Nhận xét cách tiếp cận định nghĩa về ngữ dụng học của Giáo sư Đỗ Hữu Châu
lượt xem 2
download
Bài viết đã lý giải cách tiếp cận của riêng mình về ngữ dụng học sau khi cho biết thông lệ cung cấp nội dung ngữ dụng học theo nguyên tắc thống hợp và tương tác chỉ có bốn vấn đề: sự chiếu vật và chỉ xuất; nghĩa tường minh và hàm ẩn; các hành vi ngôn ngữ; lý thuyết hội thoại hay lý thuyết tương tác bằng lời. Mặc dù trong biện luận chưa vạch rõ những kiến giải khả thi. nhưng mọi chương trong kết cấu phân tích đã làm rõ tương đối những vấn đề cần nêu và cần chứng minh. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhận xét cách tiếp cận định nghĩa về ngữ dụng học của Giáo sư Đỗ Hữu Châu
- NHẬN XÉT CÁCH TIẾP CẬN ĐỊNH NGHĨA VỀ NGỮ DỤNG HỌC CỦA GIÁO SƯ ĐỖ HỮU CHÂU TS Nguyễn Văn Chiến Trong công trình”Đại cương ngôn ngữ học” tập hai “ Ngữ dụng học”. giáo sư Đỗ Hữu Châu trình bày nội dung của Ngữ dụng học theo năm vấn đề: 1. Chiếu vật và chỉ xuất 2. Hành vi ngôn ngữ 3. Lý thuyết lập luận 4. Lý thuyết hội thoại 5. Ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh Những vấn đề nêu trên được giải quyết sau phần khái quát về ngữ dụng học. Tác giả đã lý giải cách tiếp cận của riêng mình về ngữ dụng học sau khi cho biết thông lệ cung cấp nội dung ngữ dụng học theo nguyên tắc thống hợp và tương tác chỉ có bốn vấn đề: 1. Sự chiếu vật và chỉ xuất. 2. Nghĩa tường minh và hàm ẩn. 3. Các hành vi ngôn ngữ. 4. Lý thuyết hội thoại hay lý thuyết tương tác bằng lời. Mặc dù trong biện luận chưa vạch rõ những kiến giải khả thi. nhưng mọi chương trong kết cấu phân tích đã làm rõ tương đối những vấn đề cần nêu và cần chứng minh. Trước hết, ngữ dụng học nghiên cứu nghĩa trong ngữ cảnh. Tuy nhiên, ngữ nghĩa học cũng nghiên cứu nghĩa, bởi thể giáo sư Đỗ Hữu Châu đã phân tích mối quan hệ giữa ngữ dụng học và ngữ nghĩa học. Ông cho rằng hai chuyên ngành này “ được xây dựng trên những tuyến tương đối nhất quán riêng” (tr.48). Đồng thời, “ ngữ dụng học nghiên cứu hoạt động giao tiếp trong hoàn cảnh xã hội” (tr.50). Ở trang 53, tác giả viết “ Nói một cách tổng quát, không làm gì có cái nghĩa của câu độc lập với ngữ cảnh, mà trong thực tế cũng không có cái đơn vị được gọi là câu nốt. Trong thực tế chỉ có những phát ngôn.Câu là đơn vị trừ tượng hóa khỏi các phát ngôn trong giao tiếp. Cho nên trong hiện thực chỉ có ngữ nghĩa trong tương tác, chỉ có nghữ nghĩa đã được tạo ra từ một ý định nào đó đã mang sẵn một ý định nào đó. Nếu quả như vậy thì trong thực tế chỉ gặp có ngữ nghĩa ngữ dụng. Trên thực tế, nếu tác giả tiếp tục phát triển luận đề này thì ông sẽ có thể xác định chính thức đơn vị nghiên cứu và đơn vị công năng của ngữ dụng học là phát ngôn. Chính phát ngôn thể hiện các sự kiện chuyên biệt, các hành động có chủ định của người nói tại các thời điểm và bối cảnh cụ thể. Chính ngữ dụng học khảo sát các thuộc tính vốn khác nhau trong nội dung của các ký hiệu, trong cách sử dụng các ký hiệu đó tồn tại ở các phát ngôn. Khi tiếp cận các thuộc tính của phát ngôn,một số nhà ngôn ngữ đề nghị dung hai thuật ngữ: Ngữ dụng học trực tiếp (near-side pragmatics) đề cập đến bản chất của những 33
- sự tình tương hợp với việc xác nhận những điều được nói tới; Ngữ dụng học gián tiếp (far-side pragmatics) tập trung làm sáng tỏ những gì tạo nên nội dung nằm sâu trong điều được nói lên, tức là các hành động ngôn từ nào được thực hiện trong điều được nói hoặc bằng điều được nói ra đó và hàm ý nào hiện trong phát ngôn. Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu thì câu trở thành phát ngôn khi nó (câu)”được làm đầy bằng những đơn vị từ vựng cụ thể có thể được dùng ở những ngữ cảnh khác nhau, nhằm nhiều đích khác nhau.” (tr.31). Như vậy, phát ngôn chính là câu được quy định về nghĩa và nội dung ký hiệu do ngữ cảnh và sự tình làm nên hành động lời nói. Khi triển khai về khác biệt giữa câu và phát ngôn thì giáo sư có nói về vấn đề liên quan tới “descriptive fallacy” mà ông gọi là “ảo tưởng miêu tả”. song thuật ngữ này nên gọi là “ngụy biện miêu tả” hay “ ngụy tín miêu tả” vì thuật ngữ “fallacy” có nghĩa là niềm tin sai lầm (mistaken belief); ngụy biện (faulty reasoning) hay luận cứ gây sai lạc (misleading argument). Chính J.L.Austin đã đưa ra khái niệm này năm 1955 trong công trình “ How to Do Things With Words” khi ông cho rằng ngụy tín miêu tả là việc suy lý coi hành động ngôn từ là mệnh đề lô gic mà có thể là sai khi nghĩa của mệnh đề không dựa vào điều kiện về sự thật (tức là điều kiện đúng-sai). Căn nguyên của định đề của J.L.Austin dựa vào biện luận cho rằng các phát ngôn ngôn hành không thể được đánh giá là đúng hay sai, chúng cần các thang độ khác để đo lường vì nếu chỉ có xác nhận đúng – sai thì làm sao chấp nhận được các mệnh đề có nội dung tôn giáo,đạo đức, thẩm mỹ hay siêu hình học. Chẳng hạn, người dùng ngôn ngữ không chỉ miêu tả hiện thực mà còn làm nhiều hơn thế với ngôn ngữ như ra lệnh, mời mọc, hứa hẹn v.v… Chính vì thế mà Austin xác định hai loại phát ngôn là phát ngôn trần thuật và phát ngôn ngôn hành. Giáo sư Đỗ Hữu Châu dẫn định nghĩa về thuật ngữ “xác nhận”(assertion) mà ông chuyển ngữ là xác tín: “An ACT of ASSERTION is carried out when a speaker utters a declarative sentence (which can be either true or false), and undertakes a certain responsibility, or commitment, to the hearer, that a particular state of affairs, or situation, exists in the world”, định nghĩa này được ông dịch là ”một hành vi xác tín được thực hiện khi người nói phát âm ra một câu trần thuyết (câu này có thể đúng hoặc sai) đồng thời với sự phát âm đó anh ta chịu trách nhiệm trước người nghe về việc một sự tình nào đó tồn tại trong thực tế”(tr.31). Ở cách hiểu này có thể có một cách nhìn nhận khác về thuật ngữ, vì vậy tôi đưa ra cách chuyển ngữ khác đôi chút: “ một hành động xác nhận được thực hiện khi người nói phát ra một câu trần thuật (mà có thể đúng hoặc sai), và người nói nhận một trách nhiệm nhất định hay chịu cam kết đối với người nghe rằng một sự tình cụ thể hay một tình huống có tồn tại phổ quát”. Như vậy có thể thấy rằng câu là chuỗi hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp bao gồm các từ vốn diến đạt một ý cụ thể nhất định và hoàn chỉnh, còn phát ngôn là việc một người cụ thể sử dụng một khúc đoạn ngôn ngữ bất kỳ áp dụng cho một tình huống cụ thể, vì vậy, phát ngôn có thể là có hình thức một chuỗi các câu, một cú đơn,một ngữ đơn hoặc chỉ là một từ đơn thôi. Do đó, phát ngôn được phân định với câu về mặt hình thức là dấu ngoặc kép. Chính điều này là điểm giao kết giữa ngôn ngữ học đại cương và ngữ dụng 34
- học trong xem xét bản chất của phát ngôn. Trong nhận xét của mình, giáo sư Đỗ Hữu Châu đã rất đúng khi kết luận rằng “khi thay đổi tư cách phát ngôn của một câu thì cấu trúc đềthuyết của nó cũng đổi, nói đúng hơn thì vì cấu trúc đề thuyết thay đổi, cho nên một câu mới có thể là những phát ngôn khác nhau” (tr.32). Ông nhận xét như vậy vì phát ngôn mang “bản chất hành động”(có lẽ thuật ngữ này nên đổi thành “bản chất ngôn hành” thì chính xác hơn). Để đi đến định nghĩa về ngữ dụng học, giáo sư Đỗ Hữu Châu đưa ra các cách tiếp cận và biện giải về câu, phát ngôn và diễn ngôn. Thuy nhiên, vì diễn ngôn là vấn đề còn nhiều khía cạnh chưa thống nhất trong giới ngôn ngữ học nên tôi không đề cập ở trong bài viết này. Tuy nhiên cần thấy rõ rằng tác giả bộ giáo trình này đã có những nhận định rất minh xác về diễn ngôn xuất phát từ quan điểm ngữ dụng học khi ông cho rằng diễn ngôn là: “- Lời của từng người nói ra trong một cuộc giao tiếp. - Tổng những lời nói của một người trong một cuộc thoại có thể là một diễn ngôn liên tục hay ngắt quãng…..mỗi diễn ngôn..là một phần hay là một”chiến dịch” hợp thành chiến lược giao tiếp… - Diễn ngôn là thuật ngữ chung cho tất cả những đơn vị lời nói phù hợp với những tiêu chuẩn…của chúng tôi. - Diễn ngôn… có mặt động và tĩnh. Diễn ngôn là một quá trình sản sinh ra và liên kết các phát ngôn thành một chỉnh thể”. (tr. 34,35) Những nhận định trên phù hợp với cách nhận diện về diễn ngôn trong “Oxford Concise Dictionary of Linguistics”, nxb. Oxford Univercity Press (1997): “chuỗi kế tiếp mạch lạc bất kỳ gồm các câu được nói hay được viết. Như vậy, mục này trong từ điển là một ví dụ về diễn ngôn; cũng như vậy khi nói tới một tiểu thuyết; cũng như một diễn văn của chính trị gia hay một bài giảng cho sinh viên; đó cũng là một bài phỏng vấn hay bất kỳ loạt sự kiện lời nói nào mà trong đó các câu hay phát ngôn liên tiếp được mắc vào với nhau…”(tr.100). Từ những phân tích trên, giáo sư Đỗ Hữu Châu trình bày định nghĩa của mình về ngữ dụng học. Giáo sư đã có nhận định gần với cách xác định về ngữ dụng học trực tiếp và ngữ dụng học gián tiếp, tuy nhiên ông gán vấn đề nội dung hay ngữ nghĩa bị quy định về đúng-sai và không bị quy định về tính chất này về ngữ nghĩa học, nếu ông phát triển tiếp thì chắc chắn sẽ dẫn tới tiếp cận ngữ nghĩa học theo ngữ dụng học kinh điển của Austin, Searle, Grice, Kaplan hay Stalnaker. Ông đã dẫn ra các định nghĩa của Stephen C.Levinson, của Gazdar và một vài nhà ngôn ngữ học khác để làm cơ sở cho kiến giải của riêng mình về ngữ dụng học. Mặc dù chính giáo sư không đưa ra một định nghĩa thành một luận đề cụ thể, nhưng có thể thấy rang ông đã dựa vào Levinson và Gazdar để có các nhìn toàn diện và hợp lý cũng như 35
- nhất quán về ngữ dụng học. Ông cho biết: “ Chính vì ngữ nghĩa ngữ dụng được tạo ra bởi những con đường không phải logic cho nên sự xác định ngữ dụng học của Gaz-đa và Levinson mới có khả năng giúp cho sự nghiên cứu các hiện tượng ngữ dụng đa dạng,, phức tạp có được một phương pháp tiếp cận nhất quán. Phương pháp tiếp cận các sự kiện ngữ dụng có thể nhất quán được là vì chúng được sản sinh ra từ cả hai phía người nói, người nghe theo những con đường cụ thể tuy rất khác nhau nhưng đều thống nhất ở chỗ không phải là con đường logic”(tr.54). Cách tường giải nói trên giúp hiểu rõ được phương thức tiếp cận của giáo sư Đỗ Hữu Châu tới bản chất của ngữ dụng học. Ý kiến này gần với những cách hiểu chân xác về ngữ dụng học. Ngay từ năm 1938, Morris đã phân biệt rõ ràng rằng ngữ nghĩa học vốn đề cập tới mối quan hệ giữa các ký hiệu với sự vật mà chúng có thể biểu đạt hay đang biểu đạt, còn ngữ dụng học quan tâm đến quan hệ giữa các ký hiệu với những người lý giải chúng. Còn Stalnaker vào năm 1972 thì xác nhận cú pháp học nghiên cứu các câu, ngữ nghĩa học khảo sát các mệnh đề, còn ngữ dụng học nghiên cứu các hành động ngôn ngữ và các ngữ cảnh nơi chúng được thực hiện. Stalnakercho biết có hai loại vấn đề chính mà ngữ dụng học phải giải quyết, đó là xác định các loại hành động ngôn từ và các sản phẩm ngôn từ, sau đó là việc làm rõ các thuộc tính của ngữ cảnh lời nói vốn giúp xác định xem loại mệnh đề nào được một dạng câu cụ thể nào biểu thị. Đến năm 1977 thì Katz vạch ró ranh giới lý thuyết giữa cách lý giải ngữ nghĩa học và cách lý giải ngữ dụng học bằng việc lấy thành tố ngữ nghĩa học để biểu đạt chính xác chỉ những khía cạnh nghĩa của câu mà một người nói hay người nghe lý tưởng của ngôn ngữ cụ thể đó sẽ hiểu trong một tình huống vô danh bất kỳ, trong tình huống như thế không hề có dấu hiệu nào cho biết về động cơ, cảnh huống hay bất cứ yếu tố nào tương đồng với việc hiểu câu trên cơ sở ngữ cảnh của phát ngôn. (Dẫn theo Katz, J. (1977). Propositional Structure and Illocutionary Force. New York: Crowell). Riêng vào năm 1979 thì Gazdar cho rằng NGỮ DỤNG HỌC = NGHĨA TRỪ ĐI CÁC ĐIỀU KIỆN CHÂN THỰC(PRAGMATICS = MEANING - TRUTH CONDITIONS). Trong giáo trình của mình, giáo sư Đỗ Hữu Châu dẫn ra công thức mà trích ra từ biện luận của Gazdar và Levinson: NGỮ DỤNG HỌC = NGỮ NGHĨA TRỪ ĐI NGHĨA HỌC (tr.49). Thực ra, công thức này cũng giống công thức nêu trước đó về nội dung. Sau đó 11 năm, tức là vào năm 1988, Kempson cho biết ngữ nghĩa học cung cấp cách giải thích trọn vẹn về nghĩa câu cho ngôn ngữ bằng xác định các điều kiện chân thực của câu trong ngôn ngữ, còn ngữ dụng học thì giải thích việc câu được sử dụng ra sao trong các phát ngôn nhằm truyền tải thông tin trong ngữ cảnh. Năm 1995, trong từ điển “The Cambridge Dictionary of Philosophy (Lycan 1995) 36
- nói rõ bản chất của ngữ dụng học là việc nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong ngữ cảnh, nghiên cứu sự phụ thuộc vào ngữ cảnh của các khía cạnh khác nhau trong tường giải ngôn ngữ. Ngữ dụng học cho biết cùng một câu có thể biểu đạt các nghĩa khác nhau hay các mệnh đề khác nhau trong ngưc cảnh này hay ngữ cảnh khác Từ điển “The Oxford Companion to Philosophy (Fotion 1995)” xác định rằng ngữ dụng học là việc nghiên cứu ngôn ngữ vốn tập trung vào người sử dụng ngôn ngữ và bối cảnh sử dụng ngôn ngữ chứ không hẳn là quy chiếu, tính chân thực hay ngữ pháp nhờ có tính lưỡng nghĩa (ambiguity) hay là tính trực chỉ (indexicality) hoặc cả hai tính chất náy, và đó là lý thuyết hành động ngôn từ và lý thuyết hàm ẩn hội thoại. Định nghĩa mà từ điển “The Blackwell Companion to Philosophy (Davies 1996)” nêu ra cũng dựa vào sự phân định ngữ nghĩa học đối với ngữ dụng học, tức là phân định nghĩa vốn được gán cho từ theo quy ước hay là nghĩa đen của từ, và như vậy là gán cho câu, và cũng là nghĩa tiếp theo mà có thể được xác lập khi sử dụng thông tin từ ngữ cảnh theo các nguyên tắc khái quát hơn. Có thể thấy rằng, giáo sư Đỗ Hữu Châu đã có những kiến giải rất tổng hợp về mọi vấn đề cơ bản nhất của ngữ dụng học hiện đại mà chỉ thông qua phần khảo sát định nghĩa của ông về ngữ dụng học cũng có thể thấy được tầm bao quát phân tích và mở rộng của ông. Đồng thời, những vấn đề ông đặt ra trong công trình “”Đại cương ngôn ngữ học” tập hai “ Ngữ dụng học” luôn được mở, điều này khiến những người nghiên cứu ngữ dụng học luôn hứng thú trong công cuộc phát triển những ý tưởng của ông đã nêu ra về các bình diện của ngữ dụng học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Austin, J. (1960): How To Do Things With Words. Oxford: Oxford University Press. 2. Fotion, N. (1995). Pragmatics. In T. Honderich (ed.). The Oxford Companion to Philosophy. Oxford: Oxford University Press, p. 709. 3. Gazdar, G. (1979). Pragmatics: Implicature, Presupposition, and Logical Form. London: Academic Press. 4. Grice, P. (1989). Studies in the Way of Words. Cambridge, Mass: Harvard University Press. 5. Johnstone, Barbara. (2001). Discourse Analysis. Oxford: Blackwell. 6. Katz, J. (1977). Propositional Structure and Illocutionary Force. New York: Crowell. 7. Kempson, R. (1988). Grammar and conversational principles. In Newmeyer, F. (ed.). Linguistics: The Cambridge Survey, Vol. II. Cambridge, Eng.: Cambridge University Press, pp. 139-163. 37
- 8. Levinson, S. (1983). Pragmatics. Cambridge, Eng.: Cambridge University Press. 9. Morris, C. (1938/1971). Foundations of the theory of signs. In Writings on the Theory of Signs. The Hague: Mouton, pp. 17-74. 10. Searle, J. (1969): Speech Acts. Cambridge, Eng.: Cambridge University Press. 11. Stalnaker, R. (1972). Pragmatics. In G. Harman and D. Davidson (eds.): Semantics of Natural Language. Dordrecht: Reidel, pp. 380-397. 12. http://www.cbs.polyu.edu.hk/ctyjiang/file/notes_new/313/2.htm 38
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội của người lao động làm việc tại các đơn vị thuộc UBND quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
16 p | 76 | 8
-
Tên nữ giới và vấn đề giới trong ngôn ngữ học
9 p | 75 | 8
-
Một số nhận xét về sự tác động của các yếu tố gia đình và xã hội đến quá trình tự rèn luyện tư cách đạo đức của học sinh Trung học Phổ thông tại TP Hồ Chí Minh
8 p | 50 | 4
-
Thực trạng nhân lực của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nguyên nhân và giải pháp
7 p | 55 | 3
-
Một số nhân tố khách quan tác động đến hứng thú học tiếng anh của học sinh trung học cơ sở
8 p | 51 | 3
-
Tác động của chuyển đổi chính sách KH&CN đến việc tạo ra và sử dụng tri thức tại viện R&D từ cách tiếp cận văn hóa chính sách
5 p | 61 | 2
-
Vài nét về tình hình nghiên cứu về trẻ em lang thang ở Việt Nam hiện nay
8 p | 175 | 2
-
Hai cách tiếp cận các dạng cố định Tiếng Pháp: Dưới góc độ ngôn ngữ và tâm lý
9 p | 35 | 1
-
Kinh thánh công giáo với môi trường tự nhiên: Thiên Chúa là trung tâm
17 p | 10 | 1
-
Cấu trúc văn hóa và giá trị ở khu vực Đông Á trong cạnh tranh quyền lực mềm
9 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn