intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân nhanh in vitro cây hoắc hương (Pogostemon cablin (Blanco) Benth. qua giai đoạn mô sẹo

Chia sẻ: Hoang Son | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các mẫu lá và chồi hoắc hương in vitro làm vật liệu tạo mô sẹo. Mẫu được cấy trên môi trường MS cơ bản bổ sung các chất kích thích sinh trưởng (KTST) thuộc nhóm auxin là 2,4 D, NAA, IBA và than hoạt tính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân nhanh in vitro cây hoắc hương (Pogostemon cablin (Blanco) Benth. qua giai đoạn mô sẹo

Vũ Thanh Sắc và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 96(08): 125 - 129<br /> <br /> NHÂN NHANH IN VITRO CÂY HOẮC HƯƠNG<br /> (Pogostemon cablin (Blanco) Benth. QUA GIAI ĐOẠN MÔ SẸO<br /> Vũ Thanh Sắc*, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Thu Huyền<br /> Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các mẫu lá và chồi hoắc hương in vitro làm vật liệu tạo mô<br /> sẹo. Mẫu được cấy trên môi trường MS cơ bản bổ sung các chất kích thích sinh trưởng (KTST)<br /> thuộc nhóm auxin là 2,4 D, NAA, IBA và than hoạt tính. Mô sẹo hình thành được nhân sinh khối<br /> trên môi trường MS bổ sung 1,5 mg/l 2,4D, 0,5 g/l than hoạt tính và BAP, kinetin với nồng độ<br /> khác nhau. Mô sẹo được tái sinh trên môi trường cơ bản MS bổ sung BAP và kinetin. Kết quả thu<br /> được như sau: 1) Môi trường phù hợp nhất cho tạo mô sẹo từ lá và thân cây hoắc hương là môi<br /> trường MS bổ sung 1,5 mg/l 2,4-D; 2) Nồng độ than hoạt tính thích hợp nhất cho tạo mô sẹo từ lá<br /> hoắc hương in vitro là 0,5 g/l; 3) Nhân sinh khối mô sẹo hoắc hương trên môi trường MS bổ sung<br /> 0,5 g/l than hoạt tính, 1,5 mg/l 2,4-D, 1,0 BAP cho kết quả tốt nhất; 4) Môi trường tái sinh chồi từ<br /> mô sẹo cây hoắc hương tốt nhất là MS bổ sung 0,5 mg/l than hoạt tính, 1 mg/l kinetin.<br /> Từ khóa: Hoắc hương, mô sẹo, nhân nhanh, tái sinh, thoạt tính<br /> <br /> MỞ ĐẦU*<br /> Cây hoắc hương có tên khoa học là<br /> Pogostemon cablin (Blanco) Benth. có nguồn<br /> gốc từ Philippin [1], [4]. Hiện nay chúng<br /> được trồng ở các vùng nhiệt đới như Châu Á<br /> và Châu Phi với qui mô lớn để lấy tinh dầu.<br /> Tinh dầu hoắc hương là một trong những<br /> nguyên liệu tự nhiên quan trọng nhất được sử<br /> dụng làm nước hoa và nhiều sản phẩm khác<br /> [2], [4]. Trong y học dân gian hoắc hương<br /> được sử dụng trong điều trị bệnh tiêu chảy,<br /> đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, đau đầu, trị viêm<br /> mũi, viêm xoang, chàm lở, chống viêm,<br /> chống nhiễm trùng, chống nấm… [3].<br /> Nhìn chung, điều kiện nước ta phù hợp cho sự<br /> sinh trưởng, phát triển của hoắc hương và cho<br /> chất lượng tinh dầu cao hơn so với các nước<br /> đang sản xuất tinh dầu hoắc hương trên thế<br /> giới [5]. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua việc<br /> nghiên cứu, trồng và sử dụng hoắc hương còn<br /> rất hạn chế. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải cung<br /> cấp đủ nguồn nguyên liệu đáp ứng cả về số<br /> lượng và chất lượng cho việc sản xuất các sản<br /> phẩm từ hoắc hương. Trong bài báo chúng tôi<br /> trình bày các kết quả nghiên cứu nhân nhanh<br /> cây hoắc hương in vitro qua giai đoạn mô sẹo<br /> nhằm tạo nguồn nguyên liêu sạch bệnh, đồng<br /> đều cho sản xuất hoắc hương trên quy mô lớn.<br /> *<br /> <br /> Tel: 0987 864318, Email: vuthanhsac@gmail.com<br /> <br /> Đồng thời từ nguyên liệu mô sẹo còn có thể<br /> nghiên cứu chiết xuất tinh dầu hay các sản<br /> phẩm thứ cấp khác từ hoắc hương.<br /> NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> Nguyên liệu<br /> Cây hoắc hương Pogostemon cablin (Blanco)<br /> Benth. do Viện Dược liệu cung cấp.<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Bố trí thí nghiệm: Các thí nghiệm được tiến<br /> hành trên môi trường MS (Murashige –<br /> Skoog) có cải tiến bổ sung 20 g/l đường, 10<br /> g/l thạch, các chất kích thích sinh trưởng, than<br /> hoạt tính với các nồng độ khác nhau. Mẫu<br /> nuôi cấy in vitro được duy trì ở nhiệt độ 25 ±<br /> 2oC, cường độ chiếu sáng 2000 – 3000 lux,<br /> thời gian chiếu sáng 10 giờ/ ngày.<br /> Tạo mô sẹo: Lá hoắc hương in vitro được cắt<br /> thành các lát nhỏ, thân được cắt thành từng<br /> đoạn dài 1-1,5 cm rồi cấy lên môi trường MS<br /> bổ sung các auxin là 2,4 D, NAA, IBA với<br /> nồng độ tăng dần từ 0,5 – 3,0 mg/l, các bình<br /> nuôi cấy được đặt trong tối và theo dõi.<br /> Nhân sinh khối mô sẹo: Mô sẹo được cắt<br /> thành các khối nhỏ rồi cấy lên các môi trường<br /> MS bổ sung 1,5 mg/l 2,4D kết hợp riêng rẽ với<br /> BAP, kinetin nồng độ tăng từ 0,5 – 2,0 mg/l,<br /> bình nuôi cấy được đặt trong tối và theo dõi.<br /> 125<br /> <br /> Vũ Thanh Sắc và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Tái sinh chồi từ mô sẹo: Các khối mô sẹo<br /> được chuyển sang môi trường MS bổ sung<br /> BAP, kinetin riêng rẽ theo nồng độ tăng dần từ<br /> 0,5 – 3,0 mg/l, mẫu được theo dõi ngoài sáng.<br /> Xử lý thống kê: Mỗi thí nghiệm được lặp lại<br /> 3 lần, mỗi lần từ 12 đến 18 mẫu để tính trung<br /> bình mẫu và phương sai bằng phần mềm<br /> thống kê sinh học.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> Tạo mô sẹo từ lá hoắc hương<br /> Tạo mô sẹo là khâu quan trọng và có ý nghĩa<br /> đầu tiên trong toàn bộ tiến trình nhân gián<br /> tiếp. Mô sẹo có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo<br /> nguyên liệu cho các nghiên cứu cơ bản, thu<br /> nhận một số nhóm chất có hoạt tính sinh học.<br /> Trong thí nghiệm này, chúng tôi sử dụng<br /> nguyên liệu là lá non in vitro cho tạo mô sẹo.<br /> Kết quả thể hiện ở bảng 1 và hình 1(A).<br /> Kết quả ở bảng 1 cho thấy, các chất kích thích<br /> sinh trưởng thuộc nhóm auxin là 2,4-D, NAA<br /> và IBA đều có tác dụng cảm ứng quá trình tạo<br /> mô sẹo. Trên các công thức nuôi cấy, tỷ lệ tạo<br /> mô sẹo là khá cao. Sau 40 ngày, tỷ lệ thấp<br /> nhất đạt 41, 67% ở nồng độ 3,0 mg/l NAA và<br /> tỷ lệ cao nhất đạt 94,44% ở nồng độ 1,5 mg/l<br /> 2,4D. Trong các loại auxin, 2,4-D là thích hợp<br /> nhất cho tạo mô sẹo từ lá hoắc hương in vitro,<br /> tiếp đó là IBA và cuối cùng là NAA. Bổ sung<br /> 2,4 D cho tỷ lệ tạo mô sẹo cao và khối mô sẹo<br /> cũng đồng đều hơn.<br /> Quan sát đặc điểm hình thái chúng tôi nhận<br /> thấy, mô sẹo khi mới hình thành là những<br /> chấm vàng li ti sùi lên tại các mép lá, sau đó<br /> khối mô chuyển thành màu trắng ngày càng<br /> <br /> 96(08): 125 - 129<br /> <br /> lan vào trong mẫu và to dần lên. Cuối cùng,<br /> khối mô sẹo này bị đen dần và xốp.<br /> Tạo mô sẹo từ thân hoắc hương<br /> Các mô sẹo tạo thành từ nguyên liệu lá hoắc<br /> hương in vitro là mô sẹo xốp, thường có đặc<br /> điểm khó tái sinh hơn so với mô sẹo cứng. Để<br /> cải thiện đặc điểm này, chúng tôi tiếp tục<br /> nghiên cứu tạo mô sẹo từ thân hoắc hương<br /> in vitro. Theo dõi sau 60 ngày nuôi cấy,<br /> chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2 và hình<br /> 1(B). Kết quả ở bảng 2 cho thấy, quá trình tạo<br /> mô sẹo từ thân cây hoắc hương diễn ra chậm<br /> hơn so với quá trình tạo mô sẹo từ lá. Các loại<br /> auxin khác nhau cảm ứng quá trình tạo mô<br /> sẹo cũng khác nhau tương đối rõ rệt. Trong<br /> đó, 2,4 D thể hiện khả năng cảm ứng tốt hơn<br /> cả sau đó đến IBA và cuối cùng là NAA. Kết<br /> quả tạo mô sẹo đạt tốt nhất ở nồng độ 1,5<br /> mg/l 2,4D, tỷ lệ tạo mô sẹo đạt 95,00%. Về<br /> mặt hình thái, khi mới hình thành mô sẹo có<br /> màu trắng sau chuyển sang màu vàng (sau 45<br /> ngày nuôi cấy) rồi đen dần (sau 60 ngày nuôi<br /> cấy). Đặc điểm này là giống nhau trên tất cả<br /> các công thức thí nghiệm.<br /> So sánh mô sẹo hình thành từ thân và từ lá<br /> hoắc hương in vitro chúng tôi nhận thấy, khi<br /> tạo mô sẹo từ lá, thời gian hình thành mô sẹo<br /> nhanh hơn so với tạo mô sẹo từ thân. Tuy<br /> nhiên, các mô sẹo hình thành từ lá lại xốp và<br /> rời rạc còn các mô sẹo hình thành từ thân<br /> cứng, chắc hơn. Tóm lại, công thức tạo mô<br /> sẹo tốt nhất cho cả lá và thân cây hoắc hương<br /> là: MS + 20 g/l sucrose + 10 g/l agar + 1,5<br /> mg/l 2,4-D.<br /> <br /> Bảng 1. Tạo mô sẹo từ lá hoắc hương<br /> Nồng<br /> độ<br /> chất<br /> KTST<br /> (mg/l)<br /> 0<br /> 0,5<br /> 1,0<br /> 1,5<br /> 2,0<br /> 2,5<br /> 3,0<br /> <br /> 126<br /> <br /> 2,4 D<br /> Tỷ lệ tạo mô sẹo (%)<br /> Sau<br /> Sau<br /> 20 ngày<br /> 40 ngày<br /> 55,55 ± 0,75<br /> 66,67 ± 0,33<br /> 66,67 ± 0,71<br /> 50,00 ± 1,22<br /> 38,89 ± 0,75<br /> 27,78 ± 0,54<br /> <br /> 72,22 ± 0,58<br /> 83,33 ± 