intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiều đổi mới công tác dân vận trong BĐBP

Chia sẻ: Trần Thị Em | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

143
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong 10 năm (2003-1013) thực hiện Nghị quyết 152/NQ của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về "Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác dân vận của lực lượng vũ trang trong thời kỳ mới", cấp ủy, chỉ huy các cấp trong BĐBP đã có nhiều chủ trương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiều đổi mới công tác dân vận trong BĐBP

  1. Nhiều đổi mới công tác dân vận trong BĐBP Trong 10 năm (2003-1013) thực hiện Nghị quyết 152/NQ của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về "Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác dân vận của lực lượng vũ trang trong thời kỳ mới", cấp ủy, chỉ huy các cấp trong BĐBP đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác vận động quần chúng (VĐQC) có hiệu quả. Nhờ đó đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, chiến sĩ về công tác dân vận, góp phần làm thay đổi đời sống của bà con vùng biên giới, biển đảo. Cán bộ Đồn BP Thanh Luông, BĐBP Điện Biên vận động đồng bào dân tộc không nghe lời kẻ xấu. Ảnh: N.B
  2. Nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả Điểm nhấn công tác dân vận của BĐBP trong thời gian qua là đã làm tham mưu cho các địa phương và trực tiếp tham gia xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh. Các đơn vị biên phòng đã chủ động tham mưu xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, phát hiện, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ là người dân tộc tại chỗ. Trong 10 năm, các đơn vị biên phòng đã tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố được 336 chi bộ, phát hiện tạo nguồn được 411 người giới thiệu cho địa phương bố trí làm cán bộ thôn, bản. Lực lượng BĐBP đã tăng cường 339 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cho các xã biên giới thuộc 27 tỉnh, thành phố, giới thiệu 461 cán bộ, đảng viên về sinh hoạt tại các chi bộ thôn, bản yếu kém. Với sự giúp đỡ của BĐBP, 19 xã yếu kém đã được vực lên trung bình khá. Ghi nhận những kết quả mà BĐBP đã đạt được trong công tác dân vận, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá: "Các đơn vị BĐBP đã vận dụng rất sáng tạo các mô hình dân vận, đặc biệt là trong việc giúp đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, vận động". Cùng với việc làm tốt vai trò tham mưu cho địa phương, các đơn vị biên phòng còn trực tiếp thực hiện hàng trăm dự án phát triển kinh tế vừa và nhỏ, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng dân tộc, tham gia xây dựng nông thôn mới... Điển hình là các mô hình phát triển kinh tế như: Đề án "Bảo tồn và phát triển bền vững dân tộc La Hủ" (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu); "Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai" (huyện Con Cuông, Nghệ An); công trình thủy lợi ruộng lúa nước Rục Làn (xã Thượng Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình); Dự án định cư thôn Choán Váng (Mường Khương, Lào Cai); Dự án "Con đường và mái nhà cho dân" (BĐBP TP Hồ Chí Minh); mô hình quy trình vườn-ao-chuồng-rừng của Đồn Pù Nhi (BĐBP Thanh Hóa);
  3. nuôi cá tầm (Lai Châu), trồng ngô Bioset và cây dược liệu ở Hà Giang... Kết quả nổi bật trong việc giúp dân phát triển kinh tế - xã hội là, từ năm 2008 đến 2011, Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với báo Quân đội, Trung ương MTTQ Việt Nam xây dựng 6.901 căn nhà và 272 công trình dân sinh cho đồng bào trên biên giới. Những việc làm này đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc. Bằng tình cảm và trách nhiệm của mình, trong những năm qua, BĐBP đã mở 234 lớp xóa mù và phổ cập giáo dục tiểu học cho 2.370 học viên, khám chữa bệnh cho hơn 1,8 triệu lượt người. Các đơn vị BĐBP cũng đã chủ động, tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng nền biên phòng toàn dân, huy động được sức mạnh tổng hợp tham gia bảo vệ biên giới. Đến nay, BĐBP đã giao 3.861km đường biên giới cho 1.326 thôn, bản/60.517 hộ đăng ký tự quản; 2.478 mốc giới cho 31.682 hộ gia đình đăng ký tự quản, xây dựng được nhiều mô hình tiêu biểu trong bảo vệ, giữ gìn an ninh biên giới. Đặc biệt, từ năm 2012 đến hết tháng 9-2013, có 12/25 tỉnh biên giới đất liền tổ chức ký kết nghĩa với 56 cụm dân cư trên cả 3 tuyến biên giới. Thông qua công tác đối ngoại biên phòng, đối thoại, trao đổi định kỳ, phối hợp tuần tra, kiểm