intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhóm kim loại nhẹ và kim loại quý

Chia sẻ: Nguyễn Văn Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

94
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Nhóm kim loại nhẹ và kim loại quý" trình bày về các kim loại nhẹ như nhôm, titan; các kim loại quý như vàng sa khoáng, vàng gốc,... Tài liệu tham khảo cho các bạn muốn tìm hiểu thêm về nhóm kim loại nhẹ và kim loại quý. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhóm kim loại nhẹ và kim loại quý

  1. 1.1.3. Kim loại nhẹ 1. Nhôm Quặng nhôm (bauxit)  ở  Việt Nam là khoáng sản có tiềm năng lớn. Có 2 kiểu tụ  khoáng  phổ biến là quặng trầm tích và quặng bauxit phong hóa.  ­ Kiểu tụ khoáng bauxit trầm tích phổ biến ở  các vùng quặng Hà Giang, Cao Bằng, Lạng   Sơn và vài nơi khác, được xem là nằm trên bề mặt bào mòn đá vôi  Carbon – Permi Thượng, dưới   đáy của đá vôi hệ  tầng Đồng Đăng có tuổi Permi muộn. Bauxit thường gặp trong các thung lũng  giữa đá vôi gồm quặng gốc và quặng lăn, trong đó quặng gốc thường có quy mô nhỏ, chất lượng  quặng thấp hơn quặng lăn. Đặc điểm chung của bauxit trầm tích  gốc là quặng tồn tại  ở dạng các lớp giữa đá  vôi (có đá mái); ở những nơi đá vôi đã bị bóc  mòn quặng lộ  ra trên bề  mặt (không có đá  mái). Quặng có thể  có màu xanh  đen hoặc   nâu   đỏ   do   mức   độ   phong   hóa.   Quặng   lăn  thường có màu nâu đỏ, nâu nhạt gắn bó chặt  chẽ  với các thân quặng gốc phân bố  trong  các thung lũng carst kích thước vài trăm mét   đến   vài   ngàn   mét.   Thành   phần   khoáng   vật  quặng gồm: diaspo: 20­50%, cá biệt tới 80%;  boemit: thường nhỏ  hơn 10%, hạn hữu tới   20%; gibsit: 4­7%; kaolinit, sericit, sét:1­2%.  Ảnh (Cư 3.10. Quặng bauxit lộ ra ở thôn 1, xã Đăk D’Rông Jút, Đắk Nông). Ảnh: Nguyễn Văn Thuấn Thành   phần   hóa   học   quặng   thay   đổi   trong  khoảng rộng, ngay trong một thân quặng có nơi gặp quặng có hàm lượng Al 2O3 trên 50%, có nơi  chỉ  dưới 20%; SiO2: 5­10%. Tinh quặng bauxit (thường trên sàng 10 mm) thường có hàm lượng   Al2O3  42­50,7%, modul silic 6­10. Một số  tụ  khoáng có quặng có chất lượng đáp  ứng yêu cầu  luyện nhôm. Tổng trữ lượng và tài nguyên cấp 121+122+333 (B+C1+C2) quặng bauxit trầm tích, kể cả  quặng gốc và quặng lăn, đã tính được hơn 80 triệu tấn [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. ­  Kiểu tụ  khoáng bauxit phong hóa  được hình thành từ  quá trình phong hoá các đá giàu   nhôm, tập trung chủ yếu  ở  Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Gia Lai. Đặc điểm chung của tụ  khoáng phong hoá là thường tồn tại dạng lớp có hình dạng phức tạp trên bề  mặt đá basalt. Cấu   tạo chung của mặt cắt thân quặng bauxit thường có tính phân đới, gồm: Đới laterit có màu đỏ sẫm,   nâu đỏ, thành phần gồm bauxit cứng, limonoit dày 1­2 m, đôi khi đến 8 m; đới chứa bauxit màu nâu   đỏ, nâu nhạt, 2­15 m; đới litoma (sét sặc sỡ), tới 20 m; đới basalt bán phong hoá (đới saprolit), 0­6   m; và đá basalt. Gipbxit Tập hợp vi vảy, hạt, tấm nhỏ nửa tự  Gipbxit: Tập hợp vi vảy, hạt, tấm nhỏ nửa tự 
