intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhu nhược khi giải quyết công việc

Chia sẻ: Ka Ka | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

110
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn luôn lúng túng hàng giờ liền để cân nhắc nên giải quyết công việc theo cách nào, hoặc cố gắng đoán xem người khác muốn mình làm gì? Đừng lo lắng, rất nhiều người khác cũng gặp những khó khăn tương tự trong việc ra quyết định. Điều quan trọng là bạn cần khắc phục để trở nên quyết đoán hơn? Hãy thử một số cách làm sau: Trân trọng cảm xúc của bản thân Trong cuộc sống của mình, bạn có hay để những lựa chọn của người khác quyết định cho mình không?...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhu nhược khi giải quyết công việc

  1. Nhu nhược khi giải quyết công việc Bạn luôn lúng túng hàng giờ liền để cân nhắc nên giải quyết công việc theo cách nào, hoặc cố gắng đoán xem người khác muốn mình làm gì? Đừng lo lắng, rất nhiều người khác cũng gặp những khó khăn tương tự trong việc ra quyết định. Điều quan trọng là bạn cần khắc phục để trở nên quyết đoán hơn? Hãy thử một số cách làm sau: Trân trọng cảm xúc của bản thân Trong cuộc sống của mình, bạn có hay để những lựa chọn của người khác quyết định cho mình không? Có lẽ bạn thích ăn món Ý vào bữa tối, nhưng bạn lại nghĩ rằng chồng/vợ mình thích ăn đồ Trung Quốc hơn - thế là thay vì nói rằng bạn thích đồ ăn Ý bạn lại gợi ý ăn món Trung Quốc.
  2. Một số người thậm chí còn không biết mình thích cái gì hơn nữa: họ đã quá quen với việc để những người khác ra quyết định cho mình. Trong trường hợp này chỉ cần bạn tự lựa chọn lấy một hướng đi cho mình và cố gắng nhất quán với nó, dần dần bạn sẽ lại cảm nhận được những gì mình thực sự yêu thích. Đừng cố gắng đoán ý người khác Bạn có thường quyết định làm một điều gì đó chỉ vì bạn muốn làm người khác vui lòng hay không? Có thể đó là sếp của bạn, cha mẹ bạn hay người yêu, chồng/vợ bạn. Việc này liệu có hiệu quả không? Thường thì không. Kể cả khi bạn đoán đúng, bạn sẽ luôn thầm cảm thấy bực mình vì họ đã không để cho bạn làm theo ý mình. Không làm gì cũng là một quyết định đúng Những người thiếu quyết đoán thường có quyết định là không làm gì cả. Tuy nhiên, đó cũng vẫn là một quyết định - mặc dù đó là điều đáng tiếc. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy bế tắc khi phải quyết định nên thuê một kế toán hay tự làm công việc khai thuế của mình. Trong trường hợp này, rắc rối sẽ đến nếu bạn quyết định không làm gì! Đề ra những “Tiêu chí lựa chọn”
  3. Có lúc bạn thực sự không thể quyết định trước quá nhiều lựa chọn. Ví dụ, ra ngoài ăn trưa và không biết liệu mình muốn pizza hay salad. Vì thế, để ra quyết định, bạn có thể sẽ cân nhắc: - Chọn món nào ít calo hơn (nếu bạn đang cố gắng giảm béo) - Chọn món nào rẻ hơn (nếu bạn đang cố gắng cắt giảm chi tiêu) Hãy nhớ, tiêu chí lựa chọn sẽ khác nhau phụ thuộc vào mục đích của mỗi người!
  4. Hâm nóng tình yêu công việc Bạn yêu thích và đam mê công việc của mình. Tuy nhiên, gần đây bạn lại cảm thấy sợ hãi khi phải thức dậy mỗi sáng thứ hai để tới cơ quan. Bạn phải làm gì để cải thiện tình hình trong khi không muốn “nhảy việc”? Hãy tham khảo một số lời khuyên sau: 1. Suy nghĩ lạc quan Hãy tập trung vào mặt tích cực - những điều bạn thực sự yêu thích ở công việc của mình, như bạn bè, đồng nghiệp, cơ hội thăng tiến… Đồng thời tìm cách kết hợp các yếu tố đó trong ngày làm việc để cuộc sống công sở của bạn luôn tràn đầy niềm hứng khởi. Và hãy nhắc nhở bản thân về những điều lạc quan mỗi khi bạn có suy nghĩ tiêu cực về công việc. 2. Thử thách bản thân Một lí do khiến người ta thấy ghét công việc của mình là sự nhàm chán. Hôm nào cũng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong khoảng thời gian định trước sẽ khiến nhân viên dù yêu công việc của mình đến cỡ nào cũng phải chán nản và thất vọng. Do đó, hãy tìm kiếm những cơ hội mới để thử thách bản thân. Bạn có thể tình nguyện tham gia hướng dẫn nhân viên mới hoặc xem xét các
  5. phòng ban khác làm việc ra sao để có cái nhìn khái quát về lĩnh vực cũng như công ty của bạn. Hãy thảo luận với sếp về những cơ hội đó. 3. Linh động Một chút thay đổi trong cách làm việc sẽ khiến bạn cảm thấy mới mẻ và thêm yêu công việc của mình hơn. Ví dụ, bạn có thể làm việc ở nhà một ngày trong tuần hoặc tham gia vào nhóm trẻ hơn… Hãy đề nghị sếp về sự linh hoạt đó. 4. Học hỏi nhiều hơn Nếu bạn cảm thấy mình vẫn chưa đủ khả năng cho công việc yêu thích, hãy tham gia một số khoá học thích hợp. Nó không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực mà còn là sự bổ sung có lợi cho bản sơ yếu lí lịch khi bạn tìm kiếm cơ hội mới. 5. Mở rộng mạng lưới quan hệ Thiết lập những mối quan hệ mới sẽ giúp bạn thấy thoả mãn và gắn bó hơn với công việc của mình. Nếu cơ quan bạn không có nhiều cơ hội để tạo thêm liên lạc mới, hãy chủ động bằng cách tổ chức cuộc gặp mặt giữa các phòng ban trong công ty, tham gia các câu lạc bộ… 6. Cải thiện đời sống công sở cũng như cá nhân bạn
  6. Cuộc sống công sở của bạn sẽ thú vị hơn nếu mọi người hoà đồng với nhau, thỉnh thoảng tụ tập đi karaoke… Công việc của bạn thuộc một lĩnh vực cứng nhắc, nghiêm túc không có nghĩa là mọi người không được cười đùa hay trêu chọc nhau. Bên cạnh đó, cuộc sống ngoài công sở của bạn cũng phải phong phú. Chắc chắn bạn sẽ thấy chán nản nếu ngày nào cũng thức dậy lúc 7 giờ sáng, đi làm, chiều về nhà, ăn tối rồi ngồi trước TV, sau đó đi ngủ và hôm sau lại một ngày mới như vậy. Vì vậy, hãy cố gắng tham gia một vài sự kiện trong tuần, học nhảy, tập yoga hoặc đơn giản là thường xuyên càphê tán ngẫu với bạn bè… Những hoạt động đó sẽ giúp bạn cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. 7. Thay đổi Nếu đã thực hiện các điều trên, bạn vẫn không cảm thấy mặn mà với công việc, đã đến lúc bạn nên thay đổi. Hãy nhớ rằng cuộc sống này quá ngắn ngủi và bạn cần phải tận hưởng những điều mình muốn và yêu thích. Hãy tìm cho mình một cơ hội mới thay vì phải chịu đựng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2