intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhựa cây - Vị thuốc chữa bệnh

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

111
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kho tàng dược liệu đa dạng và phong phú của nhân loại có nhiều loại nhựa cây dùng để chữa bệnh. Có loại đã được ghi trong Dược điển quốc gia, có loại được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian. Xin giới thiệu một số vị thuốc có nguồn gốc từ nhựa cây thường dùng. Nhựa cây bồ đề hay còn gọi là cánh kiến trắng, tên thuốc là an tức hương được lấy từ thân cây bồ đề, sau khi chế biến khô có mùi thơm. Cây mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở vùng rừng núi phía...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhựa cây - Vị thuốc chữa bệnh

  1. Nhựa cây - Vị thuốc chữa bệnh Kho tàng dược liệu đa dạng và phong phú của nhân loại có nhiều loại nhựa cây dùng để chữa bệnh. Có loại đã được ghi trong Dược điển quốc gia, có loại được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian. Xin giới thiệu một số vị thuốc có nguồn gốc từ nhựa cây thường dùng. Nhựa cây bồ đề hay còn gọi là cánh kiến trắng, tên thuốc là an tức hương được lấy từ thân cây bồ đề, sau khi chế biến khô có mùi thơm. Cây mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc nước ta như: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình... Cánh kiến trắng chứa các acid benzoic, các acid cinamic, các vinillin.
  2. An tức hương có vị cay, Mù u. đắng, tính bình. Quy vào kinh can, tâm và tỳ. Là thuốc phương hương khai khiếu, làm lưu thông máu, hành khí giảm đau. Điều trị các trường hợp cấp cứu do trúng phong đởm quyết, khí uất, trúng ác khí bất tỉnh, thần chí hôn mê, đàm dãi nghẽn tắc ở cổ. Các chứng bệnh viêm khí quản mạn tính, người già tức ngực khó thở, phụ nữ bị ngất choáng sau đẻ, trẻ nhỏ bị kinh phong. Ngoài ra dùng sát khuẩn ngoài da, giúp các vết thương chóng lành. Liều dùng 2-4g. Trường hợp âm hư hỏa vượng thì không được dùng. Nhũ hương là chất nhựa dầu lấy từ cây nhũ hương. Cây mọc ở ven biển Địa Trung Hải chưa thấy ở nước ta. Trong thành phần nhũ hương chứa tinh dầu các acid masticonic, acid masticinic, masticresen. Nhũ hương vị đắng, cay, tính ấm quy vào kinh tâm, tỳ và can. Tác dụng hành khí hoạt huyết, thông kinh lạc, giảm đau, tiêu tan mụn nhọt, giải độc sinh cơ. Trên lâm sàng nhũ hương chữa các
  3. chứng do chấn thương ngã đòn, máu ứ tụ sưng đau, đau bụng, tức ngực do huyết ứ, khí trệ, mụn nhọt đã vỡ lâu liền miệng. Là thuốc có tác dụng hành khí mạnh. Liều dùng 4-12g. Phụ nữ có thai không nên dùng. Nhựa cây lưỡi hổ, tên thuốc được gọi là lô hội. Cây mọc phổ biến khắp từ Bắc tới Nam thường được trồng trong chậu để làm cảnh. Nhựa cây được thu hái quanh năm khi cây xanh tốt. Thành phần chủ yếu chứa chất aloin gồm các anthrraglucosid, một số chất không có tinh thể và aloe emodin tự do. Lô hội vị đắng tính hàn. Quy vào ba kinh can, vị và đại trường. Lô hội có tác dụng hạ hỏa, tống ứ làm thanh tràng thông tiện dùng khi vị tràng thực nhiệt, tân dịch không đủ gây táo bón, chóng mặt, mắt đỏ, tinh thần cáu kỉnh. Thuốc còn có tác dụng thanh nhiệt mát gan dùng khi can đởm thực nhiệt trị các chứng đau hạ vị, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, táo bón, thần chí bất an, sốt nóng... Lô hội có tác dụng diệt ký sinh trùng, trị giun đũa, giải độc trị mụn nhọt, sang lở. Theo nghiên cứu của các nhà
  4. khoa học Mỹ, lô hội có tác dụng phòng và làm lành vết thương. Liều dùng 1,5-3g, dưới dạng thuốc bột, thuốc hoàn, không nên sắc. Tuy nhiên lô hội có tác dụng tẩy khá mạnh có thể làm ảnh hưởng dạ dày. Người tỳ vị hư hàn, phụ nữ có thai không được dùng. Một dược: Là nhựa chế biến khô của một dược, cây mọc chủ yếu ở châu Phi, trên thị trường là thuốc ngoại nhập. Một dược có màu đỏ sẫm. Thành phần có chứa các acid cormiphoric, acid cormiphonnic. Một dược vị đắng, tính bình quy vào hai kinh tâm, can. Tác dụng hoạt huyết khử ứ, hành khí, giảm đau do khí trệ, tiêu ung nhọt sinh cơ, làm chóng lên da non. Dùng điều trị các chứng chấn thương, đòn ngã, ứ huyết sưng đau. Phụ nữ tắc kinh đau bụng. Trường hợp mụn nhọt, sang lở, trĩ. Một dược tác dụng tán huyết trừ thịt thối (hoại tử), giảm đau, giải độc sinh cơ giúp mụn nhọt chóng lành. Liều dùng 2-4g sắc uống. Người không có ứ trệ, phụ nữ có thai, kinh nguyệt quá nhiều thì không nên dùng.
  5. Huyết kiệt: Là nhựa lấy từ quả hoặc thân cây huyết kiệt. Vị thuốc có màu đỏ sẫm đen, bẻ ngang trong màu đỏ tươi lấp lánh, không mùi, vị nhạt, rắn dễ tán thành bột, dễ chảy, bốc mùi thơm dễ chịu. Hoạt chất có tác dụng sinh học là các chất dracorubin, dracornodin, các chất dracoalban, acid benzoic, acid cinamic. Huyết kiệt là vị thuốc ngoại nhập, ở nước ta không có. Huyết kiệt vị ngọt, mặn, tính bình, quy vào hai kinh tâm bào, can. Có tác dụng làm tan máu ứ sinh máu mới, lưu thông máu, giảm đau, thu liễm, cầm máu làm liền miệng mụn nhọt, chóng lên da non, làm lành vết thương... Dùng chữa chứng huyết tích trong bụng, các vết thương do đâm chém, súng đạn bị ngã, bị đánh thương tích, đau bụng, tức ngực, mụn nhọt lâu liền miệng. Liều dùng 1-2g, sắc uống hoặc ngâm rượu, người không bị máu ứ thì không nên dùng. Nhựa cây mù u: Loại cây mọc phổ biến ở nước ta thường trồng để lấy bóng mát. Vị thuốc được trích từ thân cây mù u có màu lục nhạt, mùi
  6. thơm... Thuốc được dùng theo kinh nghiệm dân gian. Nhựa mù u được tán thành bột rắc vào vết thương ngoài da, mụn nhọt sang lở hoặc nhọt mủ trong tai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2