intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những bài tập giúp bé sớm biết đi

Chia sẻ: De Khi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

143
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những bài tập giúp bé sớm biết đi Để bé đứng nhiều sẽ giúp vùng cơ, xương chân bé thêm khỏe. Bạn ở đằng sau, điều chỉnh hai cánh tay của bé. Tiếp đến, bạn có thể đặt hai chân bé lên hai chân mình và cùng chuyển động. Bạn chỉ nên bước từng bước một rồi lại nghỉ và tiếp tục để bé tò mò mà ham thích được đi cùng bạn hơn. Đây là một trong những bài tập giúp bé thích được đi và sớm biết đi hơn. Khoảng 9 đến 11 tháng tuổi, bé bắt đầu tập những bước...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những bài tập giúp bé sớm biết đi

  1. Những bài tập giúp bé sớm biết đi Để bé đứng nhiều sẽ giúp vùng cơ, xương chân bé thêm khỏe.
  2. Bạn ở đằng sau, điều chỉnh hai cánh tay của bé. Tiếp đến, bạn có thể đặt hai chân bé lên hai chân mình và cùng chuyển động. Bạn chỉ nên bước từng bước một rồi lại nghỉ và tiếp tục để bé tò mò mà ham thích được đi cùng bạn hơn. Đây là một trong những bài tập giúp bé thích được đi và sớm biết đi hơn. Khoảng 9 đến 11 tháng tuổi, bé bắt đầu tập những bước đi đầu tiên. Ban đầu, bé còn khá vụng về và thường bám chặt lấy bàn tay bạn, sau quen dần, bé sẽ đi vững hơn. Lúc này, bạn có thể rèn luyện sự dẻo dai của cơ đùi cho bé, bé sẽ sớm biết đi hơn. Hạn chế bế bé Bế nhiều sẽ khiến bé ỷ lại vào cha mẹ mà ngại học đi. Bạn chỉ nên bế bé trong trường hợp cần thiết, còn những lúc khác, bạn nên để bé tự do ngồi, vui chơi. Luyện cho bé đứng
  3. Những khi bạn mặc quần áo, nên để cho bé được giữ trong tư thế đứng. Đứng nhiều sẽ giúp vùng cơ, xương chân của bé thêm rắn khỏe. Điều này là tiền đề tốt trong quá trình tập đi của bé. Hỗ trợ bé tập đi Bạn có thể đỡ bé đi hoặc cho bé vịn tay vào bàn, vào ghế để bắt đầu quá trình học đi. Bạn có thể chọn vị trí ở phía sau để đỡ bé, rồi từ từ thả tay ra khi bé đã tự đi được những bước nhỏ… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khuyến khích bé đi bằng cách đưa ra một đồ vật trước mặt và đỡ tay để bé nhấc chân về phía trước mới lấy được đồ vật này. Giúp bé lên, xuống cầu thang Ngay khi bé đã ngồi vững, bạn có thể chuẩn bị tinh thần cho bé leo cầu thang. Nhiều bé thích bò lên cầu thang thay vì bước từng bước một. Cứ để cho bé
  4. được tự do khám phá cầu thang, bạn nên ở bên cạnh để trông chừng, đảm bảo bé luôn an toàn là được. Lưu ý: Dù sau này bé có lên, xuống cầu thang vững thì bạn vẫn nên canh chừng. Bởi vì, bé rất dễ bị hụt chân và ngã ở khu vực cầu thang. Dạy bé bắt chước Việc học đi sẽ thú vị hơn nếu bé được tham gia vui chơi cùng các anh (chị) bé. Nhìn thấy các bé lớn chạy nhảy, bé cũng sẽ rất phấn khởi và muốn bắt chước theo. Lúc này, bạn có thể đỡ tay bé và nói: “Mẹ con mình cùng đi theo anh nhé”. Bạn nên kiên nhẫn Nếu các bạn cùng độ tuổi với bé đã biết đi thành thạo trong khi bé còn lóng ngóng, bạn cũng không nên quá sốt ruột. Sự phát triển ở mỗi bé là khác nhau, cho nên, bé chậm đi hơn các bé khác cũng là điều bình thường.
  5. Điều quan trọng là bạn luôn khuyến khích bé học đi. Bạn có thể chìa tay ra và cổ vũ bé đi từng đoạn đường ngắn một. Khi đã tự mình đi được, bé sẽ rất hứng thú và bạn cũng không phải mất công giúp đỡ bé nữa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2