0,41<br /> 94,44 ± 0,78<br /> 77,78 ± 1,34<br /> 66,67 ± 0,87<br /> 55,56 ± 0,49<br /> <br /> NAA<br /> Tỷ lệ tạo mô sẹo (%)<br /> Sau<br /> Sau<br /> 20 ngày<br /> 40 ngày<br /> 50,00 ± 1,73<br /> 50,00 ± 3,01<br /> 66,67 ± 1,64<br /> 50,00 ± 2,96<br /> 33,33 ± 1,45<br /> 25,00 ± 1,89<br /> <br /> 66,67 ± 2,16<br /> 75,00 ± 2,35<br /> 83,33 ± 1,24<br /> 58,33 ± 3,06<br /> 50,00 ± 1,32<br /> 41,67 ± 1,53<br /> <br /> IBA<br /> Tỷ lệ tạo mô sẹo (%)<br /> Sau<br /> Sau<br /> 20 ngày<br /> 40 ngày<br /> 46,67 ± 1,25<br /> 53,33 ± 0,56<br /> 53,33 ± 1,82<br /> 60,00 ± 1,37<br /> 53,33 ± 2,04<br /> 33,33 ± 1,53<br /> <br /> 53,33 ± 0,95<br /> 60,00 ± 0,72<br /> 73,33 ± 1,14<br /> 80,00 ± 0,94<br /> 86,67 ± 1,37<br /> 46,67 ± 1,63<br /> <br /> Vũ Thanh Sắc và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 96(08): 125 - 129<br /> <br /> Bảng 2. Tạo mô sẹo từ thân hoắc hương<br /> Nồng<br /> độ<br /> chất<br /> KTST<br /> (mg/l)<br /> 0<br /> 0,5<br /> 1,0<br /> 1,5<br /> 2,0<br /> 2,5<br /> 3,0<br /> <br /> 2,4 D<br /> Tỷ lệ tạo mô sẹo (%)<br /> <br /> NAA<br /> Tỷ lệ tạo mô sẹo (%)<br /> <br /> IBA<br /> Tỷ lệ tạo mô sẹo (%)<br /> <br /> Sau 20 ngày<br /> <br /> Sau 40 ngày<br /> <br /> Sau 20 ngày<br /> <br /> Sau 40 ngày<br /> <br /> Sau 20 ngày<br /> <br /> Sau 40 ngày<br /> <br /> 45,00 ± 0,58<br /> 60,00 ± 1,15<br /> 85,00 ± 0,75<br /> 80,00 ± 1,53<br /> 75,00 ± 1,00<br /> 50,00 ± 1,73<br /> <br /> 60,00 ± 0,66<br /> 75,00 ± 0,86<br /> 95,00 ±0,59<br /> 90,00 ± 1,23<br /> 85,00 ± 1,45<br /> 70,00 ± 1,76<br /> <br /> 50,00 ± 2,08<br /> 66,67 ± 2,31<br /> 55,55 ± 2,64<br /> 44,44 ± 2,52<br /> 44,44 ± 3,21<br /> 27,78 ± 2,65<br /> <br /> 66,67 ± 2,15<br /> 77,78 ± 1,07<br /> 72,22 ± 2,01<br /> 61,11 ± 1,64<br /> 55,55 ± 3,34<br /> 44,45 ± 2,18<br /> <br /> 45,00 ± 2,89<br /> 55,00 ± 3,05<br /> 65,00 ± 3,79<br /> 75,00 ± 3,05<br /> 70,00 ± 2,15<br /> 40,00 ± 1,53<br /> <br /> 65,00 ± 2,23<br /> 70,00 ± 2,56<br /> 75,00 ± 3,05<br /> 85,00 ± 2,10<br /> 80,00 ± 1,96<br /> 50,00 ± 1,73<br /> <br /> Bảng 3. Ảnh hưởng của than hoạt tính đến khả năng tạo mô sẹo từ lá hoắc hương<br /> Nồng độ than hoạt<br /> tính (g/l)<br /> 0,5<br /> 1,0<br /> 1,5<br /> 2,0<br /> <br /> Tỷ lệ tạo mô sẹo(%)<br /> Sau 20 ngày<br /> Sau 40 ngày<br /> 50,56 ± 0,68<br /> 97,67 ± 0,47<br /> 43,26 ± 0,57<br /> 76,89 ± 0,79<br /> 25,38 ± 0,95<br /> 58,32 ± 0,47<br /> 18,75 ± 1,21<br /> 43,68 ± 0,65<br /> <br /> Đặc điểm hình thái mô sẹo<br /> Mô sẹo mới hình thành có<br /> màu trắng trong sau đó<br /> chuyển sang trắng nâu<br /> <br /> Bảng 4. Nhân sinh khối mô sẹo hoắc hương<br /> Nồng độ<br /> chất<br /> KTST<br /> (mg/l)<br /> 0<br /> 0,5<br /> 1,0<br /> 1.5<br /> 2,0<br /> <br /> Khối lượng<br /> ban đầu/<br /> bình<br /> (g)<br /> 3,2 ± 0,65<br /> 4,1 ± 1,34<br /> 3,5 ± 0,94<br /> 2,7 ± 1,27<br /> <br /> BAP<br /> Khối lượng<br /> sau 45 ngày/<br /> bình<br /> (g)<br /> 13,3 ± 1,02<br /> 20,2 ± 0,93<br /> 12,9 ± 2,13<br /> 8,8 ± 1,07<br /> <br /> Hệ số nhân<br /> mô sẹo (lần)<br /> <br /> Ảnh hưởng của than hoạt tính đến khả<br /> năng tạo mô sẹo từ lá hoắc hương<br /> Than hoạt tính có ảnh hưởng đến sự hấp thụ<br /> các chất bẩn của môi trường, làm giảm sự ức<br /> chế sinh trưởng của các sản phẩm trao đổi<br /> chất từ mẫu nuôi cấy, làm tăng hiệu suất sinh<br /> khối và làm tối môi trường [6]. Chúng tôi sử<br /> dụng môi trường cơ bản là MS bổ sung 20 g/l<br /> sucrose, 10 g/l agar, 1,5 mg/l 2,4-D, than hoạt<br /> tính ở các hàm lượng khác nhau. Theo dõi<br /> trong 40 ngày, thu được kết quả ở bảng 3.<br /> Từ bảng 3 chúng tôi nhận thấy, than hoạt tính<br /> làm tăng tỉ lệ tạo mô sẹo. Sau 40 ngày nuôi<br /> cấy tỷ lệ tạo mô sẹo đạt cao nhất là 97,67%<br /> trên môi trường bổ sung 0,5 g/l than hoạt tính<br /> và thấp nhất là 43,68% trên môi trường bổ<br /> sung 2,0 g/l than hoạt tính. Như vậy, nồng độ<br /> than hoạt tính tăng lên thì tỉ lệ tạo mô sẹo<br /> giảm đi rõ rệt.<br /> <br /> 4,16<br /> 4,93<br /> 3,68<br /> 3,26<br /> <br /> Khối lượng<br /> ban đầu/<br /> bình<br /> ( g)<br /> 3,3 ± 0,87<br /> 3,1 ± 1,64<br /> 2,9 ± 0,50<br /> 2,6 ± 0,91<br /> <br /> Kinetin<br /> Khối lượng<br /> sau 45 ngày/<br /> bình<br /> (g)<br /> 11,4 ± 1,22<br /> 12,0 ± 1,17<br /> 11,8 ± 0,68<br /> 9,3 ± 0,47<br /> <br /> Hệ số<br /> nhân mô<br /> sẹo (lần)<br /> 3,45<br /> 3,87<br /> 4,07<br /> 3,58<br /> <br /> Đặc điểm hình thái của mẫu nuôi cấy cho<br /> thấy sự khác biệt rất rõ rệt. Trong các công<br /> thức bổ sung than hoạt tính, mô sẹo khi mới<br /> hình thành không có màu vàng như trong môi<br /> trường không bổ sung than hoạt tính mà có<br /> màu trắng trong. Sau 20 ngày, mô sẹo bắt đầu<br /> chuyển sang màu trắng nâu mà không bị đen.<br /> Nếu tiếp tục để mô sẹo này trong môi trường<br /> thì thời gian hóa nâu của mô sẹo kéo dài hơn<br /> so với mô sẹo nuôi cấy trên môi trường không<br /> có than hoạt tính.<br /> Nhân sinh khối mô sẹo hoắc hương<br /> Mẫu được chúng tôi sử dụng trong thí nghiệm<br /> này là mô sẹo tạo ra từ thân cây hoắc hương<br /> in vitro. Mẫu được cấy lên môi trường MS bổ<br /> sung 20 g/l sucrose, 10g/l agar, 0,5 g/l than<br /> hoạt tính, 1,5 mg/l 2,4-D, BAP, kinetin ở các<br /> nồng độ khác nhau. Kết quả theo dõi được thể<br /> hiện ở bảng 4 và hình 1(C).<br /> 127<br /> <br /> Vũ Thanh Sắc và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Kết quả cho thấy cả BAP và kinetin có ảnh<br /> hưởng tích cực đến hệ số nhân sinh khối mô<br /> sẹo. Tuy nhiên, BAP thể hiện khả năng cảm<br /> ứng tốt hơn kinetin. Nồng độ 1,0 mg/l BAP<br /> cho hệ số nhân sinh khối mô sẹo cao nhất đạt<br /> 4,93 lần. Về hình thái, mô sẹo sau khi chuyển<br /> sang môi trường nhân sinh khối có màu trắng<br /> và xốp hơn.<br /> Tái sinh chồi từ mô sẹo hoắc hương<br /> Trong thí nghiệm, chúng tôi sử dụng môi<br /> trường MS bổ sung 20 g/l sucrose, 10g/l agar,<br /> 0,5 g/l than hoạt tính, BAP, kinetin ở các<br /> nồng độ khác nhau. Kết quả thu được thể hiện<br /> ở bảng 5 và hình 1(D).<br /> Theo dõi mẫu cấy sau 10 ngày, chúng tôi<br /> nhận thấy các khối mô bắt đầu chuyển sang<br /> màu xanh, tại 1 số điểm xuất hiện những chồi<br /> nhỏ hơi nhú lên nhưng chưa phân hóa rõ. Sau<br /> 30 ngày các chồi đã hình thành rõ rệt. Cả<br /> BAP và kinetin đều hoạt hóa tái sinh chồi từ<br /> mô sẹo nhưng kinetin cho kết quả tái sinh<br /> chồi tốt hơn thể hiện ở tỷ lệ tái sinh cao và<br /> chất lượng chồi cũng đảm bảo. Nồng độ 1,5<br /> mg/l kinetin cho tỷ lệ tái sinh chồi cao nhất<br /> đạt 80,56 %, các chồi đều xanh, mập có thể<br /> sử dụng cho các giai đoạn sau.<br /> <br /> 96(08): 125 - 129<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> 1. Môi trường phù hợp nhất cho tạo mô sẹo từ<br /> lá và thân cây hoắc hương là môi trường MS<br /> bổ sung 20 g/l sucrose, 10 g/l agar, 1,5 mg/l<br /> 2,4-D. Tỷ lệ tạo mô sẹo từ lá đạt 94,44% và<br /> từ thân đạt 95%.<br /> 2. Nồng độ than hoạt tính thích hợp nhất cho<br /> tạo mô sẹo từ lá hoắc hương in vitro là 0,5 g/l<br /> ứng với môi trường MS bổ sung 20 g/l<br /> sucrose, 10 g/l agar, 1,5 mg/l 2,4-D, 0,5 g/l<br /> than hoạt tính. Tỷ lệ tạo mô sẹo đạt 97,67%.<br /> 3. Môi trường phù hợp nhất cho nhân sinh<br /> khối mô sẹo cây hoắc hương là MS bổ sung<br /> 20 g/l sucrose, 10 g/l agar, 0,5 g/l than hoạt<br /> tính, 1,5 mg/l 2,4-D, 1,0 mg/l BAP. Hệ số<br /> nhân mô sẹo đạt 4,93 lần.<br /> 4. Môi trường tốt nhất cho tái sinh chồi mô<br /> sẹo cây hoắc hương là MS bổ sung 20 g/l<br /> sucrose, 10 g/l agar, 0,5 g/l than hoạt tính, 1<br /> mg/l kinetin. Sử dụng môi trường nuôi cấy<br /> này cho tỷ lệ tái sinh chồi đạt 80,56% và các<br /> chồi đều có chất lượng tốt.<br /> <br /> Bảng 5. Tái sinh chồi từ mô sẹo hoắc hương<br /> Nồng độ chất<br /> KTST (mg/l)<br /> 0<br /> 0,5<br /> 1,0<br /> 1.5<br /> 2,0<br /> 2,5<br /> 3,0<br /> <br /> BAP<br /> Tỷ lệ tạo chồi (%)<br /> 22,38 ± 3,62<br /> 36,07 ± 0,49<br /> 50,45 ± 0,56<br /> 46,78 ± 1,67<br /> 35,84 ± 0,22<br /> 24,51 ± 1,63<br /> <br /> A<br /> <br /> Kinetin<br /> Trạng thái sinh<br /> trưởng của chồi<br /> <br /> Xanh nhạt, mảnh<br /> <br /> B<br /> <br /> Tỷ lệ tạo chồi (%)<br /> <br /> Trạng thái sinh<br /> trưởng của chồi<br /> <br /> 45,78 ± 0,32<br /> 80,56 ± 0,73<br /> 66,47 ± 0,23<br /> 52,39 ± 1,84<br /> 46,65 ± 0,89<br /> 39,27 ± 1,54<br /> <br /> Xanh đậm, mập<br /> <br /> C<br /> <br /> D<br /> <br /> Hình 1: Hình ảnh mô sẹo, chồi tái sinh từ mô sẹo.<br /> A. Mô sẹo hình thành từ lá in vitro trên môi trường bổ sung 1,5 mg/l 2,4 D sau 40 ngày<br /> B. Mô sẹo hình thành từ thân in vitro trên môi trường bổ sung 1,5 mg/l 2,4 D sau 30 ngày<br /> C. Mô sẹo trên môi trường nhân sinh khối bổ sung 0,5 g/l THT, 1,5 mg/l 2,4-D, 1,5 mg/l BAP sau 40 ngày.<br /> D. Tái sinh chồi từ mô sẹo trên môi trường bổ sung 1,5 mg/l kinetin sau 40 ngày<br /> <br /> 128<br /> <br /> Vũ Thanh Sắc và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Đỗ Huy Bích và cộng sự (1993), Tài nguyên<br /> cây thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.<br /> [2]. Bunrathep, Lockwood, Songsak, Ruangrungsi<br /> (2006), “ Chemical constituents from leaves and<br /> cell cultures of pogostemon cablin and use of<br /> precursor feeding to improve patchouli alcohol<br /> level”, ScianceAsia, 32: 293-296.<br /> [3]. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị<br /> thuốc Việt Nam, Nxb Y học Hà Nội.<br /> <br /> 96(08): 125 - 129<br /> <br /> [4]. North Eastern Development Finance<br /> Corporation Ltd of India (2005), Hand Book on<br /> Medicinal & Aromatic Plants (Package of Practices.<br /> [5]. Trần Huy Thái (2005), Nghiên cứu đặc điểm<br /> sinh học và tích lũy tinh dầu của hoắc hương<br /> (Pogostemon cablin (Blanco) Benth.) ở Việt Nam,<br /> Hà Nội.<br /> [6]. Van Winkle, Pullman, (2003), “The combined<br /> impact of pH and activated carbon on the<br /> elemental composition of a liquid conifer<br /> embryogenic tissue initiation medium”, Plant Cell<br /> Reports, Volume 22 (5): 303-311<br /> <br /> SUMMARY<br /> PROPARAGATION IN VITRO OF PATCHOULI<br /> (Pogostemon cablin (Blanco) Benth.) THROUGH CALLUS STAGE<br /> Vu Thanh Sac*, Nguyen Thi Hanh, Nguyen Thi Thu Huyen<br /> College of Sciences – TNU<br /> <br /> In this study, we used samples of patchouli leaves and buds in vitro as the materials for callus<br /> formation. Samples were transplanted on basic MS stimulants that belong to group of auxin 2.4 D,<br /> NAA, IBA and activated charcoal. Formed callus was propagated on MS setting supplemented<br /> with 1.5 mg/l 2.4 D, 0.5 g/l of charcoal and BAP, kinetin with different concentrations. The callus<br /> was regenerated on basic medium MS with kinetin and BAP. The results were as follows: 1) the<br /> most appropriate medium for callus and stem from patchouli was MS medium added with 1.5 mg/l<br /> 2.4-D; 2) the most appropriate activated carbon concentration for callus from patchouli leaves was<br /> 0.5 g/l; 3) Propagation of patchouli callus on MS setting supplemented with 1.5 mg/l 2.4-D, 0.5 g/l<br /> THT, 1.0 BAP got the best results; 4)The best regeneration medium from patchouli callus was MS<br /> setting added with 0.5 mg/l of activated cacbon and 1 mg/l of kinetin.<br /> Key words: Pogostemon cablin (Blanco) Benth., Callus, Propagation, Regeneration, Activated<br /> carbon<br /> <br /> *<br /> <br /> Tel: 0987 864318, Email: vuthanhsac@gmail.com<br /> <br /> 129<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2