intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiều sai phạm của nhà báo do cố tình hay vô ý

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

91
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông tin về bí mật đời tư, gia đình, thói quen…của các chính trị gia, lãnh đạo các cơ quan nhà nước có thể nói là một trong những thông tin thường được chú ý nhất nhưng lại bị hạn chế nhất trên báo chí. Nhiều người còn tìm cách ngăn chặn đưa các thông tin cá nhân ra báo chí để tránh những ảnh hưởng tiêu cực có thể có, cho dù đó là thông tin tích cực. Báo chí dường như cũng ngần ngại, sợ kỵ húy, sợ bị răn đe, xử lý nếu thông tin sai hoặc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiều sai phạm của nhà báo do cố tình hay vô ý

  1. Nhiều sai phạm của nhà báo do cố tình hay vô ý Thông tin về bí mật đời tư, gia đình, thói quen…của các chính trị gia, lãnh đạo các cơ quan nhà nước có thể nói là một trong những thông tin thường được chú ý nhất nhưng lại bị hạn chế nhất trên báo chí. Nhiều người còn tìm cách ngăn chặn đưa các thông tin cá nhân ra báo chí để tránh những ảnh hưởng tiêu cực có thể có, cho dù đó là thông tin tích cực. Báo chí dường như cũng ngần ngại, sợ kỵ húy, sợ bị răn đe, xử lý nếu thông tin sai hoặc khiến cho cấp trên cơ quan quản lý báo chỉ nổi giận…nên thông tin thường rất dè dặt. Thậm chí, có những thông tin đưa đúng nhưng cũng phải gỡ bỏ như trường hợp báo Dân Việt và sau đó nhiều báo có lấy lại về bài tuổi ấu thơ của Bộ trưởng Vương Đình Huệ.” Và nhà báo Mạnh Quân khẳng định: Trên thực tế, cho đến nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về bí mật đời tư là gì, phạm vi của bí mật đời tư là như thế nào, mà chỉ có một số quy định như trong Bộ luật Dân sự (Điều 38), Luật Giao dịch điện tử (khoản 2 Điều 46) quy định quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; việc thu thập, công bố thông tin, t ư liệu về đời tư cá nhân phải được người đó đồng ý… Cho dù quy định vẫn còn sơ sài như vậy nhưng trong nhiều trường hợp, nó vẫn có tác dụng hạn chế quyền tiếp cận thông tin, đăng tải của báo chí về đời tư cá nhân. + Đan Lê và Câu chuyện đòi lại công bằng khi bị báo chí xâm hại đời tư Khi tôi bỗng dưng bị kéo vào 1 chuyện không hay ho, một bộ phim đồi trụy, câu trả lời của mình bị xuyên tạc để phục vụ mục đích của phóng viên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc, của mình. Báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam online đã đưa tin, và một số báo khác cũng tham gia vào việc đăng tải các thông tin này. Tôi mất trọn 3 tháng không làm bất cứ việc gì khác ngoài việc tập trung cho vụ kiện. Về công việc: Dù khá nhiều lần phải né tránh do hoàn cảnh
  2. chưa thể công bố. Nhưng tôi chính thức phải rời VTV với công việc đang ở thời điểm nhiều cơ hội vì sự việc này. Cách giải quyết vấn đề khi bị báo chí xâm hại đời tư là mang ra tòa. Nhưng để đưa được vụ việc ra pháp luật phải nói là một kỳ tích đối với tôi. Cuối cùng vụ việc kết thúc khi báo NNVN phải chính thức, công khai đăng bài cải chính, xin lỗi tôi trên báo và bồi thường thiệt hại về vật chất cho tôi theo quy định của pháp luật. Thật đáng buồn là khi có sự vụ, nhằm giật gân, câu khách, các báo xâu xé đưa tin về tôi nhưng đến khi có kết quả về vụ kiện thì chỉ lác đác vài báo đưa tin… + Lê Quốc Minh,TBT VietnamPlus:“Chúng tôi cam kết tờ báo của mình nghiêm túc, không bới móc” Có một bài viết trên Internet vào ngày 19/10/2012 với tiêu đề “Khi các đại nhà báo quyết tiêu diệt 1 bà ăn mày” của tác giả Khải Đơn thực sự khiến những người cầm bút có lương tâm phải nhói lòng. Xâm phạm quyền riêng tư và bôi xấu không còn là chuyện hiếm hoi trên báo chí Việt Nam gần đây, nhất là liên quan đến những người nổi tiếng hoặc về những vấn đề được cho là đang được xã hội chú ý. Nhưng bản thân tôi chưa khi nào chứng khiến một nạn nhân chỉ là một bà già ăn xin bệnh tật mù lòa và đang phải một mình chăm đứa bé hai tuổi. Có lẽ sự cẩu thả, vô trách nhiệm và thiếu hiểu biết về những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp cơ bản mới là nguyên nhân đầu tiên khiến một số báo mắc phải sai phạm này. Thiết nghĩ, việc gì cũng phải có tiền lệ. Với những tờ báo, trang mạng chuyên đưa tin bài câu khách bất chấp hậu quả có thể xảy đến với số phận con người, cần khuyến khích những người bị xâm hại đưa vấn đề ra tòa án thay vì ngồi chờ một quyết định từ các cơ quan quản lý báo chí trực tiếp. Và nếu có bằng chứng rõ ràng về thiệt hại vật chất và tinh thần với bản thân, hãy đòi đền bù bằng một con số lớn,
  3. bởi với những người xưng danh nhà báo mà thiếu đạo đức thì họ sẽ không bao giờ “đổ lệ” khi chưa nhìn thấy cổng nghĩa trang trước mặt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2