NHẬT BẢN TRONG CHIẾC GƯƠNG SOI<br />
(Tái bản lần thứ ba)<br />
Tác giả: Nhật Chiêu<br />
<br />
MỤC LỤC:<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
CHIẾC GƯƠNG THỨ 1: THIÊN NHIÊN<br />
CHIẾC GƯƠNG THỨ 2 : LỊCH SỬ<br />
CHIẾC GƯƠNG THỨ 3 : HUYỀN THOẠI<br />
CHIẾC GƯƠNG THỨ 4 : PHỤ NỮ<br />
CHIẾC GƯƠNG THỨ 5 : THIỀN TÔNG<br />
CHIẾC GƯƠNG THỨ 6 : MĨ THUẬT<br />
CHIẾC GƯƠNG THỨ 7 : SÂN KHẤU<br />
CHIẾC GƯƠNG THỨ 8 : TIỂU THUYẾT<br />
CHIẾC GƯƠNG THỨ 9 : BASHÔ<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
Với chiếc gương nhỏ, ta không thể soi chiếu được gì nhiều nhưng cũng đủ nhìn thấy<br />
những cảnh sắc mà ta muốn.<br />
Quyển sách nhỏ này hy vọng là một chiếc gương như vậy, soi chiếu một vài phương diện<br />
của cảnh quan văn hóa Phù Tang, nhất là những cái đẹp truyền thống.<br />
Những gì bạn không tìm thấy trong chiếc gương soi này (giáo dục, kinh tế…) thì xin bạn<br />
lượng thứ: các lãnh vực ấy đã có nhiều người trình bày khá đầy đủ rồi.<br />
Những phương diện văn hóa Nhật Bản được nhìn ngắm ở đây thường nằm trong mối<br />
tương quan của chúng với văn chương. Chẳng hạn như, người phụ nữ Phù Tang sẽ xuất<br />
hiện trong văn chương của chính họ: như núi Fuji xuất hiện trong thơ ca đã hát về nó…<br />
Bởi vì văn chương là một loại gương soi vô cùng sinh động; đem lại linh hồn cho các sự<br />
kiện và con số.<br />
Chúng tôi biết đây là chiếc gương soi bất toàn; Chỉ mong rằng nó giúp các bạn trẻ ít<br />
nhiều trong việc tìm hiểu một nền văn hóa Phương Đông, tuy gần gũi mà vẫn còn rất lạ<br />
đối với chúng ta, tuy “đồng văn” đó mà dường như còn “dị mộng”.<br />
Để nhìn thấy những gì người khác sống và mộng, tốt hơn hết là ta xem xét là họ đã đi qua<br />
những con đường lịch sử nào, sáng tác những huyền thoại nào, chơi đùa thế nào với thiên<br />
nhiên, niềm vui và năng lực đổ vào công việc, có nụ cười và nước mắt gì trong tình yêu,<br />
theo đuổi những cái đẹp nào trong nghệ thuật và tín ngưỡng thì ra sao? Chiếc gương soi<br />
này cố gắng đáp ứng phần nào điều đó.<br />
Chúng tôi sẽ rất vui mừng nếu nhận được ý kiến cũng như lời chỉ bảo của bạn đọc quan<br />
tâm đến cuốn sách mỏng manh này.<br />
<br />
TÁC GIẢ<br />
<br />
CHIẾC GƯƠNG THỨ 1: THIÊN NHIÊN<br />
[1]<br />
Như một cô gái đẹp, quần đảo Phù Tang ( ) nằm duỗi mình, gối đầu lên sóng nước cận<br />
Bắc Cực và thả chân vào giữa biển nhiệt đới, một bên là biển Nhật Bản, một bên là Thái<br />
Bình Dương.<br />
[2]<br />
Nhật Bản ( ) nằm giữa những cực đoan khí hậu. khi mà đường sá ở phía Bắc Hôkkaiđô<br />
chôn sâu trong tuyết thì ở Kyushu người ta nô đùa trong những dòng suối nước nóng.<br />
Văn học nghệ thuật Nhật chứa đựng biết bao hình ảnh tuyệt diệu về tuyết. Và những dòng<br />
ôn tuyền (suối nước nóng) cũng chảy qua đấy những nguồn mạch bất tận.<br />
Hình ảnh một cành tre phủ đầy tuyết nói lên tính chất tổng hợp của thời tiết xứ này.<br />
Đó là một thiên nhiên tuyệt đẹp, dịu dàng, tinh tế nhưng cũng rất hung bạo. Động đất, núi<br />
lửa, sóng thần…, thường xuất hiện như những biểu tượng kinh hoàng của nguyên lí hủy<br />
diệt.<br />
Đó là một “của hàng của thời tiết” trưng bày mọi sản phẩm qua những biến đổi tinh vi của<br />
bốn mùa.<br />
Những điều ấy đã tạo cho dân tộc Nhật Bản một cảm thức đặc biệt tinh tế trước những vẻ<br />
đẹp của thiên nhiên qua những hình sắc, âm thanh, mùi vị… Thơ họ (haiku, tanka…) hầu<br />
như vận động theo nhịp điệu thiên nhiên và hội họa cũng thế. Linh hồn của Trà đạo và<br />
Hoa đạo vẫn là thiên nhiên.<br />
Nhật Bản có bốn mùa rõ rệt và mỗi lần đổi mùa, thiên nhiên như mời mọc ta bước vào<br />
nhịp điệu mới, với một vẻ quyến rũ và gợi cảm vô song.<br />
Khởi đầu là mùa xuân. Từ cuối tháng hai, những làn gió ấm áp, dịu dàng đã bắt đầu thổi<br />
về. Và rồi sứ giả của mùa xuân xuất hiện, đó là những cánh hoa mơ trắng muốt mà đôi khi<br />
người ta lầm, không biết là hoa hay tuyết đang điểm trắng những nhánh cành. Vào những<br />
ngày tháng tư, như thể thiên nhiên đang mỉm cười, đó là vì hoa anh đào nở.<br />
Rồi những làn mưa mùa xuân (harusame) êm đềm bay qua, làm tan hết tuyết giá trên núi.<br />
Hoa anh đào, hoa anh đào khắp nơi. Các nhà thơ gọi đó là “những đám mây hoa anh đào<br />
[3]<br />
( )”.<br />
Trên các vườn hoa, công viên, cánh đồng, thung lũng, núi đồi, dưới những đám mây hoa<br />
đó, người ta mặc quần áo lễ hội, vui chơi, ngắm hoa và uống rượu sakê. Đi ngắm hoa anh<br />
đào gọi là Ô hanami.<br />
<br />
Sang tháng năm, có hoa đỗ quyên, tử đằng, với vô vàn các loại diên vĩ và những bông hoa<br />
dại.<br />
Mùa hạ đến với hơi nóng và những cơn mưa tháng sáu, người Nhật gọi là mùa ướt át,<br />
tsuyu, mai vũ. Nhưng khi hết mưa, lại là những ngày đầy nắng ấm.<br />
Sứ giả của mùa hạ là hôtôgisu, loài chim đỗ quyên, rất được thơ ca ưa chuộng. Nó nhỏ<br />
hơn bồ câu, lông xám, sống trong rừng núi, thường ca hát khi bay lượn vào ban đêm.<br />
Mùa hạ là mùa của côn trùng và hoa mẫu đơn. Côn trùng thường được các nhà thơ Nhật<br />
nhắc đến, kể cả chấy, ruồi, muỗi… cũng tự nhiên như khi họ nhắc đến các loài hoa, kể cả<br />
hoa mẫu đơn kiêu kí rực rỡ.<br />
Khi mùa thu xuất hiện thì cây phong trở nên đẹp đẽ lạ thường với các sắc vàng, cam và đỏ<br />
rực. Nó là biểu tượng của mùa thu cũng như anh đào là biểu tượng của mùa xuân. Và<br />
ngắm cây phong mùa thu cũng là một lễ hội truyền thống như ngắm hoa anh đào mùa<br />
xuân.<br />
Ở Nara, gần đền Kasuga, dưới bóng những cây phong, lang thang cả ngàn con nai, tạo nên<br />
một cảnh tượng kì thú.<br />
[4]<br />
Làm đẹp những sớm mai mùa thu là hoa Asagaô ( ), một loài hoa dây leo vừa bình dị<br />
vừa rực rỡ.<br />
Mùa đông bắt đầu từ tháng mười hai. Ở các đô thị, tuyết rơi không nhiều. Nhưng trên các<br />
vùng phương Bắc, các ngôi nhà chìm sâu trong tuyết, thường sâu đến mười bộ.<br />
Rời bỏ màu xanh, các cánh đồng và núi non trở nên nâu xám vì các cây cành đều trụi lá,<br />
và cỏ thì chết. Trăng, tuyết mùa đông và lá chết là những hình ảnh thơ ca được người Nhật<br />
yêu thích, mang một vẻ đẹp không giống với một mùa nào khác.<br />
Thiên nhiên qua bốn mùa biểu hiện cho nhịp điệu vũ trụ được thể hiện sinh động trong thơ<br />
ca. Các hợp tuyển thơ ca Nhật thường chứa đựng chủ đề bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.<br />
Cách tập hợp thơ ca theo từng mùa như vậy có từ tập thơ đầu tiên của Nhật bản là Vạn<br />
diệp tập (Manyôshu), thế kỉ VIII. Có thể tìm thấy ở đấy vô số bài tanka miêu tả vẻ đẹp của<br />
bốn mùa và tình yêu của con người đối với thiên nhiên.<br />
Tôi đi hái<br />
Những bông hoa tím<br />
Trên cánh đồng<br />
Và tôi ở lại<br />
Ngủ giữa mùa xuân (*)<br />
Akahitô<br />
Ai kia không rỗi<br />
Nên lỗi hẹn rồi<br />
<br />