YOMEDIA
ADSENSE
Nhiệm vụ “chăm sóc vườn giống cây ăn quả (bưởi da xanh, chôm chôm java, sầu riêng hạt lép) nhằm tuyển chọn và cung cấp nguồn giống cây ăn quả có chất lượng”
34
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết tiến hành xây dựng vườn giống cây ăn quả (bưởi da xanh, chôm chôm java, sầu riêng hạt lép) nhằm tuyển chọn và cung cấp nguồn giống cây ăn quả có chất lượng phục vụ cho phát triển cây ăn quả của tỉnh.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhiệm vụ “chăm sóc vườn giống cây ăn quả (bưởi da xanh, chôm chôm java, sầu riêng hạt lép) nhằm tuyển chọn và cung cấp nguồn giống cây ăn quả có chất lượng”
- KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 NHIỆM VỤ “CHĂM SÓC VƯỜN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ (BƯỞI DA XANH, CHÔM CHÔM JAVA, SẦU RIÊNG HẠT LÉP) NHẰM TUYỂN CHỌN VÀ CUNG CẤP NGUỒN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ CÓ CHẤT LƯỢNG” Chủ nhiệm nhiệm vụ: CN. Nguyễn Thị Thanh Bình Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN Quảng Ngãi Năm nghiệm thu: 2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, số lượng cây ăn quả đầu dòng tại tỉnh ta còn ít nên việc khai thác mắt ghép quá mức để cung cấp giống theo nhu cầu của người dân đã làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của các cây đầu dòng dẫn đến chất lượng nguồn giống lấy từ cây đầu dòng này sẽ khó đảm bảo. Hơn nữa, các cây đầu dòng này nằm phân tán tại các hộ dân, cơ quan chức năng khó theo dõi, quản lý nên chất lượng cây giống khó đạt theo yêu cầu. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học - công nghệ đã đăng ký thực hiện nhiệm vụ “Chăm sóc vườn giống cây ăn quả (bưởi da xanh, chôm chôm java, sầu riêng hạt lép) nhằm tuyển chọn và cung cấp nguồn giống cây ăn quả có chất lượng cho người dân trong tỉnh. II. MỤC TIÊU Xây dựng vườn giống cây ăn quả (bưởi da xanh, chôm chôm java, sầu riêng hạt lép) nhằm tuyển chọn và cung cấp nguồn giống cây ăn quả có chất lượng phục vụ cho phát triển cây ăn quả của tỉnh. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tự động phục vụ cho 3 vườn giống cây: bưởi da xanh (BDX), chôm chôm java (CCJV), sầu riêng hạt lép (SRHL) Lắp đặt và vận hành hệ thống tưới nước tự động bao gồm các đường ống tưới cơ bản: ống 60, 49, 21 và được đục lỗ ở vị trí mỗi cây. 2. Sơ tuyển những cây BDX, CCJV, SRHL có đặc tính ưu tú về sinh trưởng và phát triển; khả năng chống chịu sâu bệnh hại và thời tiết; năng suất và chất lượng trái 2.1. Cây bưởi da xanh a. Chăm sóc: - Tưới nước: Mùa nắng tưới 4 – 5 lần/tháng, mùa mát tưới 2 – 3 lần/tháng. - Bón phân: Thực hiện bón 2 đợt chính trong năm: đợt đầu bón vào khoảng tháng 2 – 3, đợt sau vào khoảng tháng 6 – 8. Ngoài ra, còn bón bổ sung thêm phân chuồng từ 30 – 40 kg/ cây và phân N-P-K từ 1 – 1,5kg/cây cho những cây bị thiếu dinh dưỡng và những cây đang mang trái. - Làm cỏ: Thực hiện quanh năm khi cỏ phát triển mạnh. - Quét vôi: Thực hiện định kỳ 2 tháng/lần trong những tháng nắng, ráo. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 81
- KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 - Phun thuốc: Thực hiện định kỳ 2 lần/tháng, và những thời điểm xuất hiện nhiều sâu, bệnh. - Tỉa cành, tỉa chồi: Thực hiện vào khoảng tháng 2 – 3 hàng năm, và những thời điểm cành lá bị sâu bệnh tấn công, sau thu hoạch trái. - Chống đỡ cây: Thực hiện vào khoảng tháng 9 – 10 năm 2017, năm 2018. - Tưới thuốc chống thối rễ: Thực hiện vào những thời điểm cây bị vàng lá, rụng lá do thối rễ. Nhận xét: Quá trình chăm sóc cây BDX thực hiện đảm bảo khối lượng và chất lượng theo yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, từ tháng 10 – 12 hàng năm, công việc làm cỏ, quét vôi thường bị gián đoạn ở một vài thời điểm có mưa nhiều nên chất lượng đạt chưa cao. b. Theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của cây BDX Năm 2016: Tỉ lệ sống đạt 98%, thấp hơn 2% so với yêu cầu đề ra, nguyên nhân là do cây bị bệnh thối rễ gây hại, bệnh gây chết trên những cây sinh trưởng yếu, rễ kém phát triển. Kích thước cây đều tăng trưởng theo thời gian, trong đó 6 tháng đầu năm tăng mạnh hơn so với 6 tháng cuối năm thể hiện rõ nhất là chỉ tiêu ĐK gốc tăng từ 4,5 cm lên 6,3 cm, tức là tăng 1,8 cm, còn 6 tháng cuối năm chỉ tăng 1,3 cm. Năm 2017: Tỉ lệ sống đạt 94%, thấp hơn 4% so với yêu cầu đề ra, nguyên nhân là do cây bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ xảy ra vào tháng 12/2016 làm thối rễ. Kích thước cây đều tăng trưởng theo thời gian, trong đó 6 tháng cuối năm tăng mạnh hơn so với 6 tháng đầu năm thể hiện rõ nhất là chỉ tiêu ĐK gốc tăng từ 8,8 cm lên 10,6 cm, tức là tăng 1,8 cm, còn 6 tháng đầu năm chỉ tăng 1,2 cm. Năm 2018: Tỉ lệ sống đạt 93%, thấp hơn 1% so với yêu cầu đề ra, nguyên nhân là do cây bị bệnh thối gốc. Để khắc phục hiện tượng thối gốc, tiến hành xới đất quanh gốc để trống một phần cổ rễ chính và rễ bàng lớn, cạo sạch phần vỏ bị thối, phết thuốc Ridomil Gold 68WG hoặc Aliette 800WP, dời vị trí lỗ tưới nước cách xa gốc cây khoảng 30 – 40 cm, chỉ tưới nước khi độ ẩm đất quá thấp. Qua quá trình theo dõi tình hình sinh trưởng của cây BDX cho thấy: Cây sinh trưởng và phát triển tương đối ổn định từ năm 2016 – 2018 trừ một vài thời điểm bị ảnh hưởng bởi thời tiết không thuận lợi như nắng nóng, mưa nhiều. Có 232 cây đạt chiều cao từ 3,0 m, ĐK tán đạt từ 2,5 m trở lên, hình dáng cân đối, thân cành chắc khỏe, cành phân tán nhiều, lá xum xuê, xanh mướt chiếm gần 65% so với tổng số cây sinh trưởng tốt. c. Theo dõi tình hình sâu, bệnh chính gây hại cây BDX Bọ cánh cứng (bọ xít hôi) gây hại chồi và lá non ở mức độ từ trung bình – nặng, xảy ra vào giai đoạn tháng 9 hàng năm làm cho chồi không phát triển được và cành bị chết do nước thải của chúng gây ra. Đây là thời điểm cây đâm chồi non nhiều nhất. Bệnh vàng lá do thối rễ xuất hiện vào giai đoạn tháng 4/2016, 12/2016 – 1/2017 đã gây chết một số cây, bệnh chủ yếu gây hại trên những cây sinh trưởng yếu, rễ kém phát triển. 82 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
- KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Nguyên nhân do thời tiết trong tháng 4 nắng nóng, nhiệt độ cao 38 – 400C và do mưa nhiều vào cuối năm, đất ngậm nước gây úng rễ. Khắc phục bằng cách tăng cường tưới thuốc phòng trừ thối rễ như các loại thuốc gốc đồng, Ridomil Gold 68WG, Aliette 800WP và tưới bổ sung phân siêu rễ nhằm kích thích cây bén rễ mới. Bệnh vàng lá do nghẹt rễ xuất hiện vào tháng 6/2017 kéo dài đến tháng 10/2017. Bệnh này không gây chết cây nhưng góp phần ngăn cản rễ không hút được dinh dưỡng làm cho cây sinh trưởng còi cọc, sức đề kháng yếu, khi gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi cây dễ bị chết. Khắc phục bằng cách: xới đất tạo độ tơi