Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NHẬN XÉT HAI TRƯỜNG HỢP VỠ THỰC QUẢN SAU NÔN ÓI<br />
(HỘI CHỨNG BOERHAAVE) TẠI BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG<br />
Lê Nguyễn Quyền*, Trịnh Quốc Minh*, Nguyễn Thành Nhơn*, Ngô Tấn Minh Mẫn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Vỡ thực quản do nôn ói mạnh là một bệnh lý hiếm gặp (tần suất là 3,1 trường hợp/1.000.000 dân/ năm) nhưng<br />
tiên lượng rất nặng. Chẩn đoán sớm có tính chất quyết định cho kết quả điều trị(11), tuy nhiên việc chẩn đoán thường<br />
khó khăn do triệu chứng lâm sàng không điển hình. Chẩn đoán muộn sau 24 giờ có tiên lượng rất nặng, tỉ lệ tử vong<br />
trên 90%(14).<br />
Do tỉ lệ bệnh khá thấp nên nghiên cứu về hội chứng này có số lượng bệnh nhân không nhiều nên việc thống<br />
nhất trong hướng xử trí vẫn còn cần bàn thêm(11,5).<br />
Bệnh viện Trưng Vương đã nhận điều trị hai trường hợp vỡ thực quản sau nôn ói mạnh. Qua hai trường hợp<br />
cho thấy những khó khăn trong chẩn đoán cũng như những yếu tố quyết định trong điều trị bệnh lý này.<br />
Từ khóa: vỡ thực quản, hội chứng Boerhaave.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
REVIEW TWO CASES OF ESOPHAGEAL RUPTURE DUE TO VOMITING<br />
(BOERHAAVE SYNDROME) IN TRƯNG VƯƠNG HOSPITAL<br />
Le Nguyen Quyen, Trinh Quoc Minh, Nguyen Thanh Nhon, Ngo Tan Minh Man<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 21 - 25<br />
Esophageal rupture due to strong vomit is a rare disease (incidence of 3.1 cases / 1,000,000) but very severe<br />
prognosis. Early diagnosis is critical for the outcome of treatment, however the diagnosis is often difficult because the<br />
clinical symptoms are not typical. Late diagnosis after 24 hours with very severe prognosis, the mortality rate of over<br />
90%.<br />
Due to relatively low prevalence, reports of this syndrome is not much the number of patients so the unification<br />
of proper treatment still need to be discussed further.<br />
Trung Vuong Hospital has treated for two cases of rupture of the esophagus after vomiting strong. Through two<br />
cases shows the difficulty in diagnosis as well as the decisive factor in the treatment of this pathology.<br />
Key words: Esophageal rupture, Boerhaave syndrome.<br />
<br />
BỆNH ÁN<br />
<br />
Chụp X Quang phát hiện mờ góc sườn hoành<br />
trái (hình 1).<br />
<br />
Bệnh án 1<br />
Bệnh nhân: Nguyễn Phi C., nam, 53 tuổi<br />
Vào viện vì lý do đau bụng.<br />
Bệnh sử: Bệnh nhân sau khi uống bia, nôn ói 2<br />
lần, lẫn ít máu, sau ói bênh nhân đau dữ dội vùng<br />
thượng vị và ngực trái, đau không giảm nhập<br />
Bệnh viện Trưng Vương.<br />
<br />
Chẩn đoán TD vỡ thực quản..<br />
Chụp CT scan có uống cản quang: khí, dịch<br />
màng phổi trái, hình ảnh nghi ngờ thuốc cản<br />
quang vào khoang màng phổi trái (hình 2).<br />
<br />
Chẩn đoán vào viện TD thủng dạ dày.<br />
* Bệnh viện Trưng Vương<br />
Tác giả liên lạc: TS.BS.Lê Nguyễn Quyền<br />
<br />
ĐT: 0903618461<br />
<br />
Email: lenguyen.quyen@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015<br />
<br />
21<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
Chẩn đoán vỡ thực quản 1/3 dưới do nôn ói.<br />
Chỉ định phẫu thuật (18 giờ sau nôn)<br />
Được phẫu thuật nội soi lồng ngực khâu thực<br />
quản vỡ, dẫn lưu siphonage; dẫn lưu chỗ vỡ bằng<br />
ống Levin tube qua đường thực quản, mở dạ dày<br />
và hổng tràng ra da.<br />
Hậu phẫu ngày 10 bệnh nhân được chụp CT<br />
scan có uống cản quang: không thấy xì, rò thuốc<br />
cản quang qua chỗ vỡ thực quản.<br />
Hậu phẫu ngày 14 bệnh nhân được rút Levin<br />
tube và siphonage.<br />
<br />
Hình 1: X quang ngực thẳng cho thấy hình ảnh mờ góc<br />
sườn hoành trái<br />
<br />
Hậu phẫu ngày 21 bệnh nhân được rút sonde<br />
mở dạ dày và hổng tràng cho ăn uống đường<br />
miệng.<br />
Sau 01 tháng bệnh nhân hồi phục hoàn toàn<br />
và xuất viện.<br />
Chẩn đoán xuất viện: Vỡ thực quản 1/3 dưới<br />
do nôn ói (Hội chứng BOERHAAVE).<br />
<br />
Bệnh án 2<br />
Bệnh nhân: Nguyễn Văn X., nam, 53 tuổi<br />
Vào viện vì lý do đau bụng.<br />
Hình 2: Hình ảnh CT scan cho thấy tràn dịch và tràn<br />
khí màng phổi trái kèm với hình ảnh nghi ngờ có thuốc<br />
cản quang trong khoang màng phổi trái (mũi tên).<br />
<br />
Bệnh sử: Cách nhập viện 30 phút bệnh nhân<br />
đột ngột đau dữ dội cùng ngực trái sau khi nôn ói<br />
mạnh, ói ra ít máu, đau liên tục vùng ngực trái và<br />
thượng vị nhập Bệnh viện Trưng Vương.<br />
<br />
Bệnh nhân được nội soi thực quản: kết quả<br />
cho thấy tổn thương vỡ thực quản, nhiều khả<br />
năng đã vỡ thực quản. Nghĩ đến hội chứng<br />
Boerhaave (hình 3).<br />
<br />
Hình 3: Nội soi thực quản cho thấy vỡ thực quản (mũi<br />
tên)<br />
<br />
22<br />
<br />
Hình 4: X quang ngực thẳng với hình mờ góc dườn<br />
hoành không rõ<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chẩn đoán vào viện: TD viêm tụy cấp<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Chẩn đoán phân biệt: TD viêm dạ dày cấp<br />
<br />
Hội chứng Boerhaave có thể khó chẩn đoán<br />
bởi vì các triệu chứng lâm sàng của nó không<br />
điển hình và có thể nhầm lẫn với nhiều tình trạng<br />
lâm sàng khác như nhồi máu cơ tim cấp, phình<br />
động mạch chủ bóc tách cấp tính, tắc mạch phổi,<br />
viêm dạ dày, thủng tạng rổng, tràn khí màng phổi<br />
áp lực, tràn khí màng bụng(8,16)…<br />
<br />
Chụp X Quang ngực mờ ít góc sườn hoành<br />
trái (hình 4).<br />
Chụp CT scan có uống cản quang: khí, dịch<br />
màng phổi trái, hình ảnh ngờ thuốc cản quang<br />
vào khoang màng phổi trái (hình 5).<br />
<br />
Hình 5: Hình ảnh CT scan ngực thấy thuốc cản quang<br />
từ thực quản lan vào trung thất và khoang màng phổi<br />
trái (mũi tên).<br />
Chẩn đoán vỡ thực quản 1/3 dưới.<br />
Chỉ định phẫu thuật (18 giờ sau nôn)<br />
Được phẫu thuật nội soi lồng ngực thám sát<br />
vết thương thực quản, do vết thương thực quản<br />
vỡ dài và sau đến sát tâm vị nên bệnh nhân được<br />
mở ngực để khâu lại chỗ thực quản vỡ, dẫn lưu<br />
siphonage; dẫn lưu chỗ vỡ bằng ống Levin tube<br />
qua đường thực quản, mở dạ dày và hổng tràng<br />
ra da.<br />
Hậu phẫu ngày 12 bệnh nhân được chụp CT<br />
scan có uống cản quang: không thấy xì, rò thuốc<br />
cản quang qua chỗ vỡ thực quản.<br />
Ống dẫn lưu khoang màng phổi còn ra dịch<br />
vàng, tiếp tục hút ống dẫn lưu khoang màng phổi.<br />
Hậu phẫu ngày 20 rút Levin tube<br />
Hậu phẫu ngày 21 rút dẫn lưu khoang màng<br />
phổi.<br />
Sau 01 tháng 1 ngày bệnh nhân hồi phục hoàn<br />
toàn và xuất viện.<br />
Chẩn đoán xuất viện: Vỡ thực quản 1/3 dưới<br />
do nôn ói.<br />
<br />
Tuy nhiên, bệnh cảnh lâm sàng điển hình<br />
nhất trong hầu hết các trường hợp là bệnh nhân<br />
đã có một bữa ăn thịnh soạn với nhiều rượu thịt<br />
cùng với triệu chứng nôn ói tiếp theo, sau đó đột<br />
ngột khởi phát đau ngực trái dữ dội, tràn khí dưới<br />
da (Tam chứng Markler)(4,8,14). Cơn đau có thể lan<br />
lên vai trái rất giống với triệu chứng lâm sàng của<br />
nhồi máu cơ tim cấp tính. Hội chứng Boerhaave<br />
và nhồi máu cơ tim cấp tính có rất nhiều điểm<br />
chung trên lâm sàng nên nên rất hay nhầm lẫn.<br />
Trong phần lớn các trường hợp nhồi máu cơ tim<br />
cấp là bệnh lý thường được chẩn đoán đầu<br />
tiên(8,15,16). Các triệu chứng khác bao gồm nuốt đau,<br />
tím tái, nhịp tim nhanh, sốt, nôn ra máu(7), tiếng<br />
cọ màng ngoài tim (dấu Hamman) và sốc(8,14).<br />
Về sinh lý bệnh học, hội chứng Boerhaave là<br />
do nôn mửa làm gia tăng áp lực đột ngột trong<br />
lòng thực quản trong khi thanh môn phía trên<br />
thực quản đóng kín. Đó là do để mất phối hợp<br />
thần kinh cơ làm cho cơ nhẩn hầu không giãn ra<br />
được(2,6,8). Tuổi tác là một yếu tố quan trọng trong<br />
việc mất phối hợp thần kinh cơ này.<br />
Về mặt giải phẫu vị trí vỡ nằm ở mặt sau bên<br />
của 1/3 dưới trái của thực quản, phần này thường<br />
nằm trong lồng ngực, đây là vị trí yếu nhất của<br />
thực quản (4,8,14). Dịch và khí có thể rò rỉ vào trung<br />
thất và khoang màng phổi trái qua chỗ vỡ(4).<br />
Vị trí vỡ hay gặp thứ hai là dưới cơ hoành dẫn<br />
đến các triệu chứng ở bụng(4).<br />
Khi nghi ngờ là hội chứng Boerhaave xét<br />
nghiệm đầu tiên được lựa chọn là x quang thực<br />
quản có cản quang, tốt nhất là dùng loại thuốc cản<br />
quang tan trong nước để tránh làm bội nhiễm<br />
trung thất(4,11,10). Hình ảnh thuốc cản quang thoát<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015<br />
<br />
23<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
ra khỏi lòng thực quản là dấu hiệu của vỡ thực<br />
quản, dấu hiệu này có độ nhạy là 75-90%(8).<br />
Trong trường hợp bệnh nhân đã được đặt ống<br />
dân lưu màng phổi với chẩn đoán ban đầu là tràn<br />
dịch màng phổi, thì bệnh nhân có thể được cho<br />
uống blue methylene thuốc nhuộm màu xanh có<br />
thể xuất hiện trong ống dẫn lưu màng phổi sau<br />
khi đi qua chỗ vỡ thực quản.<br />
X quang ngực cho hình ảnh tràn dịch, tràn khí<br />
màng phổi, tràn khí trung thất(14).<br />
CT scan là phương tiện ít xâm lấn và cho<br />
những hình ảnh rõ hơn x quang ngực với các hình<br />
ảnh tràn dịch, tràn khí màng phổi, hình ảnh khí<br />
và dịch quanh thực quản. Kết hợp với thuốc cản<br />
quang CT scan có thể thấy hình ảnh thoát thuốc<br />
cản quang qua chỗ rất có giá trị trong chẩn đoán,<br />
phương pháp này còn giúp loại trừ các nguyên<br />
nhân gây đau ngực khác(8,10). Tuy nhiên CT scan<br />
không cho biết chính xác vị trí vỡ ở thực quản.<br />
Hai trường hợp của chúng tôi đều được chẩn<br />
đoán nhờ CT scan, kết quả này tương tự như của<br />
Granell V. 5/7 trường hợp(71%)(4).<br />
Nội soi thực quản có thể giúp chẩn đoán xác<br />
định vỡ thực quản, vị trí vỡ, kích thước chỗ vỡ.<br />
Nhưng phương pháp này ít được khuyến khích<br />
do tính xâm lấn nhiều và có thể làm tỗn thương<br />
thêm chỗ vỡ và đưa nhiều không khí vào khoang<br />
màng phổi trong quá trình soi(8,10).<br />
Điều trị hội chứng Boerhaave thường là phẫu<br />
thuật, điều trị bảo tồn thường được áp dụng cho<br />
những trường hợp bệnh nhân không chịu được<br />
cuộc mổ(4) hay trường hợp vỡ thực quản hơn 48<br />
giờ nhưng không có biểu hiện nhiễm trùng(2,3,8,10).<br />
Trong hầu hết các tác giả trên thế giới đều<br />
thống nhất quan điểm là chẩn đoán vỡ thực quản<br />
trước 24 giờ là vỡ sớm và cần được khâu lại ngay<br />
trong mổ(11,14) qua đường mở ngực, nội soi lồng<br />
ngực hay nội soi ổ bụng(14). Hai trường hợp của<br />
chúng tôi đều được chẩn đoán trước 24 giờ nên<br />
đều được khâu qua đường mở ngực và qua<br />
phương pháp nội soi lồng ngực(9,13).<br />
Trường hợp chẩn đoán sau 24 giờ chỗ vỡ bị<br />
phù nề, nhiễm trùng và rất mủn và thường có<br />
<br />
24<br />
<br />
kèm theo viêm trung thất, viêm mủ màng phổi<br />
nên việc khâu lại thường gặp khó khăn và chỗ<br />
khâu dễ bị xì dò. Điều trị trong trường hợp này<br />
còn nhiều bàn cải(5,11). Lựa chọn trong tình huống<br />
này có thể là khâu chỗ vỡ(12) có hay không khâu<br />
tăng cường vạt da cơ liên sườn, màng phổi, mạc<br />
nối lớn, đặc biệt là phình vị(10) hay chỉ cắt lọc chỗ<br />
vỡ, dẫn lưu màng phổi, dẫn lưu trung thất, mở<br />
thực quản cổ ra da và mở dạ dày giải áp, mở hổng<br />
tràng nuôi ăn(4). Những trường hợp thực quản bị<br />
hoại tử có thể phải mở thực quản ra da để cách ly<br />
chỗ vỡ hay nặng hơn là cắt bỏ thực quản(1,6,10).<br />
<br />
Điều trị vỡ thực quản bằng phẫu thuật<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Vỡ thực quản sau nôn ói mạnh hay hội chứng<br />
Boerhaave có tỷ lệ mắc tử vong cao nếu không<br />
điều trị hoặc điều trị muộn. Triệu chứng của hội<br />
chứng Boerhaave rất giống các bệnh lý thông<br />
thường như: viêm dạ dày, thủng tạng rỗng, viêm<br />
tụy cấp, viêm đáy phổi…Các triệu chứng lâm<br />
sàng không đặc hiệu của của bệnh có thể góp<br />
phần làm cho sự chậm trễ trong chẩn đoán và kết<br />
quả điều trị thường không tốt.<br />
Ở những bệnh nhân đột ngột đau dữ dội ở<br />
ngực, cổ, hay bụng sau khi nôn mửa cùng với<br />
triệu chứng tràn khí dưới da tại vị trí đó nên nghi<br />
ngờ là hội chứng Boerhaave.<br />
Các xét nghiệm cận lâm sàng như X quang<br />
ngực kết hợp X quang thực quản có cản quang,<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
CT ngực, bụng, nội soi thực quản… có thể giúp<br />
chẩn đoán xác định .<br />
Điều quan trọng để chẩn đoán sớm bệnh lý<br />
này là phải nghĩ đến nguyên nhân này, đồng thời<br />
phải kết hợp khám lâm sàng cùng với cận lâm<br />
sàng để có chẩn đoán xác định, chẩn đoán sớm và<br />
xử lý sớm sẽ cho kết quả khả quan.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Barbara DW, BC Smith, Hartman WR (2012). Boerhaave’s<br />
Syndrome Spontaneous Esophageal Rupture, The American<br />
Society of Anesthesiologists, Inc. Lippincott Williams & Wilkins.<br />
Anesthesiology, volume 117, number 5:1127.<br />
Connelly C., Lamb P., Paterson S. (2013). Outcomes following<br />
Boerhaave’s syndrome. Ann R Coll Surg Engl 2013; 95: 557–560<br />
Daya H, Wijetunge D, (1993). Oesophageal perforation: an unusual<br />
complication of a hypoglycaemic episode. Archives of Emergency<br />
Medicine, 10: 310-313<br />
Granel V, Fortea S. (2013). Boerhaave's syndrome: a review of our<br />
experience over the last 16 years. Rev Gastroenterol Mex., 79(1):<br />
67-70<br />
Hingston C, Saayman A (2010). Department of Intensive Care<br />
Medicine, University Hospital of Wales, Cardiff, UK, Volume 76,<br />
number 10:865-867<br />
Kroepil F, Schauer M, Raffel A (2013). Treatment of Early and<br />
Delayed Esophageal Perforation, Indian Journal Surgery,<br />
75(6):469–472<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Lee W, Siau K, Singh G (2013). Boerhaave’s syndrome presenting<br />
as an upper gastrointestinal bleed. BMJ case report.<br />
Ng P. (2002). An unusual case of chest pain, Mid Cheshire NHS<br />
Trus Crewe, UK<br />
Prete F., Pezzolla A. (2015). Laparoscopic primary repair and<br />
isoperistaltic endoluminal drain for Boerhaave's Syndrome. Ann<br />
<br />
Ital Chir. ;86:261-266<br />
10. Salo J, Sihvo E, Kauppi J, Räsänen J (2013). Boerhaave’s syndrome:<br />
Lessons Learned from 83 Cases over Three decades. Scandinavian<br />
Journal of Surgery Volume 102: 271-273<br />
11. Shen G, Chai Y (2014). World J Gastroenterol, volume<br />
20(35):12696-12700<br />
12. Shen G, Chai Y, Zhang G (2014). Successful surgical strategy in a<br />
late case of Boerhaave’s syndrome. World Journal Gastroenterol,<br />
21; 20(35), tr:12696-12700<br />
13. Sulpice L, Dileonb S, Rayar M (2013), Conservative surgical<br />
management of Boerhaave’s syndrome: Experience of two tertiary<br />
referral centers. International Journal of Surgery, 11, tr. 64-67<br />
14. Szeliga J, Jackowski M (2012). Boerhaave Syndrome. Polski<br />
Przegląd Chirurgiczny, 83, 9: 523–526.<br />
15. Tamatey MN, Sereboe LA (2013). Ghana Medical Journal, Volume<br />
47. Number 1:53-55.<br />
16. Winkel V, Meijs M. (2001). Boerhaave's syndrome: also in the<br />
emergency room, Ned Tijdschr Geneeskd, 145, (14)<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
03/8/2015<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
12/8/2015<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
05/10/2015<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015<br />
<br />
25<br />
<br />