Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
<br />
NHU CẦU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT <br />
VẬN ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT NĂM 2012 ‐ 2013 <br />
Nguyễn Văn Hóa* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Nhu cầu phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là điểm sáng, là tia hy vọng của người khuyết <br />
tật vận động để họ giảm tỷ lệ khuyết tật và giúp họ sớm hòa nhập xã hội. <br />
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhu cầu phục hồi chức năng của người khuyết tật vận động trong chương trình <br />
phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại thành phố Thủ Dầu Một năm 2012 ‐ 2013. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Điều tra cắt ngang mô tả, tại 14 xã, phường, với 985 người khuyết tật vận <br />
động, khám, phỏng vấn dựa vào 23 nhu cầu cơ bản cho người khuyết tật của Tổ chức Y tế thế giới. <br />
Kết quả và kết luận: Người khuyết tật vận động có nhu cầu chung chiếm tỷ lệ 96%, nhu cầu theo nhóm, <br />
vận động 82,7%, hòa nhập xã hội 73,7%, sinh hoạt 36,4%, giao tiếp 13,4%. <br />
Từ khóa: phục hồi chức năng, người khuyết tật vận động, cộng đồng. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
REHABILITATION NEEDS OF PERSONS WITH MOBILITY IMPAIREMENTS <br />
IN THU DAU MOT CITY 2012 ‐ 2013 <br />
Nguyen Van Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 560 ‐ 564 <br />
Background: The demand for community ‐ based rehabilitation is significantly necessary for the disabled <br />
because this is a hope to reduce the rate of disability and help them integrate into society early. <br />
Objectives: To determine the percentage of the rehabilitation needs of people with disabilities in the <br />
community ‐ based rehabilitation program in Thu Dau Mot town in 2012 ‐ 2013. <br />
Methods: descriptive cross ‐ sectional survey, in 14 communes, with 985 motor disabilities, examining and <br />
interviewing with a questionnaire developed by World Health Organization to determine 23 basic needs of the <br />
disabled. <br />
Result: Persons with mobility impairments have the general need, team needs; movement, social integration, <br />
activities, and communication take up 96%, 82.7%, 73.7%, 36.4%, and 13.4% respectively. <br />
Key words: rehabilitation, disability, community. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Nơi đâu trên thế giới cũng có người khuyết <br />
tật, ở dạng này hay dạng khác, mức độ nặng hay <br />
nhẹ, trẻ em hay người lớn(4). <br />
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới và <br />
Liên hợp quốc năm 2007 người khuyết tật trên <br />
thế giới có khoảng 650 triệu người, tương đương <br />
với 10% dân số(8). <br />
Việt Nam theo tổng điều tra Dân số và Nhà <br />
ở năm 2009, dân số Việt Nam có 78,5 triệu người <br />
<br />
từ 5 tuổi trở lên, trong đó có 6,1 triệu người <br />
khuyết tật, chiếm 7,8% dân số từ 5 tuổi trở lên(1). <br />
Người khuyết tật cần được phục hồi chức <br />
năng và can thiệp y tế để phục hồi tầm vận động <br />
của khớp, làm mạnh cơ, điều hợp các động tác, <br />
tái rèn luyện cơ bị liệt, bị mất chức năng(6). <br />
Ở Việt Nam cũng như tỉnh Bình Dương <br />
những đề tài nghiên cứu về nhu cầu phục hồi <br />
chức năng (PHCN) của người khuyết tật vận <br />
động (NKTVĐ) còn quá ít. <br />
<br />
* Bệnh viện Điều dưỡng – Phục hồi chức năng tỉnh Bình Dương <br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Hóa <br />
ĐT: 0918230 119 <br />
Email: nguyenvanhoabvdd@gmail.com <br />
<br />
560<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Loại nhu cầu PHCN<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Xác định tỷ lệ nhu cầu phục hồi chức năng <br />
của người khuyết tật vận động trong chương <br />
trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại <br />
thành phố Thủ Dầu Một năm 2012 ‐ 2013. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả <br />
985 NKTVĐ có hộ khẩu tại thành phố Thủ <br />
Dầu Một từ 06/2012 ‐ 09/2013. Phỏng vấn trực <br />
tiếp NKTVĐ (đối với trẻ dưới 6 tuổi, NKTVĐ <br />
không nói được, phỏng vấn người trực tiếp <br />
chăm sóc) và khám đánh giá, phỏng vấn dựa <br />
vào 23 nhu cầu cơ bản cho người khuyết tật của <br />
Tổ chức Y tế thế giới. Phân thành 4 nhóm nhu <br />
cầu (nhu cầu vận động, sinh hoạt, hội nhập xã <br />
hội và giao tiếp) và 2 mức độ: <br />
Mức độ 1: người khuyết tật có thể thực hiện <br />
hoạt động với sự hỗ trợ/thực hiện được một <br />
phần hoạt động. <br />
Mức độ 2: NKT không thể thực hiện được <br />
hoạt động/phụ thuộc. Đối tượng được chọn dựa <br />
theo danh sách người khuyết tật vận động <br />
xã/phường đang quản lý. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Bảng 1: Đặc điểm dân số học của mẫu nghiên cứu <br />
Tần số<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
569<br />
416<br />
không đồng ý<br />
<br />
57,8<br />
42,2<br />
Cung cấp<br />
<br />
88<br />
487<br />
407<br />
<br />
9,0<br />
49,6<br />
41,4<br />
<br />
Trong 985 người KTVĐ được thống kê <br />
trong nghiên cứu thì nam chiếm đa số với tỷ lệ <br />
57,8%. Nhóm tuổi từ 15 đến 59 chiếm tỷ lệ cao <br />
nhất 49,6% và thấp nhất là từ 0 đến 14 tuổi <br />
chiếm tỷ lệ 9%. <br />
Bảng 2: Phân bố nhu cầu PHCN theo nhóm (n=985) <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Không nhu<br />
cầu(n %)<br />
170 (17,3)<br />
259 (26,3)<br />
626 (63,6)<br />
853 (86,6)<br />
<br />
Nhóm nhu cầu về vận động là cao nhất <br />
82,7%, kế tiếp là nhu cầu hòa nhập xã hội 73,7% <br />
và thấp nhất là nhu cầu giao tiếp 13,4%. <br />
Bảng 3: Phân bố nhu cầu PHCN nhóm sinh hoạt <br />
(n=985) <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
<br />
Đặc tính mẫu<br />
Giới tính (n=985)<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Nhóm tuổi (n=982)<br />
(Có 03NKTVĐ<br />
Từ 0 đến 14 tuổi<br />
Từ 15 đến 59 tuổi<br />
Từ 60 tuổi trở lên<br />
<br />
Nhu cầu vận động<br />
Nhu cầu hòa nhập xã hội<br />
Nhu cầu sinh hoạt<br />
Nhu cầu giao tiếp<br />
<br />
Nhu cầu<br />
(n %)<br />
815 (82,7)<br />
726 (73,7)<br />
359 (36,4)<br />
132 (13,4)<br />
<br />
Nhu cầu sinh hoạt<br />
Đại, tiểu tiện<br />
Làm vệ sinh<br />
Mặc quần áo<br />
Ăn uống<br />
<br />
Có nhu cầu<br />
