TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
<br />
NHẬN XÉT HÌNH DẠNG VÀ<br />
KÍCH THƢỚC CUNG RĂNG Ở TRẺ EM DÂN TỘC KINH<br />
12 TUỔI TẠI HÀ NỘI NĂM 2016<br />
Lâm Thị Huyền Trang*; Trương Mạnh Dũng*<br />
Đỗ Quốc Hương*; Hà Thị Mai*; Trịnh Thị Thái Hà*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xác định hình dạng và một số kích thước cung răng. Đối tượng và phương pháp:<br />
nghiên cứu mô tả cắt ngang 500 trẻ em người Kinh 12 tuổi tại Hà Nội. Kết quả: tỷ lệ cung răng<br />
hình oval 58,0% (hàm trên), 54,6% (hàm dưới), hình vuông 34,4% (hàm trên), 40,8% (hàm<br />
dưới), hình tam giác 3,7% (hàm trên), 4,6% (hàm dưới). Kích thước chiều rộng trung bình cung<br />
răng trước 34,73 ± 2,43 mm (hàm trên), 26,76 ± 2,64 mm (hàm dưới), kích thước chiều rộng<br />
trung bình cung răng sau 53,49 ± 2,31 mm (hàm trên), 45,23 ± 2,99 mm (hàm dưới). Kết luận:<br />
cung răng hình oval chiếm tỷ lệ cao nhất, kích thước cung răng ở nam lớn hơn so với nữ.<br />
Chiều rộng cung răng hình vuông lớn nhất, tiếp đến là hình oval, nhỏ nhất là hình tam giác.<br />
Ngược lại, chiều dài cung răng hình tam giác dài nhất, tiếp đến là hình oval, ngắn nhất là hình<br />
vuông.<br />
* Từ khóa: Hình dạng cung răng; Kích thước cung răng; Trẻ 12 tuổi.<br />
<br />
Evaluating the Shape and Dimensions of Arch Form of Kinh<br />
Ethnic Children Aged 12 Years Old in Hanoi, 2016<br />
Summary<br />
Objectives: To determine shape and some dimensions of dental arch. Subjects and<br />
methods: Cross-sectional study was conducted on 500 Kinh ethnic children at the age of 12<br />
years old. Results: Oval form accounted for 58.0% (upper), 54.6% (lower), square form 38.4%<br />
(upper), 40.8% (lower), triangular form 3.7% (upper), 4.6% (lower). Mean width of anterior arch<br />
form 34.73 ± 2.43 mm (upper), 26.76 ± 2.64 mm (lower), mean width of posterior arch 53.49 ±<br />
2.31 mm (upper), 45.23 ± 2.99 mm (lower). Conclusion: Oval-shaped form is the most common,<br />
arch dimensions of male are larger than those of female both in width and length. The arch’s<br />
width (W33, W66) of square form is the largest, the width of oval form is smaller and the width of<br />
triangular form is the smallest. On the contrary, the arch’s length (L13, L16) of triangular form is<br />
the longest, that of oval form is shorter and that of square form is the shortest.<br />
* Keywords: Arch form; Dimensions of dental arch; Children at the age of 12 years old.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hệ thống hàm mặt là một tổng thể hài<br />
hòa và thống nhất, bất kỳ sự xáo trộn nào<br />
của một thành phần cũng ảnh hưởng đến<br />
<br />
hoạt động chức năng của hệ thống. Do<br />
vậy, bộ răng đóng góp một phần quan<br />
trọng trong sự hài hòa của hệ thống hàm<br />
mặt, trong các hoạt động ăn nhai, phát<br />
âm và thẩm mỹ của con người.<br />
<br />
* Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lâm Thị Huyền Trang (lamtrangyhn@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/09/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 08/09/2017<br />
<br />
387<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
Để hoạt động của hệ thống nhai được<br />
hiệu quả, các thành phần trong cung răng<br />
cần được sắp xếp một cách liên tục theo<br />
những nguyên tắc nhất định. Mỗi răng có<br />
vị trí và đặc điểm riêng trong cung răng,<br />
đảm bảo hài hòa về giải phẫu và chức<br />
năng của toàn bộ cung hàm.<br />
Cùng với sự phát triển kinh tế và xã<br />
hội, nhu cầu nắn chỉnh răng ngày càng<br />
tăng. Để tiên lượng cũng như quyết định<br />
điều trị, việc xác định hình dạng và kích<br />
thước cung răng là một bước không thể<br />
thiếu. Tại Việt Nam, mới chỉ có nghiên<br />
cứu của Hoàng Tử Hùng và Nguyễn Kim<br />
Anh (1994) [1], Nguyễn Thị Thu Phương<br />
(2012) [4] đo đạc kích thước cung răng<br />
theo cả 3 chiều trong không gian ở người<br />
trưởng thành. Chưa có nhiều nghiên cứu<br />
về xác định kích thước cung răng của trẻ<br />
em tuổi 12 dân tộc Kinh tại Hà Nội. Do<br />
vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với<br />
mục tiêu: Xác định hình dạng và một số<br />
kích thước cung răng ở trẻ em dân tộc<br />
Kinh 12 tuổi tại Hà Nội năm 2016.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
500 trẻ dân tộc Kinh (260 nam, 240 nữ),<br />
12 tuổi, sống tại Hà Nội.<br />
- Tiêu chuẩn lựa chọn: trẻ dân tộc Kinh,<br />
12 tuổi (sinh từ 01 - 01 - 2004 đến 31 - 12<br />
- 2004), đồng ý tham gia nghiên cứu và<br />
được bố mẹ cho phép, không có tiền sử<br />
điều trị chỉnh hình hoặc phục hình trước<br />
đó, không có tiền sử chấn thương hàm<br />
mặt hoặc dị tật vùng hàm mặt, có đủ 24<br />
răng vĩnh viễn, răng số 6 còn nguyên vẹn.<br />
Thời gian: năm 2016 tại Khoa Răng Hàm<br />
388<br />
<br />
Mặt, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt,<br />
Trường Đại học Y Hà Nội.<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ: các đối tượng<br />
không đạt tiêu chuẩn lựa chọn.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
Cỡ mẫu: theo công thức tính cỡ mẫu<br />
ước tính cho một giá trị trung bình trung<br />
bình trong quần thể:<br />
<br />
Trong đó:<br />
n: cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu.<br />
Sai sót loại I (α): chọn α = 0,05, tương<br />
ứng có < 5% cơ hội, kết luận dương tính<br />
giả.<br />
Sai sót loại II (β) hoặc lực mẫu (power<br />
là 1-β): chọn β = 0,1 (hoặc lực mẫu = 0,9),<br />
tương ứng có 90% cơ hội, kết luận âm<br />
tính giả.<br />
: độ lệch chuẩn.<br />
: sai số mong muốn, nghiên cứu của<br />
Trịnh Hồng Hương 2012 [3], chiều rộng<br />
sau 30,32 ± 3,63.<br />
n = (1,96 + 1,28)2 * 3,632: 0,82 = 216.<br />
Trong đề tài nghiên cứu cộng đồng<br />
chọn hệ số thiết kế DE= 2,4, được cỡ<br />
mẫu n = 500 trẻ.<br />
* Quy trình nghiên cứu:<br />
Khám đến khi đủ 500 em đạt tiêu<br />
chuẩn, hoàn thiện phiếu điều tra; lấy dấu<br />
hai hàm bằng alginat với sáp cắn ở tư thế<br />
khớp cắn lồng múi tối đa, sau đó đổ mẫu<br />
bằng thạch cao đá. Phân tích, đo trên<br />
mẫu. Sử dụng thước cặp Panme độ<br />
chính xác 0,02 mm, đo dưới ánh sáng tự<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
nhiên, tất cả các mẫu hàm đều do một<br />
người đo, mỗi mẫu đo làm 3 lần, mỗi lần<br />
cách nhau 10 phút, lấy giá trị trung gian,<br />
ghi lại số liệu vào phiếu nghiên cứu.<br />
Phân loại khớp cắn theo Angle. Sử<br />
dụng thước orthoform (Hãng 3M). Có 3<br />
loại: hình vuông, hình oval, hình tam giác.<br />
Đặt thước lên mẫu sao cho thước nằm<br />
trên mặt phẳng cắn của răng. Nếu hình<br />
dạng cung răng trùng hoặc song song với<br />
hình dạng đường cong vẽ trên thước nào<br />
thì cung răng có dạng của đường cong vẽ<br />
trên thước đó. Trên mẫu thạch cao: chiều<br />
rộng phía trước cung răng (R33), chiều<br />
rộng sau cung răng (R66), chiều dài phía<br />
trước cung răng (D13), chiều dài phía sau<br />
cung răng (D16).<br />
* Xử lý số liệu: bằng mềm chương<br />
trình SPSS 16.0.<br />
Để hạn chế sai số chúng tôi sử dụng<br />
một loại thước đo đạt tiêu chuẩn. Mỗi<br />
mẫu hàm đo 3 lần, mỗi lần cách nhau<br />
10 phút, do một người đo tại cùng một<br />
thời điểm, lấy giá trị trung gian. Kết hợp<br />
số liệu khám lâm sàng với phân tích trên<br />
mẫu thạch cao để tăng độ chính xác.<br />
<br />
* Đạo đức nghiên cứu:<br />
Tất cả đối tượng nghiên cứu thuộc Đề<br />
tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm<br />
nhân trắc người Việt Nam để ứng dụng<br />
trong Y học”. Đã thông qua Hội đồng Đạo<br />
đức trong nghiên cứu Y sinh học, Trường<br />
Đại học Y Hà Nội chấp thuận về các khía<br />
cạnh đạo đức nghiên cứu.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Hình dạng cung răng.<br />
- Ở hàm trên: hình dạng cung răng<br />
hàm trên hay gặp nhất là hình oval<br />
(58,0%), tiếp theo là hình vuông (38,4%),<br />
ít gặp nhất là hình tam giác (3,6%). Kiểm<br />
định khi bình phương cho thấy chênh lệch<br />
có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br />
- Ở hàm dưới: hình dạng cung răng<br />
hay gặp là hình oval (54,6%), tiếp theo là<br />
hình vuông (40,8%), ít gặp nhất là hình<br />
tam giác (4,6%). Kiểm định khi bình<br />
phương cho thấy chênh lệch có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,001). Kết quả của chúng<br />
tôi tương đồng với Nguyễn Thị Thu<br />
Phương khi nghiên cứu kích thước cung<br />
răng ở sinh viên Trường Đại học Y Hải<br />
Phòng (2012) [4].<br />
<br />
Bảng 1: Phân bố hình dạng cung răng hàm trên theo giới.<br />
Hình dạng<br />
<br />
Hình vuông<br />
<br />
Hình oval<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Hình tam giác<br />
<br />
p<br />
<br />
Giới<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nam<br />
<br />
100<br />
<br />
38,5<br />
<br />
152<br />
<br />
58,5<br />
<br />
8<br />
<br />
3,1<br />
<br />
260<br />
<br />
100<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
92<br />
<br />
38,3<br />
<br />
138<br />
<br />
57,5<br />
<br />
10<br />
<br />
4,2<br />
<br />
240<br />
<br />
100<br />
<br />
0,806<br />
<br />
Hình răng cung hàm trên hay gặp là hình oval (nam 58,5%, nữ 57,5%), ít gặp nhất là<br />
hình tam giác (nam 3,1%, nữ 4,2%). Kiểm định khi bình phương cho thấy phân bố hình<br />
dạng cung răng hàm trên ở nam và nữ khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
389<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
Bảng 2: Phân bố hình dạng cung răng hàm dưới theo giới.<br />
Hình vuông<br />
<br />
Hình dạng<br />
<br />
Hình oval<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Hình tam giác<br />
<br />
p<br />
<br />
Giới<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nam<br />
<br />
102<br />
<br />
39,2<br />
<br />
144<br />
<br />
55,4<br />
<br />
14<br />
<br />
5,4<br />
<br />
260<br />
<br />
100<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
102<br />
<br />
42,5<br />
<br />
129<br />
<br />
53,8<br />
<br />
9<br />
<br />
3,8<br />
<br />
240<br />
<br />
100<br />
<br />
0,573<br />
<br />
Hình dạng cung răng hàm dưới hay gặp là hình oval (nam 55,4%, nữ 53,8%), ít gặp<br />
nhất là hình tam giác (nam 5,4%, nữ 3,8%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br />
(p > 0,05). Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Hoàng Tử Hùng [2],<br />
Đặng Thị Vỹ [5], Nguyễn Thị Thu Phương [4]: cung răng dạng hình vuông và hình oval<br />
92%, hình tam giác 8%. Chứng tỏ người Việt Nam cùng một chủng tộc da vàng, cùng<br />
một yếu tố địa lý không có khác biệt về hình dạng cung răng giữa nam và nữ.<br />
2. Kích thƣớc cung răng.<br />
Bảng 3: Kích thước cung răng hàm trên theo giới.<br />
Giới<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Kích thƣớc<br />
<br />
Chung<br />
p<br />
<br />
Giá trị (mm)<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
R33<br />
<br />
35,25<br />
<br />
2,36<br />
<br />
34,17<br />
<br />
2,37<br />
<br />
34,79<br />
<br />
2,43<br />
<br />
0,0001<br />
<br />
R66<br />
<br />
53,72<br />
<br />
2,25<br />
<br />
53,24<br />
<br />
2,34<br />
<br />
53,49<br />
<br />
2,31<br />
<br />
0,019<br />
<br />
D13<br />
<br />
10,43<br />
<br />
1,69<br />
<br />
9,89<br />
<br />
1,81<br />
<br />
10,17<br />
<br />
1,77<br />
<br />
0,001<br />
<br />
D16<br />
<br />
30,62<br />
<br />
2,75<br />
<br />
29,81<br />
<br />
2,85<br />
<br />
30,23<br />
<br />
2,83<br />
<br />
0,001<br />
<br />
Kích thước trung bình cung răng trên của nam đều lớn hơn nữ. Sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Bảng 4: Kích thước cung răng hàm dưới theo giới.<br />
Giới<br />
Giá trị (mm)<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Kích thƣớc<br />
<br />
Chung<br />
p<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
R33<br />
<br />
26,99<br />
<br />
2,74<br />
<br />
26,51<br />
<br />
2,52<br />
<br />
26,76<br />
<br />
2,64<br />
<br />
0,041<br />
<br />
R66<br />
<br />
45,91<br />
<br />
2,78<br />
<br />
44,50<br />
<br />
3,06<br />
<br />
45,23<br />
<br />
2,99<br />
<br />
0,0001<br />
<br />
D13<br />
<br />
6,39<br />
<br />
1,32<br />
<br />
5,79<br />
<br />
1,48<br />
<br />
6,10<br />
<br />
1,43<br />
<br />
0,0001<br />
<br />
D16<br />
<br />
25,00<br />
<br />
3,01<br />
<br />
23,39<br />
<br />
3,42<br />
<br />
24,23<br />
<br />
3,31<br />
<br />
0,0001<br />
<br />
Kích thước trung bình cung răng dưới của nam đều lớn hơn nữ. Sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
390<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
Bảng 5: Kích thước cung răng hàm trên của các dạng cung răng.<br />
Dạng<br />
<br />
Hình vuông<br />
<br />
Kích thƣớc<br />
Giá trị (mm)<br />
<br />
Hình oval<br />
<br />
Hình tam giác<br />
p<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
R33<br />
<br />
34,90<br />
<br />
2,13<br />
<br />
34,75<br />
<br />
2,53<br />
<br />
32,79<br />
<br />
3,06<br />
<br />
0,002<br />
<br />
R66<br />
<br />
53,58<br />
<br />
2,37<br />
<br />
53,55<br />
<br />
2,20<br />
<br />
51,44<br />
<br />
2,41<br />
<br />
0,001<br />
<br />
D13<br />
<br />
9,63<br />
<br />
1,62<br />
<br />
10,44<br />
<br />
1,72<br />
<br />
11,72<br />
<br />
2,25<br />
<br />
0,0001<br />
<br />
D16<br />
<br />
29,99<br />
<br />
2,80<br />
<br />
30,35<br />
<br />
2,84<br />
<br />
30,81<br />
<br />
2,77<br />
<br />
0,250<br />
<br />
Kích thước trung bình của cung răng trên ở các dạng cung răng rất khác nhau,<br />
chiều rộng cung răng phía trước (R33) và phía sau (R66) lớn nhất ở dạng hình vuông,<br />
nhỏ nhất ở dạng hình tam giác. Với chiều dài ngược lại, chiều dài phía trước cung<br />
răng (D13) của dạng hình tam giác lớn nhất, ngắn nhất là dạng hình vuông.<br />
Bảng 6: Kích thước cung răng hàm dưới của các dạng cung răng.<br />
Dạng<br />
Kích thƣớc<br />
Giá trị (mm)<br />
<br />
Hình vuông<br />
<br />
Hình oval<br />
<br />
Hình tam giác<br />
p<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
R33<br />
<br />
26,92<br />
<br />
2,48<br />
<br />
26,71<br />
<br />
2,72<br />
<br />
25,98<br />
<br />
3,01<br />
<br />
0,244<br />
<br />
R66<br />
<br />
45,78<br />
<br />
2,87<br />
<br />
44,89<br />
<br />
3,06<br />
<br />
44,38<br />
<br />
2,57<br />
<br />
0,002<br />
<br />
D13<br />
<br />
5,58<br />
<br />
1,34<br />
<br />
6,41<br />
<br />
1,31<br />
<br />
7,07<br />
<br />
1,99<br />
<br />
0,0001<br />
<br />
D16<br />
<br />
24,13<br />
<br />
3,46<br />
<br />
24,16<br />
<br />
3,08<br />
<br />
25,77<br />
<br />
4,28<br />
<br />
0,072<br />
<br />
Kích thước trung bình của cung răng<br />
dưới ở các dạng cung răng rất khác<br />
nhau, chiều rộng cung răng phía trước<br />
(R33) và phía sau (R66) lớn nhất ở dạng<br />
hình vuông, nhỏ nhất ở dạng hình tam<br />
giác. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
(p < 0,05). Với chiều dài ngược lại, chiều<br />
dài phía trước cung răng (D13) của dạng<br />
hình tam giác lớn nhất, ngắn nhất là dạng<br />
hình vuông. Như vậy, dạng cung răng<br />
hình vuông rộng nhưng lại ngắn, cung<br />
răng hình tam giác hẹp và dài.<br />
Kích thước cung răng của nam lớn<br />
hơn nữ về cả chiều rộng và chiều dài. Kết<br />
quả của chúng tôi tương đồng với Hoàng<br />
Tử Hùng, Huỳnh Thị Kim Khang (1992)<br />
[2], Đặng Thị Vỹ (2004) [5], Nguyễn Thị<br />
<br />
Thu Phương (2012) [4], Trịnh Hồng<br />
Hương (2012) [3]: kích thước cung răng<br />
của nam lớn hơn nữ và các dạng cung<br />
răng khác nhau thì khác nhau.<br />
KẾT LUẬN<br />
Hình dạng cung răng hay gặp nhất là<br />
hình oval, tiếp theo là hình vuông, ít gặp<br />
nhất là hình tam giác.<br />
Kích thước cung răng của nam lớn<br />
hơn của nữ cả về chiều rộng lẫn chiều<br />
dài. Về chiều rộng cung răng (R33, R66),<br />
lớn nhất là dạng hình vuông, tiếp đến là<br />
hình oval, nhỏ nhất là hình tam giác. Về<br />
chiều dài cung răng (D13, D16), lớn nhất<br />
là dạng hình tam giác, tiếp đến là hình<br />
oval, ngắn nhất là dạng hình vuông.<br />
391<br />
<br />