xốp, bón phân Supe lân hoặc tưới thuốc siêu rễ để kích thích cây ra rễ mới, đồng thời phun phân bón qua lá để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cây. Bệnh thối gốc gây hại cây ở mức độ nhẹ xảy ra vào tháng 7 - 10/2018. Nguyên nhân là do trong quá trình bón phân đã lấp một lượng đất vào gốc để nâng độ cao mặt đất cho cây nhằm tránh gây trũng, úng nước vào mùa mưa nên một phần gốc, cổ rễ chính và rễ bàng lớn bị thiếu ôxy, hơn nữa lỗ cấp nước đục gần gốc làm độ ẩm trong đất luôn cao, điều này đã tạo điều kiện cho hệ nấm gây thối phát triển. Các loại sâu bệnh khác như: Sâu ăn lá, sâu đục thân, bệnh xì mủ thân xảy ra rải rác hàng năm với mức độ nhẹ. Ốc tấn công gây hại vườn cây ở mức độ trung bình xảy ra vào mùa mưa cuối năm 2016, chiếm 28% số cây trong vườn, số con hiện diện trên cây khoảng 40 con/cây; mùa mưa năm 2018 ở mức độ nhẹ. Qua quá trình theo dõi tình hình sâu, bệnh chính gây hại cây BDX từ năm 2016 – 2018 cho thấy: Mức độ gây hại của các loại sâu bệnh ít hơn so với giai đoạn kiến thiết cơ bản, đạt yêu cầu đề ra. Tuy nhiên vẫn còn một số bệnh nghiêm trọng xảy ra trên cây BDX như bệnh thối gốc, thối rễ gây chết cây. d. Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất cây BDX: - Đặc điểm nông học của cây BDX: Cây bưởi da xanh bắt đầu ra trái bói vào tháng 8/2016, những năm sau cây ra hoa rải rác vào những tháng 1 - 2 và 8 - 9 và đậu trái sau đó khoảng hơn 20 ngày. Thời gian từ khi đậu đến bắt đầu thu hoạch trái gần 8 tháng. Vì cây ra hoa rải rác nên khó chăm sóc. Thời điểm ra hoa nhiều, tập trung nhất là đợt đầu vào tháng 1. Nhưng trong khoảng thời gian này, cây thường bị ảnh hưởng bởi hiện tượng sương muối nên chất lượng hạt phấn không cao, hoa rụng nhiều. Tỉ lệ cây đậu trái chiếm 15% so với tổng số cây còn sống trong vườn. Năm 2017, số cây thu hoạch trái đạt ít hơn so với năm 2016 là do cây bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ xảy ra vào cuối năm 2016, sức đề kháng yếu chưa hồi phục trạng thái sinh trưởng nên không đủ sức ra hoa, đậu trái. Năm 2018, số cây đậu trái đạt 136 cây nhưng số cây thu hoạch trái chỉ đạt 82 cây chiếm 13% so với tổng số cây còn sống trong vườn, năng suất bình quân đạt 7,7 kg/cây. Nguyên nhân cây không đủ dinh dưỡng để nuôi trái nên phải lặt bỏ bớt trái trên những cây sinh trưởng yếu; trái bị méo mó; côn trùng chích. Qua quá trình theo dõi cây BDX từ năm 2016 – 2018 cho thấy: Hàng năm cây đều ra hoa nhiều nhưng đậu trái ít: có 207 cây ra hoa có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, 64 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 83
- KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 cây đạt năng suất từ 3 kg/cây trở lên đạt yêu cầu đề ra. Nhưng so với tuổi của cây, năng suất trái và số cây ra trái đạt không cao. Nguyên nhân là do công tác chăm sóc cây quá tốt, cành lá xanh tươi quanh năm, mặt khác, đất trồng thiếu dinh dưỡng nhất là các nguyên tố vi lượng nên không đảm bảo đủ điều kiện để cây phân hóa nhiều mầm hoa. e. Theo dõi chất lượng trái BDX: Hình dạng chủ yếu của trái bưởi da xanh là hình bầu dục, một số ít cây cho trái hình cầu (9,6%), vỏ trái láng mịn; có màu xanh hơi vàng; thịt trái có màu hồng chiếm đa số; hương vị từ ngọt – hơi ngọt, trong đó tỉ lệ cây có trái ngọt chiếm 35,5%, ngọt hơi chua và hơi ngọt đều chiếm 3,2%; độ mọng nước từ nhiều – ít, trong đó tỉ lệ cây có trái nước nhiều chiếm 35,5%, nước ít chiếm 11,3%; vỏ hơi dày; hạt nhiều; tỉ lệ ăn được bình quân chiếm 59,1%. Qua các dữ liệu thu thập về chất lượng trái năm 2018, trích lọc được 12 cây có chất lượng quả đạt từ 8,4 điểm trở lên. Từ đó chọn ra những cây có số trái chín đạt hơn 8 trái và năng suất đạt trên 10,4 kg/cây/năm đem phân tích các chỉ tiêu hóa lý để làm cơ sở đăng ký bình tuyển cây đầu dòng sau này. Qua quá trình theo dõi mẫu mã và chất lượng trái của cây BDX cho thấy: Trái có màu xanh hơi vàng, hình bầu dục hoặc hình cầu, ruột hồng, vị ngọt, mọng nước, vỏ mỏng, tỉ lệ thịt hơn 59%, độ Brix từ 7,7% trở lên, hàm lượng vitaminC từ 476 mg trở lên, được người tiêu dùng ưa chuộng, đạt yêu cầu đề ra. Qua kết quả đánh giá về các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại, năng suất và chất lượng trái, sơ tuyển được 207 cây BDX có khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội, chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về thời tiết và sâu bệnh hại, ra hoa, đậu trái. Qua đó, chọn 8 cây đậu trái từ năm 2017 - 2018 có chất lượng và năng suất vượt hơn hẳn những cây khác để lập hồ sơ đăng ký, bình tuyển cây đầu dòng sau này. 2.2. Cây chôm chôm java a. Chăm sóc: - Tưới nước: Mùa nắng tưới 4 – 5 lần/tháng, mùa mát tưới 2 – 3 lần/tháng. - Bón phân: Thực hiện bón 2 đợt chính trong năm: đợt đầu bón vào khoảng tháng 2 – 3, đợt sau vào khoảng tháng 7 – 8. Ngoài ra, còn bón bổ sung thêm phân chuồng từ 30 - 40 kg/ cây và phân N-P-K từ 1 – 1,5kg/cây cho những cây bị thiếu dinh dưỡng và những cây đang mang trái. - Làm cỏ: Thực hiện quanh năm khi cỏ phát triển mạnh. - Quét vôi: Thực hiện định kỳ 2 tháng/lần trong những tháng nắng, ráo. - Phun thuốc: Thực hiện định kỳ 2 lần/tháng, và những thời điểm xuất hiện nhiều sâu, bệnh. - Tỉa cành, tỉa chồi: Thực hiện vào khoảng tháng 2 – 3 hàng năm, và những thời điểm cành lá bị sâu bệnh tấn công, sau thu hoạch trái. - Chống đỡ cây: Thực hiện vào khoảng tháng 9 – 10 năm 2017, năm 2018. - Tưới thuốc chống thối rễ: Thực hiện vào những thời điểm cây bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nhiều gây thối rễ. Quá trình chăm sóc cây CCJV thực hiện từ năm 2016 – 2018 đảm bảo khối lượng và chất lượng theo yêu cầu đề ra. 84 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
- KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 b. Theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của cây BDX: Năm 2016: Tỉ lệ sống đạt 99%, thấp hơn 1% so với yêu cầu đề ra, nguyên nhân là do trong quá trình bón phân gặp mưa lớn, đất trở nên sình lầy, cây bị ngập úng gây thối rễ. Trong 3 tháng đầu năm, hầu như cây sinh trưởng và phát triển chững lại, gần 90% số cây trong vườn bị rụng lá, tỉ lệ lá rụng chiếm khoảng 25% số lá/cây. Nguyên nhân là do cây bị động rễ sau khi bón phân và do khí hậu trong tháng 2 khô hanh và lạnh làm cây bị sốc nhiệt. Các giai đoạn sau, cây sinh trưởng và phát triển tương đối ổn định, thể hiện qua các số liệu đo được về chiều cao, đường kính tán, đường kính gốc đều tăng so với giai đoạn tháng 3/2016. Năm 2017: Tỉ lệ sống đạt 98%, thấp hơn 1% so với yêu cầu đề ra, nguyên nhân là do cây bị thối rễ xảy ra sau đợt mưa lũ vào cuối năm 2016 và cây bị di dời trong quá trình làm hệ thống mương (thuộc dự án Đầu tư cơ sở vật chất cho Trại thực nghiệm giai đoạn 2), tại thời điểm di dời gặp thời