br />
217<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
* Nội soi mũi<br />
Mũi phải Polyps che lấp hốc mũi (hình 2a),<br />
dùng dụng cụ đẩy khối polyps lên trên ra sau<br />
thấy khối cứng màu nâu xám (hình 2b), thăm dò<br />
bằng spatule thấy dấu chạm đá, mũi trái thoáng<br />
sạch bình thường, vách ngăn vẹo sang trái.<br />
<br />
( )<br />
<br />
Hình 2: a-Polyps mũi chiếm toàn bộ 2/3 sau hốc mũi;<br />
b-hình ảnh sỏi mũi phải<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán sỏi mũi phải<br />
biến chứng viêm toàn bộ các xoang cạnh mũi +<br />
polyps mũi phải độ IV/ Vẹo vách ngăn sang trái.<br />
Được điều trị bằng kháng sinh, giảm đau, chống<br />
viêm, rửa mũi 3 ngày. Sau đó được mổ nội soi<br />
cắt gai vách ngăn phải, gắp sỏi, cắt polyps, mở<br />
rộng phức hợp lỗ ngách phải, phá mảnh nền<br />
làm rộng lỗ thông xoang trán, xoang hàm, xoang<br />
bướm qua gây mê nội khí quản.<br />
<br />
Hình 3: Viên sỏi sau khi lấy ra<br />
Thuốc sau mổ: Gentamycine80mg x 2 ống<br />
tiêm bắp/ngày, Amoxyl 0,5g x 4 Viên/ngày,<br />
decolgen x 3V/ngày, petizen 10mg x 3 viên/<br />
ngày.<br />
Theo dõi sau mổ: Ngày đầu sau mổ đau ½<br />
mặt + hốc mắt phải nhưng không ảnh hưởng thị<br />
lực, tiến hành rút bớt bấc mũi trước. Ngày thứ<br />
hai bệnh nhân đỡ đau ½ mặt + nặng mắt P, rút<br />
bấc toàn bộ. Ngày thứ ba trở đi rửa mũi bằng<br />
nước muối hàng ngày. Ngày thứ 10 bệnh nhân<br />
<br />
218<br />
<br />
hết đau vùng mổ, mũi thông được ra viện và<br />
được hướng dẫn rửa mũi bằng nước muối sinh<br />
lý hàng ngày. Sau một tháng tái khám vết mổ<br />
lành thở tốt qua 2 mũi, hết toàn bộ các triệu<br />
chứng cơ năng.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Lần đầu tiên trong Y văn năm 1654<br />
Bartholini báo cáo trường hợp bệnh bị dị vật<br />
đóng vôi cứng như đá nằm trong mũi bệnh<br />
nhân(17,22). Mãi đến năm 1845 thuật ngữ sỏi mũi<br />
(rhinolith nguồn gốc từ tiếng Hy lạp rhino nghĩa<br />
là mũi, litho nghĩa là đá) được các nhà y học<br />
định nghĩa là do sự lắng đọng một phần hoặc<br />
toàn phần các chất khoáng trong mũi bệnh<br />
nhân(1,9,17,24). Năm 1829 Axmann và sau đó là<br />
nhiều tác giả khác(1,16,17,24) đã phân tích bản chất<br />
hóa học của viên sỏi mũi: gồm 90% chất vô cơ<br />
chủ yếu là các muối của calcium, magnesium,<br />
sodium, sắt, nhôm,.. với phosphates, carbonates,<br />
chlorides và 10% chất hữu cơ do lắng đọng từ<br />
dịch tiết mũi như glutamic acid, glycin(1),…<br />
Ngày nay nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh chi<br />
tiết hình thành sỏi mũi vẫn chưa hiểu biết đầy<br />
đủ. Tuy nhiên người ta chia nguyên nhân sỏi<br />
mũi thành 2 nhóm nội sinh và ngoại sinh tùy<br />
theo khối sỏi có nhân hay không nhân. Khối dị<br />
vật được các chất khoáng lắng đọng xung quanh<br />
làm kích thước ngày càng to dần thì gọi là<br />
nguyên nhân ngoại sinh(5,9,15). Tác giả Kharoubi<br />
phân tích 20 trường hợp sỏi mũi thấy có 3 ca có<br />
nhân là dị vật, có thể do các dị vật bị bỏ quên<br />
như các loại hạt (đậu, hạt cherri,..), cục tẩy, mẩu<br />
giấy, mẩu gỗ,… nằm trong hốc mũi sau nhiều<br />
năm, thường thấy ở trẻ em, những người tâm<br />
thần hoặc chậm phát triển trí tuệ(14). Còn sỏi mũi<br />
nội sinh theo D. Linnert(16) và H. Olbrich(21) cho<br />
