intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những bài tập hóa trong các kỳ thi olympic

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

166
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'những bài tập hóa trong các kỳ thi olympic', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những bài tập hóa trong các kỳ thi olympic

  1. BÀI TẬP HOÁ HỌC VÔ CƠ TRONG  inorganic chemi stry F rum N ov, 2008 o NHỮNG KÌ THI OLYMPIC HÓA HỌC Oympiavn l Chúng tôi sưu tầm và biên soạn tài liệu này từ tuyển tập các đề thi olympic hoá học đã t ừng đ ược gi ới thi ệu trong hai năm trở lại đây ở diễn đàn OlympaVN. Hi vọng rằng sẽ một phần nào đó giúp cho các bạn học sinh tham gia kì thi chọn học sinh giỏi Hoá học quốc gia lần thứ 15 (2009) sắp tới đây sẽ có thêm tài liệu ôn tập, giúp các bạn có được sự chuẩn bị tốt hơn. Cảm ơn các bạn trẻ rất nhiều vì những đóng góp cho forum suốt thời gian qua, chúc cho các bạn thi thật tốt. Chemistry: Art, Science and Fun! (Youngchemist, Nov 2008) Bài 1 (Kim loại kiềm) Một mẫu oxit kim loại kiềm được hoà tan trong dung dịch nước của một axit hiđrohalogenua đã biết. Dung dịch thu được chỉ có halogenua kim loại tương ứng. Phần khối lượng chất tan trong dung dịch sau phản ứng bằng phần khối lượng của hydrohalogenua trong dung dịch đầu. a) Cho biết mối quan hệ định lượng giữa phần khối lượng của muối trong dung dịch trung hòa sau phản ứng và khối lượng phân tử của kim loại kiềm? Đưa ra công thức liên hệ. b) Từ công thức này hãy xác định oxit kim loại nào đã hoà tan trong axit nào. Đáp án: a) Phần khối lượng của muối trong dung dịch sau cùng được cho bởi công thức M −1 m= với m là khối lượng phân tử kim loại kiềm. M+8 b) Đi từ trên xuống dưới trong bảng tuần hoàn ta nhận được các giá trị: - m(Li)=0,40 - m(Na)=0,71 - m(K)=0,81 - m(Rb)=0,90 - m(Cs)=0,94 Phần khối lượng của axit hydrohalogenua chỉ có giá trị thực trong trường hợp thứ nhất. Vậy kim loại là liti, còn axit được sử dụng là axit bất kỳ trong số ba axit: HCl, HBr, HI. Không dùng HF do LiF khó tan. 1
  2. Bài 2 (Kim loại chuyển tiếp) Zirconi, một kim loại màu trắng bạc, có ánh kim sáng. Là một hợp phần không thể thay thế trong các hợp kim sử dụng trong công nghiệp hạt nhân với nhiệm vụ của nó là xây dựng các lò phản ứng hạt nhân. Một trong số nguồn cung cấp zirconi chủ yếu là khoáng zircon (49,76% zirconi và 15,32% silic). Kim loại Zirconi được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp Kroll và một số phương pháp khác. Trong phương pháp Kroll thì một hỗn hợp của zircon và than cốc đ ược xử lý v ới clo ở 1000 oC và sản phẩm zirconi tetraclorua sinh ra được khử bởi magie cho zirconi kim lo ại ở d ạng b ọt xốp. Dạng bọt xốp này được tinh chế, làm nóng chảy bằng h ồ quang và hình thành ở d ạng thỏi. a) Xác định công thức hoá học của khoáng zircon. b) Viết các phản ứng điều chế zirconi trong quá trình Kroll. c) Có bao nhiêu tấn zirconi nhận được khi sử dụng 32,5 tấn quặng zircon chứa 12,4% tạp chất trơ. Cho rằng hiệu suất của toàn quá trình chỉ đạt 95,5% về khối lượng. d) Bọt xốp zirconi luôn chứa một kim loại khác rất khó tách ra. Hãy cho biết đó là kim loại nào và tại sao nó lại xuất hiện trong bọt xốp. Đáp án: a) Công thức hoá học của khoáng zircon là ZrSiO4. b) Các phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế Zr kim loại. ZrSiO4 + 4C + 4Cl2 = ZrCl4 + SiCl4 + 4CO ZrSiO4 + 2C + 2Cl2 = ZrCl4 + SiO2 + CO ZrCl4 + 2Mg = Zr + 2MgCl2 c) m = 13,52 (tấn) zirconi. d) Zirconi luôn đi cùng với Hafni (Hf). Khó có thể phân biệt được hai kim loại này do tính chất hóa học của chúng giống hệt nhau. 2