n (%)<br />
338 (34,3)<br />
336 (34,1)<br />
333 (33,8)<br />
173 (17,6)<br />
<br />
Mức độ 1<br />
n (%)<br />
244 (72,2)<br />
238 (70,8)<br />
242 (72,7)<br />
118 (68,2)<br />
<br />
Mức độ 2<br />
n (%)<br />
94 (27,8)<br />
98 (29,2)<br />
91 (27,3)<br />
55 (31,8)<br />
<br />
Trong các nhu cầu về sinh hoạt thì nhu cầu <br />
về đại, tiểu tiện có tỷ lệ cao nhất 34,3% với nhu <br />
cầu ở mức độ 2 là 27,8%. Ăn uống có nhu cầu <br />
thấp nhất với 17,6% và nhu cầu ở mức độ 2 là <br />
31,8%. <br />
Bảng 4: Phân bố nhu cầu PHCN nhóm giao tiếp <br />
(n=985) <br />
Nhu cầu giao tiếp<br />
<br />
Có nhu cầu<br />
n (%)<br />
122 (12,4)<br />
118 (12)<br />
116 (11,8)<br />
<br />
Hiểu câu nói<br />
Nói<br />
Thể hiện ý muốn<br />
Ra hiệu để người khác<br />
112 (11,4)<br />
biết ý muốn của mình<br />
Hiểu được điệu bộ, dấu<br />
109 (11,1)<br />
hiệu của người khác<br />
Đọc môi<br />
96 (9,7)<br />
<br />
Mức độ1 Mức độ 2<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
94 (77)<br />
28 (23)<br />
91 (77,1) 27 (22,9)<br />
91 (78,4) 25 (21,6)<br />
85 (75,9)<br />
<br />
27 (24,1)<br />
<br />
83 (76,1)<br />
<br />
26 (23,9)<br />
<br />
80 (83,3)<br />
<br />
16 (16,7)<br />
<br />
Nhu cầu về giao tiếp thì nhu cầu về hiểu câu <br />
nói có tỷ lệ cao nhất 12,4%, trong đó nhu cầu <br />
mức độ 2 là 23,0%. Nhu cầu về đọc môi có tỷ lệ <br />
thấp nhất 9,7% với nhu cầu mức độ 2 là 16,7%. <br />
Bảng 5: Phân bố nhu cầu PHCN nhóm vận động <br />
(n=985) <br />
Nhu cầu vận động<br />
Di chuyển được trong<br />
làng<br />
Đi bộ được ít nhất 10<br />
bước<br />
Di chuyển được trong<br />
nhà<br />
<br />
Có nhu cầu Mức độ 1 Mức độ 2<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
778 (79)<br />
694 (70,5)<br />
<br />
624 (80,2) 154 (19,8)<br />
555 (80)<br />
<br />
139 (20)<br />
<br />
645 (65,5) 514 (79,7) 131 (20,3)<br />
<br />
561<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Nhu cầu vận động<br />
Đứng<br />
Ngồi<br />
Đau các nơi<br />
Trẻ bú sữa mẹ, lớn<br />
bình thường<br />
<br />
Có nhu cầu<br />
n (%)<br />
186 (18,9)<br />
132 (13,4)<br />
27 (2,7)<br />
<br />
Mức độ 1<br />
n (%)<br />
94 (50,5)<br />
91 (68,9)<br />
17 (62,9)<br />
<br />
Mức độ 2<br />
n (%)<br />
92 (49,5)<br />
41 (31,1)<br />
10 (37,1)<br />
<br />
5 (0,5)<br />
<br />
2 (40)<br />
<br />
3 (60,0)<br />
<br />
Trong các nhu cầu về giao tiếp thì nhu cầu <br />
về di chuyển được trong làng có tỷ lệ cao nhất <br />
79%, trong đó nhu cầu mức độ 2 là 19,8%. Nhu <br />
cầu về trẻ bú sữa mẹ, lớn bình thường có tỷ lệ <br />
thấp nhất 0,5% với nhu cầu mức độ 2 là 60,0%. <br />
Bảng 6: Phân bố nhu cầu PHCN nhóm HNXH theo <br />
mức độ nhu cầu (n=985) <br />
Nhu cầu hòa nhập Có nhu cầu<br />
xã hội<br />
n (%)<br />
Làm việc và thu<br />
684 (69,4)<br />
nhập<br />
Tham gia hoạt động<br />
649 (65,9)<br />
cộng đồng<br />
Làm việc nội trợ<br />
599 (60,8)<br />
Tham gia hoạt động<br />
359 (36,4)<br />
gia đình<br />
Đi học<br />
53 (5,4)<br />
Chơi đùa<br />
57 (5,8)<br />
<br />
Mức độ 1 Mức độ 2<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
363 (53,1) 321 (46,9)<br />
