NHẠN<br />
—★—<br />
Tác giả: Mori Ogai<br />
Người dịch: Hoàng Long<br />
NXB Văn Học<br />
epub©vctvegroup<br />
21-12-2017<br />
<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
Lời người dịch<br />
Văn học thời Minh Trị ghi dấu ấn của hai tác gia lớn là Natsume Soseki<br />
(Hạ Mục, Thấu Thạch) 夏⽬漱⽯ (1867-1916) và Mori Ogai (Sâm, Âu Ngoại)<br />
森鴎外 (1862-1922). Là thế hệ nhà văn tiếp xúc với tri thức và văn minh<br />
phương Tây (Natsume đi du học Anh, Mori Ogai đi du học Ðức), cả hai<br />
người đều có những đóng góp quan trọng trong việc cách tân văn học Nhật<br />
Bản cận đại. Trong khi Natsume được dịch và giới thiệu với độc giả Việt<br />
hầu hết những tác phẩm quan trọng thì Mori Ogai chưa có được cái may<br />
mắn ấy. Khác với tác giả của “Nỗi lòng” ⼼ và “Từ đó về sau” それから hầu<br />
như chỉ chuyên tâm sáng tác, Mori Ogai ngoài văn chương dịch thuật còn<br />
tham gia quân ngũ. Chính Mori Ogai là người khởi xướng tạp chí văn học<br />
“Phên giậu” Shigarami soshi しがらみ草紙 và đã dịch tác phẩm “Faust”<br />
lừng danh của Goethe ra Nhật ngữ. Ngoài sự nghiệp dịch thuật và binh<br />
nghiệp lẫy lừng (làm đến chức Tổng trưởng Quân y Lục quân), văn nghiệp<br />
Mori Ogai cũng rất phong phú và trải qua nhiều biến chuyển gắn liền với<br />
lịch sử văn học Nhật Bản hiện đại. Vì thế chúng tôi chọn dịch một tác<br />
phẩm tiêu biểu của Mori Ogai, tiểu thuyết “Nhạn” 雁 .<br />
Quyển tiểu thuyết này gồm 24 chương ngắn không có nhan đề được cấu<br />
trúc theo như chính lời tác giả ở chương 24: “Một nửa câu chuyện này là<br />
những chuyện xảy ra khi tôi với Okada còn chơi với nhau thân thiết, một<br />
nửa còn lại là nghe Otama mà tôi quen sau này kể lại sau khi Okada đã ra<br />
đi. Cũng giống như hai mảnh trái phải của một bức tranh dưới kính thực<br />
thể cùng phản chiếu một ảnh tượng, câu chuyện này là ghép và tương<br />
chiếu những điều tôi thấy trước đó và những điều nghe kể sau này”. Tuy<br />
vậy, theo nhà nghiên cứu Takemori Tenyu[1] ở phần giải thích tác phẩm<br />
cho rằng, “Câu chuyện được tái cấu thành từ “hai mảnh trái phải của một<br />
bức tranh”, tức là “những điều thấy trước đó và những điều nghe kể sau<br />
này”.<br />
Tính chất của sự tái cấu thành này không chỉ trong quyển “Nhạn” mà<br />
<br />