intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân sinh tại thế bất xứng Ý *

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

92
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi mượn câu thơ nổi tiếng của người xưa để lập ý tương phản và “chơi chữ” khi quan chiêm lại một trường hợp nghệ sĩ tạo hình “ngộ” nhất của thời mỹ thuật sau Đổi mới, bởi vì cuối câu thơ có một chữ trùng tên với điêu khắc gia Nguyễn Như Ý. Gọi Như Ý là “điêu khắc gia”, e rằng không thuận tai, làm người nghe và cả người được gọi sẽ thấy buồn cười. Không phải anh không “xứng” với danh hiệu này, mà chỉ vì điêu khắc và con người của Nguyễn Như Ý rất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân sinh tại thế bất xứng Ý *

  1. Nhân sinh tại thế bất xứng Ý * . Tôi mượn câu thơ nổi tiếng của người xưa để lập ý tương phản và “chơi chữ” khi quan chiêm lại một trường hợp nghệ sĩ tạo hình “ngộ” nhất của thời mỹ thuật sau Đổi mới, bởi vì cuối câu thơ có một chữ trùng tên với điêu khắc gia Nguyễn Như Ý. Gọi Như Ý là “điêu khắc gia”, e rằng không thuận tai, làm người nghe và cả người được gọi sẽ thấy buồn cười. Không phải anh không “xứng” với danh hiệu này, mà chỉ vì điêu khắc và con người của Nguyễn Như Ý rất khó để gọi theo lối kiểu cách như thế. Khi tôi mới là sinh viên năm thứ hai của trường mỹ thuật, Như Ý đã nổi tiếng một cách bất đắc dĩ trong giới với danh “Ý điên” rồi. Anh đi
  2. đâu cũng rải lại tượng và giai thoại sau vết chân mình. Cánh nghệ sĩ già trẻ ngồi họp trà rượu đâu cũng lấy Ý ra làm “món nhắm” để kể, rồi kết luận: “Chuyện Ý điên thì cả ngày cũng không hết”. Nào là yêu đương rồi điên, bỏ học, quay lại trường, tốt nghiệp đại học bằng vài trang giấy viết tay và mấy cái tượng bé xíu, ra trường đem “cầm” ngay bằng đại học để uống rượu… và ti tỉ chuyện phiêu lưu “củ nghệ” bất cần đời khác. Nhưng công nhận hình ảnh Ý “điên” ngồi cổng trường mỹ thuật đẽo tượng là một nét hình ảnh biểu tượng vừa lãng mạn, vừa hài hước kỳ lạ của trường Yết Kiêu một thời đã có (nay thì đã mất xoẳn hết rồi!). Hình như, hình như thôi, thấy có vẻ khi kể chuyện về Ý “điên”, thì cánh đàn em không kể, cánh đàn anh, và cả những người mua rẻ có phần hời những tác phẩm của Ý “điên” khi nghệ sĩ còn sáng tác “hùng hục” đều hơi có gì hoặc như là “sợ hãi”, hoặc như băn khoăn, cười vơ vẩn chẳng biết nói sao, sượng sùng trước cách sống với nghệ thuật của Nguyễn Như Ý thì phải!
  3. . Như Ý sinh tuổi Tuất, năm 1970, lớn lên ở vùng quê nơi còn in những dấu chân ngựa sắt của thánh Gióng. Anh tốt nghiệp khoa Điêu khắc, ĐHMT Hà Nội khoảng năm 1994–1995. Một lần tôi nghe anh hỏi thầy giáo của anh: “Thầy ơi sao em tên là Như Ý mà chẳng cái gì như ý cả nhỉ?” Rồi anh lại cười cười nói tiếp, “… hay là tại em sinh năm chó nên dính ‘số chó’!” Anh sở hữu một chân dung thực là con người với nụ cười hết sức ngây thơ, cái đuôi mắt dài vốn duyên hiền rất đàn ông và xởi lởi, đôi bàn tay to như cái xẻng, dũng mãnh như tay tượng David của Mikenlăng mà lại rất khéo tay. Ít ai biết năm đầu tiên thi vào trường Mỹ thuật, anh lại thi hội họa chứ không phải điêu khắc. Trong “quá trình sống và sáng tác” bạt mạng của mình, thì Ý có cả tượng, cả tranh, cả đồ họa, cả chế “đồ chơi” mỹ thuật… cái gì cũng giản dị, đặc sắc và nôm na thú vị, vui sống. Nhưng nghệ thuật của anh nổi tiếng nhất vẫn là tượng. Ý “phạc” ra hàng nghìn những con tượng cái tượng. Một loại điêu khắc dân gian thời hiện đại có tên người tạo tác. Những mặt người hồn hước như sinh ra từ nguyên thủy, cái thời nhân sinh tiêu dao chưa cần đến triết lý và chưa tranh lanh, đố kỵ, hân hoan làm tình trước trời đất mà không phải dấm dúi ngượng ngùng, chui vào chỗ tối tăm bình dân hay tối tăm đắt đỏ.