  2. hình, tự  hình; kích thước 0,5­1µm đến 10µm;  hình, kích thước 0,5­1µm đến 10µm; vài tấm  vài   tấm   có   kích   thước   tới   20   µm.   Cấu   tạo   có kích thước đạt 20 µm. quặng   đặc   xit.   Mỏ   Đắc  Nông.   Ảnh   Nguyễn   Goethit: Dạng vi hạt, tập hợp vi hạt tha hình  Quang Luật. xâm tán trong quặng và dạng vi vảy bám trên  gipbxit; kích thước từ 0,2­0,3µm đến 2­3µm. Cấu tạo quặng đặc xit. Mỏ   Đắc Nông.  Ảnh  Nguyễn Quang Luật. Thành phần khoáng vật quặng chủ  yếu gồm gibsit, ít boemit và kaolinit. Thành phần hoá   học quặng nguyên khai: Al2O3: 35­40 %; SiO2: 10­15 %; Fe2O3: 20­25 %; TiO2: 2­3 %. Chất lượng  tinh quặng rất  ổn định, các thông số  về  độ  thu hồi và chất lượng tinh quặng bauxit ít thay đổi.  Hàm lượng Al2O3 trong tinh quặng thay đổi trong khoảng 48­53%, SiO2: 1,5 – 5%, Fe2O3: 15­19%.  Hệ số thu hồi tinh quặng 48­52%. Khoáng vật tạo đá chứa oxyt nhôm chủ yếu là gibsit, có 70­80%   tổng   hàm   lượng   Al2O3  trong   quặng   nằm  trong gibsit. Phần oxyt nhôm còn lại nằm  trong caolinit và alumo­goethit.  Tổng trữ  lượng và tài nguyên cấp  121+122+333  (B+C1+C2) bauxit phong hóa  đã tính được là gần 3.000 triệu tấn quặng   tinh, tương ứng với quặng nguyên khai gần  7.000   triệu   tấn   [Bùi   Tất   Hợp   và   nnk.,  2007].  2. Titan Việt Nam có tiềm năng lớn quặng  titan, trong đó có cả  quặng titan gốc và sa  khoáng.   Tổng   trữ   lượng   và   tài   nguyên  Ảnh 3.11. Bauxit giả cầu tại vách Quốc lộ 14, thuộc xã Trường Xuân (4/2005). Ảnh: Nguyễn Văn Thuấn quặng   titan   ở   Việt   Nam   đã   tính   được   là  661 triệu tấn khoáng vật nặng có ích, trong  đó khoáng vật titan chiếm khoảng 83­86%. Quặng titan gốc:  Tụ  khoáng quặng titan gốc mới được thăm dò đánh giá duy nhất là tụ  khoáng Cây Châm (Thái Nguyên). Tụ khoáng Cây Châm nằm trên địa phận huyện Phú Lương, tỉnh  Thái Nguyên.   Quặng gốc trong tụ khoáng gồm 2 thân chính là thân quặng Tây và thân quặng Đông. Cả 2  thân đều phân bố trong đá gabropegmatit hạt lớn. Thân quặng Tây là thân quặng có giá trị  nhất, có đường phương gần kinh tuyến, cắm về  phía tây với góc dốc 30­50o; chiều dài theo đường phương tới 700m, theo hướng dốc thân quặng có  chiều sâu tới 450m; chiều dày thay đổi từ 5 đến 85m. Hàm lượng ilmenit trong quặng đạt từ 10 %   ở rìa ngoài và trên 30% ở trung tâm. Thân quặng Đông có đường phương TB­ĐN cắm về phía tây  với góc dốc khoảng 30­35o.   Khoáng   vật   quặng   chủ   yếu   gồm   ilmenit,   thứ   yếu   có   pyrotin,   rutin,   pyrit,   hematit,   chalcopyrit; khoáng vật phụ có marcazit, magnetit. Khoáng vật phi quặng gồm pyroxen, amphybon,   plagioclas.  Dựa vào hàm lượng ilmenit trong quặng có thể  phân ra quặng giàu, trung bình và nghèo.  Quặng giàu chỉ gặp ở thân quặng Tây, có hàm lượng khoáng vật quặng từ 30 đến trên 90%. Thành  phần hóa học quặng giàu gồm (%): TiO 2: 15­36; FeO: 23; Fe 2O3: 2,8; SiO2: 16,7;Mn:0,56; V2O5:  0,12­0,25; Ta2O5: 0,01­0,025; Nb2O5: 0,07; Cr2O3: 0,045; Al2O3: 3,8. Quặng trung bình bao quanh  thấu kính quặng giàu  ở  thân quặng Tây và nằm  ở  trung tâm thân quặng Đông. Hàm lượng TiO 2  trong quặng loại này đạt 10­16%. Trữ lượng và tài nguyên cấp 121+122+333 (B+C1+C2) của tụ khoáng Cây Châm đã tính được  gần 5 triệu tấn TiO2, trong đó trữ lượng 121+122 (B+C1) gần 3 triệu tấn [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. 
