NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRUNG HỌC PHỔ<br />
THÔNG Ở THÀNH PHỐ HUẾ VỀ VIỆC DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG ANH<br />
THEO HƯỚNG QUỐC TẾ HÓA<br />
TÔN NỮ NHÃ ĐIỂN<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Trong những thập niên vừa qua, vấn đề “Tiếng Anh chuẩn của<br />
người bản ngữ” hay “Tiếng Anh như ngôn ngữ quốc tế” đã được đề cập đến<br />
trong việc dạy - học tiếng Anh trên thế giới. Liệu Việt Nam đã nhận định<br />
được điều này chưa và đã có biến chuyển gì trong việc dạy - học cũng như<br />
trong thái độ đối với “Tiếng Anh như ngôn ngữ quốc tế”. Bài báo này giới<br />
thiệu nhận thức của giáo viên (GV) tiếng Anh trung học phổ thông (THPT) ở<br />
thành phố Huế về việc dạy ngữ pháp tiếng Anh theo hướng quốc tế hóa.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tiếng Anh không còn chỉ được sử dụng bởi người bản xứ ở Anh, Bắc Mỹ, Úc, New<br />
Zealand cũng như bởi những ai học tiếng Anh để giao tiếp nữa. Hiện nay tiếng Anh<br />
được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới như là ngôn ngữ quốc tế (English as an<br />
International Language - EIL) [4]. Với khuynh hướng toàn cầu hóa, tiếng Anh trở thành<br />
ngôn ngữ giao tiếp chính ở các nước Châu Á như Singapore, Malaysia, India, Trung<br />
Quốc và được xem như là ngôn ngữ thứ hai ở các nước này (English as a Second<br />
Language - ESL). Crystal [1] nhận định rằng tiếng Anh từ lâu đã không còn là sở hữu<br />
riêng của người Anh, Mỹ nữa. Vì ngay cả quốc gia nói tiếng Anh lớn nhất thế giới cũng<br />
chỉ chiếm khoảng 20% tổng số người sử dụng tiếng Anh trên toàn cầu.<br />
Thật vậy, để phân loại và liệt kê số lượng các đối tượng sử dụng tiếng Anh, Kachru [6]<br />
đề nghị một sơ đồ như sau:<br />
<br />
The Expanding Circle<br />
China, Egypt, Indonesia,<br />
Israel, Japan, Korea,<br />
Nepal, Saudi Arabia,<br />
Taiwan, Russia,<br />
Zimbabwe, South Africa,<br />
Caribbean Islands<br />
(EFL)<br />
<br />
The Outer Circle<br />
Bangladesh, India<br />
Ghana, Kenya, Nigeria,<br />
Malaysia, Pakistan,<br />
Philippines, Singapore,<br />
Sri Lanka, Tanzania,<br />
Zambia<br />
(ESL)<br />
<br />
The Inner Circle<br />
USA<br />
UK<br />
Canada<br />
Australia<br />
New Zealand<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ vòng tròn các quốc gia sử dụng tiếng Anh của Kachru<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 166-173<br />
<br />
NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH THPT Ở TP HUẾ VỀ VIỆC DẠY NGỮ PHÁP...<br />
<br />
167<br />
<br />
Theo sơ đồ trên, Expanding circle bao gồm các nước sử dụng tiếng Anh như ngoại ngữ<br />
(English as a Foreign Lauguage - EFL) gần Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia...; Outer<br />
circle là các nước sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, chính thức gồm có<br />
Singapore, Malaysia, Philippines... và cuối cùng là Inner circle - các nước sử dụng tiếng<br />
Anh như tiếng mẹ đẻ (Anh, Mỹ, Úc...). Theo Denham [2], sau công cuộc đổi mới kinh<br />
tế, Việt Nam đã có thể được đưa vào danh sách của Expanding circle. Và cũng theo<br />
Kachru [6] thì chính các nước sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ (Expanding circle)<br />
là nơi tiếng Anh có tiềm năng truyền bá và phát triển nhanh nhất.<br />
Những thuật ngữ như Global English, World Englishes, International English và New<br />
Englishes (đều mang ý nghĩa tiếng Việt là tiếng Anh của toàn cầu, ngôn ngữ quốc tế)<br />
đang được sử dụng rộng rãi để phân biệt với tiếng Anh chuẩn của người bản ngữ<br />
(Standard English). Việc dạy tiếng Anh theo xu hướng quốc tế hóa đang là mối quan<br />
tâm hàng đầu của các nước trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, vấn đề này vẫn chưa<br />
được quan tâm một cách thấu đáo. Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu mức<br />
độ hiểu biết và nhận thức của giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông ở thành phố Huế<br />
về việc dạy ngữ pháp tiếng Anh theo xu hướng quốc tế hóa, từ đó xác định mong muốn<br />
của họ trong việc giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh. Nghiên cứu được thực hiện với 45<br />
giáo viên dạy tiếng Anh ở 04 trường THPT gồm Quốc Học, Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ<br />
và Gia Hội. Phương pháp nghiên cứu giáo dục định tính chủ yếu là sử dụng phiếu điều<br />
tra và phỏng vấn trực tiếp.<br />
2. KHÁI NIỆM WORLD ENGLISHES<br />
Ngôn ngữ quốc tế - World Englishes (WEs) - là thuật ngữ đang được biết đến và sử<br />
dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Thuật ngữ World Englishes ra đời khi có sự xuất hiện<br />
của các biến thể tiếng Anh theo từng khu vực, đặc biệt là những biến thể xuất phát từ<br />
các quốc gia đã từng là thuộc địa của Anh, Mỹ; ví dụ như tiếng Anh Ấn Độ (Indian<br />
English), tiếng Anh Singapore (Singapore English), tiếng Anh Philippin (Philippine<br />
English)... Theo Jenkins [5], thuật ngữ này được dùng để mô tả sự giao tiếp giữa những<br />
người sử dụng tiếng Anh không phải là ngôn ngữ thứ nhất của họ. Còn theo Holmes [3],<br />
thuật ngữ này dùng để chỉ một ngôn ngữ như là một phương tiện giao tiếp thông thường<br />
giữa các nhóm ngôn ngữ khác nhau trong một cộng đồng đa ngôn ngữ.<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Thực trạng dạy ngữ pháp tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông ở thành<br />
phố Huế<br />
3.1.1. Đội ngũ giáo viên<br />
Được đào tạo chính quy ở các trường đại học uy tín trong nước và quốc tế, đội ngũ giáo<br />
viên tiếng Anh ở các trường THPT ở TP Huế có đủ năng lực để truyền đạt kiến thức cho<br />
học sinh của mình. Trong số 45 giáo viên được điều tra, có 03 giáo viên (7%) lấy bằng<br />
Thạc sĩ tiếng Anh ở nước ngoài, 13 giáo viên (28%) có bằng Thạc sĩ trong nước, số còn<br />
lại (29 giáo viên chiếm 65%) tốt nghiệp đại học ở các trường đại học danh tiếng của<br />
<br />
168<br />
<br />
TÔN NỮ NHÃ ĐIỂN<br />
<br />
Việt Nam. Đa số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy trên 10 năm và đã tham gia nhiều<br />
khóa học về đổi mới phương pháp dạy học do giảng viên nước ngoài tổ chức.<br />
Với kiến thức phong phú và kinh nghiệm lâu năm, trong suốt quá trình trả lời phiếu điều<br />
tra và phỏng vấn, các giáo viên đã bày tỏ quan điểm riêng trong việc dạy tiếng Anh của<br />
mình.<br />
3.1.2. Tầm quan trọng của việc dạy ngữ pháp tiếng Anh<br />
Bảng 3.1. Thái độ của giáo viên đối với việc dạy ngữ pháp tiếng Anh<br />
Câu hỏi<br />
Dạy ngữ pháp tiếng<br />
Anh cho học sinh là<br />
rất quan trọng<br />
<br />
Quan điểm của GV<br />
Hoàn toàn đồng ý<br />
Đồng ý<br />
Trung lập<br />
Không đồng ý<br />
Hoàn toàn không đồng ý<br />
<br />
Số lượng GV<br />
(N = 45)<br />
5<br />
40<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
(N = 100)<br />
11<br />
89<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Từ bảng 3.1, chúng ta có thể thấy tất cả các giáo viên ở các trường THPT ở Huế đều<br />
hoàn toàn đồng ý và đồng ý với ý kiến rằng dạy ngữ pháp cho học sinh phổ thông là rất<br />
quan trọng. Giải thích về tầm quan trọng của việc dạy ngữ pháp, một giáo viên khi được<br />
phỏng vấn cho rằng ngữ pháp là nền tảng của sự phát triển các kỹ năng khác. Nếu học<br />
sinh không nắm vững ngữ pháp, họ sẽ không thể nghe, nói, đọc, viết tốt được. Khi học<br />
sinh có một kiến thức ngữ pháp giỏi, họ sẽ cảm thấy tự tin trong luyện tập tất cả các kỹ<br />
năng nói trên và do đó, việc học sẽ tiến bộ rất nhanh.<br />
Bảng 3.2. Thái độ của giáo viên về việc tăng thêm giờ cho việc dạy ngữ pháp tiếng Anh trong<br />
chương trình học<br />
Câu hỏi<br />
Chương trình học<br />
tiếng Anh cần tăng<br />
thêm giờ dạy ngữ<br />
pháp<br />
<br />
Quan điểm của GV<br />
Hoàn toàn đồng ý<br />
Đồng ý<br />
Trung lập<br />
Không đồng ý<br />
Hoàn toàn không đồng ý<br />
<br />
Số lượng GV<br />
(N = 45)<br />
3<br />
6<br />
18<br />
18<br />
0<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
(N = 100)<br />
7<br />
13<br />
40<br />
40<br />
0<br />
<br />
Tuy nhiên, dù nhận thức rõ tầm quan trọng của ngữ pháp trong quá trình dạy và học<br />
tiếng Anh, rất ít giáo viên quan tâm đến việc tăng thêm giờ dạy ngữ pháp cho chương<br />
trình học tiếng Anh hiện nay. Bảng 3.2 cho thấy, chỉ có 9 giáo viên (20%) đồng ý tăng<br />
thêm giờ dạy ngữ pháp trong khi phần lớn (36 giáo viên, 80%) giữ ý kiến trung lập hoặc<br />
không đồng ý.<br />
Theo sách giáo khoa tiếng Anh do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, mỗi bài học trong<br />
sách đều tập trung vào nhóm 04 kỹ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết. Thời gian dành<br />
cho dạy ngữ pháp được lồng ghép vào quá trình giảng dạy mà không có bất kỳ một<br />
hướng dẫn chi tiết nào cả. Cho dù như vậy, đa số giáo viên vẫn không muốn tăng thêm<br />
giờ dạy ngữ pháp với lý do rằng ngữ pháp thật sự quan trọng nhưng học sinh có thể tự<br />
<br />
NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH THPT Ở TP HUẾ VỀ VIỆC DẠY NGỮ PHÁP...<br />
<br />
169<br />
<br />
luyện tập bằng cách tự làm thêm nhiều bài tập ở nhà ngoài sách giáo khoa. Thời gian ở<br />
lớp nên dành để luyện các kỹ năng giao tiếp bởi vì muốn theo kịp và hội nhập với sự<br />
phát triển của thế giới thì mọi người phải giỏi các kỹ năng giao tiếp.<br />
3.1.3. Khó khăn của giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông ở thành phố Huế khi<br />
dạy ngữ pháp tiếng Anh chuẩn<br />
Bảng 3.3. Quan điểm của giáo viên về ngữ pháp tiếng Anh<br />
Câu hỏi<br />
<br />
Số lượng GV<br />
(N = 45)<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
(N = 100)<br />
<br />
Có<br />
<br />
45<br />
<br />
100<br />
<br />
Không<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Quan điểm của GV<br />
<br />
Anh (chị) có cho<br />
rằng ngữ pháp tiếng<br />
Anh chuẩn là rất khó<br />
học?<br />
<br />
Bảng 3.4. Khó khăn của học sinh khi học ngữ pháp tiếng Anh<br />
Câu hỏi<br />
Học sinh của anh<br />
(chị) có gặp khó<br />
khăn khi học ngữ<br />
pháp tiếng Anh?<br />
<br />
Số lượng GV<br />
(N = 45)<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
(N = 100)<br />
<br />
Có<br />
<br />
45<br />
<br />
100<br />
<br />
Không<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Câu trả lời của GV<br />
<br />
Một khó khăn mà giáo viên gặp phải khi dạy tiếng Anh là dạy ngữ pháp. Đối với người<br />
nói tiếng Anh như là một ngoại ngữ, một số điểm ngữ pháp trong tiếng Anh thật sự rất<br />
khó nắm bắt. Điều này cũng đúng với bất kỳ ngôn ngữ nào khác: ngữ pháp luôn luôn là<br />
một môn học khó. Nhiều người không thể phân biệt được sự khác nhau giữa các thì<br />
trong tiếng Anh, chỉ đơn giản vì những điểm khác nhau này hoàn toàn không có trong<br />
tiếng mẹ đẻ của họ. Bảng 3.3 và 3.4 cho thấy, tất cả các giáo viên đều đồng ý rằng ngữ<br />
pháp tiếng Anh chuẩn thật sự rất khó đối với học sinh của họ. Đa số học sinh cảm thấy<br />
khó nhớ hết các quy tắc phức tạp của ngữ pháp tiếng Anh.<br />
Bảng 3.5. Những điểm ngữ pháp tiếng Anh chuẩn khó nhất<br />
Câu hỏi<br />
Những điểm ngữ<br />
pháp tiếng Anh<br />
chuẩn khó nhất<br />
<br />
Quan điểm của GV<br />
Thì<br />
Chức năng trợ động từ<br />
Động từ tình thái<br />
Cách sử dụng thành ngữ<br />
Mạo từ<br />
<br />
Số lượng GV<br />
(N = 45)<br />
45<br />
30<br />
36<br />
45<br />
38<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
(N = 100)<br />
100<br />
66<br />
80<br />
100<br />
85<br />
<br />
Những điểm ngữ pháp mà học sinh cảm thấy khó học nhất được mô tả ở bảng 3.5. Đó là<br />
các thì và cách sử dụng thành ngữ (45 giáo viên, 100%), tiếp theo là các mạo từ (38 giáo<br />
viên, 85%), sau đó là các động từ tình thái (36 giáo viên, 80%) và cuối cùng là các chức<br />
năng của trợ động từ (30 giáo viên, 66%). Ngoài ra, trong cuộc phỏng vấn, các giáo viên<br />
<br />
170<br />
<br />
TÔN NỮ NHÃ ĐIỂN<br />
<br />
còn liệt kê thêm một số điểm ngữ pháp mà học sinh hay phạm lỗi như trật tự các từ<br />
trong tiếng Anh, các loại mệnh đề (if, relative, conditional, reported...), các loại giới từ...<br />
Vì vậy, có thể nói rằng, ngữ pháp tiếng Anh chuẩn là một môn học khó bởi vì nó có quá<br />
nhiều quy tắc cần phải học thuộc lòng nếu người sử dụng muốn giao tiếp tốt với người<br />
nước ngoài.<br />
3.2. Kiến thức của giáo viên về tiếng Anh quốc tế (WEs) và thái độ về nó<br />
Sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ trong xã hội của chúng ta buộc các giáo viên phải<br />
khám phá và cập nhật liên tục kiến thức. Khi chúng ta giao tiếp với người ở các đất<br />
nước khác, chúng ta nghe họ nói tiếng Anh rất trôi chảy nhưng thứ tiếng Anh đó lại<br />
khác xa với tiếng Anh chuẩn về tất cả các mặt như trọng âm, từ vựng, cách diễn đạt và<br />
cả ngữ pháp. Như vậy, theo Jenkins [4], đó là sự xuất hiện của World Englishes giữa<br />
các đất nước và chúng ta chấp nhận sự xuất hiện đó.<br />
Bảng 3.6. Kiến thức của giáo viên về World Englishes<br />
Câu hỏi<br />
<br />
Câu trả lời của GV<br />
<br />
Anh (chị) đã từng<br />
nghe nói về World<br />
<br />
Englishes chưa?<br />
<br />
Rồi<br />
Chưa<br />
Có, nhưng chỉ chút ít<br />
<br />
Số lượng GV<br />
(N = 45)<br />
3<br />
10<br />
32<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
(N = 100)<br />
7<br />
22<br />
71<br />
<br />
Mặc dù đã xuất hiện trên thế giới từ nhiều thập niên trước nhưng ở Việt Nam nói chung<br />
và ở Huế nói riêng, các giáo viên tiếng Anh vẫn biết rất ít về World Englishes. Bảng 3.6<br />
dưới đây cho thấy rõ điều đó, đa phần các giáo viên tiếng Anh chưa nghe nói (22%)<br />
hoặc chỉ biết rất ít (71%) về World Englishes. Có 03 giáo viên trả lời rằng họ đã biết<br />
WEs và kết quả điều tra cho thấy cả ba người này đều tốt nghiệp Thạc sĩ ở nước ngoài<br />
và đang giảng dạy tại trường Quốc Học, Huế.<br />
Bảng 3.7. Định nghĩa của giáo viên về World Englishes<br />
Câu hỏi<br />
<br />
Anh (chị) biết gì về<br />
<br />
World Englishes?<br />
<br />
Quan điểm của GV<br />
a. Đó là ngôn ngữ của thế giới<br />
b. Nó gồm một số các biến thể<br />
của tiếng Anh khác xa với hình<br />
thức và cách dùng hiện tại<br />
c. Đó là một phương tiện giao<br />
tiếp được sử dụng trên khắp<br />
thế giới<br />
d. Tất cả các định nghĩa trên<br />
<br />
Số lượng GV<br />
(N = 45)<br />
5<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
(N = 100)<br />
11<br />
<br />
5<br />
<br />
11<br />
<br />
32<br />
<br />
71<br />
<br />
3<br />
<br />
7<br />
<br />
Chính vì kiến thức về WEs của các giáo viên chưa được cập nhật nên họ cũng không thể<br />
đưa ra một định nghĩa đầy đủ về WEs. Theo bảng 3.7, 32 giáo viên (71%) chọn đáp án<br />
c, 5 giáo viên (11%) chọn đáp án b, cũng 5 giáo viên (11%) chọn đáp án a và chỉ có 3<br />
giáo viên (7%) chọn đáp án d. 03 giáo viên chọn đáp án d, một đáp án đầy đủ về ý nghĩa<br />
<br />