  4. Chân dung vẽ bằng phấn màu Thời anh còn khỏe, còn nhiều “điện” trong người và đi đâu cũng lẵng nhẵng theo cô vợ “nổi tiếng” của mình. Ý có một động tác trượng phu là làm tượng rồi bán ngay không kể đắt rẻ, rồi mời tất cả những người có mặt xung quanh đi uống rượu cho đến sạch bách thì thôi. Đôi ba lần tôi dự những cuộc nhậu tẩy trần nơi “vỉa hè chợ của nhân dân anh hùng” như thế. Nghe Ý kể chuyện vô cùng khoái thú về những người quen (đa phần là nghệ sĩ). Anh bình luận rất hóm hiểm theo cách của nông phu, vui nhưng không kém phần nhân hậu. Sau này khi viết bài về những kẻ cơ hội trong thể loại “nghệ thuật sứ quán, nghệ thuật dự án”, tôi có mượn một câu bình của anh trước đấy rất lâu làm đề dẫn: “Trong nghệ thuật, những gì kỳ quặc và khó hiểu là bịp bợm.” Tôi nghĩ rằng
  5. cách làm nghệ thuật bản năng của Ý là không tính đếm đến tôn chỉ, nhưng nếu có gì tạm coi là tôn chỉ thì đó có lẽ chính là một tôn chỉ nghệ thuật của anh. Trở về sau một lần say quên trời đất như thế, tôi lờ mờ nghĩ bụng về con người của Nguyễn Như Ý rằng: hình như nhân sinh tại thế (thời) này có vẻ không xứng lắm với “ông Ý”, nên ông ý mới hành động cứ như là điên! Bên văn thơ có cố thi sĩ Bùi Giáng, được một nhà văn gọi yêu là “Bùi lão Đại Điên kỳ hiệp”. Làng mỹ thuật cũng có “Ý điên” thành danh ngạo nghễ với những phẩm cách có một không hai, chẳng hại đến ai, chỉ “tự hại mình” mà làm nên nghệ thuật như thế, hẳn phải có điều gì bất thường mà suy ra từ sự lạc thời thì lại nhân bản, bình thường. .
  6. Có một họa sĩ già, bình luận tóm tắt tính chất đại thể về nghệ thuật của trường mỹ thuật Yết Kiêu mấy chục năm trời qua theo kiểu “lột vỏ chuối” như thế này: “Nghệ thuật của thời trước 1945 là tình cảm của mối tình ngây thơ mới nhớn, thầm yêu cô hàng xóm. Nghệ thuật của thời cách mạng và chinh chiến thời sau là ‘tình cảm phục vụ’, phục vụ lý tưởng dân tộc, rồi phục vụ chính trị. Tiếp đến có một thời đoạn ngắn tìm đường hoang mang tủi nhục hoặc là cao ngạo vô lối. Rồi sau Đổi mới là đến thời nghệ thuật của thị trường tự do và chiều khách!“. Nghệ thuật của thời “Doi moi” (viết như tiếng Anh của các bài viết nước ngoài nói về giai đoạn trên giữ đúng chữ tiếng Việt nhưng bỏ dấu) này khiến người ta buộc phải khôn ngoan và không thể không “nhây” gì đến vật chất. Nằm trọn trong nghệ thuật sau Đổi mới, nhưng có lẽ, duy nhất một mình Ý “điên” là tung hê hoàn toàn được cái trạng thái bao phủ này, như một nhánh rẽ tất yếu để cân bằng, cộng với những kỳ dị trời cho làm nên một cá nhân độc đáo lành, dù thế nào vẫn là lành, vì có phương hại gì đến bất cứ ai đâu, ngoài việc chỉ làm cho cái đời đã nhuốm nhuộm tệ này hay ho thêm chút! Chỉ có điều, giá như nền văn hóa mỹ thuật của ta có một kiểu đối xử khắt khe và yêu thương sao sát hơn, chứ không phải quá chiều chuộng rồi thờ ơ, thì giá trị và sức bền vững của một tác giả, tác phẩm đặc biệt lạ lùng như thế đã được nâng tầm khác hẳn. Tôi nghĩ rằng, đi qua bất cứ một nền mỹ thuật của bất cứ một vùng hay một dân tộc của bất cứ thời nào, thì hình như ta luôn có thể tìm thấy ở đó một “Ý điên” – và chắc chắn chỉ một mà thôi!
  7. * Một số hình ảnh ở phòng triển lãm Viet Art. Triển lãm từ 25. 5 đến 30. 5. 2012: Một góc triển lãm...
  8. . . *
  9. (*) Thơ Lý Bạch: Hai câu cuối của bài thơ Tuyên Châu Tạ Diểu lâu tiễn biệt Hiệu thư Thúc Vân Nhân sinh tại thế bất xứng ý Minh triêu tán phát lộng biên châu Tạm dịch: Ở đời này nếu chẳng gì vừa được lòng ta/ Thì sớm mai hẵng xõa tóc gió mà chèo thuyền rong chơi mãi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2