  3. Quặng titan sa khoáng:  Quặng sa khoáng titan  ở  Việt Nam gồm 3 kiểu tụ  khoáng phổ  biến: tụ khoáng ilmenit phong hóa eluvi­deluvi, tụ khoáng sa khoáng cồn cát ven biến và tụ khoáng  sa khoáng titan­zircon trong tầng cát đỏ. ­ Tụ khoáng phong hóa ilmenit eluvi­deluvi trên các khối xâm nhập phân bố ở Thái Nguyên  (xung quanh Núi Chúa), mới chỉ có tụ khoáng sa khoáng Đông và Tây Cây Châm đã được thăm dò,   khai thác; các tụ khoáng khác đã được điều tra, đánh giá. Tổng tài nguyên quặng sa khoáng phong  hóa eluvi­deluvi  ở vùng tụ khoáng Thái Nguyên đã tính được khoảng 3,4 triệu tấn ilmenit [Phạm   Thế Nhữ và nnk., 2007]. ­ Tụ khoáng sa khoáng ilmenit­zircon cồn cát ven biển là kiểu tụ khoáng phổ biến, phân bố  từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Sa khoáng kiểu tụ khoáng này thường phân bố trên các cồn cát kéo  dài song song với bờ  biển, hàm lượng khoáng vật có ích không đều, có nơi tới hàng chục phần   trăm, có nơi chỉ  0,2, 0,3%. Quặng dễ  khai thác, dễ  tuyển nhưng quy mô không lớn, không tập   trung, chiều dày tầng chứa quặng ít khi tới 15m. Tổng tài nguyên kiểu tụ khoáng này đã tính được  khỏng 41 triệu tấn khoáng vật nặng có ích. Tuy nhiên phần lớn các tụ khoáng đã bị  khai thác, số  lớn còn lại nằm trong các vùng có mồ mả, khu dân cư. ­ Tụ khoáng sa khoáng ilmenit­zircon  trong tầng cát đỏ Sa khoáng trong tầng cát đỏ có quy mô lớn, tập trung, diện tích chứa quặng tới hàng trăm   kilomet vuông, bề  dày tới 60­70m, có nơi trên 100m, có 1 lỗ  khoan tới 190 m; hàm lượng quặng   không giàu, tối đa tới 1­2% (KVN có ích), trung bình 0,6­0,7%, nhưng khá đồng đều. Một ưu thế  lớn của quặng trong tầng cát đỏ là hàm lượng zircon cao, chiếm 13­15% tổng khoáng vật nặng có   ích, do vậy, nếu tính hàm lượng TiO2 quy đổi, hàm lượng quặng sẽ cao hơn khoảng 1,3 lần, nếu   tính hàm lượng ilmenit quy đổi, sẽ  là 2,0­2,6 lần, trung bình 2,3 lần. Như  vậy, hàm lượng  trung   bình quặng trong tầng cát đỏ theo ilmenit quy đổi nằm trong khoảng 1,3 đến 1,7%. Các sa khoáng trong tầng cát đỏ có tài nguyên lớn gồm Từ Hoa, Sơn Hải (Ninh Thuận) với  tài nguyên khoảng 17 triệu tấn khoáng vật nặng có ích; Tuy Phong (24 triệu tấn), Bắc Phan Thiết   (trên 511 triệu tấn), Nam Phan Thiết (trên 60 triệu tấn). Tổng tài nguyên quặng titan trong tầng cát  đỏ  vùng Ninh Thuận – Bình Thuận hơn 600 triệu tấn khoáng vật nặng có ích, trong đó tổng   khoáng vật titan (ilmenit, rutin, leucoxen, annatas) hơn 500 triệu tấn [Trân Văn Thao và nnk., 2011]. ̀ ̉ Khoáng vật ilmenit dạng đẳng thước trong cát  Khoáng vật ilmenit   dạng kéo dài trong cát đỏ  đỏ   ven   biển   Ninh   Thuận.   Ảnh   Trần   Ngọc   ven biển Ninh Thuận. Ảnh Trần Ngọc Thái. Thái. Ngoài khoáng vật titan, tài nguyên zircon trong sa khoáng titan – zircon đã tính được khoảng   87 triệu tấn. E.I.1.4. Kim loại quý
  4. Khoáng sản kim loại quý ở Việt Nam mới chỉ điều tra, đánh giá thăm dò và khai thác vàng. 1. Vàng sa khoáng  Vàng sa khoáng phổ biến  ở nhiều nơi, nhưng các tụ khoáng được điều tra, đánh giá thăm   dò chỉ tập trung ở một số vùng như Na Rì (Bắc Kạn), Đại Từ (Thái Nguyên), Bồng Miêu (Quảng   Nam) và một số điểm nhỏ ở  Hà Giang, Hòa Bình, Nghệ An,  Sa khoáng vàng  ở  Việt  Nam  có trữ  lượng  nhỏ.  Ngoài  tụ   khoáng  vàng Tân An,  Lương  Thượng (Bắc Kạn) thuộc loại quy mô lớn, trữ  lượng 333 (C2) trên 1 tấn và các tụ khoáng Bồ  Cu,  Trại Cau­Suối Hoan (Thái Nguyên) thuộc loại quy mô trung bình, trữ lượng 122+333 (C1+C2) trên 0,5  tấn, Cắm Muộn (gần 300 kg) thì các tụ  khoáng còn lại đều có trữ  lượng nhỏ, chủ  yếu vài chục   kilogam. Hàm lượng vàng trong các tụ khoáng, điểm quặng thường thấp, chủ yếu dưới 1g/m 3. Chiều  dày tầng sản phẩm 0,5­3m, lớp phủ  thay đổi từ  1     5m, có nơi đến 15m  [Bùi Tất Hợp và nnk.,  2007]. 2. Vàng gốc Quặng vàng gốc ở Việt nam có ở nhiều nơi, đã thống kê, đăng ký trên bản đồ khoáng sản   khoảng trên 200 tụ  khoáng và điểm khoáng. Tuy nhiên, các tụ  khoáng và điểm khoáng có triển  vọng, được điều tra, đánh giá, thăm dò chỉ khoảng 50 tụ khoáng và Điểm khoáng. Theo nguồn gốc, quặng vàng gốc ở Việt Nam có 2 kiểu tụ khoáng chính: mạch thạch anh   chứa vàng và vàng viễn nhiệt (epithermal). ­ Kiểu tụ  khoáng mạch thạch anh chứa vàng là kiểu tụ  khoáng vàng phổ  biến nhất  ở  Việt Nam, phân bố  khắp từ vùng Đông Bắc, Tây Bắc đến Trung Bộ  và Tây Nguyên. Trong số  50 tụ  khoáng và Điểm khoáng vàng gốc có triển vọng kiểu t ụ  khoáng mạch thanh anh chứa  vàng chiếm 47 điểm. Theo thành phần vật chất quặng và đá vây quanh người ta chia kiểu t ụ  khoáng này thành nhiều phụ ki ểu hoặc ki ểu qu ặng: m ạch th ạch anh nghèo sulphur chứa vàng,  mạch thạch anh­sulphur ch ứa vàng, mạch thạch anh­antimon ch ứa vàng, mạch thạch anh chứa  vàng trong đá phiến lục .v.v… Đặc  điểm  chung  của kiểu tụ   khoáng  vàng  gốc mạch  thạch  anh chứa  vàng là  thân  quặng   thường   dạng   mạch,   thấu   kính,   chuỗi  thấu   kính,   đới   vi   mạch   có   sulphur   pyrit,  sphalerit,   galenit,   arsenopyrit,   có   nơi   có  antimonit,   bulagierit,   chalcopyrit;   khoáng   vật  mạch chủ  yếu là thạch anh, sericit, có nơi có  canxit, clorit. Một đặc điểm đáng lưu ý là hầu  hết các tụ khoáng và Điểm khoáng vùng Đông  Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ  đều có góc dốc  lớn,   thường   60­80o,   trong   lúc   đó   các   mạch  trong vùng Bồng Miêu, Phước Sơn và một số  điểm phía nam thường chỉ  có gốc dốc 10­30o,  một số nơi đến 35o. Ảnh 3.12. Vàng tự sinh ở Bình Gia (Lạng Sơn). Ảnh: Bảo tàng Địa chất, Hà Nội Hàm   lượng   vàng   trong   quặng   rất  không đồng đều, có thể đạt hàng trăm gam/tấn, nhưng thông thường từ 0,5 đến 3­4g/t.  Các tụ khoáng có trữ lượng và tài nguyên đáng kể đã được thăm dò gồm: Phước Sơn (hay   còn gọi là Đăk Sa, gồm khu Bãi Đất và Bãi Gõ), Bồng Miêu (Núi Kẽm) (Quảng Nam); Sa phìn,   Minh Lương (Lào Cai) trong đó tụ khoáng Bồng Miêu và Phước Sơn được biết là có trữ lượng và  tài nguyên lớn nhất: 12,3 và 24 tấn cấp  122 và 333 (C1 và C2), tụ khoáng vàng Minh Lương có trữ  lượng và tài nguyên cấp 122+333 gần 3.000 kg [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. Tụ  khoáng vàng Phước Sơn đã được Công ty TNHH vàng Phước Sơn thăm dò với khối   lượng rất lớn công trình khoan. Hiện tại trong phạm vi tụ khoáng đã phát hiện, thăm dò 12 thân 
  5. quặng, trong số  đó 3 thân quặng được nghiên cứu tốt nhất là thân quặng Chính Bãi Đất, thân  quặng 1 và 3 Bãi Gõ.  Các thân quặng đều nằm trong mạch thạch anh dập vỡ, đường phương kéo dài theo hướng   đông bắc – tây nam, cắm về  phía tây bắc với góc dốc khoảng 30o. Kích thước 3 thân quặng lớn  thay đổi trong khoảng dài 300 đến 1300 m, rộng (lớn nhất) 80­460 m, bề dày mạch thay đổi từ 0,5   đến trên 15 m, trung bình 2,28­2,75 m. Thành phần khoáng vật quặng gồm: pyrit, galenit, pyrotin,   sphalerit. Khoáng vật mạch gồm thạch anh và sericit. Hàm lượng sulphur từ  2 đến 15%, đôi nơi  đến 45%. Hàm lượng vàng trong các thân quặng thay đổi trong khoảng lớn, từ 0,22 đến hàng trăm   g/t. Hàm lượng Pb+Zn từ hàng chục đến hàng chục ngàn, có nơi hàng trăm ngàn  ppm.  Tụ khoáng   đang thiết kế khai thác và tiếp tục được thăm dò mở rộng. ­ Kiểu tụ  khoáng vàng­bạc viễn nhiệt: Tụ  khoáng quặng vàng­bạc kiểu viễn nhiệt điển  hình mới được biết duy nhất là tụ khoáng Xà Khía (Lệ Thủy, Quảng Bình), một số Điểm khoáng   nghi ngờ  có thể  thuộc kiểu này như  Rào Mốc (Hà Tĩnh), Làng Nèo (Thanh Hóa) và vài nơi khác  nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Đới đá biến đổi kiểu quazit thứ  sinh kèm theo mạch thạch anh chứa sulfur và chứa vàng,  bạc. Tụ khoáng Xà Khía nằm trong đứt gãy Xà Khía – Xà Lời phương TB­ĐN. Đới chứa quặng có   chiều dài trên 1000m, rộng 5­12m, thế nằm 40   75o. Diện tích có quặng giàu mới chỉ phát hiện  ngay trong tụ khoáng với chiều dài khoảng 250­300m, rộng 5­8m. Thành phần khoáng vật quặng:   pyrit, vàng, electrum, sphalerit, galenit, chalcopyrit, tetraedrit, arsenopyrit; khoáng vật phi quặng:   thạch anh, felspat, sericit, pyrophylit, adule. Hàm lượng: Au: dưới 1 g/t­430g/t, Ag: 4­1778,5g/t; Pb:   952­4947ppm, Zn: 134­1235ppm; As: 320­1298ppm; Sb: 187­546ppm. Trữ lượng và tài nguyên đã  tính được 500 kg Au [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. Au tự  sinh và chalcopyrit quan hệ  tiếp xúc  Au tự sinh và bismutin quan hệ tiếp xúc phẳng  phẳng (đồng sinh) tạo THCS xâm tán trong  (đồng sinh) tạo THCS xâm tán trong thạch anh  thạch   anh   (100X).   Điểm   quặng   Suối   Chát,  (100X). Điểm quặng Suối Chát, Phù Yên, Sơn  Phù Yên, Sơn La. Ảnh Nguyễn Quang Luật. La. Ảnh Nguyễn Quang Luật. Tổ   hợp   cộng   sinh   Au   tự   sinh­chalcopyrit­ Au tự  sinh và sphalerit hạt  tha  hình xâm  tán 
  6. galenit xâm tán trong thạch anh (50X). Điểm  trong   thạch   anh   (100X).   Điểm   quặng   Làng  quặng   Làng   Ngành.   Ảnh   Nguyễn   Quang  Ngành. Ảnh Nguyễn Quang Luật. Luật. Au tự sinh hạt tha hình kích thước khác nhau  Tổ   hợp   cộng   sinh   Au   tự   sinh­galenit   xuyên  xâm tán trong thạch anh và pyrit. Mỏ  Bông  theo khe nứt trong thạch anh và pyrit. Mỏ Bông   Miêu. Ảnh Nguyễn Quang Luật. Miêu. Ảnh Nguyễn Quang Luật. Tổ hợp cộng sinh Au tự sinh­galenit­sphalerit   Tổ  hợp cộng sinh Au tự  sinh­galenit­sphalerit   trong   thạch   anh.   Mỏ   Phước   Sơn.   Ảnh   trong thạch anh. Mỏ Phước Sơn.  Ảnh Nguyễn   Nguyễn Quang Luật. Quang Luật.
  7. Tổ  hợp cộng sinh Au tự sinh­antimonit trong   Au tự sinh dạng bao thể trong pyrit hạt nửa tự  thạch anh (100X). Mỏ  Tà Sỏi.  Ảnh Nguyễn  hình (100X). Điểm quặng Suối Chát, Phù Yên,  Quang Luật. Sơn La.Ảnh Nguyễn Quang Luật. Tổ hợp cộng sinh Au tự sinh­galenit­sphalerit   Au tự sinh lấp đầy theo các lỗ  hổng và vi khe  trong   thạch   anh.   Au   tự   sinh   dạng   bao   thể  nứt tạo ổ và vi mạch trong thạch anh. Mỏ Pắc  hình dạng và kích thước khác nhau trong nền  Lạng. Ảnh Lê Xuân Trường.  sphalerit   (500X).   Mỏ   Pắc   Lạng.   Ảnh   Đỗ  Quốc Bình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2