tiết nắng nóng, đất khô, khó thao tác, cây bị bể bầu và máy xúc làm tróc vỏ gốc cây. Trong 6 tháng đầu năm, cây sinh trưởng và phát triển chậm, số liệu thu thập về chỉ tiêu sinh trưởng đều tăng ít. Nguyên nhân là do cây bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ xảy ra vào tháng 12/2016 làm cây bị thối rễ. Mặc dù đã tăng cường chăm sóc: tưới thuốc trị bệnh thối rễ, bón phân supe lân để kích thích cây bén rễ mới, phun phân bón qua lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây nhưng khả năng phục hồi của cây chậm hơn so với năm 2016. Năm 2018: Tỉ lệ sống đạt gần 97%, thấp hơn 1% so với yêu cầu đề ra, nguyên nhân cây chết là do bị bệnh thối rễ xảy ra vào tháng 1/2018. Trong 3 tháng đầu năm cây sinh trưởng chậm, cây gần như không tăng chiều cao, ít tăng đường kính tán và đường kính gốc. Nguyên nhân là do vào cuối năm 2017, cây bị ảnh hưởng nặng bởi đợt mưa lũ, gần 60% cây trong vườn bị thối một phần rễ gây nên hiện tượng rụng lá. Sau khi tưới thuốc chống thối rễ Ridomil Gold 68WG, Aliette 800WP với số lượng thuốc như sau: 361 cây x 15 gam/cây x 3 lần tưới = 16,245 kg, đồng thời kết hợp bón thêm phân super lân và tăng cường phun phân bón hữu cơ sinh học Goldtech G05. Đến giai đoạn tháng 6 vườn cây phục hồi khả năng sinh trưởng và phát triển: Cây đâm chồi, lá xanh tươi, sức sống tốt. Qua quá trình theo dõi tình hình sinh trưởng của cây CCJV từ năm 2016 - 2018 cho thấy: Cây sinh trưởng tốt vào mùa nắng; cây bị suy kiệt, phát triển kém vào mùa mưa. Kết quả có 140 cây sinh trưởng và phát triển tương đối ổn định với chiều cao đạt từ 2,5 m, đường kính tán đạt từ 3m trở lên, hình dáng cân đối, thân cành chắc khỏe, cành phân tán nhiều, lá xum xuê, xanh tươi, chiếm hơn 45 % so với tổng số cây sinh trưởng tốt. c. Theo dõi tình hình sâu, bệnh chính gây hại cây CCJV Bệnh thối rễ gây hại ở mức độ nặng xảy ra vào tháng 1/2017, 1/2018. Nguyên nhân là do cây bị ngập úng trong đợt mưa lũ xảy ra vào tháng cuối năm 2016, năm 2017. Bệnh khô cành gây hại ở mức độ giảm dần từ nặng đến nhẹ xảy ra từ tháng 3 – 9/2017, LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 85
- KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 4 – 10/2018, bệnh không gây chết mà làm cho sinh khối cành và lá giảm dần ảnh hưởng nặng đến quá trình sinh trưởng của cây. Ốc tấn công gây hại vườn cây ở mức độ nhẹ xảy ra vào mùa mưa năm 2016, năm 2018. Khắc phục ốc xuất hiện vào mùa mưa bằng cách: Tạo độ thông thoáng ở gốc, làm sạch cỏ, rắc vôi vòng quanh gốc cây, quét vôi + sun phát đồng lên thân cây, phun thuốc diệt ốc khi ốc xuất hiện với mật độ cao. Các loại sâu bệnh khác: Bọ rùa, rệp sáp, bệnh cháy lá xảy ra không đáng kể. Qua quá trình theo dõi tình hình sâu, bệnh chính gây hại cây CCJV từ năm 2016 – 2018 cho thấy: mức độ gây hại của các loại sâu bệnh phổ biến ít hơn so với giai đoạn kiến thiết cơ bản, nhưng đối với loại bệnh thối rễ xảy ra vào mùa mưa hàng năm gây hại cây ở mức độ nặng, chưa đạt so với yêu cầu đề ra. d. Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất cây CCJV: - Đặc điểm nông học của cây CCJV: - Cây CCJV bắt đầu ra trái bói vào tháng 5/2015, những năm sau cây ra hoa rải rác vào khoảng tháng 4 - tháng 5 và đậu trái sau đó gần 1 tháng. Thời gian từ khi đậu đến bắt đầu thu hoạch trái là 4 tháng. Số cây ra hoa năm 2016 và 2017 ít hơn so với năm 2018, nguyên nhân là do cây còn nhỏ và bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ xảy ra vào những tháng cuối năm làm sức sống của cây giảm, khả năng phục hồi sức sinh trưởng chậm, cây tích lũy dinh dưỡng chưa cao. - Các yếu tố cấu thành năng suất trái cây CCJV Hầu hết chôm chôm trồng bằng cây ghép tại Trại thực nghiệm có tỉ lệ hoa lưỡng tính cái nhiều, số hoa đực cho hạt phấn trên cây chiếm tỉ lệ ít và một phần hoa đực bị thoái hóa, nên tỉ lệ đậu trái không cao. Hàng năm vào mùa mưa đa số cây trong vườn đều bị thối một phần rễ và phải chống chịu với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết: mưa dầm, không khí lạnh. Cho nên, khả năng phục hồi trạng thái sinh trưởng của cây chậm, thường kéo dài từ 4 - 6 tháng, cây mới đủ sức tăng sinh khối chồi, cành, lá. Từ đó, mới hấp thu và tích lũy dinh dưỡng để nuôi cây. Cho nên, thời điểm tháng 4, tháng 5 hàng năm tại Trại thực nghiệm không phải là yếu tố thuận lợi để cây ra hoa, kết trái. Cây đang trổ hoa, gặp mưa trái mùa làm cho chất lượng hạt phấn giảm, tỉ lệ đậu trái giảm. Qua quá trình theo dõi cây CCJV từ năm 2016 – 2018 cho thấy: Hàng năm, cây đều ra hoa, kết trái nhưng số cây đậu trái chỉ đạt xấp xỉ ½ so với số cây trổ hoa và trái bị lép nhiều, tỉ lệ trái no so với trái lép chiếm ¼ nên năng suất trái không đạt so với yêu cầu đề ra. e. Theo dõi chất lượng trái CCJV Từ các dữ liệu thu thập về chất lượng trái năm 2018, trích lọc được 8 cây có chất lượng trái đạt từ 8 điểm trở lên. Từ đó chọn ra những cây có số trái chín đạt hơn 92 trái và năng suất đạt trên 3,3 kg/cây/năm đem phân tích các chỉ tiêu hóa lý với. Qua quá trình theo dõi mẫu mã và chất lượng trái của cây CCJV cho thấy: Trái có màu đỏ hoặc đỏ hơi vàng, hình bầu dục hoặc hình cầu, vị ngọt, chua nhẹ, thịt chắc, ráo, vỏ mỏng, tỉ lệ thịt hơn 38%, độ Brix từ 15,4% trở lên, hàm lượng đường từ 11,48 mg trở lên, được người tiêu dùng ưa chuộng, đạt yêu cầu đề ra. 86 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
- KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Trên cơ sở kết quả đánh giá về các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại, năng suất và chất lượng trái, sơ tuyển được 136 cây CCJV có khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội, chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về thời tiết và sâu bệnh hại, ra hoa, đậu trái. Qua đó, chọn 5 cây có chất lượng và năng suất vượt hơn hẳn những cây khác để kiểm tra các chỉ tiêu hóa tính. 2.3. Cây sầu riêng hạt lép a. Chăm sóc: - Tưới nước: Mùa nắng tưới 4 – 5 lần/tháng, mùa mát tưới 2 – 3 lần/tháng. - Bón phân: Thực hiện bón 2 đợt chính trong năm: đợt đầu bón vào khoảng tháng 2 – 3, đợt sau vào khoảng tháng 6 – 8. Ngoài ra, còn bón bổ sung thêm phân chuồng từ 40 – 50 kg/ cây và phân N-P-K từ 1 – 1,6kg/cây cho những cây bị thiếu dinh dưỡng và những cây đang mang trái. - Làm cỏ: Thực hiện quanh năm khi cỏ phát triển mạnh. - Quét vôi: Thực hiện định kỳ 2 tháng/lần trong những tháng nắng, ráo. - Phun thuốc: Thực hiện định kỳ 2 lần/tháng, và những thời điểm xuất hiện nhiều sâu, bệnh. - Tỉa cành, tỉa chồi: Thực hiện vào khoảng tháng 2 – 3 hàng năm, và những thời điểm cành lá bị sâu bệnh tấn công, chồi non phát triển từ chồi hoa. - Chống đỡ cây: Thực hiện vào khoảng tháng 9 – 10 năm 2017, năm 2018. - Tưới thuốc chống thối rễ: Thực hiện vào những thời điểm cây bị vàng lá, rụng lá do thối rễ. Quá trình chăm sóc cây SRHL thực hiện đảm bảo khối lượng và chất lượng theo yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, từ tháng 10 – 12 hàng năm, công việc làm cỏ, quét vôi thường bị gián đoạn ở một vài thời điểm có mưa nhiều nên chất lượng đạt chưa cao. b. Theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của cây SRHL: Năm 2016: Trong 3 tháng đầu năm, cây sinh trưởng chậm, các số liệu thu thập được đều tăng ít. Nguyên nhân là do cây bị động rễ trong quá trình bón phân kết hợp với khí hậu trong tháng 2 có hiện tượng khô hanh, gió mạnh và lạnh đã gây hiện tượng rụng lá chiếm gần 90% số cây trong vườn, tỉ lệ lá rụng chiếm khoảng 25% số lá/cây. Đến giai đoạn tháng 6 vườn cây phục hồi trạng thái sinh trưởng và phát triển: Cây đâm chồi, lá xanh tươi, sức sống tốt thể hiện qua số liệu thu thập được đều tăng qua từng giai đoạn. Năm 2017: Tỉ lệ sống đạt 99%, thấp hơn 1% so với yêu cầu đề ra. Nguyên nhân là do cây bị thối rễ. Cây sinh trưởng ổn định hơn so với năm 2016 mặc dù cây cũng bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ xảy ra vào tháng 12/2016, thể hiện qua các số liệu thu thập được về các chỉ tiêu sinh trưởng đều tăng xấp xỉ nhau qua từng giai đoạn. Năm 2018: LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 87
- KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Tỉ lệ sống đạt 100% so với yêu cầu đề ra. Trong 6 tháng đầu năm cây sinh trưởng chậm hơn so với 6 tháng cuối năm thể hiện qua số liệu thu thập về chiều cao cây tăng 0,3 m, đường kính gốc tăng 0,5 cm thấp hơn so với 0,5m và 1,1 cm trong 6 tháng cuối năm. Nguyên nhân là do vào cuối năm 2017, cây bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ làm hơn 32% cây trong vườn bị thối một phần rễ đã gây nên hiện tượng rụng lá. Sau khi tưới thuốc chống thối rễ Ridomil Gold 68WG, Aliette 800WP với số lượng thuốc như sau: 88 cây x 15 gam/cây x 3 lần tưới = 3,96 kg, đồng thời kết hợp bón thêm phân super lân và tăng cường phun phân bón hữu cơ sinh học Goldtech G05. Đến tháng 3/2018 cây sinh trưởng và phát triển bình thường. Tháng 4/2018, vườn cây có 34% cây ra hoa nhưng tỉ lệ đậu trái không cao, chỉ đạt 1% so với tổng số cây còn sống của vườn. Phẩm chất trái ngon được người tiêu dùng ưa chuộng. Qua quá trình theo dõi tình hình sinh trưởng của cây SRHL cho thấy: Cây sinh trưởng và phát triển tương đối tốt từ năm 2016 – 2018. Có 122 cây đạt chiều cao từ 4,4 m, đường kính tán đạt từ 2,5 m trở lên, hình dáng cân đối, thân cành chắc khỏe, cành phân tán nhiều, lá xum xuê, xanh mướt chiếm hơn 60% so với tổng số cây sinh trưởng tốt. Cây ra hoa và đậu trái sớm hơn so với yêu cầu đề ra. Bệnh vàng lá do nghẹt rễ gây hại cây ở mức độ trung bình, xảy ra vào tháng 01/2017, 6/2017, nguyên nhân là do cây bị thiếu dinh dưỡng. Sau khi bón bổ sung phân chuồng kết hợp với vôi bột và phân hóa học, cây sinh trưởng và phát triển bình thường. Bệnh thối rễ gây hại cây ở mức độ trung bình, xảy ra vào tháng 12/2016. Bệnh chủ yếu gây hại trên những cây được trồng ở khu vực chân dốc có nhiều đất cao lanh. Nguyên nhân là do cây bị ngập úng trong đợt mưa lũ xảy ra vào tháng 12/2016. Bệnh khô cành gây hại rải rác trong vườn, xảy ra từ tháng 3 – 6/2018. Bệnh chủ yếu gây hại ở phần cành phát triển kém và mọc ở hướng bắc của thân. Nguyên nhân là do phần rễ hoạt động ở hướng này yếu. Sâu đục thân, cành xuất hiện rải rác từ tháng 5 – 7 hàng năm. Đây là thời điểm bướm phát triển nhiều. Ốc tấn công gây hại vườn cây ở mức độ trung bình xảy ra vào mùa mưa cuối năm 2016, chiếm 12% số cây trong vườn, số con hiện diện trên cây khoảng 30 con/cây; mùa mưa năm 2018 ở mức độ nhẹ. Qua quá trình theo dõi tình hình sâu, bệnh chính gây hại cây SRHL từ năm 2016 – 2018 cho thấy mức độ sâu bệnh gây hại cây ít hơn so với giai đoạn kiến thiết cơ bản, ít gây ảnh hưởng đến chất lượng cây, đạt yêu cầu đề ra. Nhìn chung, cây SRHL trồng tại Trại thực nghiệm sinh trưởng và phát triển tốt, hàng năm mặc dù gặp nhiều yếu tố bất lợi về thời tiết nhưng cây vẫn sống khỏe, sâu bệnh gây hại ít, ra hoa và đậu quả sớm hơn so với dự kiến. Qua kết quả đánh giá về các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại, sơ tuyển được 122 cây SRHL có khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội, chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về thời tiết và sâu bệnh hại, ra hoa, đậu trái. IV. KẾT LUẬN Cây BDX trồng tại Trại thực nghiệm sinh trưởng và phát triển tương đối đạt, cây to khỏe, cành lá sum xuê, xanh tươi, hình dáng cân đối, sức sống cao, tỉ lệ sống đạt gần 93%. 88 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
- KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Mẫu mã và chất lượng trái được người tiêu dùng ưa chuộng. Sơ tuyển được 207 cây BDX có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, chống chịu được các điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Từ đó, tuyển chọn được 8 cây BDX có năng suất và chất lượng vượt trội với độ Brix từ 7,7% trở lên, hàm lượng vitamin C từ 476 mg trở lên để tiếp tục theo dõi, đăng ký bình tuyển cây đầu dòng trong thời gian tới. b. Cây CCJV trồng tại Trại thực nghiệm sinh trưởng và phát triển tương đối ổn định trong khoảng thời gian từ tháng 5 – 10 hàng năm, đâm chồi, phân cành, ra hoa, đậu trái, sức sống cao, tỉ lệ sống đạt gần 97%. Mẫu mã và chất lượng trái được người tiêu dùng ưa chuộng. Vào mùa mưa, cây thường bị suy kiệt, sức sống kém, bệnh hại tấn công. Hàng năm, Trung tâm đã tốn nhiều công sức để đầu tư chăm sóc cho vườn cây, và cây phải mất một thời gian dài để phục hồi trạng thái sinh trưởng và phát triển bình thường nên không thể tích lũy kịp thời dinh dưỡng để tạo hoa, nuôi trái theo vụ mùa. Sơ tuyển được 136 cây CCJV có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, chống chịu được các điều kiện ngoại cảnh bất lợi vượt trội so với các cây khác để tiếp tục theo dõi, tuyển chọn những cây ưu tú thực hiện bình tuyển và công nhận cây đầu dòng trong những năm tới. c. Cây SRHL trồng tại Trại thực nghiệm sinh trưởng và phát triển tương đối tốt, cây to khỏe, cành lá sum xuê, xanh mướt, hình dáng cân đối, sức sống cao, tỉ lệ sống đạt gần 99%. Cây SRHL thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở Trại thực nghiệm. Hàng năm mặc dù gặp nhiều yếu tố bất lợi về thời tiết nhưng cây vẫn sống khỏe, sâu bệnh gây hại ít, ra hoa và đậu quả sớm hơn dự kiến. Sơ tuyển được 122 cây SRHL có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, chống chịu được các điều kiện ngoại cảnh bất lợi để tiếp tục theo dõi, tuyển chọn những cây ưu tú thực hiện bình tuyển và công nhận cây đầu dòng trong những năm tới LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 89
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn