intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận xét giá trị He4 và Test roma trong chẩn đoán ung thư buồng trứng

Chia sẻ: Văng Thị Bảo Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

167
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nhận xét giá trị He4 và Test roma trong chẩn đoán ung thư buồng trứng trình bày kết quả cho thấy HE4 huyết thanh có độ nhạy 82,5%, độ đặc hiệu 90% và test ROMA có độ nhạy 95%, độ đặc hiệu 44,3%; HE4 huyết thanh tăng và có giá trị chẩn đoán tốt ung thư buồng trứng biểu mô, đặc biệt là ung thư buồng trứng biểu mô tuyến nhú, test ROMA có độ nhạy cao,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận xét giá trị He4 và Test roma trong chẩn đoán ung thư buồng trứng

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> NHẬN XÉT GIÁ TRỊ HE4 VÀ TEST ROMA TRONG<br /> CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BUỒNG TRỨNG<br /> Phạm Thị Diệu Hà, Nguyễn Văn Tuyên<br /> Khoa Ngoại Phụ Khoa, bệnh Viện K - Hà Nội<br /> Nghiên cứu nhằm đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của HE4 và test ROMA huyết thanh trong chẩn đoán<br /> ung thư buồng trứng, mối liên quan giữa HE4 và test ROMA với mô bệnh học và giai đoạn bệnh ung thư<br /> buồng trứng. Kết quả cho thấy HE4 huyết thanh có độ nhạy 82,5%, độ đặc hiệu 90% và test ROMA có độ<br /> nhạy 95%, độ đặc hiệu 44,3%; HE4 huyết thanh tăng và có giá trị chẩn đoán tốt ung thư buồng trứng biểu<br /> mô, đặc biệt là ung thư buồng trứng biểu mô tuyến nhú, test ROMA có độ nhạy cao.<br /> Từ khoá: ung thư buồng trứng, HE4 và test Roma<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ung thư buồng trứng là một trong những<br /> ung thư phụ khoa gây tử vong hàng đầu của<br /> phụ nữ. Những năm qua, chẩn đoán và điều<br /> trị ung thư buồng trứng có nhiều tiến bộ,<br /> nhưng kết quả chỉ đạt 30% người bệnh ung<br /> thư buồng trứng sống thêm 5 năm sau điều trị.<br /> Chẩn đoán sớm bản chất khối u buồng trứng<br /> sẽ giúp bệnh nhân được điều trị sớm, theo dõi<br /> và tiên lượng tốt hơn.<br /> Đo lường nồng độ dấu ấn CA125 huyết<br /> thanh được sử dụng trong chẩn đoán bản<br /> chất khối u buồng trứng, lành tính hay ác tính<br /> [1]. Năm 2009, HE4 (human epididymal<br /> protein 4) - một dấu ấn u mới được áp dụng<br /> trong chẩn đoán ung thư buồng trứng và đã<br /> được chấp thuận ở châu Âu, các nước châu Á<br /> Thái Bình Dương, châu Mỹ La tinh. HE4 cũng<br /> đã được sử dụng ở Mỹ và được FDA chứng<br /> nhận [2]. Tại Việt nam, HE4 bước đầu được<br /> áp dụng trong chẩn đoán và theo dõi ung thư<br /> buồng trứng. Xét nghiệm đồng thời CA125 và<br /> HE4 trong huyết thanh, gọi là xét nghiệm<br /> Địa chỉ liên hệ: Phạm Thị Diệu Hà, Nguyễn Văn Tuyên,<br /> khoa Ngoại Phụ Khoa, bệnh Viện K.<br /> Email: dieuha79@yahoo.com<br /> Ngày nhận: 14/3/2013<br /> Ngày được chấp thuận: 26/4/2013<br /> <br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> ROMA (test ROMA) cho hiệu quả cao trong<br /> chẩn đoán ung thư buồng trứng. Xét nghiệm<br /> HE4 và test ROMA đã được áp dụng tại bệnh<br /> viện K trong chẩn đoán và theo dõi ung thư<br /> buồng trứng. Bởi vậy, đề tài được tiến hành<br /> với 2 mục tiêu: (1) Đánh giá độ nhạy, độ đặc<br /> hiệu của HE4, test ROMA huyết thanh trong<br /> chẩn đoán ung thư buồng trứng. (2) Nhận xét<br /> mối tương quan giữa dấu ấn HE4 huyết thanh<br /> với giai đoạn bệnh và loại mô bệnh học của<br /> ung thư buồng trứng.<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> 1. Đối tượng<br /> 1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân<br /> - Phụ nữ trên 18 tuổi, được chẩn đoán xác<br /> định u buồng trứng hoặc ung thư buồng trứng,<br /> có chỉ định phẫu thuật.<br /> - Bệnh nhân được xét nghiệm HE4, test<br /> ROMA huyết thanh trước mổ.<br /> - Bệnh nhân mổ tại bệnh viện K và được<br /> chẩn đoán giai đoạn bệnh, giải phẫu bệnh<br /> sau mổ.<br /> - Bệnh nhân tự nguyện tham gia vào<br /> nghiên cứu.<br /> 1.2. Tiêu chuẩn loại trừ<br /> - Bệnh nhân có tiền sử bị ung thư buồng<br /> 37<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> trứng hoặc ung thư phúc mạc tiên phát hoặc<br /> có bất kỳ bệnh ung thư nào kèm theo.<br /> - Bệnh nhân đang mang thai hoặc bị suy<br /> thận giai đoạn cuối hoặc trải qua cấy ghép<br /> cơ thể.<br /> - Bệnh nhân không có xét nghiệm HE4,<br /> CA125 huyết thanh trước mổ.<br /> 2. Phương pháp<br /> 2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu.<br /> 2.2.1. Chỉ tiêu nghiên cứu<br /> - Tuổi, tình trạng kinh nguyệt<br /> - Các chỉ số HE4, test ROMA huyết thanh<br /> <br /> Phụ nữ sau mãn kinh:<br /> PI = -8,09 + 1,04 * [HE4] + 0,732 [CA125]<br /> ROMA = exp(PI) / [1 + exp(PI)] * 100<br /> ROMA ≥ 25,3%, nguy cơ ác tính cao<br /> ROMA < 25,3%, nguy cơ ác tính thấp<br /> Phân loại giai đoạn bệnh theo FIGO 2002 [4].<br /> Phân loại mô bệnh học theo tổ chức Y tế<br /> Thế giới 2003 [4].<br /> Tính độ nhậy, độ đặc hiệu:<br /> Độ nhạy = số dương tính thật/(số dương tính<br /> thật + số âm tính giả).<br /> Độ đặc hiệu = số trường hợp âm tính thật/<br /> (số trường hợp âm tính thật + số trường hợp<br /> dương tính giả.<br /> <br /> * Với phụ nữ còn kinh nguyệt, HE4 dương<br /> tính: [HE4] > 70pmol/l và âm tính: [HE4] ≤<br /> 70pmol/l. Với phụ nữ mãn kinh, HE4 dương<br /> tính: [HE4] > 140 pmol/l và âm tính: [HE4] ≤<br /> 140pmol/l [3].<br /> <br /> 3. Đạo đức nghiên cứu: Bệnh nhân tự<br /> nguyện tham gia nghiên cứu và có quyền rút<br /> khỏi nghiên cứu bất kỳ lúc nào, danh tính và<br /> các thông tin liên quan được đảm bảo bí mật.<br /> <br /> * Test ROMA, một thuật toán hồi quy, kết<br /> hợp [CA125] và [HE4] [3].<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> <br /> Cách tính chỉ số ROMA (Rist of ovarian<br /> malignancy algorithm: chỉ số nguy cơ ác tính<br /> của u buồng trứng).<br /> <br /> 1. Tuổi<br /> Đối tượng nghiên cứu gồm 110 bệnh<br /> nhân,chia 2 nhóm: nhóm u buồng trứng lành<br /> tính gồm 70 bệnh nhân, chiếm 64% và nhóm<br /> <br /> Phụ nữ trước mãn kinh:<br /> PI = -12,0 + 2,38 * [HE4] + 0.0626 [CA125];<br /> <br /> ung thư buồng trứng gồm 40 bệnh nhân,<br /> chiếm 36%. Nhóm tuổi 41 - 60 hay gặp nhất,<br /> <br /> ROMA = exp(PI) / [1 + exp(PI)] * 100<br /> <br /> chiếm 47,2%. Tuổi mắc bệnh trung bình của<br /> <br /> Nếu ROMA ≥ 7,4%, nguy cơ ác tính cao<br /> <br /> nhóm u buồng trứng lành tính là 43,0 ± 13,8,<br /> <br /> Nếu ROMA < 7,4%, nguy cơ ác tính thấp<br /> <br /> của nhóm ung thư buồng trứng là 51,1 ± 14,5.<br /> 2. Tình trạng kinh nguyệt<br /> <br /> PI: chỉ số dự đoán<br /> <br /> Bảng 1. Tình trạng kinh nguyệt của bệnh nhân<br /> U buồng trứng lành tính<br /> <br /> Ung thư buồng trứng<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Bệnh nhân còn kinh<br /> <br /> 45<br /> <br /> 41,0<br /> <br /> 12<br /> <br /> 11,0<br /> <br /> 58<br /> <br /> 52,7<br /> <br /> Bệnh nhân mãn kinh<br /> <br /> 25<br /> <br /> 23,0<br /> <br /> 28<br /> <br /> 25,0<br /> <br /> 52<br /> <br /> 47,3<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 70<br /> <br /> 64,0<br /> <br /> 40<br /> <br /> 36,0<br /> <br /> 110<br /> <br /> 100<br /> <br /> 38<br /> <br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> 3. Dấu ấn HE4 huyết thanh<br /> Bảng 2. Độ nhạy và độ đặc hiệu của [HE4] huyết thanh trong ung thư buồng trứng<br /> <br /> Bệnh nhân còn kinh<br /> <br /> Bệnh nhân mãn kinh<br /> <br /> Giải phẫu bệnh<br /> dương tính<br /> <br /> Giải phẫu bệnh<br /> âm tính<br /> <br /> > 70 pmol/L<br /> <br /> 8<br /> <br /> 7<br /> <br /> ≤ 70 pmol/L<br /> <br /> 4<br /> <br /> 39<br /> <br /> > 140 pmol/L<br /> <br /> 25<br /> <br /> 0<br /> <br /> ≤ 140 pmol/L<br /> <br /> 3<br /> <br /> 24<br /> <br /> 40<br /> <br /> 70<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> Tổng<br /> số<br /> <br /> 58<br /> 52<br /> 110<br /> <br /> Bảng 3. Liên quan [HE4] huyết thanh và mô bệnh học của u buồng trứng<br /> [HE4] huyết thanh<br /> (pmol/L)<br /> Mô bệnh học khối u<br /> <br /> Giải phẫu<br /> bệnh<br /> âm tính<br /> (UBTLT)<br /> <br /> Giải phẫu<br /> bệnh<br /> dương<br /> tính<br /> (UTBT)<br /> <br /> Bệnh nhân<br /> còn kinh<br /> <br /> Bệnh nhân<br /> mãn kinh<br /> <br /> ≤ 70<br /> <br /> > 70<br /> <br /> ≤ 140<br /> <br /> > 140<br /> <br /> Tổng<br /> số<br /> <br /> U nang bì<br /> <br /> 19<br /> <br /> 0<br /> <br /> 8<br /> <br /> 0<br /> <br /> 27<br /> <br /> Lạc nội mạc tử cung<br /> <br /> 7<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 8<br /> <br /> Viêm phần phụ<br /> <br /> 1<br /> <br /> 4<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 7<br /> <br /> U nang nhầy<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 5<br /> <br /> U nang thanh dịch<br /> <br /> 10<br /> <br /> 2<br /> <br /> 8<br /> <br /> 0<br /> <br /> 20<br /> <br /> U TB vỏ BT<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2<br /> <br /> U tế bào hạt<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 39<br /> <br /> 7<br /> <br /> 24<br /> <br /> 0<br /> <br /> 70<br /> <br /> Carcinom tuyến nang nhú<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 21<br /> <br /> 25<br /> <br /> Carcinom nang nhầy<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2<br /> <br /> Carcinom nội mạc tử cung<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1<br /> <br /> Carcinom không biệt hoá<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1<br /> <br /> Carcinom vẩy<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1<br /> <br /> Carcinom tế bào chuyển tiếp<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1<br /> <br /> U quái không thuần thục<br /> <br /> 0<br /> <br /> 3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 3<br /> <br /> Ác tính giáp biên<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 3<br /> <br /> Khác<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 3<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 4<br /> <br /> 8<br /> <br /> 3<br /> <br /> 25<br /> <br /> 40<br /> <br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> 39<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> - Nhóm nghiên cứu: Độ nhạy = 82,5% (33/40), độ đặc hiệu = 90% (63/70).<br /> - Nhóm còn kinh: Độ nhạy = 66,7% (8/12), độ đặc hiệu = 85% (39/46).<br /> - Nhóm mãn kinh: Độ nhạy = 89,3% (25/28), độ đặc hiệu = 100% (24/24) (bảng 2).<br /> Đối với phụ nữ còn kinh và mãn kinh, nồng độ HE4 huyết thanh tăng cao ở nhóm ung thư<br /> buồng trứng, tăng ít ở nhóm u buồng trứng lành tính (bảng 3).<br /> Bảng 4. Trung vị [HE4] huyết thanh (pmol/L) trong các giai đoạn ung thư<br /> Giai đoạn UTBT<br /> <br /> FIGO I<br /> <br /> Nhóm bệnh<br /> <br /> FIGO II<br /> <br /> FIGO III<br /> <br /> Bệnh nhân còn kinh<br /> <br /> 98,25 (95%)<br /> (42,50 : 181,0)<br /> <br /> 0<br /> <br /> 156,75 (95%)<br /> (59,6 : 1138,5)<br /> <br /> Bệnh nhân mãn kinh<br /> <br /> 195,6 (95%)<br /> (36,6 : 946,0)<br /> <br /> 422 (95%)<br /> (256,2:1500,0)<br /> <br /> 617,2 (95%)<br /> (56 : 1197,7)<br /> <br /> * UTBT: ung thư buồng trứng<br /> Nồng độ HE4 tăng dần theo giai đoạn bệnh ung thư<br /> 4. Test ROMA trong huyết thanh<br /> Bảng 5. Độ nhạy và độ đặc hiệu của test ROMA<br /> <br /> Nhóm bệnh<br /> <br /> Mô bệnh học/<br /> yếu tố nguy cơ<br /> <br /> Bệnh nhân còn kinh<br /> <br /> Bệnh nhân mãn kinh<br /> <br /> Giải phẫu bệnh<br /> dương tính<br /> <br /> Giải phẫu bệnh<br /> âm tính<br /> <br /> R ≥ 7,4%<br /> <br /> 11<br /> <br /> 30<br /> <br /> R < 7,4%<br /> <br /> 1<br /> <br /> 16<br /> <br /> R ≥ 25,3%<br /> <br /> 27<br /> <br /> 9<br /> <br /> R 140pmol/L và dương tính giả; nhóm<br /> bệnh nhân còn kinh: 39/46 bệnh nhân (84,8%)<br /> có nồng độ HE4 huyết thanh ≤ 70 pmol/L, 7/46<br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> bệnh nhân (15,2%) có nồng độ HE4 huyết<br /> thanh > 70 pM và dương tính giả. Những<br /> trường hợp dương tính giả thuộc nhóm bệnh<br /> nhân viêm phần phụ, song nồng độ HE4 huyết<br /> thanh chỉ tăng khoảng 1,5 ÷ 2,0 lần so với<br /> điểm cắt ngang là 70pmol/L.<br /> Với bệnh nhân ung thư buồng trứng, nhóm<br /> bệnh nhân mãn kinh: 25/28 bệnh nhân<br /> (89,3%) có nồng độ HE4 > 140pM. Số bệnh<br /> nhân có nồng độ HE4 > 140pM bao gồm<br /> 21/23 (91,3%) bệnh nhân ung thư biểu mô<br /> buồng trứng dạng nang thanh dịch, 1/1 bệnh<br /> nhân ung thư biểu mô dạng nội mạc tử cung,<br /> 1/1bệnh nhân ung thư biểu mô không biệt<br /> hóa, 1/1bệnh nhân ung thư biểu mô vẩy, 1/1<br /> bệnh nhân ung thư biểu mô chuyển tiếp. 3/28<br /> bệnh nhân ung thư buồng trứng có nồng độ<br /> HE4 huyết thanh ≤ 140pmol/L, đó là những<br /> trường hợp âm tính giả (10,7%), gồm các<br /> bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến nang nhú<br /> và ác tính giáp biên; nhóm bệnh nhân còn<br /> kinh: 8/12 bệnh nhân (66,7%) có nồng độ HE4<br /> huyết thanh >70pmol/L; số bệnh nhân ung thư<br /> buồng trứng có nồng độ HE4 huyết thanh<br /> >140pmol/L gồm 3/3 bệnh nhân ung thư tuyến<br /> nang nhú, 1/2 bệnh nhân ung thư tuyến nang<br /> nhầy, 3/3 bệnh nhân u quái không thuần thục,<br /> 1/2 bệnh nhân ung thư ác tính giáp biên; 4/12<br /> bệnh nhân ung thư buồng trứng có nồng độ<br /> HE4 huyết thanh ≤ 70pmol/L, đó là những<br /> trường hợp âm tính giả (33,3%), gồm các<br /> bệnh nhân ung thư tuyến nang nhầy và ung<br /> thư ác tính giáp biên. Tóm lại, nồng độ HE4<br /> huyết thanh tăng cao ở thể carcinom tuyến<br /> nang nhú, carcinom nội mạc tử cung, u hỗn<br /> hợp; nồng độ HE4 huyết thanh tăng ít hơn ở<br /> carcinom tuyến nang nhầy và không biệt hóa,<br /> nồng độ HE4 huyết thanh không tăng ở ung<br /> thư ác tính giáp biên và u Krukenberrg.<br /> Theo Ronny Drapkin [6], gen mã hóa cho<br /> HE4 là một trong những gen phổ biến nhất<br /> <br /> TCNCYH 82 (2) - 2013<br /> <br /> được xác định trong danh sách các gen biểu<br /> hiện của ung thư biểu mô buồng trứng. Biểu<br /> mô ở bề mặt buồng trứng bình thường không<br /> sản sinh HE4, các nang vùi vùng vỏ buồng<br /> trứng được lát bởi lớp biểu mô Mullerian có<br /> chức năng tổng hợp protein này. Sự sản sinh<br /> protein HE4 giới hạn ở một số dạng mô học:<br /> 93% carcinoma nang tuyến thanh dịch, 100%<br /> carcinoma tuyến dạng nội mạc tử cung, 50%<br /> carcinoma dạng nhầy ít cho kết quả dương<br /> tính với HE4. Xét nghiệm tế bào học sử dụng<br /> kỹ thuật hóa dãy mô cho thấy hầu hết các<br /> bệnh lý ung thư không phải ung thư buồng<br /> trứng không sản sinh ra HE4. Biểu hiện của<br /> protein này trong nang vùi vùng vỏ buồng<br /> trứng gợi ý sự hình thành của lớp biểu mô<br /> Mullerian là bước tiên quyết trong quá trình<br /> phát triển ung thư biểu mô buồng trứng [5].<br /> HE4 tăng chủ yếu trong ung thư biểu mô<br /> thanh dịch buồng trứng, ung thư nội mạc và<br /> tăng ít trong ung thư dạng nhầy, tăng rất ít<br /> trong u nang buồng trứng.<br /> Trung vị của nồng độ HE4 huyết thanh<br /> trong nghiên cứu này là 54,9pmol/L, ở bệnh<br /> nhân còn kinh là 55,5pmol/L, ở bệnh nhân<br /> mãn kinh là 54,2pmol/L. Kết quả này cao hơn<br /> so với một số nghiên cứu khác, đặc biệt là<br /> nhóm bệnh nhân còn kinh. Theo Kim và cs,<br /> trung vị của nồng độ HE4 huyết thanh ở bệnh<br /> nhân còn kinh là 29,7pmol/L và ở bệnh nhân<br /> mãn kinh là 30,7pmol/L. Theo Bandiera và<br /> cộng sự, trung vị của nồng độ HE4 huyết<br /> thanh ở bệnh nhân còn kinh là 39,1pmol/L và<br /> ở bệnh nhân mãn kinh là 43,8pmol/L. Theo<br /> Molina và cộng sự, nồng đô trung vị HE4 bệnh<br /> nhân còn kinh là 44,1pmol/L và bệnh nhân<br /> mãn kinh là 64,2pmol/L. Theo Ruggeri và<br /> cộng sự, nồng độ trung vị HE4 huyết thanh ở<br /> bệnh nhân còn kinh là 44,1pmol/L và ở bệnh<br /> nhân mãn kinh là 40,2pmol/L. Theo Moore và<br /> cộng sự, nồng độ trung vị HE4 huyết thanh ở<br /> <br /> 41<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2