intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP (Kỳ 4)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

119
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chẩn đoán phân biệt với những bệnh cùng cơn đau (± cùng ST chênh lên) a- Viêm cơ tim cấp (cũng có Q!; CK-MB và cả Troponin I cũng có thể tăng!). * ST tuy chênh lên nhưng đồng vận, không hình ảnh soi gương. * Cần làm siêu âm tim. b- Viêm màng ngoài tim cấp (CK-MB và cả Troponin I cũng có thể tăng!). * ST tuy chênh lên nhưng đồng vận, không hình ảnh soi gương. * Cần làm siêu âm tim. c- Bóc tách động mạch chủ cấp (ST cũng chênh lên) * Cần siêu âm qua thực quản (TEE). *...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP (Kỳ 4)

  1. NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP (Kỳ 4) 2. Chẩn đoán phân biệt với những bệnh cùng cơn đau (± cùng ST chênh lên) a- Viêm cơ tim cấp (cũng có Q!; CK-MB và cả Troponin I cũng có thể tăng!). * ST tuy chênh lên nhưng đồng vận, không hình ảnh soi gương. * Cần làm siêu âm tim. b- Viêm màng ngoài tim cấp (CK-MB và cả Troponin I cũng có thể tăng!). * ST tuy chênh lên nhưng đồng vận, không hình ảnh soi gương. * Cần làm siêu âm tim. c- Bóc tách động mạch chủ cấp (ST cũng chênh lên)
  2. * Cần siêu âm qua thực quản (TEE). * CT scan ngực hoặc CT xoáy ốc đa mặt cắt (MSHCT) hoặc MRI. * Chụp động mạch chủ nếu cần. Việc phân định này cũng như phân định viêm màng ngoài tim cấp (mục 2) thật quan trọng vì, ngược với NMCT, 2 chứng bệnh này chống chỉ định tiêu sợi huyết và kháng đông. d- Thuyên tắc động mạch phổi (nhồi máu phổi) (cũng có ST chênh lên: chú ý ở các chuyển đạo sau - dưới [VF, III, II],… và ở V1-3. Xạ hình tưới máu phổi, nếu có. e- Tràn khí màng phổi: * Mất hiện tượng R lớn dần từ V1 → V5, mới xảy ra * Đột ngột đảo trục QRS. * X quang ngực thấy rõ. f- Viêm túi mật cấp (có thể cũng có ĐTĐ giả NMCT, ST chênh lên ở VF, III, II). Phải siêu âm bụng hoặc xạ hình túi mật.
  3. 3. Chẩn đoán phân biệt với những trường hợp hiếm, có biến đổi tiến triển sóng Q a- Đó là, như đã có nêu trên: viêm cơ tim, đôi khi viêm màng ngoài tim, thuyên tắc ĐM phổi nữa. Ngoài ra còn có thể là: b- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn (COPD). c- Bệnh cơ tim (tiên phát). d- Hội chứng WPW và các hội chứng tiền kích thích (preexcitation) khác. III. TIÊN LƯỢNG A- NGUY CƠ CAO, NGUY CƠ THẤP Tiên lượng xấu nếu độ rộng vùng nhồi máu (nói đúng hơn, khối lượng vùng hoại tử) càng lớn, nếu vị trí mặt trước, có HA hạ > 30 mmHg, có sốt … Nhưng lại thấy tiên lượng xấu (thậm chí tử vong cao nhất) chủ yếu phụ thuộc vào sự xuất hiện các biến chứng như Loạn nhịp tim (LNT) (nhất là rung thất (RT) và ngay trong vòng 2 giờ đầu) và Suy bơm (nhất là sốc do tim, phù phổi cấp). Riêng về suy bơm thì Killip & Kimball đã lập bảng xếp loại phân ra 4 tầng I-IV nhằm tiên lượng mỗi NMCT cấp sau lần khám đầu tiên: Killip I - (hoàn toàn không ứ huyết phổi): tử vong < 5%.
  4. Killip II - (ran ứ đọng < 1/3 dưới, hoặc ngựa phi T3 đơn độc): tử vong 10 - 20%. Killip III - (phù phổi cấp do biến chứng suy thất trái nặng hoặc do biến chứng sa van hai lá cấp): tử vong 35 - 45%. Killip IV - trụy mạch và sốc do tim, đôi khi do NMCT thất phải: tử vong 75 - 85%. Từ đó nảy sinh phân loại nhóm bệnh nhân nguy cơ cao và nhóm bệnh nhân nguy cơ thấp: Xếp mỗi BN đang NMCT cấp vào nhóm nguy cơ cao hay nhóm nguy cơ thấp là dựa sự có mặt hay không một trong các biến chứng LNT, suy bơm (Killip III/IV), vỡ tim, huyết khối - thuyên tắc … Do đó cùng là NMCT cả nhưng tiên lượng khác xa nhau, và cả độ vất vả và khó khăn chữa trị khác xa nhau. Đây là một khái niệm mới, rất hữu ích trong thực hành (1 ví dụ ai cần được vận động sớm, ai lại tuyệt đối cấm). B- TỬ SUẤT Nếu không được điều trị, tử suất trong 4 tuần lễ đầu 30 - 40%, tùy nước, trong số chết này thì khoảng ½ dồn vào giờ đầu, thường là chưa vào viện, mà chủ yếu do RT và loạn nhịp tim khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2