Nhận thức về xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn quận Bình Tân
lượt xem 1
download
Bài viết này đề cập đến nhận thức xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cơ sở ở 587 học sinh ở các trường trung học cơ sở công lập và ngoài công lập trên địa bàn quận Bình Tân. Phương pháp điều tra bảng hỏi được sử dụng trong nghiên cứu này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhận thức về xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn quận Bình Tân
- NHẬN THỨC VỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN Nguyễn Ngọc Kim Tuyền Khoa Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Bài viết này đề cập đến nhận thức xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cở sở ở 587 học sinh ở các trường trung học cơ sở công lập và ngoài công lập trên địa bàn quận Bình Tân. Phương pháp điều tra bảng hỏi được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức về xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cở sở trên địa bàn quận Bình Tân là ở mức độ nhận thức cao nhưng nhận thức chỉ dừng lại ở nhận thức cảm tính. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức xâm hại tình dục trẻ em chỉ ở mức độ thấp. Các yếu tố ảnh hưởng gia đình, nhà trường, xã hội, bạn bè và chính cá nhân tác động đến nhận thức xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cở sở là chưa cao. Từ khóa: Xâm hại tình dục, xâm hại tình dục trẻ em, nhận thức xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học sở sở. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một số nghiên cứu ở ngoài nước về xâm hại tình dục trẻ em của các tác giả của Natasha E. Latzman, Cecilia Casanueva, and Melissa Dolan[26]; David K. Carson, Jennifer M. Foster and Aparajita Chowdhury[4], Angela Browne and David Finkelhor[1]; Dolezal và Carballo-Dieguez (2002)[2], David K. Carson, Jennifer M. Foster and Aparajita Chowdhury (2014)[3] cho thấy các tác giả nghiên cứu tập trung vào các vấn đề như: hành vi xâm hại tình dục trẻ em, đối tượng xâm hại tình dục trẻ em, môi trường xâm hại tình dục trẻ em, hậu quả xâm hại tình dục trẻ em. Ở trong nước, một số Chương trình, Dự án và các Tổ chức chính phủ, phi Chính phủ nhằm tạo điều kiện bảo vệ trẻ em trong đó có trẻ em bị xâm hại tình dục. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu,loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vài hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, tạo cơ hội để các em tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển. Thông qua các Chương trình và Dự án đã cho thấy sự hiệu quả với sự chuyển biến trong nhận thức xã hội cũng như giúp phòng ngừa giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc và trẻ bị xâm hại, trẻ bị bạo lực. Tuy nhiên, các Chương trình và Dự án mới chỉ chú trọng trong việc xây dựng cơ sở pháp lý, tài liệu, chương trình tập huấn, can thiệp hướng đến nhóm trẻ em yếu thế, chưa chú trọng đến đánh giá thực trạng nhận thức của chính trẻ em nói chung cũng như trẻ em ở các trường trung học cơ sở nói riêng. Qua tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, tôi nhận thấy vấn đề nhận thức về xâm hại tình dục trẻ em vẫn còn ít sự quan tâm và nghiên cứu đến vấn đề này. Vì thế, thừa kế các công trình đi trước tôi đã thiết kế thang đo đánh giá mức độ nhận thức về xâm hại tình trẻ em của học sinh trung học ở sở ở các khía cạnh như: nhận thức về hành vi xâm hại tình dục trẻ em, nhận thức về đặc điểm đối tượng thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em, nhận thức về hậu quả xâm hại tình dục trẻ em, nhận thức về cách ứng phó xâm hại tình dục trẻ em, nhận thức về môi trường xâm hại tình dục trẻ em và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức xâm hại tình dục trẻ em. 986
- 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng để tìm hiểu mức độ nhận thức xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cở sở. Các số liệu thu thập được từ khảo sát thực tiễn xử lý bằng chương trình SPSS. Mức độ nhận thức xâm hại tình dục trẻ em của học sinh THCS thể hiện ở 5 mức độ: hoàn toàn không đồng ý = nhận thức rất thấp = 1 điểm; không đồng ý = nhận thức thấp = 2 điểm; phân vân = nhận thức trung bình = 3 điểm; đồng ý = nhận thức cao = 4 điểm; hoàn toàn đồng ý = nhận thức rất cao = 5 điểm. Dữ liệu thu được từ khảo sát thực tiễn đã phân tích để xác định độ tin cậy của thang đo nhận thức xâm hại tình dục trẻ em. Kết quả cho thấy thang đo gồm 80 item, với độ tin cậy Alpha của Cronbach = 0.85, hệ số tải của các item của thang đo ≥ 0,30. Thang đo mức độ nhận thức xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cơ sở chia theo 5 mức độ dự vào điểm trung bình (ĐTB). Mức độ nhận thức bao gồm: nhận thức rất thấp (1 ≤ ĐTB < 1,80); nhận thức thấp (1,81≤ ĐTB < 2,60); nhận thức trung bình (2,61≤ ĐTB < 3,40); nhận thức cao (3,41≤ ĐTB < 4,20); nhận thức rất cao (4,21≤ ĐTB < 5). 2.2 Khách thể Mẫu nghiên cứu gồm 587 học sinh trung học cơ sở trên địa bàn quận Bình Tân. Mẫu khách thế có đặc điểm được chia theo các nhóm như sau: Bảng 1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%) Năm sinh (n= 587) 2004 140 23.9 2005 157 26.7 2006 155 26.4 2007 135 23 Loại hình trƣờng học (n=587) Công lập 451 76.8 Tư thục 136 23.2 Lớp (n=587) Lớp 6 134 22.8 Lớp 7 158 26.9 Lớp 8 155 26.4 Lớp 9 140 23.9 Kết quả học tập (n=587) Yếu 13 2.2 Trung bình 105 17.9 Khá 235 40 Giỏi 234 39.9 Hoàn cảnh kinh tế (n=587) 987
- Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%) Khó khăn 25 4.3 Trung bình 322 54.9 Khá giả 234 39.9 Giàu có 6 1 Giới tính (n=587) Nam 283 48.2 Nữ 304 51.8 Sống cùng với ngƣời thân (n=587) Chỉ có em và mẹ 25 6 Chỉ có em và cha 8 1.4 Chỉ có em và cha mẹ 117 19.9 Em sống cùng với cha mẹ và anh 286 48.7 chị ruột Khác 141 24 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Nhận thức về hành vi xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cở sở Hành vi xâm hại tình dục trẻ em là cách ứng xử, hành động một cách có chủ đích của con người thông qua lời nói, cử chỉ, hành động đối về vấn đề tình dục với một đứa trẻ, và gây ra những tổn thương về mặt thể chất và tình thần cho chính đứa trẻ đó, gia đình đứa trẻ, và cả xã hội. Từ đó, tôi thiết lập thang đo nhằm tìm hiểu nhận thức của học sinh THCS về hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Kết quả khảo sát cho thấy (bảng 2), đa số học sinh có nhận thức cao về hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Học sinh có nhận thức cao là 18,9 %, học sinh có nhận thức rất cao là 55,9%. Bảng 2: Mức độ nhận thức hành vi xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cở sở Mức độ nhận thức Số lƣợng Tỷ lệ % Nhận thức rất thấp 80 13.6 Nhận thức thấp 38 6.5 Nhận thức trung bình 30 5.1 Nhận thức cao 111 18.9 Nhận thức rất cao 328 55.9 Tổng 587 100 3.2 Nhận thức về đặc điểm đối tƣợng thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cở sở Đối tượng xâm hại tình dục là một người có hành động, lời nói, cử chỉ hướng đến một đứa trẻ một cách có chủ đích, và gây ra những tổn thương về mặ thể chất và tinh thần cho chính đứa trẻ đó, gia đình và cả xã hội. Từ đó chúng xây dựng bảng 3 nhằm khảo sát mức độ nhận thức về đặc điểm đối tượng xâm hại tình dục trẻ em. 988
- Bảng 3: Mức độ nhận thức đặc điểm đối tượng thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cơ sở Mức độ nhận thức Tần số Tỷ lệ % Nhận thức rất thấp 80 13.6 Nhận thức thấp 38 6.5 Nhận thức trung bình 30 5.1 Nhận thức cao 111 18.9 Nhận thức rất cao 328 55.9 Tổng 587 100 Thông qua bảng 3 có thể thấy mức độ nhận thức về đặc điểm đối tượng xâm hại tình dục trẻ em của học sinh THCS quận Bình Tân tổng thể là nhận thức đầy đủ. Học sinh có nhận thức rất cao chiếm 55,9%, học sinh nhận thức cao chiếm 18,9%. Nhưng học sinh có nhận thức chưa đầy đủ chiếm ¼ trong tổng mẫu. Học sinh nhận thức trung bình chiếm 5,1%, học sinh nhận thức thấp chiếm 6.5%, học sinh nhận thức rất thấp 13,6%. 3.3 Nhận thức về hậu quả xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cở sở Hậu quả xâm hại tình dục trẻ em là kết quả của hành vi xâm ại tình dục đối với trẻ em tác động không chỉ lên thể chất mà còn ở tinh thần của trẻ, gia đình của trẻ và xã hội. Dựa vào đó chúng tôi thiết kế thang đo để tìm hiểu mức độ nhận thứ hậu quả xâm hại tình dục trẻ em của học sinh THCS quận Bình Tân. Bảng 4: Mức độ nhận thức về hậu quả xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cở sở Mức độ nhận thức Tần số Tỷ lệ % Nhận thức rất thấp 21 3,6 Nhận thức thấp 23 3,9 Nhận thức trung bình 100 17,0 Nhận thức cao 272 46,3 Nhận thức rất cao 171 29,1 Tổng 587 100 Kết quả từ bảng 4 cho thấy rằng mức độ nhận thức về hậu quả xâm hại tình dục của học sinh THCS quận Bình Tân là ở mức độ cao. Học sinh nhận thức cao chiếm tỉ số lớn nhất là 46,3% đến học sinh nhận thức rất cao là 29,%. Học sinh có nhận thức trung bình chiếm 17%, còn học sinh có nhận thức thấp và rất thấp chỉ chiếm 3,9% và 3,6%. 3.4 Nhận thức về môi trƣờng xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cở sở Nạn nhân Nạn nhân xâm hại tình dục trẻ em là một trẻ em bị hại bởi các hành vi xâm hại tình dục. Từ khái niệm trên, tôi đã thiết kế thang đo nhằm tìm hiểu nhận thức về nạn nhân xâm hại tình dục trẻ em của học sinh THCS quận Bình Tân. 989
- Bảng 5: Mức độ nhận thức nạn nhân xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cơ sở Mức độ nhận thức Tần số Tỷ lệ % Nhận thức rất thấp 49 8,3 Nhận thức thấp 37 6,3 Nhận thức trung bình 91 15,5 Nhận thức cao 235 40,0 Nhận thức rất cao 175 29,8 Tổng 587 100 Theo số liệu của bảng 5 cho thấy, học sinh trung học cơ sở quận Bình Tân tổng thể có nhận thức ở mức độ cao. Học sinh nhận thức rất cao chiếm 29,8%, học sinh có nhận thức cao chiếm 40%. Nhưng có đến 30,1% học sinh chưa có nhận thức đầy đủ về nạn nhân xâm hại tình dục trẻ em. Học sinh nhận thức trung bình là 15,5%, học sinh nhận thức thấp là 6,3%, học sinh nhận thức rất thấp là 8,3%. Môi trƣờng xâm hại tình dục trẻ em (trƣờng hợp trẻ có thể bị xâm hại tình dục trẻ em) Môi trường xâm hại tình dục trẻ em hay trường hợp trẻ em có thể bị xâm hại tình dục là nơi thiếu sự an toàn, gây nguy hiểm cho trẻ. Từ đó chúng tôi thiết kế thang đo nhằm tìm hiểu mức độ nhận thức về môi trường xâm hại tình dục trẻ em của học sinh THCS quận Bình Tân. Bảng 6: Mức độ nhận thức môi trường xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cơ sở Mức độ nhận thức Tần số Tỷ lệ % Nhận thức rất thấp 30 5,1 Nhận thức thấp 33 5,6 Nhận thức trung bình 114 19,4 Nhận thức cao 286 48,7 Nhận thức rất cao 124 21,1 Tổng 587 100 Từ bảng 6, cho thấy kết quả mức độ nhận thức môi trường xâm hại tình dục của học sinh THCS quận Bình Tân ở mức nhận thức cao. Học sinh có nhận thức rât cao chiếm 21,1%, học sinh có nhận thức cao chiếm tỉ lệ nhiều nhất 48,7%. Học sinh có nhận thức trung bình chiếm thấp hơn có 19,4% . Học sinh có nhận thức thấp và rất thấp chiếm tỉ lệ thấp nhấp là 5,6% và 5,1%. 3.5 Nhận thức về cách ứng phó xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cơ sở Ứng phó xâm hại tình dục trẻ em là sự thay đổi nhận thức và nổ lực của cá nhân đứa trẻ nhằm phản ứng lại đối với những hành vi xâm hại tình dục bằng các nguồn lực hoặc vượt quá nguồn lực của bản thân, môi trường. Từ đó, tôi xây dựng thang đo nhằm khảo sát mức độ nhận thức về cách ứng phó xâm hại tình dục trẻ em của học sinh THCS quận Bình Tân. Bảng 7: Mức độ nhận thức về cách ứng phó xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cơ sở Mức độ nhận thức Tần số Tỷ lệ % Nhận thức rất thấp 7 1,2 Nhận thức thấp 9 1,5 Nhận thức trung bình 16 2,7 Nhận thức cao 110 18,7 Nhận thức rất cao 445 75,8 990
- Tổng 587 100 Dựa vào bảng 7, có thể thấy mức độ nhận thức ứng phó xâm hại tình dục của học sinh THCS Bình Tân ở mức độ rất cao so với tổng thể. Học sinh nhận thức rất cao chiếm 75,8 %, học sinh nhận thức rất cao chiếm 18,7%. Còn học sinh nhận thức chưa đầy đủ chỉ chiếm tỉ lệ thấp chưa đến 10%, học sinh nhận thức trung bình là 2.7%, học sinh nhận thức thấp 1.5%, học sinh nhận thức rất thấp 1.2%. 3.6 Các yếu tố ảnh hƣởng đế nhận thức xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cơ sở Một số yếu tố ảnh hưởng ở đây bao gồm các yếu tố như gia đình, nhà trường, xã hội, bạn bè và chính cá nhân đó có thể ảnh hưởng đến nhận thức xâm hại tình dục trẻ em. Nên từ đó xây dựng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến nhận thức xâm hại tình dục trẻ em của học sinh THCS quận Bình Tân. Bảng 8: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến nhận thức hành vi xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cở sở Mức độ ảnh hƣởng Tần số Tỷ lệ % Ảnh hưởng rất thấp 96 16,4 Ảnh hưởng thấp 195 33,3 Ảnh hưởng trung bình 214 36,5 Ảnh hưởng cao 67 11,4 Ảnh hưởng rất cao 15 2,6 Tổng 587 100 Kết quả bảng 2.15 cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến nhận thức xâm hại tình dục trẻ em của học sinh THCS quận Bình Tân chỉ ở mức độ trung bình thấp chứ chưa cao. Ảnh hưởng trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất là 36,5%; tiếp đến là ảnh hưởng thấp chiếm 33,3%; ảnh hưởng thấp chiếm 16,4%. Mức độ ảnh hưởng cao và rất cao chiếm tỉ lệ thấp là 11,4% và 2,6%. 4. KẾT LUẬN Nhận thức xâm hại tình dục trẻ em ở mức độ cao, nhưng phần lớn nhận thức của học sinh chỉ dừng lại ở mức độ cảm tính, tập trung vào các hành vi cụ thể mang tính chất gây ảnh hưởng đến thể chất. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cơ sở là ở mức độ thấp. Sự tác động của các yếu tố như gia đình, nhà trường, xã hội, bạn bè và chính cá nhân đó đến nhận thức xâm hại tình dục trẻ em là chưa cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Angela Browne and David Finkelhor (1986), “Impact of Child Sexual Abuse: A Review of the Research”, Psychological Bulletin, Vol. 99, No. I, 66-77. [2] Curtis Dolezal, Alex Carballo-Dieguez (2002), “Childhood sexual experiences and the perception of abuse among Latino men who have sex with men”, The Journal of Sex Research, Vol. 39. Issue: 3. [3] David K. Carson, Jennifer M. Foster and Aparajita Chowdhury (2014). “Sexual Abuse of Children and Youth in India An Anthropological Perepectivec”, The Oriental Anthropologist, Vol. 14, 2, 149- 170. [4] Natasha E. Latzman, Cecilia Casanueva, and Melissa Dolan (2017). “Understanding the Scope of Child Sexual Abuse: Challenges and Opportunities”, Occasional Paper, ISSN 2378-7996, 0044- 1711. 991
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vấn đề chứng cứ điện tử trong giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em
8 p | 81 | 9
-
Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em là nạn nhân của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay: cơ hội và thách thức
7 p | 27 | 5
-
Xâm hại tình dục trẻ em trên không gian mạng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phòng ngừa
19 p | 30 | 4
-
Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em và vấn đề bảo vệ quyền trẻ em: Nhìn từ thực tiễn huyện Đắc Mil
5 p | 41 | 3
-
Báo động đỏ vấn nạn xâm hại tình dục ở Việt Nam
6 p | 33 | 3
-
Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em và vấn đề bảo vệ quyền trẻ em: Nhìn từ thực tiễn huyện Đắk Mil
5 p | 35 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn