TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,<br />
XÉT NGHIỆM LƠ XÊ MI CẤP DÒNG TỦY TRẺ EM<br />
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHÁC ĐỒ AML-BFM-83<br />
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƢƠNG<br />
Mai Lan*; Lê Xuân Hải*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm của bệnh lơ xê mi cấp dòng tủy<br />
(AML) ở trẻ em và kết quả điều trị lơ xê mi cấp trẻ em bằng phác đồ AML-BFM-83 và một số<br />
biến chứng qua các giai đoạn điều trị. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả, theo dõi<br />
dọc trên 57 bệnh nhân (BN) nhi AML được điều trị bằng phác đồ AML-BFM-83 tại Viện Huyết<br />
học - Truyền máu TW. Kết quả và kết luận: tỷ lệ mắc AML ở trẻ trai cao hơn trẻ gái, gặp nhiều<br />
nhất ở trẻ < 5 tuổi, thể bệnh AML-M2 hay gặp nhất. Triệu chứng hay gặp nhất là thiếu máu, sốt<br />
và xuất huyết, không gặp triệu chứng xâm lấn thần kinh trung ương. Điều trị bằng phác đồ<br />
AML-BFM-83 đạt lui bệnh hoàn toàn sau điều trị tấn công và điều trị giai đoạn I là 83% và 75%,<br />
tỷ lệ tử vong trong giai đoạn này từ 9 - 13%, chủ yếu do biến chứng nhiễm khuẩn huyết và viêm<br />
phổi. 100% có biến chứng suy tủy và ở 3 giai đoạn điều trị tấn công, giai đoạn I và giai đoạn II.<br />
Nhiễm khuẩn huyết hay gặp trong giai đoạn I. Viêm gan và viêm phổi hay gặp ở giai đoạn II.<br />
* Từ khoá: Lơ xê mi cấp dòng tủy; Phác đồ AML-BFM-83; Trẻ em.<br />
<br />
Describe some Clinical and Laboratory Features in Children with<br />
Acute Myeloid Leukemia and Remarks on Treatment Outcomes of<br />
AML-BFM-83 Protocol on Children with Acute Myeloid Leukemia in<br />
National Institute of Hematology and Blood Transfusion<br />
Summary<br />
Objectives: To describe clinical and laboratory features of children with acute myeloid<br />
leukemia (AML) and its treatment outcome with AML-BFM-83 protocol and their complications.<br />
Subjects and methods: A descriptive and follow-up longitudinal study was conducted on 57<br />
children with AML who were treated with AML-BFM-83 protocol in National Institute of<br />
Hematology and Blood Transfusion. Results and conclusion: AML was higher in boys than in<br />
girls, mostly children under 5 years old. The most frequently encountered was AML-M2.<br />
Common symptoms included anemia, fiver and pupura. No symptoms of central nerve system<br />
were observed. After AML-BFM-83 protocol, complete response in induction therapy and stage I<br />
were 83% and 75%, respectively. Death rate in these stages ranged from 9 - 13%. 100% had<br />
bone marrow failure in all three stages: induction therapy, stage I and II. Bacteraemia was seen<br />
in the stage I, hepatitis and pneumonia were recorded in the stage II.<br />
* Key words: Acute myeloid leukemia; AML-BFM-83 protocol; Children.<br />
* Viện Huyết học - Truyền máu TW<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Xuân Hải (hailexuan@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 04/06/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/12/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2016<br />
<br />
159<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Lơ-xê-mi cấp là bệnh lý thường gặp<br />
trong nhóm bệnh ác tính ở trẻ em, trong<br />
đó nhóm AML (acute myeloid leukemiaAML) chiếm 15 - 25% các trường hợp<br />
ung thư máu ở trẻ em [6]. Tại Khoa Nhi,<br />
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương<br />
hàng năm có khoảng 25 - 30 trường hợp<br />
AML mới được chẩn đoán. Hiện nay ở<br />
Việt Nam có khá nhiều phác đồ khác<br />
nhau để điều trị AML trẻ em, tuy nhiên,<br />
chưa có sự thống nhất về phác đồ điều trị<br />
chuẩn. AML-BFM-83 là phác đồ tương<br />
đối kinh điển, được áp dụng tại nhiều<br />
trung tâm điều trị ung thư máu trẻ em và<br />
có hiệu quả khá khả quan [7]. Hiệu quả<br />
lâm sàng khi điều trị phác đồ BFM-83 đạt<br />
tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn sau đợt điều trị<br />
tấn công từ 80 - 85% [4, 5, 6, 7], thời gian<br />
sống thêm 5 năm không bệnh đạt 38%<br />
[9]. Tuy nhiên ở Việt Nam việc áp dụng<br />
phác đồ này cho nhóm BN còn tương đối<br />
mới, chưa có nhiều kinh nghiệm. Với mục<br />
đích giúp đồng nghiệp hiểu rõ hơn về<br />
phác đồ điều trị và dự báo được những<br />
khó khăn, chuẩn bị tốt hơn cho công tác<br />
điều trị. Viện Huyết học - Truyền máu TW<br />
sau thời gian áp dụng phác đồ AML-BFM83 đã tổng kết một số kết quả đạt được<br />
trong quá trình điều trị. Đề tài này nhằm<br />
mục tiêu: Nhận xét sơ bộ một số đặc<br />
điểm lâm sàng, xét nghiệm của AML ở trẻ<br />
em và kết quả đạt được qua các giai đoạn<br />
điều trị theo phác đồ AML-BFM-83 và một<br />
số biến chứng hay gặp trong các giai<br />
đoạn điều trị.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
57 BN AML điều trị tại Khoa Nhi, Viện<br />
Huyết học - Truyền máu TW trong 3 năm<br />
160<br />
<br />
2012 - 2014, thỏa mãn các tiêu chuẩn<br />
chọn mẫu sau:<br />
- Tuổi từ 0 - 15.<br />
- AML mới được chẩn đoán xác định<br />
dựa trên lâm sàng, huyết tủy đồ (blast<br />
trong tủy > 20%).<br />
- BN chưa được điều trị trước đó.<br />
- Không có chống chỉ định về tim mạch<br />
khi điều trị anthracyclines. Không có bệnh<br />
lý nội, ngoại khoa chống chỉ định hóa trị<br />
liệu mạnh.<br />
- BN tự nguyện tham gia nghiên cứu,<br />
dùng phác đồ AML-BFM-83.<br />
* Tiêu chuẩn loạn trừ: thể AML-M3, xét<br />
nghiệm nhiễm sắc thể có trisomy 21, lơ<br />
xê mi cấp thứ phát.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Nghiên cứu mô tả kết hợp cắt ngang<br />
và theo dõi dọc.<br />
- Lựa chọn BN theo tiêu chuẩn đề ra,<br />
điều trị bằng phác đồ AML-BFM-83, mô tả<br />
đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm trước<br />
điều trị và kết quả, biến chứng điều trị<br />
theo từng đợt.<br />
- Chẩn đoán và theo dõi lâm sàng và<br />
các xét nghiệm (tổng phân tích tế bào<br />
máu, huyết tủy đồ, xếp loại miễn dịch,<br />
sinh hóa, X quang, vi sinh…) thực hiện<br />
theo quy trình “Hướng dẫn chẩn đoán và<br />
điều trị bệnh máu ác tính” của Viện Huyết<br />
học - Truyền máu TW.<br />
- Phác đồ AML-BFM-83: theo 4 giai đoạn:<br />
điều trị tấn công, điều trị giai đoạn I, điều<br />
trị giai đoạn II và điều trị duy trì [6, 9, 10].<br />
* Điều trị tấn công:<br />
- Cytarabin 100 mg/m2/ngày, D1-2.<br />
- Cytarabin 100 mg/m2/12 giờ, D3-8.<br />
- Daunorubicin 60 mg/m2/ngày, D3-5.<br />
- Etoposid 150 mg/m2/ngày, D6-8.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
Sau điều trị tấn công, những BN lui<br />
bệnh hoàn toàn được chuyển sang điều<br />
trị giai đoạn I, BN lui bệnh một phần hoặc<br />
không lui bệnh chuyển sang dùng phác<br />
đồ khác.<br />
* Điều trị giai đoạn I:<br />
- Prednison 40 mg/m2/ngày trong 28<br />
ngày, giảm liều dần.<br />
- Vincristin 1,5 mg/m2 tĩnh mạch x 4 tuần.<br />
- Adriamycin 30 mg/m2 tĩnh mạch x 4 tuần.<br />
2<br />
<br />
- Cytarabin 75 mg/m tĩnh mạch hàng<br />
ngày, 4 ngày 1 tuần, bắt đầu ngày thứ 3<br />
đến ngày thứ 6, tổng cộng 16 liều.<br />
- Thioguanin 60 mg/m2 uống hàng<br />
ngày trong 28 ngày đầu.<br />
Sau điều trị giai đoạn I, BN lui bệnh<br />
hoàn toàn được chuyển sang điều trị giai<br />
đoạn II, BN lui bệnh một phần hoặc không<br />
lui bệnh được chuyển sang dùng phác đồ<br />
khác.<br />
* Điều trị giai đoạn II:<br />
- Cyclophosphamid 500 mg/ngày, D35,<br />
63.<br />
- Cytarabin 75 mg/m2/ngày bắt đầu từ<br />
ngày 35, 4 ngày/1 tuần, tổng cộng 16 liều.<br />
- Thioguanin 60 mg/m2 uống hàng ngày<br />
từ ngày 35 - 63.<br />
Sau điều trị giai đoạn II, BN lui bệnh<br />
hoàn toàn được chuyển sang điều trị duy<br />
trì, BN lui bệnh một phần hoặc không lui<br />
bệnh được chuyển sang dùng phác đồ<br />
khác.<br />
* Điều trị duy trì:<br />
- Cytarabin 40 mg/m2/ngày x 4 ngày x<br />
2 đợt (D1 đến D4, và D28 đến D31).<br />
- Adriamycin 25 mg/m2, D1.<br />
- Thioguanin 40 - 60 mg/m2 uống hàng<br />
ngày.<br />
- Methothexate tiêm tủy sống vào ngày 1<br />
của phác đồ.<br />
<br />
* Tiêu chuẩn đánh giá:<br />
- Đánh giá lui bệnh hoàn toàn: dựa<br />
theo tiêu chuẩn của NCCN (National<br />
Comprehensive Cancer Network) năm<br />
2011 [8].<br />
- Lâm sàng: không có các triệu chứng<br />
của bệnh (sốt, đau xương…).<br />
- Xét nghiệm:<br />
+ Mật độ tế bào tủy bình thường, tỷ lệ<br />
tế bào non ác tính trong tủy < 5%.<br />
+ Máu ngoại vi không có tế bào non,<br />
số lượng tiểu cầu > 100 G/l, bạch cầu hạt<br />
trung tính > 1 G/l.<br />
+ BN không phụ thuộc vào truyền máu.<br />
+ Không có biểu hiện xâm lấn ngoài tủy.<br />
- Đánh giá lui bệnh không hoàn toàn [8]:<br />
+ Tỷ lệ tế bào non trong tủy từ 5 - < 20%.<br />
+ Máu ngoại vi không có tế bào non,<br />
số lượng tiểu cầu > 100 G/L, bạch cầu<br />
hạt trung tính > 1 G/L.<br />
- Đánh giá không lui bệnh [8]:<br />
+ Tỷ lệ tế bào non trong tủy ≥ 20%.<br />
- Đánh giá tái phát [8]: bao gồm tái<br />
phát tủy, màng não đơn thuần hoặc kết<br />
hợp, tái phát tinh hoàn, tái phát nơi khác…<br />
- Đánh giá triệu chứng thâm nhiễm<br />
thần kinh TW: có biểu hiện tăng áp lực<br />
nội sọ, liệt dây thần kinh sọ não, chọc dò<br />
dịch não tủy đục, tăng bạch cầu và có<br />
bạch cầu non trong dịch não tủy.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung của BN.<br />
* Giới của nhóm BN nghiên cứu:<br />
Có 23 BN nữ (40,4%) và 34 BN<br />
nam (59,6%); tỷ lệ nam/nữ = 1,48/1,<br />
161<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
tương tự nghiên cứu của Balwier<br />
(2013) (tỷ lệ nam/nữ = 1,27/1) [8]. Như<br />
vậy, AML trẻ em gặp ở trẻ trai nhiều<br />
hơn ở trẻ gái.<br />
* Tuổi của nhóm BN nghiên cứu:<br />
Tuổi trung bình 6,96 4,57, thấp nhất<br />
1 tuổi, lớn nhất 15 tuổi. Nhóm < 5 tuổi<br />
gặp nhiều nhất (25 BN = 43,9%), nhóm từ<br />
5 - 10 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (11 BN =<br />
19,3%); nhóm 10 - 15 tuổi: 21 BN<br />
(36,8%), tương tự nghiên cứu của Chan<br />
(2004) [5].<br />
2. Đặc điểm lâm sàng.<br />
* Các triệu chứng lâm sàng của nhóm<br />
BN nghiên cứu:<br />
<br />
Theo kết quả nghiên cứu của chúng<br />
tôi, 52 BN (93%) có biểu hiện thiếu máu,<br />
36 BN (63%) có triệu chứng sốt và 61,4%<br />
có triệu chứng xuất huyết. Các biểu hiện<br />
lách to (16 BN = 28,1%), gan to (14 BN =<br />
24,6%), hạch to (7 BN = 12,3%) gặp ít<br />
hơn. Không có BN nào có biểu hiện xâm<br />
lấn thần kinh TW. Như vậy, thiếu máu,<br />
sốt, xuất huyết là những triệu chứng<br />
thường gặp trong AML trẻ em. Đặc điểm<br />
này cũng giống với AML người lớn nói<br />
riêng [1] và lơ xê mi cấp nói chung [7].Tuy<br />
nhiên, khác với lơ xê mi cấp dòng<br />
lympho, trong khi triệu chứng thâm nhiễm<br />
thần kinh TW thường gặp trong lơ xê mi<br />
cấp dòng lympho [3], AML trẻ em không<br />
có biểu hiện thâm nhiễm thần kinh TW.<br />
<br />
3. Đặc điểm xét nghiệm.<br />
Bảng 1: Xét nghiệm huyết học lúc chẩn đoán của nhóm BN nghiên cứu.<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Trung bình SD<br />
<br />
Thấp nhất<br />
<br />
Cao nhất<br />
<br />
Số lượng bạch cầu<br />
<br />
50,74 77,33 G/L<br />
<br />
1,49 G/L<br />
<br />
336,95 G/L<br />
<br />
Số lượng tiểu cầu<br />
<br />
42,54 65, 88 G/L<br />
<br />
3 G/L<br />
<br />
476 G/L<br />
<br />
76,49 21,06 g/l<br />
<br />
20 g/l<br />
<br />
125 g/l<br />
<br />
Huyết sắc tố<br />
<br />
Như vậy, giống như AML người lớn và<br />
<br />
BN AML nào cũng giảm số lượng tiểu<br />
<br />
lơ xê mi cấp nói chung, số lượng bạch<br />
<br />
cầu, một số BN AML vẫn có số lượng tiểu<br />
<br />
cầu máu tại thời điểm chẩn đoán nhìn<br />
<br />
cầu ở mức bình thường.<br />
<br />
chung cao, nhưng không phải tất cả đều<br />
<br />
Về cơ bản, hầu hết BN AML có biểu<br />
<br />
cao, có những trường hợp số lượng bạch<br />
<br />
hiện thiếu máu với lượng huyết sắc tố<br />
<br />
cầu bình thường, thậm chí giảm.<br />
<br />
thấp. Ngoại trừ một số trường hợp<br />
<br />
Nhìn chung, đa số BN AML có số<br />
<br />
huyết sắc tố rất thấp, đa số BN có<br />
<br />
lượng tiểu cầu thấp, đây có thể là nguyên<br />
<br />
lượng huyết sắc tố > 70 g/l. Với mức độ<br />
<br />
nhân chính làm cho BN AML hay có biểu<br />
<br />
thiếu máu này, chưa cần phải truyền<br />
<br />
hiện xuất huyết. Tuy nhiên, không phải<br />
<br />
máu cho BN .<br />
<br />
162<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
Bảng 2: Xét nghiệm tế bào học, xếp loại thể bệnh, di truyền tế bào.<br />
Chỉ tiêu xét nghiệm<br />
Số lượng tế bào tủy xương<br />
<br />
Thể bệnh theo FAB<br />
<br />
Nhiễm sắc thể<br />
<br />
Thể M2 ở BN nhi cao hơn nhiều so với<br />
lơ xê mi cấp người lớn (43,3%) [1]. Thể<br />
M4 (8,8%) thấp hơn nhiều so với lơ xê mi<br />
cấp người lớn (26,5%) [1]. Các thể khác<br />
có tỷ lệ tương đối giống với lơ xê mi cấp<br />
người lớn. Đặc biệt, chúng tôi không gặp<br />
trường hợp nào thể M7.<br />
- Hầu hết BN AML trẻ em có số lượng<br />
tế bào tủy ≥ 60 G/L (91,2%). Đặc điểm<br />
này tương đối giống với AML người lớn<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
< 60 G/L<br />
<br />
5<br />
<br />
8,8<br />
<br />
≥ 60 G/L<br />
<br />
52<br />
<br />
91,2<br />
<br />
M0<br />
<br />
1<br />
<br />
1,75<br />
<br />
M1<br />
<br />
6<br />
<br />
10,5<br />
<br />
M2<br />
<br />
35<br />
<br />
61,35<br />
<br />
M4<br />
<br />
5<br />
<br />
8,8<br />
<br />
M5<br />
<br />
7<br />
<br />
12,3<br />
<br />
M6<br />
<br />
3<br />
<br />
5,3<br />
<br />
M7<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
36<br />
<br />
63,2<br />
<br />
Bất thường<br />
<br />
21<br />
<br />
36,8<br />
<br />
[1, 7]. Nhìn chung, BN AML trước điều trị<br />
có số lượng tế bào tủy khá cao, chưa ở<br />
mức suy tủy.<br />
- 36,8% có bất thường nhiễm sắc thể,<br />
cao hơn so với kết quả trong một số<br />
nghiên cứu trên 2.000 BN AML người lớn<br />
(22,3%) [2]. Bất thường nhiếm sắc thể là<br />
một trong những yếu tố góp phần tiên<br />
lượng đáp ứng điều trị của BN lơ xê mi<br />
cấp nói chung và AML nói riêng [2].<br />
<br />
4. Đánh giá kết quả điều trị.<br />
Bảng 3: Thời gian điều trị trung bình trong một đợt điều trị.<br />
Tối thiểu<br />
(ngày)<br />
<br />
Trung bình<br />
(ngày)<br />
<br />
Tối đa<br />
(ngày)<br />
<br />
Tấn công (n = 57)<br />
<br />
22<br />
<br />
33,55<br />
<br />
50<br />
<br />
Giai đoạn I (n = 45)<br />
<br />
24<br />
<br />
45,97<br />
<br />
84<br />
<br />
Giai đoạn II (n = 29)<br />
<br />
31<br />
<br />
49,72<br />
<br />
77<br />
<br />
Duy trì (n = 29)<br />
<br />
8<br />
<br />
18,54<br />
<br />
42<br />
<br />
Thời gian<br />
Giai đoạn<br />
<br />
Nghiên cứu cho thấy, giai đoạn II có<br />
thời gian điều trị trung bình dài nhất (50<br />
ngày), điều trị duy trì có thời gian ngắn<br />
nhất (19 ngày). Số ngày điều trị trung<br />
bình liên quan chặt chẽ với tình trạng suy<br />
tủy thứ phát của BN sau điều trị hóa chất,<br />
<br />
phụ thuộc vào khả năng có đủ máu và<br />
tiểu cầu truyền cho BN để khắc phục tình<br />
trạng suy tủy, phụ thuộc vào thuốc,<br />
phương pháp chăm sóc để tránh nhiễm<br />
trùng. Tại Viện Huyết học - Truyền máu<br />
TW, việc truyền máu và chế phẩm cũng<br />
163<br />
<br />