460 (70,9) 189 (29,1)<br />
462 (77,1) 137 (22,9)<br />
296 (82,4)<br />
<br />
63 (17,6)<br />
<br />
5 (9,4)<br />
30 (52,6)<br />
<br />
48 (90,6)<br />
27 (47,4)<br />
<br />
Trong các nhu cầu về hòa nhập xã hội thì <br />
nhu cầu về làm việc và thu nhập có tỷ lệ cao <br />
nhất 69,4%, trong đó nhu cầu mức độ 2 là 46,9%. <br />
Nhu cầu về đi học có tỷ lệ thấp nhất 5,4% với <br />
nhu cầu mức độ 2 là 90,6%. <br />
Bảng 7: Nhu cầu PHCN theo giới (n=985) <br />
Giới tính<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Có nhu cầu<br />
n (%)<br />
544(95,6)<br />
401(96,4)<br />
<br />
Không có nhu cầu<br />
n (%)<br />
25(4,4)<br />
15(3,6)<br />
<br />
p<br />
0,536<br />
<br />
Không có mối liên quan giữa giới tính với <br />
nhu cầu PHCN với p >0,05. <br />
Bảng 8: Tỷ lệ NKTVĐ có nhu cầu PHCN theo nhóm <br />
tuổi (n=982) (Có 03 NKTVĐ không đồng ý cung cấp <br />
tuổi) <br />
Nhóm tuổi<br />
Từ 0 đến 14 tuổi<br />
Từ 15 đến 59 tuổi<br />
Từ 60 tuổi trở lên<br />
<br />
Nhu cầu n(%)<br />
87(98,9)<br />
468(96,1)<br />
387(95,1)<br />
<br />
Các nhóm tuổi từ 0 đến 14 tuổi, từ 15 đến 49 <br />
tuổi, từ 60 tuổi trở lên có nhu cầu PHCN khá cao <br />
với tỷ lệ lần lượt là 98,9%; 96,1% và 95,1%. <br />
<br />
562<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Qua nghiên cứu cho thấy ở bảng 1. NKT <br />
nam (57,8%) luôn nhiều hơn nữ (42,2%), theo <br />
nghiên cứu của Dương Quang Tỉnh nam (57,8), <br />
nữ (42,2%)(2); nghiên cứu của Trần Văn Hải tại <br />
thị xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình 2011nam <br />
(59,1%)và nữ giới (40,9%)(7); điều này cho thấy <br />
rằng nam tham gia lao động, làm việc, đi bộ <br />
đội… ngoài xã hội nhiều hơn nữ nên tỷ lệ <br />
thương tật gây nên khuyết tật nhiều hơn nữ; <br />
bảng 8 cho thấy nhu cầu PHCN ở các nhóm tuổi <br />
khá cao với tỷ lệ lần lượt là (98,9%; 96,1% và <br />
95,1%), điều này cho thấy mọi lứa tuổi đều có <br />
nhu cầu PHCN là nhu cầu thiết yếu của người <br />
khuyết tật, họ mong mỏi được phục hồi sức <br />
khỏe như những người cùng trang lứa cùng <br />
hoàn cảnh. WHO đã chia 23 nhu cầu cơ bản của <br />
NKT theo 4 nhóm là: nhu cầu về sinh hoạt, nhu <br />
cầu tự giao tiếp, nhu cầu về vận động và nhu <br />
cầu về hòa nhập xã hội, nhu cầu về vận động là <br />
cao nhất (82,7%); thấp nhất là nhu cầu giao tiếp <br />
(13,4%); theo nghiên cứu của Nguyễn Dương <br />
Hanh và Nguyễn Trung Kiên nhu cầu về vận <br />
động (39,77%) và thấp nhất là nhu cầu giao tiếp <br />
(39,47%)(4); nghiên cứu của Nguyễn Lương Bầu <br />
năm 2005 nhu cầu về vận động 52,76% và nhu <br />
cầu giao tiếp 25,85%(5). Đối tượng nghiên cứu <br />
các tác giả nêu trên là người khuyết tật chung; <br />
đối tượng nghiên cứu là những người khuyết tật <br />
vận động tại cộng đồng nên nhu cầu về vận <br />
động là cao nhất; nhu cầu giao tiếp thấp nhất <br />
tương tự kết quả tác giả Nguyễn Dương Hanh <br />
và Nguyễn Trung Kiên thấp nhất là nhu cầu <br />
giao tiếp (39,47%)(4). <br />
Nhu cầu về sinh hoạt: đại, tiểu tiện có tỷ lệ <br />
cao nhất 34,3% trong đó nhu cầu ở mức độ 1 là <br />
72,2%, mức độ 2 là 27,8%. Ăn uống có nhu cầu <br />
thấp nhất với 17,6% trong đó nhu cầu ở mức độ <br />
1 là (68,2%), mức độ 2 là (31,8%). Nhu cầu về <br />
sinh hoạt của người KTVĐ: đó là nhu cầu cơ bản <br />
nhất của con người như: là tự ăn uống, đánh <br />
răng, tắm rửa, đi đại tiểu tiện và mặc quần <br />
áo...Tuy vậy, người KTVĐ thường bị phân biệt <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
đối xử, dễ dẫn đến cách sống khép mình và tách <br />
biệt, tự ti nhất là đối với NKT nặng. Ăn uống là <br />
một chức năng tự nhiên của đời sống sinh học, <br />
có ý nghĩa sống còn với mỗi con người, vẫn biết <br />
thế nhưng không phải ai cũng tự ăn uống được <br />
nên NKT cần phải tự thích nghi. Người KTVĐ <br />
thường nghèo, ít và thậm chí chưa được tiếp cận <br />
kiến thức về dinh dưỡng nên họ ăn uống thường <br />
không hợp lý, các nhu cầu thuộc về vệ sinh cá <br />
nhân như đại tiểu tiện, đánh răng, rửa mặt, thay <br />
quần áo có thể NKTVĐ còn tùy tiện vì ít giao <br />
tiếp nên chưa chú ý hoặc không có khả năng tự <br />
chăm sóc cho bản thân. Theo nghiên cứu <br />
Nguyễn Dương Hanh và Nguyễn Trung Kiên <br />
nhu cầu cao nhất là đi vệ sinh 97,24%, trong đó <br />
loại 1 (70,21%), loại 2 (29,79%), thấp nhất là tự ăn <br />
uống 48,96% trong đó loại 1(87,32%), loại 2 <br />
(12,68%)(4). Ở cả hai nhu cầu cao nhất và nhu cầu <br />
thấp nhất tỷ lệ NKT có nhu cầu mức độ 2 thấp <br />
hơn mức độ 1, đây là dấu hiệu cho thấy ở nhu <br />
cầu sinh hoạt NKT ít lệ thuộc vào người khác <br />
Nhu cầu giao tiếp của NKTVĐ: gồm những <br />
nhu cầu như tự mình hiểu được điều người khác <br />
nói hoặc diễn đạt; đồng thời biểu hiện ý nghĩ, <br />
nhu cầu, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của bản <br />
thân để người chưa khuyết tật có thể hiểu được. <br />
Việc trao đổi các thông tin qua giao tiếp giúp cho <br />
mọi người hiểu về nhau, với khả năng, tình cảm <br />
và trách nhiệm của gia đình và cộng đồng cần <br />
động viên, chia sẽ, giúp đỡ NKTVĐ những gì <br />
cần thiết, kịp thời, kết quả giống các tác giả khác <br />
về nhu cầu tuy có khác nhau về tỷ lệ các nhu <br />
cầu. Nhu cầu giao tiếp thì nhu cầu về hiểu câu <br />
nói có tỷ lệ cao nhất 12,4%, trong đó nhu cầu <br />
mức độ 1 (77%), mức độ 2 là (23%), nhu cầu về <br />
đọc môi có tỷ lệ thấp nhất 9,7% với nhu cầu, <br />
mức độ 1 (83,3%) mức độ 2 là (16,7%). Kết quả <br />
tương đương kết quả nghiên cứu Nguyễn <br />
Dương Hanh và Nguyễn Trung Kiên nhu cầu <br />
giao tiếp 39,47% trong đó nhu cầu về hiểu câu <br />
nói chiếm tỷ lệ cao nhất 91,11% trong đó loại 1 <br />
(43,09%), loại 2 (56,91%), thấp nhất là nhu cầu <br />
đọc bằng môi 57,04%, trong đó loại 1 (74,03%), <br />
loại 2 (25,97%)(4). Ở cả hai nhu cầu cao nhất và <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
nhu cầu thấp nhất tỷ lệ NKT có nhu cầu mức độ <br />
2 thấp hơn mức độ 1, đây là dấu hiệu cho thấy ở <br />
nhu cầu giao tiếp NKT ít lệ thuộc vào người <br />
khác và có khả năng hòa nhập cộng đồng với tỷ <br />
lệ cao. <br />
Nhu cầu về vận động của người KTVĐ gồm <br />
hoạt động như: ngồi dậy, đứng đi lại quanh nhà, <br />
đi lại trong làng, trẻ bú mẹ, lớn bình thường và <br />
biểu hiện đau ở các nơi. Kết quả nghiên cứu cho <br />
thấy, nhu cầu về di chuyển được trong làng có tỷ <br />
lệ cao nhất 79%, trong đó nhu cầu mức độ 1 là <br />
(80,2%), mức độ 2 là (19,8%); nhu cầu về trẻ bú <br />
sữa mẹ, lớn bình thường có tỷ lệ thấp nhất 0,5% <br />
với nhu cầu mức độ 1(40%) mức độ 2 là (60%), <br />
kết quả tương đương nghiên cứu Nguyễn <br />
Dương Hanh và Nguyễn Trung Kiên nhu cầu di <br />
chuyển trong xóm cao nhất chiếm tỷ lệ 98,5% <br />
trong đó loại 1(57,46%), loại 2 (42,54%). <br />
Sự khác nhau giữa các nhu cầu về vận động <br />
của người KTVĐ có thể một phần là do mức độ <br />
khuyết tật khác nhau, mặt khác, trong thực tế <br />
NKTVĐ thường ít vận động nên các thương tổn <br />
thứ cấp lại dễ phát sinh làm cho việc vận động <br />
của họ thêm khó khăn hơn. Do vậy, việc PHCN <br />
cho NKTVĐ về lĩnh vực vận động tại cộng đồng <br />
cần lồng ghép nhiều kỹ thuật mới đạt hiệu quả. <br />
Ở cả hai nhu cầu cao nhất và nhu cầu thấp nhất <br />
tỷ lệ NKT có nhu cầu mức độ 2 thấp hơn mức độ <br />
1, đây là dấu hiệu cho thấy NKTVĐ luôn cần có <br />
sự giúp đỡ để sớm hòa nhập cộng đồng. <br />
Nhu cầu hòa nhập xã hội của NKTVĐ: nhu <br />
cầu hòa nhập xã hội của NKTVĐ không giống <br />
nhau giữa trẻ em và người lớn; trong đó trẻ em <br />
KTVĐ có nhu cầu về hòa nhập xã hội thông qua <br />
các hoạt động với các bạn cùng lứa tuổi bao <br />
gồm: chơi đùa chỉ có 5,8% (mức độ 1: 52,6%; <br />
mức độ 2: 47,4%); đi học 5,4% (mức độ 1: 9,4%; <br />
mức độ 2: 90,6%); theo nghiên cứu của Nguyễn <br />
Dương Hanh và Nguyễn Trung Kiên nhu cầu <br />
cao nhất là đi học 84,21% trong đó loại 1 <br />
(43,75%), loại 2 (56,25%), thấp nhất là chơi đùa <br />
73,68% trong đó loại 1 (21,43%), loại 2 (78,57%). <br />
Qua kết quả nêu trên chúng ta thấy trẻ em ở lứa <br />
<br />
563<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
tuổi đi học, vui đùa, nhưng nhu cầu ở mức độ 2 <br />
luôn cao, tỷ lệ này cho thấy trẻ em không thể đi <br />
học được chiếm tỷ lệ cao. Đối với người lớn <br />
KTVĐ, nhu cầu về hòa nhập xã hội người lớn <br />
bao gồm các hoạt động như: tham gia các hoạt <br />
động trong gia đình, tham gia các hoạt động xã <br />
hội, làm việc và thu nhập, làm nội trợ. Trong các <br />
nhu cầu về hòa nhập xã hội thì nhu cầu về làm <br />
việc và thu nhập có tỷ lệ cao nhất 69,4% trong đó <br />
nhu cầu mức độ 1 là 53,1%, mức độ 2 là 46,9%. <br />
Nhu cầu về tham gia hoạt động gia đình có tỷ lệ <br />
thấp nhất 36,4% với nhu cầu mức độ 1 là 82,4%, <br />
nhu cầu mức độ 2 là 17,6%; theo nghiên cứu của <br />
Nguyễn Dương Hanh và Nguyễn Trung Kiên <br />
nhu cầu cao nhất là làm việc và thu nhập 94,34% <br />
trong đó loại 1(15,69%), loại 2 (84,31%), nhu cầu <br />
về tham gia hoạt động gia đình có tỷ lệ thấp nhất <br />
74,39% với nhu cầu mức độ 1 là 40,53%, nhu cầu <br />
mức độ 2 là 59,47%. Từ kết quả trên nhận thấy <br />
nhu cầu làm việc có thu nhập luôn chiếm tỷ cao, <br />
điều này do NKT khó có cơ hội làm việc độc lập, <br />
nhất là NKT có nhu cầu ở mức 2 là không thể <br />
làm việc độc lập và hỗ trợ cao hơn nhu cầu sinh <br />
hoạt gia đình luôn thấp hơn bởi vì sinh hoạt gia <br />
đình thì đơn giản hơn, nhu cầu mức độ 1 cao <br />
hơn mức độ 2; còn nghiên cứu của Nguyễn <br />
Dương Hanh và Nguyễn Trung Kiên thì ngược <br />
lại, cho thấy NKT trong nghiên cứu có cơ hội <br />
hòa nhập xã hội nhiều hơn. <br />
<br />
KIỀN NGHỊ <br />
Chương trình PHCN dựa vào cộng đồng <br />
tỉnh Bình Dương cần phải khảo sát nhu cầu <br />
PHCN của NKTVĐ theo từng nhóm nhu cầu <br />
và có kế hoạch hổ trợ cho NKTVĐ sớm hòa <br />
nhập xã hội. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
Ban chỉ đạo điều tra dân số trung ương (2009) ʺTổng điều tra <br />
dân số và nhà ở Việt Nam 2009ʺ. NXB Y học. Hà Nội. Tr 6 ‐ <br />
226. <br />
<br />
2.<br />
<br />
Dương Quang Tỉnh (2011), Nghiên cứu nhu cầu phục hồi <br />
chức năng của người khuyết tật và kết quả chương trình phục <br />
hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại 2 xã của huyện tuyên <br />
Du Tỉnh Bắc Ninh. Luận án Bác sĩ Chuyên khoa cấp II. Đại <br />
học Y Hà Nội. Tr 60. <br />
<br />
3.<br />
<br />
Công Phượng (2012). <br />
https://vietnam.unfpa.org/webdav/site/vietnam/shared/Public<br />
ations%202011/Disability_Viet.pdf. Truy cập ngày 23/1/2012. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Qua kết quả nghiên cứu trên 985 người <br />
khuyết tật vận động tại thành phố Thủ Dầu <br />
Một, tỉnh Bình Dương 06/2012 ‐ 09/201. Người <br />
khuyết tật nhu cầu theo nhóm, vận động <br />
(82,7%), hòa nhập xã hội 73,7%, sinh hoạt <br />
36,4%, giao tiếp (13,4%). <br />
<br />
1.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Nguyễn Dương Hanh, Nguyễn Trung Kiên (2011). Nhu cầu <br />
phục hồi chức năng tại cộng đồng của người khuyết tật ở <br />
quận Ninh Kiều. Đề tài nghiên cứu khoa học cáp thành phố. <br />
Thành phố Cần Thơ. Tr38 ‐ 39. <br />
<br />
5.<br />
<br />
Nguyễn Lương Bầu (2005), Tình hình người tàn tật và hoạt <br />
động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại huyện Tân <br />
Yên tỉnh Bắc Giang năm 2005. Luận án Bác sĩ Chuyên khoa <br />
cấp II. Trường Đại học Y Thái Bình. Tr 43 ‐ 82. <br />
<br />
6.<br />
<br />
Trần Văn Chương (2010), Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt <br />
nửa người do tai biến mạch máu não. Nhà xuất bản Y học Hà <br />
Nội. Hà Nôi.Tr 9 ‐ 71. <br />
<br />
7.<br />
<br />
Trần Văn Hải (2011), Tình hình hoạt động phục hồi chức <br />
năng dựa vào cộng đồng cho người khuyết tật về vận động <br />
tại thị xã Tam Điệp Tỉnh Ninh Bình 2011. Luận án tốt nghiệp <br />
chuyên khoa II. Đại học Y Thái Bình. Tr 29 ‐ 101. <br />
<br />
8.<br />
<br />
United Nation Population Fund (2009). Người khuyết tật Việt <br />
Nam: một số kết quả chủ yếu từ tổng cục điều tra dân số và <br />
nhà ở Việt Nam 2009. Tr. 34‐78. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18/5/2014 <br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: <br />
<br />
25/6/2014 <br />
<br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
14/11/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
564<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />