intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân một trường hợp u tuyến nước bọt trong xoang hàm và hốc mũi (T)

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

65
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài với mục tiêu nhằm báo cáo 1 ca bệnh nhân có khối u mũi một bên có nguồn gốc từ trong xoang hàm với chẩn đoán mô bệnh học là u tuyến nước bọt, cụ thể là bệnh nhân nam 59 tuổi, có chảy máu mũi (T) 5-6 tháng, nghẹt mũi, nội soi phát hiện u ở hốc mũi (T), sinh thiết 3 lần cho kết quả khác nhau. Tiến hành mổ Caldwell- Luc xoang hàm (T) lấy bệnh phẩm gửi giải phẫu bệnh và được chẩn đoán giải phẫu bệnh là u đa dạng tuyến nước bọt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân một trường hợp u tuyến nước bọt trong xoang hàm và hốc mũi (T)

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP U TUYẾN NƯỚC BỌT<br /> TRONG XOANG HÀM VÀ HỐC MŨI (T)<br /> Nguyễn Thị Thư*, Trần Anh Tuấn**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Giới thiệu: u tuyến nước bọt là u tuyến lành tính thường gặp nhất ở vùng đầu mặt cổ. U tuyến nước bọt<br /> của xoang hàm ít được đề cập đến trong y văn.<br /> Mục tiêu: báo cáo 1 ca bệnh nhân có khối u mũi một bên có nguồn gốc từ trong xoang hàm với chẩn đoán mô<br /> bệnh học là u tuyến nước bọt.<br /> Ca báo cáo: bệnh nhân nam 59 tuổi, có chảy máu mũi (T) 5 – 6 tháng, nghẹt mũi, nội soi phát hiện u ở hốc<br /> mũi (T), sinh thiết 3 lần cho kết quả khác nhau. Tiến hành mổ Caldwell- Luc xoang hàm (T) lấy bệnh phẩm gửi<br /> giải phẫu bệnh và được chẩn đoán giải phẫu bệnh là u đa dạng tuyến nước bọt.<br /> Kết luận: u tuyến nước bọt trong xoang hàm hốc mũi là thể hiếm gặp, lành tính, chỉ chẩn đoán xác định sau<br /> xét nghiệm giải phẫu bệnh. Việc chẩn đoán phân biệt với các khối u khác vùng mũi xoang có chảy máu mũi và<br /> nghẹt mũi rất khó khăn đặc biệt là ung thư sàng hàm.<br /> Từ khóa:: u tuyến nước bọt trong xoang hàm.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> PLEOMORPHIC ADENOMA OF NASAL CAVITY AND MAXILLARY SINUS<br /> A CASE REPORT<br /> Nguyen Thi Thu, Tran Anh Tuan<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 122 - 125<br /> Introduction Pleomorphic adenoma is the most common head and neck benign glandular tumor.<br /> Pleomorphic adenoma of the maxillary sinus has rarely been described in the literature.<br /> Objective To report a case of a patient with a unilateral nasal mass, originated from the maxillary sinus with<br /> histopathological diagnosis of pleomorphic adenoma.<br /> Case report 59 year- old- male patient, who has been suffering from epistaxis for 5-6 months, nasal<br /> obstruction in left side. There is a mass in the left nasal cavity on Endoscopic examination. This patient was<br /> biopsied 3 times. The results are different. The patient was operated on maxillary sinus. The tumor was removed<br /> and sent to pathologist. Histopathological diagnosis is pleomorphic adenoma.<br /> Conclusion Pleomorphic adenoma is rare type of tumor, it is benign. Definite diagnosis is only achieved after<br /> histopathological exam of surgical specimen. It should be differential diagnosis of other tumor associated to<br /> epistaxis and nasal obstruction especially nasal sinus cancer.<br /> Key words: Pleomorphic adenoma of the maxillary sinus.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> U tuyến nước bọt là loại u tuyến thường gặp<br /> ở vùng đầu mặt cổ, thường là u lành tính.<br /> * Bệnh Viện Đại học Y Dược Cơ sở 2<br /> ** Đại học Y Dược<br /> Tác giả liên lạc: Bs Nguyễn Thị Thư<br /> <br /> 122<br /> <br /> Vị trí thường gặp 80% ở tuyến nước bọt<br /> chính tuyến mang tai, dưới hàm, dưới lưỡi), 8%<br /> gặp ở tuyến nước bọt phụ (khẩu cái mềm, khẩu<br /> <br /> ĐT: 0918425538<br /> <br /> Email: nghiepbc@yahoo.com<br /> <br /> Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> cái cứng), còn hiếm gặp ở nơi khác: mũi, vách<br /> ngăn, trong xoang, khí quản, thực quản<br /> Trong mũi vị trí thường gặp nhất là sụn tứ<br /> giác, thành ngoài mũi nhất là phễu sàng. Những<br /> ca u tuyến nước bọt trong xoang hàm hiếm khi<br /> được mô tả trong y văn.<br /> Mục đích của bài này là báo cáo một trường<br /> hợp hiếm gặp, có khối u ở bên mũi (T) có nguồn<br /> gốc từ xoang hàm, có chẩn đoán mô bệnh học là<br /> u tuyến nước bọt.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> thành hốc mắt (T), hủy xương hàm trên (T) và<br /> các mảnh sàng (T). Dày niêm mạc xoang hàm (P)<br /> và xoang trán (T).<br /> Kết luận: theo dõi K sàng hàm (T), hủy thành<br /> bên xoang hàm (T), bào mòn sàn hốc mắt (T),<br /> hủy xương hàm trên (T) và các mảnh sàng (T).<br /> Viêm xoang hàm (P) và xoang trán (T).<br /> <br /> TÓM TẮT BỆNH ÁN<br /> Bệnh nhân nam, 59 tuổi, quê quán Tây ninh,<br /> nghề nghiệp: chăn nuôi heo.<br /> Số hồ sơ: 11.01311<br /> Nhập viện vì lý do chảy máu mũi (T).<br /> Tiền sử: Phát hiện cao huyết áp 1 tuần trước<br /> khi nhập viện.<br /> Bệnh sử: Bệnh nhân bị bệnh khoảng 5 – 6<br /> tháng, Chảy máu mũi bên (T), máu đỏ tươi, chảy<br /> ri rỉ sau khi ăn thức ăn cứng, tự cầm, thường 1 –<br /> 2 lần/ tháng. Khám bệnh ở Bệnh viện Hòa Hảo<br /> được sinh thiết mũi nhưng vẫn không rõ bệnh.<br /> Trước vào viện 5 – 6 ngày, ngoài chảy máu mũi<br /> bệnh nhân còn bị nghẹt mũi (T) liên tục. Bệnh<br /> nhân không sốt, không sổ mũi, không nhức đầu<br /> hay đau vùng mặt, không ù tai tới khám tại<br /> ĐHYDCS2.<br /> Sinh thiết hốc mũi (T) 3 lần: ngày 23/<br /> 5/2011: chỉ thấy chất nhày, hồng cầu tơ huyết.<br /> Ngày 30/5/2011: polyp kèm viêm mạn và tăng<br /> sinh tế bào niêm mạc. Ngày 17/6/2011: viêm<br /> niêm mạc mũi.<br /> Chẩn đoán: U hốc mũi và xoang hàm (T).<br /> Phẫu thuật<br /> <br /> Cận lâm sàng<br /> Nội soi: Hốc mũi (T) ứ đọng nhày nhiều, sau<br /> khi hút sạch thấy khe giữa (T) có một khối u mật<br /> độ mềm, đụng vào dễ chảy máu.<br /> CTscan: thương tổn mật độ mô mềm vùng<br /> hàm sàng (T) bắt thuốc cản quang mạnh, không<br /> đồng nhất, hủy thành bên xoang hàm, bào mòn<br /> <br /> Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br /> <br /> Caldwell-Luc: Rạch niêm mạc rãnh lợi môi<br /> (T). Bóc tách bộc lộ mặt trước xoang hàm.Phá<br /> thành trước xoang hàm thấy xương còn rất<br /> mỏng, trong xoang có rất nhiều nhày ứ đọng=><br /> hút sạch nhày, thấy khối mô mềm, mủn, sắp xếp<br /> thành chùm, đụng vào dễ chảy máu=> lấy sạch<br /> mô, gửi giải phẫu bệnh, kiểm ta thấy thành sau<br /> <br /> 123<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> xoang hàm bị phá vỡ.Lấy phần mô khe giữa (T)<br /> đường hốc mũi, nhét mèche cầm máu.<br /> <br /> mũi được mô tả bởi Compagno và Wong không<br /> có một ca nào u có liên quan với các xoang.<br /> Trong báo cáo 2807 ca ung thư tuyến nước bọt<br /> Spiro không mô tả bất cứ u lành tính nào của<br /> xoang hàm, sàng. U tuyến nước bọt có thể gặp ở<br /> bất cứ tuổi nào nhưng thường gặp là 30 – 60 tuổi,<br /> không phân biệt chủng tộc, nữ > nam.<br /> - Than phiền chính là: nghẹt mũi một bên<br /> (71%), chảy máu mũi (56%). Các triệu chứng<br /> khác của u hốc mũi chảy mũi, epiphora. U tuyến<br /> nước bọt là khối u một bên, không đau, màu<br /> trắng xám, giống như polyp, có vỏ bọc.<br /> - CT Scan cho hình ảnh không đặc hiệu:<br /> khối đồng tỷ trọng, giới hạn rõ, không có canxi<br /> hóa. Tái tạo xương gợi ý quá trình lành tính<br /> tiến triển chậm.<br /> <br /> Hình ảnh CT- Scan sau phẫu thuật<br /> Giải phẫu bệnh Gs Nguyễn Sào Trung đọc<br /> ngày 01/7/2011: U gồm các tế bào thượng mô<br /> tăng sản họp thành bè hoặc thành ống. Tế bào<br /> thượng mô hình trụ cao có nơi chuyển sản gai và<br /> tạo sừng. Các tế bào thượng mô hình đa diện<br /> nhỏ nhân lệch bào tương ưa eosin. Mô đệm có<br /> chuyển sản xương, sụn, nhày. Chẩn đoán: u<br /> tuyến đa dạng của tuyến nước bọt (Pleomorphic<br /> Adenoma).<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Dịch tễ học<br /> - U tuyến nước bọt thường gặp ở tuyến nước<br /> bọt lớn (tuyến mang tai, dưới hàm, dưới lưỡi)<br /> 80%, ở tuyến nước bọt nhỏ 8%.<br /> - U tuyến nước bọt hiếm gặp ở hốc mũi tỷ lệ<br /> là 1%, lần đầu tiên được mô tả bởi Denker và<br /> Kahler năm 1929, Stevenson(1932), và Weidlen<br /> (1936). Từ đó một số ca được nhắc đến trong y<br /> văn. Nơi thường gặp nhất ở phần sụn tứ giác ><br /> thành mũi ngoài(nasal concha). Hầu hết u là từ<br /> niêm mạc của xương và sụn vách ngăn.<br /> - U tuyến nước bọt ở trong xoang còn hiếm<br /> gặp hơn. Trong số 40 ca u tuyến nước bọt hốc<br /> <br /> 124<br /> <br /> - MRI hình ảnh thay đổi. Thường cho hình<br /> ảnh một khối ranh giới rõ giảm tỷ trọng ở T1,<br /> trung gian và không đồng nhất ở T2.<br /> - Chẩn đoán xác định sau sinh thiết có kết<br /> quả mô bệnh học.<br /> <br /> Chẩn đoán phân biệt<br /> + polyp mũi<br /> + U nhú đảo ngược.<br /> + U mạch máu.<br /> + Ung thư sàng hàm.<br /> <br /> Điều trị<br /> Phẫu thuật là chính. Đường vào tùy thuộc<br /> kích thước khối u. Khối u nhỏ dùng nội soi qua<br /> đường mũi. Khối u lớn đi đường ngoài phối hợp<br /> với nội soi mũi. Lấy rộng rãi tới mô lành.<br /> Xạ trị ít dùng chỉ áp dụng ở những trường<br /> hợp chống chỉ định phẫu thuật.<br /> Chăm sóc sau mổ thường xuyên đề phòng<br /> khả năng tái phát. Tỷ lệ tái phát 2,4 – 7,5% sau<br /> lần mổ đầu. Chuyển ác tính 2 – 3%chủ yếu xảy<br /> ra ở những ca tái phát.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> U tuyến nước bọt trong xoang hàm là một<br /> bệnh hiếm gặp. Chẩn đoán phân biệt u tuyến<br /> nước bọt với những khối u mũi xoang một bên<br /> <br /> Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> không dễ, vì bệnh nhân có triệu chứng không<br /> đặc hiệu tiến triển chậm gặp trong cả u lành và u<br /> ác tính. Chẩn đoán xác định dựa vào chẩn đoán<br /> mô bệnh học. Điều trị là phẫu thuật. Theo dõi<br /> sau mổ đề phòng tái phát.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> 3.<br /> <br /> Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Compagno J, Wong RT (1977). Intranasal mixed tumors<br /> (pleomorphic adenomas): a clinicopathologic study of 40<br /> cases. Am J Clin Pathol 1977;68:213-8.<br /> Kamal SA (1984). Pleomorphic adenoma of the nose. A clinical<br /> case and historical review. J Laryng Otol 1984;98:917-23<br /> Wallace RD (1990). Pleomorphic adenoma of the nose. Clinical<br /> and pathologic diagnosis. Arch Otolaryngol Head Neck Surg<br /> 1990;116:486-8.<br /> <br /> 125<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0