rằng là do tự cơ thể tạo ra khối sỏi thường gặp ở<br />
các bệnh nhân viêm xoang polype mũi kéo dài<br />
bởi sự lắng đọng các chất khoáng trong dịch tiết<br />
của mũi. Khi niêm mạc còn nguyên vẹn các hạt<br />
bụi nhỏ li ti có trong không khí được hít vào sẽ<br />
được loại trừ qua dịch nhầy tiết ra và hoạt động<br />
của các lông chuyển trên niêm mạc mũi. Khi<br />
niêm mạc bị tổn thương các hạt bụi nhỏ này đi<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
vào mũi tích tụ cùng các muối khoáng có trong<br />
dịch tiết của niêm mạc mũi lắng đọng hình<br />
thành nên sỏi mũi(9,15) Tuy nhiên thuyết này<br />
không giải thích được tại sao có rất nhiều bệnh<br />
nhân viêm đa xoang polyps mũi một hoặc 2 bên<br />
trong thời gian dài nhưng rất hiếm khi hình<br />
thành sỏi mũi, nó cũng không giải thích được<br />
hiện tượng tại sao sỏi mũi thường gặp chỉ một<br />
bên. Nghiên cứu của tác giả O. David, A. Wolff(8)<br />
cho thấy có khoảng 20% sỏi mũi là do nguyên<br />
nhân nội sinh và cũng do các muối khoáng lắng<br />
đọng quanh các chất sẵn có của cơ thể như răng<br />
lạc chỗ, mảnh xương mục, cục máu khô,…Theo<br />
Montovani JC(17) các bất thường giải phẫu tại chỗ<br />
như vẹo vách ngăn, phì đại cuốn mũi, cấu tạo<br />
tháp mũi có liên quan với việc hình thành sỏi<br />
mũi. Quá trình hình thành sỏi mũi thuờng kéo<br />
dài, tác giả Vink(24)và cộng sự cho rằng thời gian<br />
này khoảng 15 năm.<br />
Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên<br />
cứu cụ thể về tỉ lệ bệnh lưu hành của sỏi mũi.<br />
Năm 1943 Polson CJ(22) tổng hợp 600 các trường<br />
hợp báo cáo về sỏi mũi trên toàn thế giới đến<br />
thời điểm nghiên cứu và một số các tác giả mới<br />
đây cho thấy, sỏi mũi là bệnh hiếm gặp nhưng<br />
xảy ra ở mọi chủng tộc, mọi lứa tuổi (6 tháng<br />
đến 86 tuổi)(3,9), thường gặp ở nữ giới(17), hay nằm<br />
ở một bên mũi (trong 600 ca chỉ có 4 ca là sỏi<br />
mũi 2 bên). Theo nghiên cứu của Kharoubi ở đại<br />
học y khoa Badja Mokhtar Algerie năm 2008<br />
trong 20 trường hợp sỏi mũi thì người lớn chiếm<br />
55%, sống ở nông thôn 66%, gặp ở mũi phải<br />
60%, chỉ có một ca sỏi mũi 2 bên do sỏi kích<br />
thước lớn phá thủng vách ngăn nằm sang 2 bên,<br />
đường kính trung bình của viên sỏi là 5-50mm,<br />
hình dạng viên sỏi rất phức tạp, màu sắc thường<br />
là nâu xám (14). Đa số các tác giả cho rằng vị trí<br />
của sỏi thường gặp nhất là khe mũi dưới, tuy<br />
nhiên nó có thể nằm bất kỳ chỗ nào trong hốc<br />
mũi hoặc trong các xoang cạnh mũi và thời gian<br />
bị bệnh có thể từ vài tháng đến vài chục<br />
năm(4,8,22). Bệnh nhân của chúng tôi là nữ không<br />
mắc bệnh thần kinh không có tiền sử bị dị vật<br />
mũi, thời gian bị bệnh 20 năm, chẩn đoán viêm<br />
đa xoang polyps mũi kèm sỏi 1 bên mũi phải có<br />
<br />
Tai Mũi Họng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
lẽ nguyên nhân hình thành sỏi mũi bệnh nhân<br />
này là nguyên nhân nội sinh.<br />
Biểu hiện lâm sàng sỏi mũi hết sức đa dạng.<br />
Khi sỏi còn nhỏ nó tồn tại trong mũi bệnh nhân<br />
nhiều năm mà không biểu hiện triệu chứng nào<br />
và thường được phát hiện một cách tình cờ khi<br />
thăm khám định kỳ cho bệnh nhân(4,9). Khi viên<br />
sỏi đủ lớn thì tuỳ vị trí của nó mà gây nên các<br />
triệu chứng, biến chứng khác nhau. Do đa số sỏi<br />
