intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiếp ảnh Việt Nam nhìn từ góc độ lý luận phê bình

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

81
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ tịch Hội NSNAVN Chu Chí Thành, Phó CT Vũ Huyến, Trưởng ban LLPB Vũ Đức Tân chủ trì hội thảo - Ảnh: TẤT BÊ Từ 14 đến 15/3/2006 tại Hội trường TTXVN, 11 Trần Hưng Đạo, Hà Nội đã diễn ra Hội thảo lý luận phê bình nhiếp ảnh (LLPBNA) do Hội NSNAVN tổ chức. Đây là chương trình tiếp theo của cuộc hội thảo LLPBNA đã bắt đầu từ trung tuần tháng giêng năm 2006 tổ chức tại Tp. HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiếp ảnh Việt Nam nhìn từ góc độ lý luận phê bình

  1. Nhiếp ảnh Việt Nam nhìn từ góc độ lý luận phê bình Chủ tịch Hội NSNAVN Chu Chí Thành, Phó CT Vũ Huyến, Trưởng ban LLPB Vũ Đức Tân chủ trì hội thảo - Ảnh: TẤT BÊ Từ 14 đến 15/3/2006 tại Hội trường TTXVN, 11 Trần Hưng Đạo, Hà Nội đã diễn ra Hội thảo lý luận phê bình nhiếp ảnh (LLPBNA) do Hội NSNAVN tổ chức. Đây là chương trình tiếp theo của cuộc hội thảo LLPBNA đã bắt đầu từ trung tuần tháng giêng năm 2006 tổ chức tại Tp. HCM. Đến dự Hội thảo có ông Đào Duy Quát - Phó Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hoá TƯ, bà Vũ Giáng Hương- Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNTVN, ông Lê Phức - Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNTVN, ông Đỗ Kim Cuông-
  2. Trưởng ban Văn nghệ Ban TTVHTƯ, các vị lãnh đạo TTXVN, Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh, Văn hóa dân gian, Hợp tác Quốc tế Bộ VHTT và đông đảo các nghệ sĩ nhiếp ảnh, phóng viên báo chí TƯ, Hà Nội cùng những người quan tâm đến nghệ thuật nhiếp ảnh. Khai mạc Hội thảo, ông Chu Chí Thành - Chủ tịch Hội NSNAVN nêu rõ: mục đích của Hội thảo nhằm đẩy mạnh hoạt động lý luận phê bình nhiếp ảnh, xây dựng những luận điểm mới mang tính khoa học và nhân văn, góp phần định hướng cho sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh nước nhà. Nghệ thuật nhiếp ảnh là một nghệ thuật đặc thù, mang đặc tính của kỹ thuật ghi hình trực tiếp, đặc tính của thông tin thị giác, đặc tính của nghệ thuật tạo hình bằng ánh sáng và đặc tính của mỹ cảm thị giác mà con người tích lũy được. Cùng hướng tới chân thiện mỹ, nhưng nhiếp ảnh có con đường riêng, ngôn ngữ riêng khác hẳn các loại hình nghệ thuật khác. Vì vậy, nếu có ai đó lấy lý luận của văn học, của hội họa, của báo chí... để xem xét, đánh giá nghệ thuật nhiếp ảnh thì không tránh khỏi lệch lạc, phiến diện. Do đó nhiếp ảnh phải có lý luận riêng, việc bình giá ảnh nghệ thuật phải có tiêu chí riêng, cách lý giải riêng. Khi cái riêng, cái đặc thù của nghệ thuật nhiếp ảnh được khẳng định, cũng như cái chung, cái phổ quát của nó được thừa nhận thì LLPB nhiếp ảnh đi đúng hướng và mới phát triển mạnh mẽ được. Chính vì vậy, cần cởi mở, thẳng thắn trên tinh thần khoa học, thực sự cầu thị, đổi mới tư duy để tìm ra tiếng nói chung, tìm ra cái mới phù hợp với thực tiễn.
  3. Trong lời phát biểu của mình, ông Đào Duy Quát - Phó trưởng Ban TTVHTƯ đã nêu bật thành tựu của 20 năm đổi mới, trong đó có thành tựu của phát triển văn hóa văn nghệ, có sự đóng góp quan trọng của nghệ thuật nhiếp ảnh và trong sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh có đóng góp quan trọng của LLPB. Ông Đào Duy Quát yêu cầu hội thảo cần nêu bật những thành tựu đồng thời cần làm rõ những yếu kém, bất cập của LLPB nhiếp ảnh. Nhắc lại những bất cập của công tác LLPB được đánh giá trong Hội nghị LLPB văn học nghệ thuật toàn quốc: LLPB còn thiếu tính chuyên nghiệp, sa vào hình thức báo chí hóa, đội ngũ LLPB vừa thiếu vừa yếu, thiếu đào tạo bài bản. LLPB còn lảng tránh những vấn đề cốt lõi của văn học nghệ thuật. Dũng khí phê bình còn yếu, văn hóa phê bình sút kém, tính học thuật thấp, phê bình mang tính lăng xê các tác phẩm, không trực diện. LLPB còn chậm đổi mới, tiếp thu phương pháp LLPB VHNT của thế giới còn chậm... Ông Đào Duy Quát khẳng định: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X sắp họp sẽ quyết định những định hướng phát triển mới của đất nước cực kỳ quan trọng, trong đó văn học nghệ thuật đóng một vai trò rất trọng yếu trong sự phát triển tinh thần, văn hóa của dân tộc và công tác LLPB phải được thúc đẩy mạnh mẽ nhằm đóng góp tích cực vào sự phát triển văn học nghệ thuật nói chung và nhiếp ảnh nói riêng. Đề cập đến thực trạng của công tác LLPB nhiếp ảnh, ông Lê Phức - Phó Chủ tịch thường trực UBTQ Liên hiệp các hội VHNTVN: không được rạch ròi lắm giữa người sáng tác và nhà LLPBNA. Nguyên nhân
  4. do lý luận nặng về kinh nghiệm chủ nghĩa từ trong sáng tác. Đội ngũ LLPBNA còn thiếu tính chuyên nghiệp. Do đó cần hết sức quan tâm đến vấn đề đào tạo. Ông Lê Phức cũng đề nghị cần trân trọng các ý kiến đóng góp của đông đảo mọi người. Ban LLPB của Hội phải được củng cố theo hướng năng động, đa dạng, rộng rãi hơn. Sau hoạt động hội thảo phải tập hợp các ý kiến, in ấn và phổ biến rộng rãi. Ông Lê Phức nhấn mạnh đề nghị Nhà nước hỗ trợ hơn nữa trong việc đào tạo nhiếp ảnh nói chung, LLPBNA nói riêng, và sinh viên đi đào tạo ngoài nước. Không khí của cuộc hội thảo nóng dần lên khi các bản tham luận đi sâu vào các vấn đề cụ thể nảy sinh trong quá trình sáng tác đòi hỏi LLPBNA cần làm sáng tỏ ngay từ việc xác định những khái niệm cơ bản của nghệ thuật nhiếp ảnh mọi loại hình như ảnh khoa học kỹ thuật, ảnh quảng cáo hay ảnh báo chí... có phải là ảnh nghệ thuật? cho đến việc xác định lựa chọn phương pháp sáng tác nào thì đúng: phương pháp hiện thực, hay hiện thực XHCN, hay tự do bấm máy không cần biết theo phương pháp nào, hoàn toàn theo phản xạ, cảm xúc tự nhiên? Ngoài ra, có những ý kiến xung quanh các vấn đềvề định hướng sáng tác, đánh giá, thẩm định ảnh thông qua hoạt động của các BGK các cuộc thi. Xung quanh câu hỏi ảnh sử dụng kỹ thuật, kỹ xảo, lắp ghép dựa trên chương trình phần mềm photoshop, có phải là ảnh nghệ thuật? Cũng đã có nhiều ý kiến trong các tham luận và các phát biểu thảo luận, tuy còn
  5. có những khác biệt trong cách nhìn nhận, lý giải, song có một điểm chung khá thống nhất, đó là kỹ thuật chỉ là phương tiện chuyển tải nội dung tư tưởng của tác giả hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ. Một vấn đề cốt lõi của LLPBNA được đặt ra trong hội thảo: bàn về phương pháp sáng tác hiện thực XHCN. Nội dung này được đề cập và được thảo luận sôi nổi tại cuộc hội thảo tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào trung tuần tháng giêng 2006. Có mấy loại ý kiến về vấn đề này như sau: - Không nhất thiết phải sử dụng phương pháp này trong sáng tác. Có thể sử dụng những phương pháp sáng tác khác. - Chỉ cần dùng khái niệm “chủ nghĩa hiện thực” là đủ . - Thậm chí có ý kiến cho rằng khi bấm máy tôi chẳng cần biết chụp ảnh theo phương pháp nào. Tuy nhiên, đa số ý kiến cho rằng phương pháp sáng tác hiện thực XHCN là phương pháp sáng tác tốt nhất (tuy không phải là duy nhất) bởi “Văn học nghệ thuật (trong đó có nhiếp ảnh) không chỉ nhận thức, phản ánh trung thực đời sống xã hội mà còngóp phần cải tạo xã hội, cải tạo con người, chỉ ra được xu thế tiến lên của lịch sử xã hội thông qua cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiên tiến và cái lạc hậu, giữa cách mạng và phản cách mạng. Những sáng tác theo phương pháp hiện thực XHCN tiêu biểu đều có tinh thần nhân bản, có khả năng thông qua
  6. nghệ thuật đấu tranh cho việc hoàn thiện xã hội, hoàn thiện nhân cách con người theo hướng chân - thiện - mỹ. Trong hội thảo cũng có nhiều ý kiến về hoạt động LLPBNA của thời gian qua, bên cạnh những mặt tích cực còn có những thiếu sót như phê bình ca ngợi quá lời, ngược lại cũng có những thái độ cực đoan, lợi dụng diễn đàn để chỉ trích lẫn nhau thiếu tính học thuật nên đã làm méo mó, sai lệch ý nghĩa của hoạt động LLPB. LLPBNA còn thiếu tính định hướng do không rõ ràng, thiếu thống nhất trong các khái niệm cơ bản, trong thẩm định, đánh giá các tác phẩm. Về hoạt động giao lưu và hội nhập quốc tế, bên cạnh các ý kiến đánh giá tích cực đối với việc mở rộng hợp tác giao lưu với các tổ chức nhiếp ảnh quốc tế như FIAP, World Press Photo, các quan hệ song phương với các quốc gia dưới các hình thức trao đổi thông tin, tổ chức thi và triển lãm ảnh... cũng có những ý kiến phủ nhận tính tích cực của các mối quan hệ trên, cho rằng không nên quá coi trọng, đề cao giá trị các giải thưởng có được từ các tổ chức mang tính nghiệp dư như FIAP hay các tổ chức nhiếp ảnh nghiệp dư của các quốc gia, nếu không sẽ dễ bị nhầm lẫn các giá trị đích thực của nghệ thuật nhiếp ảnh. Hội thảo cho rằng cần có đánh giá đúng mức tránh mọi thái độ cực đoan trong vấn đề này. Trở lại vấn đề đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ LLPBNA, ông Chu Chí Thành khẳng định: việc bồi dưỡng chăm lo chất lượng ảnh nghệ thuật,
  7. việc nâng cao tay nghề của các nhà nhiếp ảnh, của các cây bút viết về LLPBNA là trách nhiệm của Hội NSNAVN. Phát biểu tại hội thảo, ông Đỗ Kim Cuông - Vụ trưởng Vụ Văn nghệBan TTVHTƯ khẳng định: Nhiều vấn đề về nhiếp ảnh, về LLPB đã được xới lên, trao đổi, tranh luận rất hữu ích, có những vấn đề được nêu lên ở đây, ngay trong hội nghị lý luận TƯ cũng chưa nêu ra. Ông khẳng định rằng nhiếp ảnh là một nghệ thuật bởi nó là thành quả lao động sáng tạo của nghệ sĩchứ không phải sản phẩm của máy móc. Theo ông, vẫn còn đó phương pháp hiện thực XHCN nhưng cần có sự đổi mới, trong cơ chế mới. Chúng ta có quyền phản ánh cái hay cũng như cái dở nhưng điều cốt yếu là còn hướng con người tới chân - thiện - mỹ. Kết luận hội thảo, ông Vũ Đức Tân - Trưởng ban LLPB Hội NSNAVN nêu bật vai trò của LLPB như một chuyên ngành quan trọng trong hoạt động nhiếp ảnh. Nó không chỉ hướng tới sáng tác, làm người sáng tác nhận thức rõ hơn vai trò của nhiếp ảnh với đời sống, cũng như đòi hỏi sáng tác phải phản ánh được những vấn đề thời sự và tâm hồn thời đại. LLPB còn hướng tới công chúng, những người thưởng thức và cổ vũ cho nghệ thuật thị giác cao quí này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2