soát, các lực lượng chức năng của nước ta và nước láng giềng đã giải quyết triệt để nhiều vụ tranh chấp, mâu thuẫn trên biên giới. Tiếp tục gần dân, bám dân để làm dân vận Nhìn lại kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 152, Đảng ủy BĐBP đã thẳng thắn chỉ ra: Ở một số đơn vị, hiệu quả và chất lượng công tác VĐQC chưa cao. Một bộ phận cán bộ, nhân viên làm công tác VĐQC chưa đổi mới tác phong công tác, chưa sâu sát bám nắm địa bàn. Việc thực hiện "3 bám, 4 cùng" của cán bộ VĐQC còn mang tính hình thức và biểu hiện "hành chính hóa" khi tiếp xúc với nhân dân. Việc tự học và tổ chức học tiếng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương còn hạn chế, một bộ phận không nhỏ cán bộ, chiến sĩ "chưa nghe được dân nói, chưa nói được cho dân hiểu". Để khắc phục tình trạng này, nhiều ý kiến
  4. cho rằng, cần lựa chọn, quy hoạch lâu dài đội ngũ cán bộ VĐQC cả về số lượng và chất lượng. Cán bộ VĐQC phải có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, ý thức kỷ luật tốt, gần gũi nhân dân và biết nói tiếng dân tộc. Bên cạnh đó, phải thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác VĐQC. Cũng tại hội nghị, nhiều đại biểu còn chia sẻ kinh nghiệm thực hiện công tác VĐQC, vận động nhân dân tham gia giữ gìn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, lãnh thổ. Thực hiện tăng cường và đổi mới công tác VĐQC trong tình hình mới, BĐBP Quảng Trị đã bố trí thêm cán bộ bám nắm địa bàn. Đại tá Nguyễn Đức Khánh, Chính ủy BĐBP Quảng Trị cho biết: “Ngoài lực lượng cán bộ chuyên trách công tác VĐQC, chúng tôi đã tăng cường cán bộ trinh sát, phòng chống ma túy trực tiếp làm công tác địa bàn để bám và nắm dân. Qua thử nghiệm, việc làm này đã phát huy hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, BĐBP Quảng Trị còn tham mưu cho chính quyền địa phương tăng cường kết nghĩa bản-bản hai bên biên giới. Đến nay, 24/24 cặp bản của 17 xã, thị trấn biên giới của tuyến biên giới Quảng Trị đã ký kết nghĩa. Nhờ đó, nhận thức của người dân 2 bên biên giới được nâng lên, hoạt động xâm canh, xâm cư giảm hẳn và có chiều hướng chấm dứt, không còn xảy ra mâu thuẫn giữa nhân dân 2 bên biên giới, không còn vùng tranh chấp". Rút kinh nghiệm từ thực tế đơn vị mình, Thượng tá Trịnh Quang Trung, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP Lào Cai cho rằng: "Việc biên soạn tài liệu hướng dẫn cho bà con dân tộc cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Đồng thời phải tham mưu cho các cấp, chính quyền địa phương làm tốt công tác ngoại giao nhân dân để giải quyết kịp thời, thấu đáo và hợp tình, hợp lý những vướng mắc nảy sinh giữa 2 bên biên giới". Bàn về giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng công tác VĐQC, Đại tá Phùng Quốc Tuấn, Chính ủy BĐBP Cao Bằng đề xuất, các đơn vị cần tăng cường công tác phối hợp hiệp đồng với MTTQ các cấp, gắn bảo vệ biên giới với đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế. Cùng với đó, phải thường xuyên làm tốt công tác
  5. tuyên truyền, vận động bà con dân tộc hiểu rõ về đường biên, mốc giới của ta, kết quả phân giới cắm mốc để bà con tự nguyện ký kết tham gia tự quản đường biên, cột mốc… Nguyễn Bích Báo cáo Sơ kết 03 năm thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Đắk Nông Thực hiện Quyết định số 46 -QĐ/TU ngày 26/11/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc “Ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh” và Công văn số 377 -CV/BDV ngày 09/4/2013 của Ban Dân vận Tỉnh ủy về “sơ kết 03 năm thực hiện Quyết định 46 -QĐ/TU của Tỉnh ủy Đắk Nông”, Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh báo cáo kết quả thực hiện như sau: I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1- Đặc điểm tình hình chung Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh có chức năng lãnh đạo các TCCS đảng trực thuộc thực hiện nhiệm vụ chính trị; tham mưu với Tỉnh uỷ về các chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng trong Khối. Các TCCS đảng trực thuộc đều được đặt tại các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo; các sở, ban, ngành, đoàn thể của Tỉnh. Đảng bộ Khối hiện có 3.790 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (1.570 đảng viên). Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động cơ bản có bản lĩnh chính trị, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; có trình độ, năng lực công tác; gương mẫu, rèn luyện, luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước. Tuy nhiên, Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh không có ban dân vận; các TCCS đảng trực thuộc đều được đặt tại các cơ quan; đa số cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện điều động từ tỉnh Đắk Lắk, sống xa gia đình hoặc nơi ăn chốn ở chưa ổn định; các hộ gia đình không tập trung sinh hoạt cùng khu vực nên ảnh