nằm ở khe mũi dưới một bên nên triệu chứng<br />
thường gặp là: nghẹt mũi, chảy mũi mủ, hôi<br />
mũi, chảy máu mũi, đôi khi đau đầu, nặng mặt,<br />
và hiếm hơn là chảy nước mắt một bên. Khám<br />
lâm sàng bằng đèn clar có thể phát hiện được<br />
các trường hợp sỏi nằm ở 1/3 trước hốc mũi...<br />
Việc chẩn đoán xác định sỏi mũi dựa vào khai<br />
thác bệnh sử kỹ lưỡng, thăm khám lâm sàng cẩn<br />
thận, nội soi mũi bằng ống cứng là phương tiện<br />
tốt giúp chẩn đoán chính xác và đánh giá toàn<br />
bộ tình trạng kèm theo như viêm xoang, polyps,<br />
vẹo vách ngăn,..từ đó đề ra kế hoạch can thiệp<br />
chính xác và triệt để(3,14,17). Đặc biệt CT scan và Xquang rất có giá trị trong chẩn đoán và đánh giá<br />
các biến chứng của sỏi mũi do cấu trúc của nó<br />
thường là các chất khoáng. Đối với trường hợp<br />
sỏi mũi ở trẻ em để tránh phơi nhiễm tia xạ tác<br />
giả Ogretmenoglu(20) cho rằng nội soi cứng có giá<br />
trị trong chẩn đoán sỏi mũi và điều trị triệt để<br />
các biến chứng do viên sỏi gây ra.<br />
Một số trường hợp sỏi mũi lâu ngày làm<br />
dính cuốn mũi vách ngăn hoặc polyps to che lấp<br />
viên sỏi, các tác giả khuyên nên chẩn đoán phân<br />
biệt với u xương (osteoma), u có nguyên nhân từ<br />
răng (odontogenic tumors) u sụn (chondroma),<br />
u sợi hoá xương (ossifying fibroma) lành tính<br />
hoặc các u ác tính vùng hốc mũi như:<br />
osteosarcomas, chondrosarcoma, và squamous<br />
cell carcinoma(3,8,9,17).<br />
Bệnh nhân chúng tôi trình bày bị nghẹt mũi<br />
+ chảy mủ mũi + hôi mũi bên phải, thỉnh thoảng<br />
đau đầu nặng mặt, nhức mắt phải, nội soi mũi<br />
thấy mũi phải đầy polyps, kết quả CT scan giúp<br />
xác định chẩn đoán chính xác sỏi khe dưới hốc<br />
mũi có biến chứng viêm toàn bộ các xoang bên<br />
<br />
219<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
phải là phù hợp với y văn. Chỉ có triệu chứng<br />
vách ngăn lệch trái là phải tranh luận. Như lý<br />
luận ở trên nếu nguyên nhân nội sinh hình<br />
thành sỏi mũi, nếu vách ngăn lệch trái sẽ làm tắc<br />
mũi trái và các hạt bụi và các muối khoáng lắng<br />
đọng tạo sỏi bên trái. Ở bệnh nhân này có khối<br />
sỏi bên phải, vậy có thể tình trạng vẹo sang trái<br />
không phải do bẩm sinh mà là do sỏi + polyps<br />
đẩy vách ngăn sang trái.<br />
Các báo cáo đều cho rằng biến chứng<br />
thường gặp nhất của sỏi mũi là viêm xoang tái<br />
diễn không đáp ứng điều trị nội khoa(3,5,8,17). Tuy<br />
nhiên các biến chứng khác của sỏi mũi cũng hết<br />
sức đa dạng. Năm 1921 Lionel Colledge công bố<br />
trường hợp một phụ nữ 59 tuổi đi khám do ù tai<br />
phải điều trị nhiều đợt không khỏi, ông khám và<br />
phát hiện viên sỏi ở mũi phải bị polyps che<br />
khuất, sau khi mổ Caldwell-Luc xoang hàm phải<br />
và gắp ra viên sỏi thì tai bệnh nhân lành(7). Năm<br />
1967 S. Ishrat-Husain(12) báo cáo trường hợp nữ<br />
30 tuổi đi khám vì ho kéo dài 2 năm không đáp<br />
ứng điều trị, khi khám phát hiện sỏi mũi phải<br />
điều trị mổ Caldwell-Luc xoang hàm phải gắp ra<br />
viên sỏi bệnh nhân hết ho. S. G. Allen ở Anh(2) và<br />
sau đó nhiều tác giả(11,10,13,23) báo cáo ca bệnh sỏi<br />
mũi gây thủng khẩu cái tạo lỗ dò mũi miệng.<br />
Gần đây nhất tháng 3 năm 2010 tác giả Sinan<br />
Atmaca(4) Đại học y khoa Ondokuz Mayis Thổ<br />
Nhi Kỳ trình bày ca bệnh bé gái 6,5 tuổi bị sỏi<br />
mũi biến chứng viêm xoang trán, viêm xương<br />
tuỷ xương vùng trán và áp xe ngoài màng cứng<br />
vùng sọ trán. Viêm túi lệ, thủng vách ngăn, hoại<br />
tử xương vách mũi xoang, áp xe quanh hốc mắt,<br />
viêm màng não cũng được một số tác giả đề cập<br />
đến(3,5,9,17,22).<br />
Việc điều trị sỏi mũi gồm lấy sỏi và điều trị<br />
thích hợp các biến chứng của nó. Khi kích thước<br />
viên sỏi nhỏ, chưa có biến chứng thì điều trị hết<br />
sức đơn giản, đa số tác giả đề nghị gây tê hoặc<br />
gây mê dùng thanh bóc tách để tách viên sỏi ra<br />
khỏi niêm mạc mũi rồi dùng thìa hoặc các kẹp<br />
lấy ra dưới nội soi cứng qua đường mũi(3,9,17,22).<br />
Nếu viên sỏi lớn dính chắc trong hốc mũi nhưng<br />
chưa gây biến chứng, khi lấy có nguy cơ gây<br />
<br />
220<br />
<br />
rách thủng vách ngăn và cuốn mũi nhất là ở trẻ<br />
em. Detlef Brehmer(9) và nhiều tác giả khác<br />
khuyên nên gây tê hoặc gây mê dưới sự dẫn<br />
đường của nội soi cứng dùng kìm làm vỡ nhỏ<br />
viên sỏi và gắp ra qua đường mũi(3,17). Tuy nhiên<br />
cũng có nhiều trường hợp rất khó, viên sỏi quá<br />
to, quá cứng không thể làm vỡ để lấy ra qua mũi<br />
như trường hợp của Moulonguet(19) mô tả năm<br />
1995 buộc phải mở cạnh mũi để lấy. Khi sỏi gây<br />
các biến chứng như thủng vách ngăn, dò mũi<br />
miệng hoặc các biến chứng cấp do nhiễm trùng<br />
(viêm màng não, viêm hốc mắt, viêm túi lệ,..) thì<br />
ngoài việc lấy sỏi còn phải vá lỗ thủng vách<br />
ngăn, đóng lỗ dò mũi miệng hoặc điều trị kháng<br />
sinh thích hợp(2,9,11,10,13,23). Đối với biến chứng<br />
thường gặp viêm xoang mạn tính hầu hết các tác<br />
giả đều lấy sỏi và mổ nội soi xoang nhằm tái tạo<br />
con đường sinh lý dẫn lưu nhầy từ các xoang<br />
vào mũi (3,8,9,17). Bệnh nhân chúng tôi bị sỏi mũi<br />
phải gây viêm toàn bộ các xoang cạnh mũi +<br />
polyps mũi phải và vẹo vách ngăn sang trái, đã<br />
được chúng tôi mổ nội soi chỉnh vách ngăn, gắp<br />
sỏi, cắt polyps, cắt mõm móc, nạo xoang sàng<br />
trước sau, mở rộng lỗ thông xoang hàm, xoang<br />
trán, xoang bướm là hoàn toàn phù hợp với xu<br />
thế hiện nay trên thế giới.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Sỏi mũi là bệnh hiếm gặp, diễn tiến bệnh<br />
thường kéo dài, có biểu hiện lâm sàng rất thay<br />
đổi. Khi bệnh nhân bị nghẹt + chảy mũi hôi một<br />
bên kéo dài cần nghi ngờ sỏi mũi và phải khai<br />
thác bệnh sử kỹ lưỡng, thăm khám lâm sàng cẩn<br />
thận, nội soi mũi, chụp phim, đặc biệt là phim<br />
CT scan giúp chẩn đoán chính xác. Việc gây tê<br />
hoặc gây mê toàn thân dùng nội soi cứng gắp<br />
sỏi và xử lý các biến chứng của sỏi là biện pháp<br />
điều trị hiệu quả được y văn ghi nhận hiện nay.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
Abdel-Latif SM, Abdel-Hady S, Moustafa HM.<br />
Crystallographic study of rhinoliths. Journal of Laryngology<br />
and Otology. 1979;93(12):1205–1209<br />
Allen SG. “A rhinolith presenting in the palate”1967;<br />
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/5228987<br />
Appleton SS, Kimbrough RE, Engstrom HIM. Rhinolithiasis:<br />
a review. Oral Surgery Oral Medicine and Oral Pathology.<br />
1988;65(6):693–698<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />