JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 145-152<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0040<br />
<br />
NÂNG CAO KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM<br />
BẰNG BIỆN PHÁP GẮN NHẬN THỨC – TẠO ĐỘNG CƠ SÁNG TẠO<br />
VỚI NHIỆM VỤ HỌC TẬP<br />
Nguyễn Thị Liên<br />
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Bài báo đề cập tới thực nghiệm nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên sư phạm<br />
bằng biện pháp nâng cao nhận thức về sáng tạo, kích thích động cơ sáng tạo ở sinh viên,<br />
đồng thời gắn nhận thức và động cơ sáng tạo của sinh viên với nhiệm vụ học tập. Kết quả<br />
thực nghiệm cho thấy, việc nâng cao nhận thức và động cơ sáng tạo, gắn với nhiệm vụ học<br />
tập của sinh viên đã tác động tới sự sáng tạo và qua đó nâng cao khả năng sáng tạo của<br />
sinh viên.<br />
Từ khóa: Năng lực sáng tạo; động cơ sáng tạo; chỉ số sáng tạo; sinh viên sư phạm.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Cùng với năng lực công nghệ thông tin, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo được xác định<br />
là những năng lực cốt lõi của con người trong thế kỉ XXI. Sáng tạo là một năng lực rất đặc trưng<br />
chỉ có ở con người. Ngày nay, khi Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa hay Hậu công nghiệp, cả thế giới<br />
cạnh tranh nhau về nhân lực, nhân tài, thì năng lực sáng tạo của con người càng được quan tâm<br />
nghiên cứu, giáo dục, hình thành và phát triển.<br />
Ở Việt Nam, giáo dục đang chuyển hướng đào tạo từ mục tiêu kiến thức sang hình thành<br />
các năng lực nghề cho sinh viên. Vì vậy, năng lực sáng tạo được xem là một trong những năng lực<br />
cơ bản cần đào tạo cho sinh viên.<br />
Đối với sinh viên sư phạm, việc hình thành năng lực sáng tạo không chỉ giúp triển khai hoạt<br />
động nghề trong quá tình đào tạo, mà còn là công cụ để hình thành năng lực sáng tạo cho học sinh<br />
khi họ trở thành người giáo viên.<br />
Từ trước tới nay, ở nước ta có khá nhiều nghiên cứu về sáng tạo. Các nghiên cứu của Nguyễn<br />
Huy Tú, Nguyễn Công Khanh, Phạm Thành Nghị sử dụng thích nghi hóa một số bộ test (TCT-V<br />
của K.Schoppe, TCT-DP của G. Kratzmeier, TSZ-D của Klaus. K Urban, của E.P Torrance) của<br />
nước ngoài, hoặc xây dựng mới các công cụ đo lường về sáng tạo để xác định mức độ biểu hiện<br />
trí sáng tạo của học sinh, sinh viên, người lao động; nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây<br />
dựng và phát triển các chương trình giáo dục trí tuệ cho các đối tượng đã được nghiên cứu [1, 3,<br />
4, 6]. Tuy nhiên, hầu hết tập trung vào việc phát hiện và đánh giá mức sáng tạo so với thang chuẩn<br />
quốc tế; còn rất ít thực nghiệm về biện pháp để nâng cao sáng tạo. Nghiên cứu này hướng đến thực<br />
nghiệm một biện pháp nhằm nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên sư phạm, góp phần giúp<br />
cho công tác đào tạo giáo viên đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp theo xu hướng đổi mới giáo dục.<br />
Ngày nhận bài: 10/12/2016. Ngày nhận đăng: 8/2/2017.<br />
Liên hệ: Nguyễn Thị Liên, e-mail: liensupham@gmail.com<br />
<br />
145<br />
<br />
Nguyễn Thị Liên<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức thực nghiệm<br />
<br />
Mục tiêu<br />
Thực nghiệm xác định hiệu quả của biện pháp nâng cao nhận thức – tạo động cơ sáng tạo<br />
cho sinh viên, đồng thời gắn kết vào việc tổ chức hoạt động học tập.<br />
Nội dung tổ chức thực nghiệm<br />
Cơ sở để xác định biện pháp tác động<br />
Nhiều nghiên cứu trong Tâm lí học đã đưa ra các biện pháp nhằm phát triển tư duy sáng<br />
tạo: Thông qua việc sử dụng phương pháp công não của Osborn, 1963; phương pháp tư duy chiều<br />
ngang của E. Bono, 1970; nhấn mạnh chiều cạnh của tư duy sáng tạo củaSternberg R.J, 1999 và<br />
huấn luyện thao tác sáng tạo của Phan Dũng, 2010 [2, 7]. Chưa có thực nghiệm hướng đến việc<br />
nâng cao hiểu biết sáng tạo và tạo động cơ sáng tạo cho sinh viên, với tư cách coi nó là thuộc tính<br />
của nhân cách.<br />
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sáng tạo như là một thuộc tính của nhân cách, là phẩm chất của<br />
nhân cách [1, 3, 6, 7]. Nó là một trong những năng lực mạnh mẽ nhất tạo ra sự lựa chọn phong<br />
phú và đa dạng trong công việc và có động lực cao trong tìm kiếm cách thức làm việc mới của con<br />
người. Điều đó gắn liền với yếu tố về nhận thức và tạo động cơ. Nói cách khác, nếu có nhận thức<br />
đúng và động cơ mạnh sẽ dẫn đến sự sáng tạo tốt. Đó cũng là giả thuyết chúng tôi đặt ra trong<br />
nghiên cứu này.<br />
Hoạt động học tập của sinh viên không chỉ đáp ứng yêu cầu của chuyên môn, mà còn đáp<br />
ứng cả yêu cầu “Sư phạm” do đặc thù nghề nghiệp. Trong quá trình hoạt động và rèn luyện sinh<br />
viên Sư phạm không thể máy móc lặp lại những cái đã có sẵn, chụp lại những cái cũ, đi theo đường<br />
mòn của những người đi trước; mà thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập và rèn luyện<br />
nghiệp vụ Sư phạm, họ luôn bộc lộ phẩm chất tư duy tích cực, độc lập, thể hiện tính mới mẻ, độc<br />
đáo trong cách giải quyết nhiệm vụ, tính nhạy bén, linh hoạt trong việc thực hiện các nhiệm vụ<br />
học tập một cách có hiệu quả. Nói cách khác, hoạt động học tập nghề nghiệp của sinh viên, muốn<br />
hiệu quả, cần có sự sáng tạo. Vấn đề đặt ra , là làm cách nào để nâng cao sáng tạo của sinh viên.<br />
Nội dung tác động<br />
Tổ chức thực hiện biện pháp nâng cao nhận thức - tạo động cơ sáng tạo, đồng thời gắn động<br />
cơ với nhiệm vụ học tập cho sinh viên.<br />
Quy trình thực nghiệm<br />
Quy trình thực hiện được tiến hành qua 3 giai đoạn:<br />
- Giai đoạn 1: Khảo sát trước thực hiện và chuẩn bị tác động (từ tháng 9/2016): Dùng test<br />
TSD-Z để đánh giá mức độ biểu hiện sáng tạo của sinh viên tại thời điểm đó, làm cơ sở chuẩn bị<br />
biện pháp tác động. Quan sát, trò chuyện với sinh viên trong các buổi học trên lớp. Chuẩn bị các<br />
điều kiện liên quan đến biện pháp tác động (cơ sở vật chất, dụng cụ học tập, tài liệu học tập. . . ).<br />
- Giai đoạn 2: Tiến hành thực hiện (từ tháng 10/2016 đến tháng 11/2016): Áp dụng quy<br />
trình thực hiện lên nhóm khách thể tham gia nghiên cứu.<br />
- Giai đoạn 3: Đo nghiệm và đánh giá kết quả (tháng 12/2016). Dùng test TSD-Z đo mức<br />
độ biểu hiện sáng tạo sau khi được tác động. Đánh giá hiệu quả của quy trình thực hiện qua việc<br />
so sánh số liệu trước khi thực hiện và sau khi thực hiện.<br />
Quy trình thực hiện đề xuất ở trên được thiết kế trên nguyên tắc tổ chức cho sinh viên rèn<br />
luyện (luyện tập) thông qua một hệ thống bài tập thực hành gắn với nội dung học tập của học phần<br />
“Giáo dục giá trị sống và phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh Trung học phổ thông”<br />
146<br />
<br />
Nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên sư phạm bằng biện pháp gắn nhận thức...<br />
<br />
trong chương trình đào tạo ngành Giáo dục công dân (GDCD).<br />
Phương pháp và công cụ đo nghiệm đầu vào và kết quả thực nghiệm<br />
Thực hiện phương pháp thực nghiệm phi đối chứng, chuẩn đánh giá được căn cứ vào thang<br />
chuẩn quốc tế là trắc nghiệm TSD- Z của nhà tâm lí học người Đức là Klaus K.Urban đã được<br />
chuẩn hóa ở Việt Nam, để đo sự tiến bộ của sinh viên [5].<br />
Nghiệm thể thực nghiệm<br />
Sinh viên năm thứ 3, ngành GDCD, Khoa Lí luận chính trị và Giáo dục công dân<br />
(LLCT&GDCD), Trường Đại học sư phạm Hà Nội , năm học 2016.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Kết quả thực nghiệm và bình luận<br />
<br />
Kết quả khảo sát đầu vào<br />
Chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ biểu hiện sáng tạo của 56 nghiệm thể,bằng phương<br />
pháp trắc nghiệm đo chỉ số sáng tạo (CQ) TSD- Z. Kết quả được thể hiện ở Bảng 1.<br />
Bảng 1. Kết quả CQ theo TSD-Z của nhóm sinh viên trước thực nghiệm (theo tỉ lệ %)<br />
C<br />
D<br />
G<br />
A<br />
B<br />
E<br />
F<br />
Trung Trên<br />
Xuất<br />
Mức độ<br />
Kém Thấp<br />
Khá Giỏi<br />
bình<br />
TB<br />
sắc<br />
Chuẩn điểm<br />
63<br />
Số % sinh viên đạt các mức độ sáng<br />
25<br />
16,1<br />
50<br />
8,9<br />
0<br />
0<br />
0<br />
tạo trước thử nghiệm<br />
Chuẩn % TSD-Z<br />
10<br />
15<br />
50<br />
15<br />
7,5<br />
2,5<br />
2,5<br />
Có 25% số nghiệm thể đạt ở mức kém (A) và 16,1% ở mức thấp (B). Như vậy, có 41,1% số<br />
sinh viên có sáng tạo dưới mức trung bình, nhiều hơn so với chuẩn trắc nghiệm TSD-Z soạn thảo<br />
cho người Âu Mỹ (25%). Có 50% số sinh viên có sáng tạo trung bình và 8,9% số sinh viên sáng<br />
tạo khá, ở cả 2 mức đó ít hơn so với chuẩn TSD –Z (72,5%). Không có sinh viên nào có sáng tạo<br />
cao (loại F) và cực cao (loại xuất sắc G).<br />
Bảng 2. Điểm các tiểu nghiệm của nghiệm thể<br />
Phạm trù<br />
Điểm TB<br />
Mở rộng thêm (Mr)<br />
4.32<br />
Bổ sung thêm (Bs)<br />
4.32<br />
Phần tử mới (Pm)<br />
4.62<br />
Liên kết theo hình vẽ (Lkh)<br />
2.98<br />
Liên kết theo đề tài tranh (Lkd)<br />
4.76<br />
Vượt khung do họa tiết (Vh)<br />
.00<br />
Vượt khung không phụ thuộc họa tiết (Vkh)<br />
.10<br />
Phối cảnh (Pc)<br />
1.39<br />
1.46<br />
Hài cảm (Hc)<br />
Tính bất quy tắc A (BqA)<br />
.58<br />
Tính bất quy tắc B (BqB)<br />
.05<br />
<br />
TSD-Z<br />
6.00<br />
6.00<br />
6.00<br />
6.00<br />
6.00<br />
6.00<br />
6.00<br />
6.00<br />
6.00<br />
3.00<br />
3.00<br />
147<br />
<br />
Nguyễn Thị Liên<br />
<br />
Tính bất quy tắc C (BqC)<br />
Tính bất quy tắc D (BqD)<br />
Thời gian (Tg)<br />
<br />
.16<br />
.00<br />
1.21<br />
<br />
3.00<br />
3.00<br />
6.00<br />
<br />
Có nhiều yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ test TSD – Z, nhưng về cơ bản các tiểu cấu trúc đó<br />
đòi hỏi sự thể hiện tính sẵn sàng tương tác với nhiệm vụ test một cách tự do và mềm dẻo, linh hoạt,<br />
thái độ sáng tạo, tính cởi mở khi cắt nghĩa giải thích và con đường giải quyết độc đáo không quen<br />
thuộc, hay sự “chấp nhận rủi ro” dưới dạng vượt qua “giới hạn”. Tuy nhiên, theo kết quả Bảng 2,<br />
trong 14 phạm trù thể hiện cấu trúc cơ bản của test điểm kết quả của sinh viên có tới 10 phạm trù<br />
chưa đạt tới mức trung bình (bằng 21 số điểm) so với điểm tối đa của test, số điểm mà sinh viên<br />
có được rất thấp hoặc không có được điểm nào đều rơi vào các phạm trù bất quy tắc Vh, Vkh, A,<br />
B, C, D, Pc, Hc, Tg. Điều đó cho thấy: Việc nhận thức về sáng tạo trên cơ sở tri giác nhạy cảm<br />
và rộng tầm, cởi mở về những thông tin đang đề cập nhưng tìm kiếm và chế biến xử lí một cách<br />
có mục đích; hay như dám chấp nhận rủi ro, sẵn sàng vượt qua giới hạn cũng như nguồn động lực<br />
xúc cảm – động cơ ở sinh viên rất thấp và còn rất hạn chế. Đó cũng chính là lí do để chúng tôi<br />
tìm biện pháp tác động nhằm nâng cao mức độ nhận thức, động cơ sáng tạo và cũng là nhằm làm<br />
“thay đổi” mức độ sáng tạo của sinh viên.<br />
Kết quả thực nghiệm<br />
Tác động thực nghiệm<br />
Biện pháp tác động tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho sinh viên về sáng tạo đối<br />
với phát triển nghề nghiệp giáo viên; nhằm kích thích, thôi thúc họ hướng suy nghĩ, hành động, và<br />
thái độ tích cực trong việc tìm tòi, khám phá những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng nghề nghiệp,<br />
để giải quyết tốt nhiệm vụ học tập, qua đó đạt được những mục tiêu phát triển nghề nghiệp tương<br />
lai phù hợp với chuẩn mực và giá trị xã hội.<br />
Tổ chức cho sinh viên nghe phổ biến “Những tri thức về quá trình, quy luật, cơ chế của sáng<br />
tạo, những khó khăn trở ngại đối với hoạt động sáng tạo, vai trò ý nghĩa của sáng tạo đối với cá<br />
nhân” nhằm nâng cao kết quả học tập của họ. Sau đó, sinh viên vận dụng những tri thức lí luận về<br />
sáng tạo đã được trang bị vào việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của môn học, để nâng cao chất<br />
lượng của hoạt động đó.<br />
Tổ chức các hoạt động sáng tạo gắn với nhiệm vụ học tập của sinh viên thông qua việc tổ<br />
chức “môi trường học tập sáng tạo”: Ở đó người giảng viên tạo ra môi trường tự do dân chủ trong<br />
học thuật,tự do tranh luận; khuyến khích việc nảy sinh ý tưởng thông qua hoạt động tương tác giữa<br />
các cá nhân với nhau diễn ra trong quá trình học tập; luôn nhắc nhở họ hãy tưởng tượng, hãy khám<br />
phá; luôn có sự thấu hiểu, tin cậy đối với người học; luôn thể hiện sự tôn trọng khác biệt và công<br />
bằng đối với người học.<br />
Sau khi được cung cấp tri thức và được khuyến khích về động cơ sáng tạo, sinh viên sẽ được<br />
hướng dẫn luyện tập bằng cách sử dụng những tri thức lí luận về sáng tạo để giải quyết các nhiệm<br />
vụ học tập để đạt mục tiêu về kiến thức và thái độ trong học phần “Giáo dục giá trị sống và phương<br />
pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh Trung học phổ thông”. Hoạt động này được tổ chức dưới<br />
hình thức thảo luận và chia sẻ cùng nhau (làm việc nhóm), rút ra kết luận về cách vận dụng tri thức<br />
lí luận sáng tạo vào việc giải quyết nhiệm vụ học tập một cách hiệu quả nhất.<br />
Cuối cùng sinh viên được chia thành các nhóm luyện tập theo các hình thức vừa luyện tập<br />
theo nhóm, vừa luyện tập cá nhân. Mỗi phần luyện tập đều có bài tập vận dụng kiến thức vào thực<br />
hành xử lí các tình huống sư phạm gắn với thực tiễn nhà trường Trung học phổ thông.<br />
<br />
148<br />
<br />
Nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên sư phạm bằng biện pháp gắn nhận thức...<br />
<br />
Kết quả thực nghiệm<br />
Sau thời gian tiến hành tổ chức thực hiện đối với sinh viên, chúng tôi đo kết quả sau thực<br />
nghiệm, để kiểm chứng xem liệu các tác động đó có làm “thay đổi” mức độ sáng tạo của sinh viên<br />
hay không? Kết quả thu được cụ thểnhư sau:<br />
* Đánh giá kết quả CQ trước và sau tổ chức thực hiện<br />
Bảng 3. Kết quả CQ theo TSD-Z của sinh viên trước và sau tác động<br />
C<br />
D<br />
G<br />
A<br />
B<br />
E<br />
F<br />
Mức độ<br />
Trung Trên<br />
Xuất<br />
Kém Thấp<br />
Khá Giỏi<br />
bình<br />
TB<br />
sắc<br />
Chuẩn điểm<br />
63<br />
Số % sinh viên đạt các mức độ sáng<br />
25<br />
16,1<br />
50<br />
8,9<br />
0<br />
0<br />
0<br />
tạo trước tác động<br />
Số % sinh viên đạt các mức độ sáng<br />
19,6 58,7 21,7<br />
0<br />
0<br />
0<br />
tạo sau tác động<br />
Chuẩn % TSD-Z<br />
10<br />
15<br />
50<br />
15<br />
7,5<br />
2,5<br />
2,5<br />
Theo kết quả Bảng 3, sau thực nghiệm, số sinh viên có CQ ở mức kém là không có so với<br />
chuẩn của test TSD-Z, tuy số sinh viên ở mức thấp còn cao hơn so với trước tác động và với chuẩn<br />
test TSD-Z, nhưng đã có 21,7% số sinh viên ở mức trên trung bình,cao hơn rất nhiều so với cùng<br />
mức này ở thời điểm trước tác động và cao hơn so với mức chuẩn của test TSD-Z. Kết quả đó phản<br />
ánh, các tác động có tính khả thi và hiệu quả.<br />
<br />
Phạm trù<br />
Mr trước TN<br />
Mr sau TN<br />
Bs trước TN<br />
Bs sau TN<br />
Pm trước TN<br />
Pm sau TN<br />
Lkh trước TN<br />
Lkh sau TN<br />
Lkd trước TN<br />
Lkd sau TN<br />
Vk trước TN<br />
Vk sau TN<br />
Vkh trước TN<br />
Vkh sau TN<br />
Pc trước TN<br />
Pc sau TN<br />
<br />
Bảng 4. So sánh giá trị điểm các tiêu chí test TSD-Z<br />
của sinh viên trước và sau thực nghiệm<br />
Min<br />
Max<br />
Mean<br />
SD<br />
3.00<br />
5.00<br />
4.32<br />
.63<br />
3.00<br />
6.00<br />
4.82<br />
.48<br />
3.00<br />
5.00<br />
4.32<br />
.66<br />
3.00<br />
6.00<br />
5.13<br />
.65<br />
.00<br />
6.00<br />
4.62<br />
1.83<br />
.00<br />
6.00<br />
3.91<br />
2.17<br />
.00<br />
6.00<br />
2.98<br />
1.95<br />
.00<br />
6.00<br />
3.04<br />
2.02<br />
3.00<br />
6.00<br />
4.76<br />
1.48<br />
3.00<br />
6.00<br />
5.67<br />
.94<br />
.00<br />
.00<br />
.00<br />
.00<br />
.00<br />
3.00<br />
.06<br />
.44<br />
.00<br />
3.00<br />
.10<br />
.56<br />
.00<br />
6.00<br />
.32<br />
1.13<br />
.00<br />
6.00<br />
1.39<br />
1.47<br />
.00<br />
6.00<br />
1.63<br />
1.66<br />
<br />
P<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,07<br />
0,87<br />
0,00<br />
0,27<br />
0,20<br />
0,47<br />
<br />
149<br />
<br />