intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận thức về động lực học của học viên đối với hệ đào tạo từ xa trực tuyến – ngành Ngôn ngữ Anh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu là đo mức độ động lực của học viên đối với ngành NNA – hệ từ xa trực tuyến và kiểm tra các yếu tố về thông tin nhân khẩu, như giới tính, tuổi tác, và khối ngành công tác, có tác động động lực học của họ hay không.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận thức về động lực học của học viên đối với hệ đào tạo từ xa trực tuyến – ngành Ngôn ngữ Anh

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0163 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5, pp. 50-60 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHẬN THỨC VỀ ĐỘNG LỰC HỌC CỦA HỌC VIÊN ĐỐI VỚI HỆ ĐÀO TẠO TỪ XA TRỰC TUYẾN – NGÀNH NGÔN NGỮ ANH Phương Hoàng Yến* và Lê Thanh Thảo Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Cần Thơ Tóm tắt. Trong bối cảnh mà việc đào tạo từ xa trực tuyến đã được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, ngành Ngôn ngữ Anh (NNA) – hệ từ xa trực tuyến đã nhận được sự quan tâm lớn từ xã hội. Tuy nhiên, ít có nghiên cứu được thực hiện xoay quanh chủ đề liên quan đến ngành NNA – hệ từ xa trực tuyến. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện tại một cơ sở đào tạo đại học về động lực học của người học đối với ngành NNA – hệ từ xa trực tuyến. Mục tiêu nghiên cứu là đo mức độ động lực của học viên đối với ngành NNA – hệ từ xa trực tuyến và kiểm tra các yếu tố về thông tin nhân khẩu, như giới tính, tuổi tác, và khối ngành công tác, có tác động động lực học của họ hay không. Kết quả từ bảng hỏi cho thấy học viên có động lực cao đối với việc học ngành NNA – hệ từ xa trực tuyến. Giới tính và tuổi tác không tác động đến động lực học của học viên trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, động lực học của học viên ở hai khối công tác, tư nhân và nhà nước, khác nhau đáng kể. Cụ thể, học viên đang làm việc tại khối nhà nước có động lực học cao hơn so với học viên đang làm việc tại khối tư nhân. Nghiên cứu cho thấy tiềm năng phát triển của ngành NNA – hệ từ xa trực tuyến tại Việt Nam, nên những công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của ngành được khuyến khích. Từ khóa: thông tin nhân khẩu học, động lực học, hệ đào tạo từ xa, trực tuyến, ngành Ngôn ngữ Anh. 1. Mở đầu Cụm từ “Đào tào từ xa – trực tuyến” nhận được khá nhiều sự chú ý từ cộng đồng trong và ngoài Việt Nam. Đặc biệt, việc áp dụng đào tạo từ xa trực tuyến đã và đang được thực hiện rộng rãi tại các cơ sở giáo dục đại học. Trong đó, ngành Ngôn ngữ Anh (NNA) – hệ từ xa trực tuyến được xem là một trong những ngành thu hút sự quan tâm nhiều nhất từ người học. Do vậy, nhiều trường đại học uy tín tại Việt Nam đã tổ chức giảng dạy ngành học này theo hình thức trực tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu trên của người học. Nghiên cứu này được thực hiện tại một cơ sở đào tạo đại học có giảng dạy ngành NNA – hệ từ xa trực tuyến như vậy. Đối với việc học trực tuyến, người học có thể sử dụng các thiết bị có kết nối Internet như điện thoại thông minh, máy tính cá nhân, hay máy tính bàn để có thể học bất cứ khi nào họ muốn. Việc dạy trực tuyến cũng cho người dạy có nhiều lựa chọn hơn về nơi dạy. Cụ thể, họ có thể dạy ở phòng lab của cơ sở đào tạo đại học cung cấp hoặc có thể dạy ở chính nhà riêng của mình nếu đầy đủ điều kiện về máy móc. Thay vì việc gửi tại liệu trên lớp, giáo viên cũng có thể lựa chọn việc gửi tài liệu trước hoặc sau lớp thông qua các kênh liên lạc trực tuyến như Zalo, Facebook, hay Gmail. Điều này giúp cho người học có nhiều thời gian hơn hoặc dễ sắp xếp thời gian để nghiên cứu tài liệu hơn đối với việc học của mình. Hơn thế nữa, việc người học được gửi tài liệu thông qua các kênh Ngày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 22/11/2022. Ngày nhận đăng: 10/12/2022. Tác giả liên hệ: Phương Hoàng Yến. Địa chỉ e-mail: phyen@ctu.edu.vn 50
  2. Nhận thức về động lực học của học viên đối với hệ đào tạo từ xa trực tuyến… liên lạc trực tuyến kể trên để nghiên cứu bài trước khi vào lớp giúp cho thời gian thảo luận với bạn cùng lớp và giảng viên tăng lên. Ngoài các điểm mạnh đã được đề cập, việc dạy và học trực tuyến ngành NNA - hệ từ xa trực tuyến cũng có những điểm yếu cơ bản của việc dạy và học trực tuyến và những điểm yếu riêng của việc dạy và học ngôn ngữ nước ngoài. Cụ thể, điều kiện máy móc, tác động của các yếu tố xung quanh, cơ hội tương tác, và nhiều hơn nữa là những yếu tố tác động thiếu tích cực đến việc dạy và học ngành NNA theo hệ đào tạo này. Ngoài ra, động lực học tập của người học đối với việc học ngành NNA - hệ từ xa trực tuyến cũng là một đề tài có nhiều sự quan tâm từ nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu. Một điều không thể phủ nhận là động lực học tác động cực kì lớn đối với kết