TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI KHUÔN MẶT Ở MỘT NHÓM SINH VIÊN<br />
ĐỘ TUỔI 18 - 25 TRÊN ẢNH KỸ THUẬT SỐ CHUẨN HÓA<br />
Lê Hoàng Anh*; Hoàng Thị Đợi*; Hoàng Bảo Tín*; Nguyễn Thùy Linh*<br />
Võ Trương Như Ngọc*; Hồ Thị Kim Thanh*; Trương Mạnh Dũng*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nhận xét hình dạng và một số kích thước trên khuôn mặt ở nhóm sinh viên độ tuổi<br />
18 - 25 bằng phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô<br />
tả cắt ngang 200 sinh viên Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Kết quả: 90%<br />
đối tượng nghiên cứu có khuôn mặt hình oval, kích thước ngang (trên ảnh thẳng) và kích thước<br />
dọc (trên ảnh nghiêng) ở nam lớn hơn nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Về chỉ<br />
0<br />
số các góc trên khuôn mặt: góc mặt nam (N-Sn-Pg: 162,62 ± 5,38 ) lớn hơn nữ (N-Sn-Pg:<br />
0<br />
0<br />
164,87 ± 5,10 ) (p < 0,05); mũi của nam (N-Pn-Sn: 104,29 ± 4,88 ) cao và nhọn hơn mũi của<br />
0<br />
nữ (N-Pn-Sn: 106,43 ± 5,59 ), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết luận: mặt hình<br />
oval chiếm đa số, các kích thước dọc và ngang của khuôn mặt nam thường lớn hơn nữ, mặt<br />
nam nhìn nghiêng nhô hơn mặt nữ, mũi của nam cao và nhọn hơn mũi nữ.<br />
* Từ khóa: Nhân trắc học; Hình thái khuôn mặt; Ảnh chuẩn hóa; Sinh viên.<br />
<br />
Facial Proportions in a Group of Student from 18 to 25 Years Old,<br />
A Photogrammetric Study<br />
Summary<br />
Objectives: To comment the face shapes and dimensions in a group of students from 18 to<br />
25 years old by photogrammetric study. Subjects and methods: Cross-sectional research on<br />
200 students in University of Economic and Technical Industries. Results: 90% of students have<br />
the oval-shaped face. The horizontal proportion (frontal photos) and vertical proportion (profile<br />
photos in male are often bigger than female with statistically significance (p < 0.05). The facial<br />
0<br />
angles, facial convex index in male (N-Sn-Pg: 162.62 ± 5.38 ) is higher than that in female<br />
0<br />
(N-Sn-Pg: 164.87 ± 5.10 ) (p < 0.05); male noses are higher and tapered than female with<br />
0<br />
statistically significance difference (p < 0.05) (N-Pn-Sn: male 104.29 ± 4.88 , female 106.43 ±<br />
0<br />
5.59 ). Conclusion: The oval shape of the face is predominant. The vertical and horizontal<br />
proportions in male are bigger than female, the male profile is more protrude than female and<br />
the nose of man is higher and more taperes than women’s noses.<br />
* Keywords: Anthropometric; Facial proportions; Photogrammetry; Students.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ngày nay, nhu cầu thẩm mỹ khuôn mặt<br />
và nghiên cứu vẻ đẹp đã trở thành vấn<br />
đề thiết yếu của xã hội. Một khuôn mặt<br />
<br />
như thế nào được đánh giá là hài hòa?.<br />
Việc áp dụng một cách phổ biến, cứng<br />
nhắc các tiêu chuẩn của người Caucasian<br />
cho người Việt liệu có thực sự phù hợp,<br />
<br />
* Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Hoàng Anh (hoanganhrhm@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/08/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 06/09/2017<br />
<br />
404<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
có tạo được nét đẹp hài hòa, cân xứng<br />
cho khuôn mặt?. Để giải quyết vấn đề<br />
này, cần có nghiên cứu để đưa ra các chỉ<br />
số trung bình sọ - mặt của người Việt.<br />
Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu về<br />
đặc điểm nhân trắc được tiến hành trên<br />
đối tượng hạn chế và chưa hệ thống hóa<br />
để xác định tiêu chuẩn đánh giá khuôn<br />
mặt hài hòa [1, 2]. Phân tích trên ảnh<br />
chụp tư thế thẳng và nghiêng là phương<br />
pháp được sử dụng phổ biến trong nhiều<br />
lĩnh vực khác nhau như nhân trắc, hình<br />
sự với nhiều ưu điểm: chi phí thấp, nhanh<br />
gọn, lưu trữ, bảo quản tốt và có thể thu<br />
thập được số lượng mẫu lớn… Nhiều tác<br />
giả đã phân tích khuôn mặt qua ảnh và<br />
đưa ra tiêu chuẩn chụp với các tư thế<br />
khác nhau như Bishara, Farkas [3, 4, 5]<br />
để chuẩn hóa kỹ thuật chụp ảnh nhằm<br />
đánh giá và so sánh dễ dàng hơn. Chúng<br />
tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu:<br />
Nhận xét hình dạng và một số kích thước<br />
trên khuôn mặt ở nhóm sinh viên độ tuổi<br />
18 - 25 tuổi bằng phương pháp đo trên<br />
ảnh chuẩn hóa.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
200 sinh viên độ tuổi 18 - 25 (105 nam,<br />
95 nữ) đang học tại Trường Đại học Kinh<br />
tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Thời<br />
gian từ tháng 4 đến 5 - 2017, tại Trường<br />
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà<br />
Nội và Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt,<br />
Trường Đại học Y Hà Nội.<br />
- Tiêu chuẩn lựa chọn: sinh viên khỏe<br />
mạnh, có bố mẹ, ông bà nội ngoại là<br />
người Việt, không mắc dị tật bẩm sinh,<br />
chấn thương hàm mặt nghiêm trọng,<br />
<br />
chưa từng phẫu thuật thẩm mỹ hàm mặt,<br />
chưa điều trị nắn chỉnh răng, không có<br />
biến dạng xương hàm, có đủ răng, đồng ý<br />
và tự nguyện tham gia nghiên cứu.<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ: sinh viên không<br />
đạt tiêu chuẩn lựa chọn.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
Tất cả đối tượng nghiên cứu được<br />
chụp ảnh chuẩn hóa theo hai tư thế thẳng<br />
và nghiêng trái [6].<br />
Phương tiện nghiên cứu: máy ảnh<br />
Nikon D700, ống kính tiêu cự cố định<br />
105 mm, khoảng cách từ đối tượng đến<br />
cảm biến máy ảnh 1,5 m. Tư thế chụp:<br />
ngồi thẳng, đầu ở tư thế tự nhiên, mắt<br />
nhìn thẳng. Ảnh được số hóa và mã hóa<br />
theo số thứ tự, chuẩn hóa kích thước và<br />
đánh dấu các điểm mốc bằng phần mềm<br />
đo đạc ảnh VNCeph.<br />
Một số điểm mốc đánh dấu trên ảnh<br />
thẳng chuẩn hóa: điểm khóe mắt trong<br />
(En), điểm khóe mắt ngoài (Ex), điểm<br />
cánh mũi (Al), điểm gò má (Zy), điểm<br />
khóe miệng (Ch), điểm sau nhất và dưới<br />
nhất của góc hàm dưới (Go), điểm chính<br />
giữa đồng tử (Pp), điểm thái dương (Ft).<br />
Một số điểm mốc đánh dấu trên ảnh<br />
nghiêng chuẩn hóa: điểm chân tóc (Tr),<br />
điểm trên gốc mũi (Gl), điểm lõm mũi (N),<br />
điểm trước nhất trên đỉnh mũi (Pn), điểm<br />
trước nhất của trụ mũi (Cm), điểm dưới<br />
mũi (Sn), điểm môi trên (Ls), điểm môi<br />
dưới (Li), điểm lõm nhất của môi dưới<br />
trên mặt phẳng dọc giữa (B), điểm cằm<br />
trước (Pg), điểm trước-dưới cằm (Gn),<br />
điểm tai trên (Sa), điểm tai dưới (Sba).<br />
Phân loại hình dạng khuôn mặt theo<br />
Celebie và Jerolimov: dựa vào khoảng<br />
405<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
cách Ft - Ft, Zy - Zy, Go - Go để xác định<br />
3 dạng khuôn mặt: mặt hình vuông nếu<br />
Go = Zy = Ft hoặc Ft = Zy hoặc Zy = Go;<br />
mặt hình oval nếu Zy > Ft và Zy > Go;<br />
mặt hình tam giác nếu Ft > Zy > Go hoặc<br />
Ft < Zy < Go (nếu hai kích thước chênh<br />
nhau khoảng 2 mm thì coi như bằng<br />
nhau) [7].<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS<br />
16.0.<br />
<br />
* Đạo đức trong nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu tuân thủ đầy đủ các<br />
nguyên tắc đạo đức của Đề tài cấp Nhà<br />
nước “Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc<br />
đầu mặt ở người Việt Nam để ứng dụng<br />
trong Y học”, được Hội đồng Đạo đức<br />
trong nghiên cứu Y sinh học, Trường<br />
Đại học Y Hà Nội chấp thuận theo quyết<br />
định số 202/HĐĐĐĐHYHN ngày 28 - 10 2016.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng 1: Phân loại hình dạng khuôn mặt theo Celebie và Jerolimov.<br />
Kiểu mặt<br />
<br />
Nam + nữ<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Nam<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Tam giác<br />
<br />
19<br />
<br />
9,50<br />
<br />
7<br />
<br />
6,67<br />
<br />
12<br />
<br />
12,63<br />
<br />
Vuông<br />
<br />
1<br />
<br />
0,50<br />
<br />
1<br />
<br />
0,95<br />
<br />
0<br />
<br />
0,00<br />
<br />
180<br />
<br />
90,00<br />
<br />
97<br />
<br />
92,38<br />
<br />
83<br />
<br />
87,37<br />
<br />
200<br />
<br />
100,0<br />
<br />
105<br />
<br />
100,0<br />
<br />
95<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Oval<br />
Tổng<br />
<br />
Mặt hình oval chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
(90,00%), tiếp theo là mặt hình tam giác<br />
(9,5%) và mặt hình vuông (0,5%). Sự<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Xét theo giới, mặt hình oval cũng chiếm tỷ<br />
lệ cao nhất ở cả nam (92,38%) và nữ<br />
(87,37%). Các dạng mặt khác chiếm tỷ lệ<br />
thấp hơn. Kết quả của chúng tôi tương<br />
đồng với một số tác giả khác khi nghiên<br />
cứu cùng nhóm tuổi: nghiên cứu của Võ<br />
<br />
Trương Như Ngọc (2010) trên sinh viên<br />
Trường Đại học Y Hà Nội: khuôn mặt oval<br />
cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (nam: 61,9%;<br />
nữ: 70%), các dạng mặt khác (vuông, tam<br />
giác) chiếm tỷ lệ thấp hơn; nghiên cứu<br />
của Nguyễn Tuấn Anh (2012) cũng gặp tỷ<br />
lệ mặt hình oval cao nhất (nam: 68%, nữ:<br />
63,4%). Như vậy, có thể thấy đa số thanh<br />
niên Việt Nam ở độ tuổi trưởng thành<br />
(18 - 25) có khuôn mặt hình oval.<br />
<br />
Bảng 2: Kích thước ngang (trên ảnh thẳng) và kích thước dọc (trên ảnh nghiêng) đo<br />
trên ảnh đã chuẩn hóa theo giới.<br />
Nữ<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Ký hiệu<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
p (t-test)<br />
<br />
Các kích thước ngang<br />
En-En<br />
<br />
38,38<br />
<br />
3,44<br />
<br />
36,37<br />
<br />
3,03<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
*<br />
<br />
Al-Al<br />
<br />
44,12<br />
<br />
2,72<br />
<br />
40,77<br />
<br />
2,24<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
*<br />
<br />
Ex-En<br />
<br />
67,26<br />
<br />
4,36<br />
<br />
63,80<br />
<br />
3,84<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
*<br />
<br />
406<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
Ch-Ch<br />
<br />
51,63<br />
<br />
4,50<br />
<br />
48,96<br />
<br />
3,77<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
*<br />
<br />
Zy-Zy<br />
<br />
150,72<br />
<br />
7,43<br />
<br />
144,15<br />
<br />
6,29<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
*<br />
<br />
Al-Ch<br />
<br />
65,18<br />
<br />
5,35<br />
<br />
58,44<br />
<br />
4,90<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
*<br />
<br />
Go-Go<br />
<br />
128,06<br />
<br />
9,09<br />
<br />
122,58<br />
<br />
7,38<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
*<br />
<br />
Ch-Pp<br />
<br />
154,31<br />
<br />
8,51<br />
<br />
141,62<br />
<br />
7,64<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
*<br />
<br />
Ft-Ft<br />
<br />
141,55<br />
<br />
7,11<br />
<br />
134,51<br />
<br />
7,18<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
*<br />
<br />
Kích thước dọc (mm)<br />
Tr-Gn<br />
<br />
202,39<br />
<br />
10,10<br />
<br />
192,01<br />
<br />
9,58<br />
<br />
0.0000<br />
<br />
*<br />
<br />
Tr-Gl<br />
<br />
57,66<br />
<br />
6,32<br />
<br />
57,38<br />
<br />
6,63<br />
<br />
0.7571<br />
<br />
-<br />
<br />
Tr-N<br />
<br />
78,19<br />
<br />
6,48<br />
<br />
77,07<br />
<br />
7,06<br />
<br />
0.2404<br />
<br />
-<br />
<br />
Sn-Gn<br />
<br />
74,39<br />
<br />
8,16<br />
<br />
69,53<br />
<br />
7,00<br />
<br />
0.0000<br />
<br />
*<br />
<br />
Gl-Sn<br />
<br />
70,33<br />
<br />
5,23<br />
<br />
65,10<br />
<br />
4,12<br />
<br />
0.0000<br />
<br />
*<br />
<br />
N-Gn<br />
<br />
113,70<br />
<br />
6,82<br />
<br />
103,77<br />
<br />
5,87<br />
<br />
0.0000<br />
<br />
*<br />
<br />
N-Sn<br />
<br />
49,80<br />
<br />
3,61<br />
<br />
45,41<br />
<br />
2,92<br />
<br />
0.0000<br />
<br />
*<br />
<br />
Sa-Sba<br />
<br />
60,91<br />
<br />
4,68<br />
<br />
56,57<br />
<br />
4,20<br />
<br />
0.0000<br />
<br />
*<br />
<br />
Trên ảnh thẳng chuẩn hóa, đo được 9 kích thước ngang, các kích thước ngang trên<br />
khuôn mặt nam đều lớn hơn nữ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,0005). Trên<br />
ảnh nghiêng chuẩn hóa, đo được 8 kích thước dọc, các kích thước dọc trên khuôn mặt<br />
nam đều lớn hơn nữ, trừ chiều cao trán I (Tr-Gl) và chiều cao trán II (Tr-N). Sự khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Lê Việt<br />
Vùng (2005) [8], Võ Trương Như Ngọc (2010) [4] và Nguyễn Tuấn Anh (2012) [6].<br />
Bảng 3: Các góc mô mềm đo trên ảnh chuẩn hóa theo giới.<br />
Ký hiệu<br />
o<br />
các góc ( )<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Nam<br />
<br />
p (t-test)<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
Cm-Sn-Ls<br />
<br />
101,82<br />
<br />
10,61<br />
<br />
103,09<br />
<br />
10,67<br />
<br />
0,4023<br />
<br />
Gl-N-Pn<br />
<br />
136,19<br />
<br />
6,57<br />
<br />
139,73<br />
<br />
5,36<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
*<br />
<br />
Pn-N-Pg<br />
<br />
29,41<br />
<br />
3,15<br />
<br />
28,53<br />
<br />
2,92<br />
<br />
0,0407<br />
<br />
*<br />
<br />
Pn-N-Sn<br />
<br />
20,44<br />
<br />
2,14<br />
<br />
20,72<br />
<br />
2,08<br />
<br />
0,3444<br />
<br />
-<br />
<br />
N-Pn-Pg<br />
<br />
132,91<br />
<br />
4,69<br />
<br />
134,81<br />
<br />
4,36<br />
<br />
0,0034<br />
<br />
*<br />
<br />
N-Sn-Pg<br />
<br />
162,62<br />
<br />
5,38<br />
<br />
164,87<br />
<br />
5,10<br />
<br />
0,0028<br />
<br />
*<br />
<br />
Gl-Sn-Pg<br />
<br />
169,41<br />
<br />
5,40<br />
<br />
170,40<br />
<br />
4,93<br />
<br />
0,1788<br />
<br />
-<br />
<br />
Li-B-Pg<br />
<br />
4,42<br />
<br />
1,00<br />
<br />
3,96<br />
<br />
0,94<br />
<br />
0,0010<br />
<br />
*<br />
<br />
N-Pn-Sn<br />
<br />
104,29<br />
<br />
4,88<br />
<br />
106,43<br />
<br />
5,59<br />
<br />
0,0042<br />
<br />
*<br />
<br />
Sn-Ls/Li-Pg<br />
<br />
143,97<br />
<br />
11,33<br />
<br />
143,84<br />
<br />
11,03<br />
<br />
0,9350<br />
<br />
-<br />
<br />
407<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
Khi đo các góc mô mềm trên ảnh<br />
nghiêng chuẩn hóa, khuôn mặt của nam<br />
(N-Sn-Pg: 162,62 ± 5,380) nhìn nhô hơn<br />
so với nữ (N-Sn-Pg: 164,87 ± 5,100). Mũi<br />
của nam (N-Pn-Sn: 104,29 ± 4 880) cao<br />
và nhọn hơn mũi của nữ (N-Pn-Sn:<br />
106,43 ± 5,590). Kết quả của chúng tôi<br />
tương đồng với nghiên cứu của Võ<br />
Trương Như Ngọc: góc N-Sn-Pg ở nam<br />
hài hòa là 165,15 ± 2,69; ở nam không<br />
hài hòa là 162,59 ± 4,04 [9]. Các góc mũi<br />
trán (Gl-N-Pn), góc mũi mặt (Pn-N-Pg) và<br />
góc lồi mặt (N-Pn-Pg) cũng có sự khác<br />
biệt rõ rệt giữa 2 giới (p < 0,005). Các góc<br />
mũi môi (Cm-Sn-Ls), góc mũi (Pn-N-Sn),<br />
góc lồi mặt từ Glabella (Gl-Sn-Pg) và góc<br />
giữa 2 môi (Sn-Ls/Li-Pg) giữa 2 giới khác<br />
biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên<br />
cứu của Võ Trương Như Ngọc (2010),<br />
Trần Tuấn Anh (2013): chiều dài mũi,<br />
chiều cao mũi, chiều cao chóp mũi… ở<br />
nam đều lớn hơn nữ. Sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê (p < 0,01) [5].<br />
Nghiên cứu của chúng tôi góp phần<br />
khẳng định hình thái khuôn mặt, cũng<br />
như các kích thước trên khuôn mặt của<br />
thanh niên Việt Nam hiện nay. Kết quả<br />
này sẽ đóng góp và làm phong phú thêm<br />
kho dữ liệu chỉ số nhân trắc vùng mặt của<br />
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tiếp<br />
tục làm tiền đề cho các nghiên cứu sâu<br />
và rộng hơn về lĩnh vực này.<br />
KẾT LUẬN<br />
Phân tích trên ảnh chụp chuẩn hóa kỹ<br />
thuật số là một kỹ thuật đáng tin cậy và có<br />
nhiều ưu điểm: có thể thu thập được mẫu<br />
lớn, chi phí thấp, lưu trữ và bảo quản dễ<br />
408<br />
<br />
dàng… Khi phân tích hình dạng khuôn<br />
mặt và so sánh các kích thước khuôn mặt<br />
giữa 2 giới, chúng tôi nhận thấy đa số có<br />
hình dạng mặt hình oval, rất ít mặt hình<br />
vuông. Các kích thước ngang và dọc của<br />
nam thường lớn hơn của nữ, mặt nam<br />
nhìn nghiêng nhô hơn mặt nữ, mũi của<br />
nam cũng cao và nhọn hơn mũi của nữ.<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến:<br />
các đối tượng nghiên cứu; thầy cô Viện<br />
Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học<br />
Y Hà Nội, PGS.TS. Trương Mạnh Dũng Chủ nhiệm Đề tài cấp Nhà nước; Văn<br />
phòng Quản lý các chương trình trọng<br />
điểm Quốc gia đã tạo điều kiện cho chúng<br />
tôi hoàn thành nghiên cứu này.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Minh Hiệp. Các kích thước tỷ lệ<br />
mặt ở người Việt 18 - 25 tuổi ứng dụng trong<br />
phân tích thẩm mỹ khuôn mặt. Luận văn Thạc<br />
sỹ Y khoa. Trường Đại học Răng Hàm Mặt.<br />
2006, tr.5-71.<br />
2. Hoàng Tử Hùng, Hồ Thị Thùy Trang.<br />
Những đặc trưng của khuôn mặt hài hòa qua<br />
ảnh chụp và phim sọ nghiêng. Tạp chí Hình<br />
thái học. TP. Hồ Chí Minh. 1999, tr.64-74.<br />
3. Lê Việt Vùng. Nghiên cứu đặc điểm hình<br />
thái nhân trắc đầu mặt người Việt trưởng<br />
thành, ứng dụng trong giám định pháp y.<br />
Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y.<br />
2005, tr.1-100.<br />
4. Võ Trương Như Ngọc. Nghiên cứu đặc<br />
điểm kết cấu sọ mặt và đánh giá khuôn mặt<br />
hài hòa ở một nhóm người Việt tuổi 18 - 25.<br />
Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà<br />
Nội. 2010, tr.1-144.<br />
<br />