  6. hưởng đến việc lãnh đạo thực hiện công tác dân vận trong toàn Đảng bộ, nhất là công tác dân vận tại nơi cư trú. II- KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1- Tình hình tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Tỉnh ủy về công tác dân vận, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã chỉ đạo cấp ủy các TCCS đảng tùy đặc điểm tình hình cơ quan, đơn vị có biện pháp lồng ghép tổ chức nghiên cứu, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác dân vận, nhất là nội dung Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức trong từng cơ quan phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác dân vận; phân công 01 đồng chí UVBTV phụ trách công tác dân vận trong Khối các cơ quan tỉnh. Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã chỉ đạo cấp ủy các TCCS đảng tổ chức quán triệt nội dung các văn bản về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là Nghị quyết số 06-NQ/ĐUK của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh về đẩy mạnh việc lãnh đạo, xây dựng và thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ quan. Trên cơ sở tiếp cận, nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị và thực hiện quy chế dân chủ ở từng cơ quan, đơn vị; Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã chỉ đạo các TCCS đảng bám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan đơn vị mình, vận dụng phù hợp với tình hình thực tế để triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”đồng thời uốn nắn những thiếu sót từ đó tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ các TCCS đảng, người đứng đầu trong cơ quan đơn vị trong việc thực hiện dân chủ, xem đây là việc làm thường xuyên, quan trọng xuyên suốt trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, ban hành Kế hoạch số 42 -KH/BTV ngày 28/3/2012 và tiến hành tổ chức lễ phát động phong trào thi đua gắn với việc đẩy mạnh học tập và
  7. làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành công việc thường xuyên hàng ngày của mỗi tập thể, cá nhân trong toàn Đảng bộ Khối. Nhìn chung, cấp uỷ các TCCS đảng đã thực hiện khá nghiêm túc việc tổ chức quán triệt, chỉ đạo thực hiện các văn bản của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác dân vận, Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh thông qua các hình thức tuyên truyền phù hợp: Lồng ghép tuyên truyền, quán triệt trong các buổi sinh hoạt Chi bộ, sinh hoạt Cơ quan, Công đoàn và đoàn viên thanh niên,... Qua triển khai, quán triệt, tuyên truyền các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về thực hiện công tác dân vận, Quy chế dân chủ cơ sở, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác dân vận, về trách nhiệm của tổ chức mình trong công tác dân vận, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ công tác được giao cũng như trong công tác dân vận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hàng năm Đảng uỷ khối đều tổ chức các đoàn kiểm tra thẩm định đánh giá xếp loại các TCCS đảng cuối năm, trong đó có kiểm tra tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở các TCCS đảng qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện ở cơ sở ngày một tốt hơn 2- Kết quả đạt được 2.1- Thực hiện cải cách hành chính Qua sự chỉ đạo quyết liệt, sự quan tâm sâu sát của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối, nhất là việc ban hành Nghị quyết 04-NQ/ĐUK ngày 13/01/2012 và cấp ủy các TCCS đảng; cải cách hành chính trong từng cơ quan có sự chuyển biến rõ nét: Thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, một số đơn vị áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; công khai, minh bạch các khâu giải quyết công việc; giảm thiểu các hành vi thiếu trách
  8. nhiệm, sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân; cải tiến phương thức, lề lối làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm góp phần giúp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động yên tâm, nỗ lực công tác. 2.2- Công tác chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ Thực hiện Nghị quyết 06-NQ/ĐUK ngày 18/10/2012 của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh về đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở Đến nay, 100% các cơ quan đã thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở; xây dựng nội quy, quy định, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; hàng tháng đã duy trì chế độ họp giữa cấp uỷ và lãnh đạo cơ quan đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ hàng tháng và đề ra phương hướng nhiệm vụ tháng tiếp theo. Trên cơ sở đó, cấp uỷ các TCCS đảng đã đề ra nghị quyết lãnh đạo cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Hàng năm hội đồng thi đua khen thưởng của các cơ quan đã đánh giá bình xét với từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có thành tích xuất sắc trong năm để đề nghị các cấp, các ngành khen thưởng; qua đó hầu hết cán bộ công chức trong toàn Đảng bộ đã xác định rõ ý thức trách nhiệm, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ban chấp hành Công đoàn các cơ quan đã được củng cố, Ban thanh tra nhân dân phát huy tính dân chủ, xây dựng mối đoàn kết nội bộ, tích cực phòng, chống các biểu hiện tiêu cực, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. Công tác đánh giá cán bộ để đề bạt, bổ nhiệm được thực hiện đúng quy định, quy trình, công khai dân chủ. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị đã thực hiện đúng trách nhiệm trong việc thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, thông báo kịp thời các chủ trương, chính sách có liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị. Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
  9. 2.3- Sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng Nhìn chung, cấp ủy các TCCS đảng và lãnh đạo cơ quan, đơn vị đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác dân vận, công tác cải cách hành chính và quy chế dân chủ cơ sở nên đã có sự chỉ đạo và triển khai thực hiện khá hiệu quả; đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tư tưởng; trình độ năng lực công tác ngày càng được nâng lên. Do vậy, hầu hết các cơ quan đều đẩy nhanh tiến độ công việc, kịp thời gian quy định; tác động tích cực trong việc xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đoàn thể ngày càng vững mạnh. III- ĐÁNH GIÁ CHUNG Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ Khối, cấp ủy các TCCS đảng có sự quan tâm đến công tác dân vận nên đã có những đóng góp quan trọng trong công tác xây dựng Đảng bộ Khối, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; góp phần củng cố quốc phòng - an ninh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. * Nguyên nhân Đảng ủy Khối nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc đều đặt tại các cơ quan Đảng và Nhà nước; đội ngũ đảng viên và quần chúng trong toàn Đảng bộ là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nên cơ bản có bản lĩnh chính trị, năng lực công tác. 2- Những tồn tại, hạn chế Công tác dân vận vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở một số cơ quan, đơn vị còn hình thức. Công tác nắm tình hình
  10. tư tưởng, tâm trạng xã hội, nhất là các vấn đề mới nảy sinh ở cơ sở có lúc, có nơi chưa kịp thời. Việc phối hợp triển khai công tác dân vận ở đơn vị chưa được quan tâm đúng mức. Công tác cải cách hành chính mặc dù đã có nhiều chuyển biến nhưng chưa đồng bộ; một số cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động có lúc có nơi còn tồn tại tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân khi đến liên hệ công tác; chấp hành nội quy, quy chế cơ quan chưa nghiêm túc. * Nguyên nhân Nhận thức về vị trí, vai trò của một bộ phận cấp ủy và cán bộ, đảng viên ở một số TCCS đảng về công tác dân vận chưa thật sự đầy đủ và sâu sắc. Đội ngũ cấp uỷ cơ sở đều kiêm nhiệm nên ít có thời gian quan tâm đúng mức tới công tác dân vận. Không có cán bộ chuyên trách về công tác dân vận nên việc tổ chức thực hiện chưa được sâu sát; đồng thời, công tác kiểm tra, giám sát về công tác dân vận chưa được chú trọng. IV- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung sau: 1- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục; tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng và lãnh đạo cơ quan, đơn vị về công tác dân vận. 2- Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với công tác cải cách hành chính và Quy chế dân chủ cơ sở trong toàn Đảng bộ Khối. 3- Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. 4- Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác dân vận trong toàn Đảng bộ Khối.
  11. Trên đây là báo cáo sơ kết của Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh Đắk Nông về thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2