quả học tập của người học. Do vậy, các nghiên cứu về động lực học của người học chưa bao giờ có dấu hiệu dừng lại. Thế nhưng, động lực học của người học đối với một chương trình NNA – hệ từ xa trực tuyến vẫn chưa nhận được sự quan tâm tương xứng với tiềm năng của nó. Nhận thấy điều đó, nghiên cứu này được thực hiện để tìm hiểu về động lực của người học đối với chương trình trên. Ngoài ra, nghiên cứu này không chỉ tập trung vào động lực học của người học mà còn tìm hiểu thêm sự khác nhau của các yếu tố về nhân khẩu học như: Giới tính, độ tuổi, khối công tác, có tác động đến động lực của người học đối với hệ đào tạo từ xa trực tuyến của ngành NNA hay không. Việc tìm hiểu về tác động của nhân khẩu học sẽ cho những nhà chức trách, nhà nghiên cứu, nhà giáo dục có quan tâm có cái nhìn rõ nét về nhu cầu học tập của người học với những thông tin nhân khẩu khác nhau đối với việc học tiếng Anh, cụ thể là ngành NNA, nhưng với hình thức trực tuyến hệ từ xa. Tóm lại, nghiên cứu này tập trung tìm ra kết quả của hai câu hỏi nghiên cứu sau đây: 1. Người học có động lực học như thế nào đối với ngành NNA – hệ đào tạo từ xa trực tuyến? 2. Có sự khác nhau đáng kể nào về động lực học của người học đối với ngành NNA – hệ đào tạo từ xa trực tuyến được gây ra bởi thông tin nhân khẩu học khác nhau? 2a. Do giới tính? 2b. Do độ tuổi? 2c. Do khối công tác? 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tổng quan tài liệu 2.1.1. Đào tạo từ xa trực tuyến Đào tào trực tuyến gắn liền với sự phát triển của công nghê thông tin [1] (Rusman, 2016). Việc chuyển từ đào tạo trực tiếp/truyền thống sang đào tạo trực tuyến cũng được xem là một cuộc cách mạng lớn trong giáo dục [2] (Jennex, 2015; Twigg, 2002). Đào tạo trực tuyến tuy mới nhưng cũng đã kịp để lại khá nhiều dấu ấn tích cực trong giáo dục. Cụ thể, đào tạo trực tuyến được cho là phù hợp với mô hình giảng dạy mà nhiều nền giáo dục đang theo đuổi, đó là lấy người học làm trung tâm [3] (Twigg, 2002). Ngoài ra, đào tạo trực tuyến còn tăng cường sự giao tiếp giữa người dạy, người học, và tài liệu dạy và học [4] (Sutopo, 2012). Thêm nữa, việc học trên các nền tảng trực tuyến giúp cho người học đa dạng nguồn truy cập tài liệu và không bị phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên [1] (Rusman, 2016). Tương tự, Hanum (2013) cũng đã chỉ ra được những điểm mạnh mang tính cách mang của đào tạo trực tuyến trong giảng dạy ngoại ngữ [5]. Đối với đào tạo trực tuyến, có ba yếu tố chính cần được quan tâm, bao gồm: Người dạy, người học, và tài liệu giảng dạy và học tập. Đối với người dạy, các phương pháp, công cụ giảng dạy cũng trở nên đa dạng hơn trong đào tạo trực tuyến so với đào tạo theo cách truyền thống [6] (Almosa & Almubarak, 2005). Rất nhiều những phương pháp giảng dạy đã được chứng minh là hiệu quả trong việc đào tạo trực tuyến như bài giảng thu sẵn, diễn kịch (Almosa & Almubarak, 2005), thảo luận, hỏi đáp, giao tiếp [7] (Vikoo, 2003), và hơn nữa. Vai trò của người dạy được 51
  3. Phương Hoàng Yến* và Lê Thanh Thảo đánh giá rất quan trọng trong việc quyết định đào tạo trực tuyến có thành công hay không [7-8] (Vikoo, 2003; Brown, 2000). Họ cần thông thạo việc sử dụng công nghệ, lựa chọn đúng các phương pháp giảng dạy và đánh giá, biết cách hướng dẫn và tạo điện kiện thoải mái nhất cho người học [6-7-8] (Almosa, 2001; Vikoo, 2003; Brown, 2000). Về người học, động lực và tinh thần trách nhiệm được xem là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trực tuyến. Động lực học quyết định hành vi của người học [8-9] (Brown, 2001; Yau và đồng nghiệp, 2013). Hay nói cách khác, sinh viên có nỗ lực, có kiên trì với việc học trực tuyến hay không quyết định động lực học và kết quả học tập của sinh viên. Yếu tố cuối cùng là nguồn tài liệu giảng dạy và học tập trực tuyến. Sự phát triển của công nghệ đã tác động lớn đến nguồn tài liệu dạy và học ngoại ngữ. Tài liệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng, và việc lựa chọn tài liệu phù hợp sẽ giúp ích cho sự phát triển của người học [10] (Tomlinson, 2010). 2.1.2. Động lực học Vai trò của động lực học là không cần bàn cãi trong việc thành công hay không của một người học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Cụ thể, Gardner và Lambert (1959) khẳng định động lực là yếu tố quyết định, bên cạnh thái độ và sự thông minh của người học, đối với việc học ngoại ngữ [11]. Động lực học được chia ra làm hai loại: Động lực học nội sinh và động lực học ngoại sinh [12] (Deci & Ryan, 1985). Động lực nội sinh xuất phát từ những gì bên trong người học như sở thích, đam mê, mong muốn học đối với môn học. Ngược lại, động lực học ngoại sinh đến từ các yếu tố bên ngoài như thưởng – phạt, hay yêu cầu của công việc. Việc đánh giá được động lực học của người học sẽ giúp cho việc dự đoán kết quả học tập của người học [13] (Ngo và đồng nghiệp, 2017). Do đó, các nghiên cứu về động lực học của người học vẫn được quan tâm không chỉ ở một bối cảnh nào nhất định mà ở trên cả thế giới. 2.1.3. Thông tin nhân khẩu và động lực học 2.1.3.1. Giới tính và động lực học Trong nhiều năm qua đã có không ít những nghiên cứu liên quan đến sự khác nhau giữa người học ở hai giới, nam và nữ, trong việc học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung. Burstall (1975) thực hiện nghiên cứu của mình với hơn 6000 người học và kết quả cho thấy học sinh nữ hoàn thành các bài kiểm tra đối với môn ngoại ngữ tốt hơn các học sinh nam [14]. Ngoài kết quả về học tập, Burstall (1975) cũng cho biết động lực học giữa hai giới, nam và nữ, cũng khác nhau về mặt động lực học của họ. Cụ thể, học sinh nữ không chỉ học tốt hơn mà còn thích học ngoại ngữ nhiều hơn so với nam sinh. Kết quả tương tự cũng được tìm ra ở nhiều nghiên cứu khác [11, 15, 16] (Gardner & Lambert, 1972; Gardner & Smythe, 1975; Mori & Gobel, 2006). Có thể thấy đa số các nghiên cứu cho thấy học sinh nữ có nhiều động lực học ngoại ngữ hơn học sinh nam. Tuy nhiên, kết quả tương tự không được tìm thấy trong nghiên cứu của Abu-Rabia (1997) [17]. Cụ thể, tác giả này khẳng định không có sự khác biệt giữa hai giới về động lực học ngoại ngữ của họ, và cả hai giới đều hiểu được tầm quan trọng của ngoại ngữ. Do đó, cả học sinh nam và nữ đều đã cho thấy động lực cao về việc học ngoại ngữ. 2.1.3.2. Tuổi tác và động lực học Có thể nói thay vì tác động trực tiếp đến động lực học ngoại ngữ của một người, tuổi tác lại ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu ngôn ngữ thứ hai, và gián tiếp ảnh hưởng đến động lực học tập. Collier (1992) đã nhận định rằng việc học ngôn ngữ thứ hai có thành công hay không có tác động rất lớn từ tuổi tác của họ. Đồng thời, khá nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người có nhiều thời kì khác nhau về khả năng tiếp thu ngôn ngữ thứ hai [19, 20, 21, 22] (Lenneberg, 1967; Fathman, 1975; Williams, 1979; Ervin-Tripp, 1974). Cụ thể, khi còn ở độ tuổi thiếu nhi, khả năng tiếp thu ngôn ngữ thứ hai sẽ không tốt, và nếu để trẻ học quá nhiều thứ tiếng ở giai đoạn này sẽ gây ra khá nhiều những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về ngôn ngữ của họ. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian đó, khi con người ở độ tuổi thanh thiếu niên, khả năng tiếp thu ngôn ngữ thứ hai của họ sẽ tốt hơn và nhanh hơn. Việc học ngôn ngữ thứ hai cũng dễ hơn với 52
  4. Nhận thức về động lực học của học viên đối với hệ đào tạo từ xa trực tuyến… họ. Sau khoảng thời gian này, người học sẽ giảm khả năng học ngoại ngữ lại do nhiều tác động của tuổi tác, như bệnh tật, công việc, trí nhớ, v.v… Có thể thấy, khả năng tiếp thu ngôn ngữ của một người như hình parabol theo tuổi tác của họ, và trong nghiên cứu này, học viên là những đối tượng nằm ở nửa phải hình parabol. Hay nói cách khác, khả năng tiếp thu ngôn ngữ của người ở độ tuổi thanh thiếu niên được dự đoán sẽ tốt hơn, và động lực học của họ sẽ cao hơn. Tuy vậy, cũng không ít những nghiên cứu cho thấy kết quả trái lại [23, 24] (Larson-Hall, 2008; Tversky & Kahneman, 1971). Do đó, tác động của tuổi tác đối với việc học tiếng Anh và động lực học của một người tiếp tục vẫn là một chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. 2.1.3.3. Khối công tác và động lực học Với mục tiêu tăng cường sự hợp tác quốc tế, đã có nhiều sự thay đổi về chuẩn công việc tại các cơ quan nhà nước, không chỉ ở Việt Nam và còn ở các quốc gia khác trên thế giới. Điển hình, tại Hàn Quốc, tiếng Anh không chỉ đóng vai trò là ngôn ngữ giao tiếp với các đối tác, mà bằng cấp/chứng chỉ tiếng Anh cũng là một tiêu chí đánh giá năng lực của nhân viên [25] (Kim & Choi, 2014). Do đó, nếu muốn xin việc hoặc tiếp tục làm việc tại một công ty nhà nước, điều kiện tiên quyết là phải hoàn thành các yêu cầu về năng lực ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh. Điều trên khá tương đồng với những gì đang diễn ra ở Việt Nam khi các yêu cầu về ngoại ngữ cho người đi làm tại các cơ quan nhà nước là bắt buộc theo một chuẩn nào đó. Việc thay đổi này có lẽ sẽ tác động đến động lực của người học tại Việt Nam vì họ cần phải đạt chuẩn yêu cầu để tiếp tục công việc hiện tại hoặc tìm kiếm cho mình những công việc tốt hơn. Nhận định trên được cũng cố bởi Zhao (2012) [26], người cho các yếu tố về bối cảnh sẽ ảnh hưởng đến động lực học của một người. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Với mục tiêu khái quát vấn đề nghiên cứu thông qua nguồn dữ liệu lớn thu được từ khách thể tham gia, một nghiên cứu định tính có lẽ không phù hợp với nội dung của nghiên cứu này. Do đó, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện nghiên cứu theo hình thức định lượng. Theo Watson (2005), đối với những nhà nghiên cứu muốn thu dự liệu đủ to để khái quát vấn đề, nghiên cứu định lượng là hình thức tối ưu để họ có thể cân nhắc [27]. Do vậy, nhóm nghiên cứu đã đồng thuận với việc thiết kế một nghiên cứu định lượng để có thể tổng quát được động lực của người học đối với việc học NNA – hệ đào tạo từ xa trực tuyến. Cùng với đó, dự liệu định lượng đủ rộng sẽ giúp nhóm nghiên cứu đánh giá được tác động của thông tin nhân khẩu học lên động lực của người học đối với việc theo học hệ đào tạo này. 2.2.2 Khách thể tham gia Số lượng tương đối lớn học viên, 233 người, đang học tại một cơ sở giáo dục đại học tại Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam đã đồng ý tham gia nghiên cứu này với vai trò là khách thể tham gia. Thông tin cụ thể về khách thể tham gia được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Thông tin về khách thể tham gia Giới tính Nam: 98 (42.1%) Nữ: 135 (57.9%) Độ tuổi 20 – 29 tuổi: 86 học viên (35.2%) 30 – 39 tuổi: 109 học viên (46.8%) 40 – 49 tuổi: 38 học viên (16.3%) Khối công tác Nhà nước: 159 (68.2%) Tư nhân: 74 (31.8%) 53
  5. Phương Hoàng Yến* và Lê Thanh Thảo Theo thông tin được trình bày trong Bảng 1, số lượng khách thể tham gia có sự phân hóa bởi các thông tin về nhân khẩu học của họ. Cụ thể, số lượng học viên nữ (N=135) cao hơn so với nam (N=98). Điều này tương đối giống với các chương trình học tiếng Anh tại Việt Nam khi đa phần số lượng sinh viên nữ là cao hơn so với sinh viên nam. Các nghiên cứu trước đây cũng chưa thể giải thích được về vấn đề này một cách rõ ràng. Câu hỏi được đặt ra là liệu học viên nữ có nhiều động lực và nhu cầu để học tiếng Anh hơn, cụ thể là ngành NNA, hay không. Kết quả nghiên cứu này sẽ phần nào giải thích được điều đó. Tiếp theo, về độ tuổi, tất cả các khách thể tham gia đều đang ở độ tuổi chuẩn bị đi làm, đã đi làm, và đang đi làm. Cụ thể, nhóm tuổi có nhiều khách thể tham gia nhất là 30 – 39 tuổi (N=109), tiếp theo sau là độ tuổi 20 – 29 (N=86) và độ tuổi 40 – 49 (N=38). Không có bất kỳ học viên nào các độ tuổi đã về hưu theo quy định nghỉ hưu của chính phủ Việt Nam. Điều này cho thấy việc theo học ngành NNA – hệ đào tạo từ xa trực tuyến có liên quan đến công việc của khách thể tham gia. Phân hóa về số lượng khách thể tham gia đối với nơi công tác của họ là khá lớn. Cụ thể, số lượng khách thể đang làm việc tại thành thị chiếm gần ¾ số lượng tổng (N=171), tiếp theo là người học đang làm việc tại các vùng nông thôn (N=46) và các vùng ngoại ô (N=16). Đa phần, các công việc có nhu cầu sử dụng tiếng Anh tại Việt Nam thường tập trung tại các thành phố lớn hơn các vùng ngoại ô hay nông thôn. Do vậy, việc số lượng học viên sống và việc tại các thành thị lớn hơn so với các nơi khác là có thể hiểu được. Cuối cùng, đối với sự phân bổ khách thể tham gia dựa theo khối công tác, số lượng khách thể tham gia đang làm cho các cơ quan nhà nước (N=159) gấp đôi so với những khách thể tham gia đang làm tại các cơ quan tư nhân (N=74). Đối với công tác quản lý và chính sách liên quan đến nhân sự của hai khối công tác trên có rất nhiều điểm khác nhau. Liệu có hay không sự khác nhau kể trên có tác động đến số lượng theo học chương trình nói chung và động lực của học viên nói riêng. Tất cả các khách thể tham gia đều đã và đang theo học ngành NNA – hệ đào tạo từ xa trực tuyến. Do vậy, họ hiểu rất rõ về những vấn đề liên quan đến chương trình, bao gồm cả động lực học của họ. Việc tham gia nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện và không có bất cứ một bất lợi nào xảy ra đối với khách thể tham gia nếu họ quyết định không tham gia. Tất cả những cam kết về giữ thông tin mật cho khách thể tham gia và sử dụng dữ liệu không ngoài mục đích nghiên cứu đều đã được đề cập trong một thư mời tham gia được soạn thảo bởi nhóm nghiên cứu. Do đó, không có bất kỳ vi phạm nào về đạo đức nghiên cứu liên quan đến quá trình thu thập dữ liệu xảy ra. 2.2.3 Công cụ thu thập số liệu Một bảng câu hỏi có hai phần được thiết kế nhằm giúp thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này. Cụ thể, các thông tin nhân khẩu của khách thể tham gia được điều tra ở Phần 1 của bảng hỏi. Các thông tin trên bao gồm: Giới tính, độ tuổi, nơi công tác, và khối công tác của khách thể tham gia. Bảng 1 ở trên là kết quả của dữ liệu thu được từ Phần 1 của bảng câu hỏi. Phần 2 của bảng câu hỏi có 14 câu hỏi tập tập trung vào tìm hiểu động lực học tập của học viên đối với ngành NNA – hệ từ xa trực tuyến. Các câu hỏi trong phần này được nhóm nghiên cứu phát triển dựa vào các cơ sở lý thuyết thu được từ việc lược khảo tài liệu nghiên cứu có liên quan đến động lực học. Các câu hỏi trong Phần 2 được thiết theo thang đo năm bậc Likert, gồm “Hoàn toàn không đồng ý”, “Không đồng ý”, “Trung lập”, “Đồng ý”, và “Hoàn toàn đồng ý”. Trước khi được sử dụng một cách chính thức trong nghiên cứu này, bảng hỏi đã được đảm bảo cả về tính hợp lệ (Validity) và độ tin cậy (Reliability). Đối với tính hợp lệ của bảng hỏi, nhóm nghiên cứu đã gửi cho ba chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục để kiểm tra và đánh giá mức độ dễ hiểu của các câu hỏi, giá trị của chúng, và những yêu cầu khác để tăng tính hợp lệ của công cụ. Sau khi nhận được phản hồi tự các chuyên gia, nhóm nghiên cứu đã chỉnh sửa và thống nhất về 54
  6. Nhận thức về động lực học của học viên đối với hệ đào tạo từ xa trực tuyến… việc tiến hành kiểm tra độ tin cậy của bảng hỏi. Nhóm nghiên cứu gửi bảng hỏi cho 30 học viên đã từng học ngành NNA – hệ từ xa trực tuyến tại một cơ sở giáo dục đại học khác để kiểm tra độ tin cậy của bảng hỏi. Kết quả từ Scale test (một công cụ hỗ trợ của phần mềm SPSS 20) cho thấy rằng bảng hỏi hoàn toàn đáng tin cậy. Vì vậy, nhóm nghiên cứu tự tin sử dụng bảng hỏi hiện có để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu chính thức về động lực học của người học đối với ngành NNA – hệ từ xa trực tuyến. Bảng hỏi được thiết kế hoàn toàn bằng tiếng Việt để tránh hiểu nhầm/hiểu sai ý từ học viên và được gửi đi thông qua nền tảng Google Form. 2.2.4 Phân tích số liệu Các dữ liệu của nghiên cứu này hoàn toàn được phân tích bởi phần mềm SPSS phiên bản 20. Tuy nhiên, để dữ liệu sẵn sàng cho việc phân tích, nhóm nghiên cứu cũng đã sử dụng Microsoft Excel để mã hóa dữ liệu phản hồi của khách thể tham gia tải xuống từ Google Form. Cụ thể, tất cả các dữ liệu chữ đều được số hóa bởi nhóm nghiên cứu trên Microsoft Excel. Ví dụ, các dữ liệu bằng chữ như “Rất đồng ý” sẽ được chuyển thành số “05” trước khi được nhập vào phần mềm SPSS 20, và quy trình tương tự đối với các phản hồi khác. Sau khi số hóa với Microsoft Excel, dữ liệu được nhập vào SPSS 20 và được phân tích theo các bước sau đây. Trước tiên, nhóm nghiên cứu chạy Scale test để kiểm tra độ tin cậy của bảng hỏi chính thức. Kết quả của Scale test cho thấy bảng câu hỏi hoàn toàn đáng tin cậy (𝛼=.93). Do đó, nhóm nghiên cứu hoàn toàn tự tin để có thể tiến hành các bước phân tích tiếp theo. Để xác định được mức độ động lực mà khách thể tham gia có đối với việc học ngành NNA – hệ từ xa trực tuyến, Descriptive Statistics test được sử dụng. Cụ thể, chức năng của công cụ phân tích dữ liệu này là kiểm tra giá trị trung bình của các phản hồi đối với bảng hỏi nói chung và các câu hỏi của bảng hỏi nói riêng. Có bốn mức độ động lực được quy đổi theo giá trị trung bình của bảng hỏi bao gồm: Thấp (1.00 – 1.99), Trung bình (2.00 – 2.99), Khá (3.00 – 3.99), và Cao (4.00 – 5.00). Dựa vào quy định về mức quy đổi trên, nhóm nghiên cứu sử dụng One-Sample T-test để kiểm tra mức độ mà giá trị trung bình khách thể tham gia đã phản hồi. Tiếp theo, tác động của các thông tin nhân khẩu, bao gồm giới tính, độ tuổi, nơi công tác, và khối công tác, đối với phản hồi của học viên được kiểm tra bởi một loạt các One-Way ANOVA test. Giá trị p sẽ quyết định việc có hay không sự khác nhau đáng ghi nhận được gây ra do các biến liên quan đến thông tin nhân khẩu của khách thể tham gia. Cụ thể, nếu giá trị p >.05, kết quả sẽ được xác định là không có sự khác biệt đáng kể nào được tìm thấy. Ngược lại, nếu giá trị p
  7. Phương Hoàng Yến* và Lê Thanh Thảo Tôi thích thảo luận trong lớp trực tuyến. 1.00 5.00 4.04 .96 Tôi giao tiếp rất thoải mái với học viên khác trực 1.00 5.00 4.20 .92 tuyến. Tôi giao tiếp rất thoải mái với giáo viên dạy trực tuyến. 1.00 5.00 4.32 .73 Tôi nghĩ tôi sẽ học thêm nhiều kiến thức khi học 1.00 5.00 4.35 .82 trực tuyến. Khi xem xét khó khăn của học trên mạng, tôi không 1.00 5.00 4.14 .91 ngại và rất muốn học để phát triển bản thân. Tôi giỏi việc dùng internet để học tập. 1.00 5.00 4.17 .84 Tôi luôn mong đợi các buổi học trực tuyến. 1.00 5.00 3.76 1.11 Tôi học trực tuyến vì tò mò về nội dung được dạy 1.00 5.00 4.61 .56 Động cơ học tập của học viên 1.00 5.00 4.16 .70 Kết quả tổng quát về động lực của học viên về việc theo học ngành NNA – hệ từ xa trực tuyến cho thấy họ có động lực học tập cao (M=4.16). Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy học viên khá tò mò về nội dung mà mình sẽ được học (M=4.61). Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, họ lại không hào hứng với việc học trực tuyến (M=3.76). Động lực và tinh thần trách nhiệm của người học đóng một vai trò quan trọng, quyết định kết quả học tập của họ. Brown (2001) [8] cho rằng một trong những đặc điểm của việc học tập thành công là động lực học tập vì nó ảnh hưởng đến việc người học đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong việc học của mình [11] (Gardner và đồng nghiệp, 1985). Sự mới mẻ của hình thức đào tạo từ xa trực tuyến đã kích thích sự tò mò của học viên. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là, “Liệu sau khi học, sự tò mò đã không còn, điều gì thúc đẩy học viên tiếp tục học và hoàn thành chương trình đào tạo?” Câu hỏi đã phần nào được giải đáp khi các phản hồi về sự yêu thích của học viên đối việc học trực tuyến là khá tích cực. Điều này cho thấy tiềm năng của việc đào tạo theo hình thức trực tuyến rất đáng ghi nhận. Việc cần làm là tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện các chương trình hỗ trợ học viên từ xa, và cung cấp nguồn học liệu có giá trị cao để duy trì động lực của học viên [1, 3] (Rusman, 2016; Twigg, 2002). Ngoài ra, việc học từ xa trực tuyến hứa hẹn mang đến những lợi ích nhất định, nhưng hình thức này vẫn còn khá mới và cũng vấp phải những lo ngại nhất định từ phía học viên. Kết quả nghiên cứu này cho thấy học viên không quá hào hứng với việc học trực tuyến. Như đã đề cập, việc thiếu sự giao tiếp, điều kiện kết nối Internet, hay các yếu tố bên ngoài có thể là các nguyên nhân ảnh hưởng đến động lực học tập trực tuyến của học viên. Do vậy, để chương trình được chạy một cách thành công, tìm ra giải pháp cho các nguyên nhân kể trên là cần thiết. Ví dụ, nếu cần, cơ sở đào tạo có thể hỗ trợ học viên trong việc liên kết với một đơn vị cung cấp mạng để việc kết nối Internet luôn ở mức tốt cho học viên học tập hiệu quả. 2.3.2. Giới tính và động lực học của người học đối với chương trình Bảng 3 trên đây trình bày kết quả của One-Way ANOVA test, được chạy để kiểm tra liệu giữa học viên nam và nữ có sự khác biệt nào đáng kể về động lực theo học ngành NNA – hệ từ xa – trực tuyến. Bảng 3. Giới tính và động lực học của học viên đối với chương trình Đối tượng Số lượng Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Chỉ số F Chỉ số p Nam 98 4.17 .71 Nữ 135 4.15 .71 .18 .90 Tổng 233 4.16 .71 56
  8. Nhận thức về động lực học của học viên đối với hệ đào tạo từ xa trực tuyến… Theo kết quả thu được từ One-Way ANOVA test về mối quan hệ giữa giới tính của học viên và động lực học của họ, không có sự khác biệt nào đáng ghi nhận giữa học viên nam và nữ về động lực của họ trong việc theo học chương trình (Mnam=4.17; Mnữ=4.15; p=.90). Nói cách khác, học viên nam và nữ có động lực như nhau về việc theo học ngành NNA – hệ từ xa – trực tuyến. Khác với đa phần các nghiên cứu trước đây (Gardner & Lambert, 1972; Gardner & Smythe, 1975; Mori & Gobel, 2006; Burstall, 1975), nghiên cứu này không tìm thấy sự khác biệt giữa động lực của học viên nam và nữ đối với việc học tiếng Anh của mình. Tại Việt Nam và một vài quốc gia, từ lâu đã có một niềm tin về việc phân chia công việc giữa nam và nữ. Cụ thể, quan niệm đàn ông xây nhà – đàn bà xây tổ ấm đã từng hiện hữu một cách rõ nét trong văn hóa Việt Nam xưa. Nói cách khác, người đàn ông – giới tính nam – được cho là sẽ gánh vác kinh tế, họ ăn học thành tài và giải quyết vấn đề về kinh tế của gia đình. Ngược lại, người phụ nữ - giới tính nữ - sẽ ở nhà để làm công việc nội trợ và chăm sóc con cái, quán xuyến gia đình. Nhưng hiện tại, quan niệm trên dường như đã lạc hậu vì cả hai giới tính đều có quyền như nhau đối với cuộc sống của mình. Do đó, người phụ nữ cũng có quyền tham gia học để đáp ứng nhu cầu về việc phát triển kiến thức tương tự như nam giới nếu họ cảm thấy việc học quan trọng đối với họ. Kết quả tương tự đã được tìm thấy ở nghiên cứu của Adu-Rabia (1997) [17]. 2.3.3. Tuổi tác và động lực học của người học đối với chương trình Kết quả của One-Way ANOVA test về mối liên hệ giữa tuổi tác của học viên và động lực học của họ đối với chương trình được trình bày trong Bảng 4 dưới đây. Bảng 4. Tuổi tác và động lực học của học viên đối với chương trình Đối tượng Số lượng Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Chỉ số F Chỉ số p Độ tuổi 20 86 4.07 .87 Độ tuổi 30 109 4.24 .62 1.73 .16 Độ tuổi 40 38 4.17 .50 Tổng 233 4.16 .71 Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về động lực học của học viên đối với việc học ngành NNA – hệ từ xa – trực tuyến ở học viên các lứa tuổi khác nhau (M20s=4.07; M30s=4.24; M40s=4.17; p=.16). Theo nhiều nghiên cứu, sau thời niên thiếu, càng lớn tuổi, người học càng cho thấy sự giảm sút về động lực học của mình (Lenneberg, 1967; Fathman, 1975; Williams, 1979; Ervin-Tripp, 1974). Tuy nhiên, nghiên cứu này lại tìm thấy kết quả ngược lại. Cụ thể, các nhóm tuổi 30 và 40 thậm chí có động lực cao hơn các học viên ở nhóm tuổi 20. Kết quả đạt được tương đối giống với những gì được viết trong nghiên cứu của Larson-Hall (2008) và Tversky và Kahneman (1971). Trong thời đại hiện tại, học tập suốt đời được nhấn mạnh là một trong các yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của quốc gia (Sterling & Huckle, 2014). Do đó, các nước trên thế giới, có cả Việt Nam, luôn khuyến khích đội ngũ lao động của mình tham gia học tập theo hướng học tập suốt đời. Kết quả của nghiên cứu này đã cho thấy việc học tập suốt đời đang được thực hiện ở mức độ đáng ghi nhận tại Việt Nam. Điều đó hứa hẹn việc đội ngũ lao động của Việt Nam sẽ từng bước phát triển, đủ sức cạnh tranh với các nguồn lao động khác trên thế giới. 2.3.4. Khối công tác và động lực học của người học đối với chương trình Bảng 6 mô tả lại kết quả của One-Way ANOVA test, dùng để kiểm tra xem việc học viên học tại khối nhà nước có động lực cao hoặc thấp hơn đáng kể so với học viên làm việc tại các đơn vị tư nhân hay không. 57
  9. Phương Hoàng Yến* và Lê Thanh Thảo Bảng 6. Khối công tác và động lực của học viên đối với chương trình Đối tượng Số lượng Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Chỉ số F Chỉ số p Nhà nước 159 4.25 .65 Tư nhân 74 3.97 .79 8.17 .01 Tổng 233 4.16 .71 Kết quả cho thấy học viên làm việc ở hai khối công tác, nhà nước và tư nhân, có sự khác nhau rõ rệt về động lực học ngành NNA – hệ từ xa trực tuyến (Mnn=4.25; Mtn=3.97; p=.01). Cụ thể, học viên ở khối nhà nước có động lực học cao hơn so với học viên ở khối tư nhân. Kết quả này phần nào phản ánh hiện trạng hiện nay về yêu cầu của các cơ quan nhà nước đối với người lao động. Để làm việc cho các cơ quan nhà nước, nhiều quốc gia yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ cực kì nghiêm ngặt, đặc biệt là các bằng cấp, chứng chỉ về ngoại ngữ (Kim & Choi, 2014). Ở Việt Nam, có rất nhiều cuộc thi ngoại ngữ cấp bằng hoặc chứng chỉ tiếng Anh như VSTEP, IELTS, TOEFL, TOEIC… Tuy nhiên, các cuộc thi này rất khó và những chứng chỉ quốc tế cũng có thời hạn sử dụng. Do đó, nhiều người lao động ở khối nhà nước có nhu cầu học ngành NNA tại các cơ sở đào tạo bậc đại học. Đối với ngành học này, họ sẽ mất khoảng ít năm hơn hệ chính quy để hoàn thành và bằng được cấp sẽ có giá trị suốt đời. Sau khi tốt nghiệp chương trình, học viên không phải lo về các yêu cầu liên quan đến ngoại ngữ nữa. Ngược lại, đối với các công ty tư nhân, có vẻ họ thực dụng hơn trong việc sử dụng lao động. Cụ thể, năng lực của nhân viên sẽ được đánh giá dựa vào chất lượng công việc hơn là bằng cấp họ có. Do đó, nếu vẫn có thể chứng minh việc sử dụng tiếng Anh trong thực tế, họ thực chất không có nhiều lý do theo học chương trình. Việc theo học chương trình có lẽ xuất phát từ mong muốn cải thiện bản thân của họ hơn là bị buộc phải học. 3. Kết luận Nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh mà các công tác đào tạo đại học ở Việt Nam đang có những thay đổi lớn, và trong đó việc dạy hình thức trực tuyến đã được chấp nhận và được áp dụng rộng rãi. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu về mức độ mong muốn học ngành NNA – hệ từ xa trực tuyến thông qua đo động lực học của họ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng kiểm tra việc khác nhau về thông tin nhân khẩu, như giới tính, tuổi tác, và khối công tác, có tác động như thế nào lên động lực học của họ. Nghiên cứu thu thập dữ liệu định lượng thông qua một bảng câu hỏi gồm 14 câu hỏi. Thông qua sự tham gia của 233 học viên đã và đang học ngành NNA – hệ từ xa trực tuyến, nhóm nghiên cứu kết luận rằng động lực học của học viên đối với chương trình là khá cao. Ngoài ra, thống kê cho thấy giới tính và tuổi tác không tác động đến động lực học của học viên. Ngược lại, học viên đang việc ở khối nhà nước có động lực học cao hơn học viên đang làm việc ở các công ty tư nhân. Yêu cầu công việc khác nhau ở hai khối công tác có lẽ là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự khác nhau trong động lực học tập của học viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng lớn của ngành NNA – hệ từ xa trực tuyến. Do vậy, các công tác phát triển chất lượng ngành học cần được quan tâm và không ngừng cập nhật để đáp ứng nhu cầu của học viên. Mặc dù nghiên cứu này đã mang đến các kết quả quan trọng, nghiên cứu này lại khó lòng giải thích rõ được các yếu tố tác động đến động lực học của người học do thiếu dữ liệu định tính, chuyên sâu. Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo nên được thực hiện với nhiều công cụ thu số liệu để tìm ra các kết quả mới và đáng chú ý hơn. Ngoài ra, chương trình đào tạo ngành NNA – hệ từ xa trực tuyến cũng cần có những biện pháp để đảm bảo chất lượng dạy và học. Do đó, các nghiên cứu kiểm tra chất lượng giảng dạy hay sự hài lòng của người học đối với chương trình cũng hứa hẹn mang đến nhiều ý nghĩa quan trọng. 58
  10. Nhận thức về động lực học của học viên đối với hệ đào tạo từ xa trực tuyến… TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Rusman, M. P., 2016. The Development of an E-Learning-Based Learning Service for MKDP Curriculum and Learning at the Indonesia University of Education. Development, 7(31), 83-87. [2] Jennex, M. E., 2005. Case Studies in Knowledge Management. Idea Group Publishing: Hersley. [3] Twigg C., 2002. Quality, cost and access: the case for redesign. In The Wired Tower. Pittinsky MS (ed.). Prentice-Hall: New Jersey. p. 111–143. [4] Sutopo, A. H., 2012. Information and Communication Technology in Education. Yogyakarta: Graha Ilmu. [5] Hanum, N. S., 2013. Keefetifan e-learning sebagai media pembelajaran (studi evaluasi model pembelajaran e-learning SMK Telkom Sandhy Putra Purwokerto). Jurnal pendidikan vokasi, 3(1), 90-102. [6] Almosa, A. & Almubarak, A., 2005. E-learning Foundations and Applications, Saudi Arabia: Riyadh. [7] Vikoo, B., 2003. Learning theories and instructional process. Owerri. Springfield Publishers Ltd. [8] Brown, H. D., 2001. Principles of language learning and teaching (4th ed.) San Fransisco: Addison Wesley Longman Inc. [9] Yau, Hsuan. & Lai, Tony. 2013 The Motivation of Learners of English as a Foreign Language Revisited. International Education Studies, 6(10), 2013. [10] Tomlinson, B., 2010. Principles and procedures of materials development. In N. Harwood (ed.) Materials in ELT: Theory and Practice. Cambridge: Cambridge University Press [11] Gardner, R. C, & Lambert, W. E., 1972. Attitudes and motivation in L2 learning. Rowley, MA: Newbury House. [12] Deci, E. L., & Ryan, R. M., 1985. Conceptualizations of intrinsic motivation and self- determination. In Intrinsic motivation and self-determination in human behavior (pp. 11- 40). Springer, Boston, MA. [13] Ngo, H., Spooner-Lane, R., & Mergler, A., 2017. A comparison of motivation to learn English between English major and non-English major students in a Vietnamese university. Innovation in Language Learning and Teaching, 11(2), 188-202. [14] Burstall, C., 1975. Factors affecting foreign-language learning: A consideration of some recent research findings. Language Teaching, 8(1), 5-25. [15] Gardner, R. C. & Smythe, P. C., 1975. Motivation and second-language acquisition. The Canadian Modern Language Review, 31, 218-230. [16] Mori, S. & Gobel, P., 2006. Motivation and gender in the Japanese EFL classroom, System, 34, 194-210. [17] Abu-Rabia, S., 1997. Gender differences among Arab students in their attitudes towards Canadian society and second language learning. The Journal of Social Psychology, 137, 125-128. [18] Collier, V. P., 1992. The Canadian bilingual immersion debate: A synthesis of research findings. Studies in Second Language Acquisition, 14(1), 87-97. [19] Lenneberg, E., 1976. Biological Foundations of Language. New York: John Wiley and Sons. [20] Fathman, A., 1975. The Relationship Between Age and Second Language Productive Ability. Language Learning, 21, 245-253. 59
  11. Phương Hoàng Yến* và Lê Thanh Thảo [21] Williams, L., 1979. The Modification of Speech Perception and Production in Second Language Learning. Perception and Psychophysics, 26 (2), 95-105. [22] Ervin-Tripp, S. M., 1974. Is Second Language Learning Like the First? TESOL Quarterly, 8, 111-127. [23] Larson-Hall, J., 2008. Weighing the benefits of studying a foreign language at a younger starting age in a minimal input situation. Second Language Research, 24(1), 35-63. [24] [23] Tversky, A., & Kahneman, D., 1971. Belief in the law of small numbers. Psychological Bulletin, 76, 105-10. [25] Kim, J., & Choi, J., 2014. English for University Administrative Work: English Officialization Policy and Foreign Language Learning Motivation. English Language Teaching, 7(9), 1-13. [26] Zhao, L., 2012. Investigation into motivation types and influences on motivation: The case of Chinese non-English majors. English Language Teaching, 5(3), 100-122. [27] Watson, M., 2005. ProGenExpress: visualization of quantitative data on prokaryotic genomes. BMC Bioinformatics, 6(1), 1-7. [28] Gardner, R. C., Lalonde, R. N., & Moorcroft, R., 1985. The role of attitudes and motivation in second language learning: Correlational and experimental considerations. Language learning, 35(2), 207-227. [29] Sterling, S., & Huckle, J., 2014. Education for sustainability. Routledge. ABSTRACT Learners’ perceptions toward learning motivation of an online English studies program Phuong Hoang Yen* and Le Thanh Thao School of Foreign Languages, Can Tho University Since online distance learning has been widely applied in Vietnam, the major of English Studies taught online has received significant attention from society. However, little research has been done on the program teaching English Studies online. Therefore, this study was conducted at a tertiary institution on learner motivation to learn this program. The objectives of the study were to measure students’ motivation to learn the program and to examine the impact of gender, age, and occupation on their motivation. The results from the questionnaire show that students were highly motivated to study the program. Gender and age did not affect the student's motivation in this study. On the other hand, student motivation in the public and private sectors differed significantly. Specifically, students working in the public sector were more motivated to study than those working in the private sector. The study shows the development potential of the program in Vietnam, so the work to ensure and improve the training quality of the program is encouraged. Keywords: demographic information, motivation, online distance learning, English Studies. 60
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0