  3. Bài 3 (Kim loại chuyển tiếp) Một chất rắn màu trắng X tham gia một loạt các thí nghiệm trong đó X bị đốt thành tro dưới tác dụng của các luồng khí vào khác nhau. Kết qủa thí nghiệm được thống kê ở bảng sau: Thí nghiệm số Sự chênh lệch khối lượng mẫu so với ban đầu Khí vào 1 N2 -37,9 2 NH3 -51,7 3 O2 -31,0 4 HCl +9,5 5 HCl + Cl2 -100,0 Trong tất cả các thí nghiệm thì trong hỗn hợp sau phản ứng ngoài khí ban đầu còn có một khí chưa biết Y. Ở thí nghiệm số 5 xuất hiện một hợp chất màu đỏ nâu Z ngưng tụ khi tiến hành bước làm lạnh trong thí nghiệm. a) Sử dụng các giá trị cho ở bảng trên hãy xác định các chất được ký hiệu bằng chữ cái. b) Viết các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm. c) Cho biết cấu trúc của Z trong pha khí. Đáp án: a) X là FeCO3 Y là CO2 Z là FeCl3 b) Các phản ứng sau đây đã xảy ra FeCO3 = FeO + CO2 3FeCO3 + 2NH3 = 3Fe + 3CO2 + 3H2O 4FeCO3 = 2Fe2O3 + 4CO2 FeCO3 + 2HCl = FeCl2 + CO2 + H2O 2FeCO3 + 4HCl + Cl2 = 2FeCl3 + 2CO2 + 2H2O c) Ở pha hơi thì sắt (III) clorua tồn tại ở dạng dime (FeCl3)2 Cl Cl Cl Fe Fe Cl Cl Cl Bài 4 (Phi kim) 3
  4. Cho đến tận thế kỷ XIX thì thuốc súng đen là vật li ệu n ổ duy nh ất mà loài ng ười đ ược bi ết. Trải qua nhiều năm thì thuốc súng đen được dùng vào mục đích quân sự. Ngày nay nó chủ yếu được sử dụng trong kỹ thuật biểu diễn tín hiệu (tín hiệu tên lửa, pháo hoa) cũng như làm đầu đạn cho các súng ngắn thể thao. Thành phần của thuốc súng đen có thể rất khác nhau nhưng luôn chứa những thành phần cơ bản: diêm tiêu (kali nitrat), lưu huỳnh và than. Tiến hành phân tích hóa học thuốc súng đen cho kết quả là 75% diêm tiêu, 13% cacbon và 12% lưu huỳnh về khối lượng. a) Viết phản ứng thể hiện sự cháy của thuốc súng đen với các thành phần này. Cho bi ết vai trò của từng loại nguyên liệu. b) Nếu như thành phần các nguyên liệu trong thuốc súng đen có thay đ ổi thì có th ể thu được các loại sản phẩm cháy nào? Minh họa bằng phương trình hóa học. Đáp án: a) Tỉ lệ thành phần các nguyên liệu là KNO3 : C : S = 0,743 : 1,08 : 0,375 = 2 : 3 : 1 Điều này phù hợp với phản ứng: 2KNO3 + 3C + S = K2S + N2 + 3CO2 KNO3 là chất oxy hóa, S là chất buộc (binder) còn C là nguyên liệu (chất khử) b) Các sản phẩm khác có thể có là: KNO2, SO2, K2CO3; K2SO3; K2SO4 4KNO3 + C + S = 4KNO2 + CO2 + SO2 4KNO3 + 2C + 3S = 2K2CO3 + CO2 + N2 2KNO3 + C + S = K2SO4 + CO2 + N2 4KNO3 + 3C + 2S = 2K2SO3 + 3CO2 + 2N2 4
  5. Bài 5 (Kim loại chuyển tiếp) Các hợp chất cromVI, đặc biệt là các hydroxit đều là các chất oxy hóa m ạnh. Trong các phòng thí nghiệm Hóa học thì tính oxy hóa của nó thường được dùng đ ể tinh chế các khí có l ẫn H 2S. Khi một mẫu khí cacbon dioxit có lẫn khí hydro sunfua được sục qua dung d ịch kali dicromat trong sự có mặt của axit sunfuric thì xuất hiện m ột kết tủa màu vàng không tan và màu c ủa dung dịch chuyển sang xanh lá cây. a) Viết công thức hóa học của tất cả các cromVI hydroxit mà em biết. b) Viết phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình tinh chế. c) Có thể sử dụng các chất oxy hoá tương tự để tinh chế khí cacbon dioxit đ ược không? Giải thích. Đáp án: a) CrO2(OH)2 (hay H2CrO4), Cr2O5(OH)2 (hay H2Cr2O7) cũng như các hydroxit khác có công thức chung nCrO3.Cr(OH)2. b) 3H2S + K2Cr2O7 + 4H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 3S + 7H2O c) Xảy ra phản ứng sau: 3SO2 + K2Cr2O7 + H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O 5
  6. Bài 6 (Kim loại chuyển tiếp) Có thể tách được rhodi khỏi các kim loại quý khác bằng cách sau: Một mẫu bột rhodi được trộn với NaCl và đun nóng trong dòng khí clo. Bã rắn thu được ch ứa m ột mu ối A ch ứa 26,76 % rhodi.. Bã rắn này sau đó được xử lý với nước dung dịch thu được đem lọc và cô bay h ơi thu được tinh thể B chứa 17,13% rhodi. Tinh thể được làm khô ở 120oC đến khối lượng không đổi (khối lượng mất đi là 35,98%) rồi đun nóng tới 650 oC. Rửa bã rắn thu được bằng nước cho kim loại rhodi tinh khiết. a) Xác định công thức cấu tạo của muối A. b) Công thức của B là gì? c) Khi một lượng dư hydro sunfua được sục qua dung dịch muối A thì t ạo thành k ết t ủa C. Hợp chất này có thành phần hợp thức chứa 47,59% lưu huỳnh. Xác đ ịnh thành ph ần hóa học của C. d) Giải thích tại sao cần phải rửa bằng nước ở bước cuối cùng. e) Viết phương trình hóa học cho các chuyển hóa ở câu trên. Đáp án: a) A = Na3[RhCl6]: 3- Cl Cl Cl ( Na +) 3 Rh Cl Cl Cl b) B = Na3[RhCl6].12H2O c) C = Rh2S3 . 3H2S d) Để loại bỏ các muối tan (chủ yếu là NaCl). e) 2Rh + 6NaCl + 3Cl2 = 2Na3[RhCl6] Na3[RhCl6].12H2O = Na3[RhCl6] + 12H2O 2Na3[RhCl6] = 2Rh + 6NaCl + 3Cl2 2Na3[RhCl6] + 3H2S = Rh2S3.3H2S + 6NaCl + 6HCl 6
  7. Bài 7 (Phi kim) Hydro mới sinh là một tác nhân khử có hiệu quả nhất. Xử lý một lượng natri nitrit bằng h ỗn hống natri kim loại cho ra một muối có 43,38% natri và 26,43% nitơ về kh ối l ượng. M ột s ản phẩm khác của phản ứng này là natri hydroxit. Để tránh sự làm bẩn sản phẩm cuối này thì quá trình tổng hợp được tiến hành trong khí quyển trơ như môi trường nitơ hay argon a) Xác định công thức muối. b) Vẽ công thức ba chiều anion của muối này. c) Nếu phản ứng được tiến hành trong không khí thì sẽ tạo thành tạp chất nào? d) Viết phương trình tổng hợp muối. e) Tương tác giữa muối này với cacbon dioxit sinh ra m ột chất khí. Vi ết ph ương trình ph ản ứng. Đáp án: a) Na2N2O2 – natri hyponitrit. b) Theo lý thuyết thì anion N2O 2 − thể có đồng phân cis, trans. Thực nghiệm đã chứng minh 2 được rằng ion này chủ yếu ở dạng trans. 2- 2- Na O O O O Na Na Na c is t r an s c) Sản phẩm có thể chứa tạp chất NaNO3, NaNO2, Na2CO3, NaHCO3. d) 2NaNO2 + 4Na + 2H2O → Na2N2O2 + 4NaOH e) Na2N2O2 + CO2 → Na2CO3 + N2O 7
  8. Bài 8 (Kim loại chuyển tiếp) Có thể điều chế tinh thể FeCl3.6H2O theo cách sau: Hoà tan sắt kim loại vào trong dung dịch axit clohydric 25%. Dung dịch tạo thành được oxy hóa bằng cách sục khí clo qua cho đ ến khi cho kết qủa âm tính với K3[Fe(CN)6]. Dung dịch được cô bay hơi ở 95oC cho đến khi tỉ trọng của nó đạt chính xác 1,695 g/cm3 và sau đó làm lạnh đến 4oC. Tách kết tủa thu được bằng cách hút chân không rồi cho vào một dụng cụ chứa được niêm kín. a) Viết các phản ứng dẫn đến sự kết tủa FeCl3.6H2O b) Có bao nhiêu gam sắt và bao nhiêu mL dung d ịch axit clohydric 36% (d=1,18g/cm 3) cần để điều chế 1,00kg tinh thể này. Biết rằng hiệu suất quá trình chỉ đạt 65% c) Đun nóng 2,752g FeCl3.6H2O trong không khí đến 350 oC thu được 0,8977g bã rắn. Xác định thành phần định tính và định lượng của bã rắn. Đáp án: a) Các phản ứng: Fe + 2HCl = FeCl2 + H2 2FeCl2 + Cl2 = 2FeCl3 3FeCl2 + 2K3[Fe(CN)6] = Fe3[Fe(CN)6]2 + 6KCl FeCl3 + 6H2O = FeCl3.6H2O 1000 b) = 3,7mol FeCl3.6H2O 270,3 3,7 .2 . 36,5 ≈ 978 mL dung dịch HCl 36% Như vậy cần 0,36 .1,18 . 0,65 Khi đun nóng thì FeCl3.6H2O phân huỷ theo phương trình sau: FeCl3.6H2O = FeOCl + 5H2O + 6HCl Khi nhiệt độ tăng thì FeOCl sẽ tiếp tục phân huỷ: 3FeOCl = FeCl3 + Fe2O3 (Hơi FeCl3 bay ra) 2,752 Lượng FeCl3.6H2O trong mẫu là = 10,18 mmol 270,3 Điều này ứng với khối lượng FeCl3 là 107,3. 0,01018 = 1,092g FeOCl Do khối lượng thu được của bã rắn bé hơn nên ta biết được FeOCl sẽ bị phân h ủy m ột 1,902 − 0,8977 phần thành Fe2O3. Khối lượng FeCl3 mất mát do bay hơi là: = 1,20mmol 162,2 8
  9. Như vậy bã rắn cuối cùng chứa (0,01018 – 3.0,00120) = 6,58 mmol FeOCl và 1,20 mmol Fe2O3. Bài 9 (Giả kim thuật) Một nghiên cứu thời cổ đại của một nhà giả kim tên là Merichlundius Glucopotamus (ng ười tr ẻ tuổi) có đoạn: Chất này được tạo thành như sau: Lấy 11 ounce xương phơi khô của một con chó xù bị giết vào đêm trăng tròn và trộn với 7 ounce dung dịch nhớt của vitriol (axit sunfuric). Thêm vào hỗn hợp này ba phần cát và nghi ền nh ỏ t ất c ả hỗn hợp thành vữa. Từ bột này thì ta thêm vào một chất lỏng nhớt gọi là thuỷ tinh nước, khuấy tr ộn liên t ục h ỗn hợp này thì sẽ thu được một chất lỏng sền sệt rất tốt cho... (đến đoạn này thì không thể đ ọc đ ược n ữa). Bây gi ờ nếu chúng ta dùng lượng nhớt vitriol gấp đôi lượng đã đề cập rồi thêm vào 11 ounce đá vôi trước khi đ ổ lên thu ỷ tinh nước thì ta sẽ thu được một thành phần khác biệt. Chất thứ hai này gần giống như chất thứ nhất nhưng rất dễ bị cạo đi do...(đến đoạn này thì không thể đọc được nữa). a) Viết công thức các chất hóa học đã đề cập ở trên. Cho biết tên hiện đại c ủa các ch ất này. b) Viết phương trình các phản ứng hóa học đã nói ở trên. Qua các ph ản ứng này thì ta quan sát đươc sự thay đổi các tính chất vật lý nào? Giải thích. c) Tại sao thuỷ tinh nước lại nhớt ? d) Nhà giả kim định làm gì từ những chất này? Ứng dụng của chúng ngày nay là gì ? e) Cho biết sự khác biệt về cấu trúc và tính chất của chất th ứ nh ất và chất th ứ hai. Gi ải thích sự khác nhau đó. Chú thích: Ounce, đôi khi được phiên sang tiếng Việt thành aoxơ, thường được viết tắt là oz, là một đơn vị đo khối lượng của hệ đo lường Anh, hệ đo lường Mỹ. Nó thường được dùng để đo khối lượng của vàng; 1 ounce = 28,3495 gam Đáp án: a) Xương chứa chủ yếu Ca3(PO4)2 hay Ca5(PO4)3(OH). Dung dịch nhớt của vitriol là H 2SO4. Cát chủ yếu là SiO2. Thuỷ tinh nước là dung dịch đậm đặc của natri silicat mà có thể được biểu diễn dưới dạng đơn giản là Na2SiO3. b) Trước khi viết các phản ứng chúng ta phải tính vài đại lượng. Tỉ lệ mol của H2SO4 so với Ca3(PO4)2 là 7.310 so với 11.98 tức xấp xỉ 2 : 1. Do vậy phương trình phản ứng là: 2H2SO4 + Ca3(PO4)2 = Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4 SiO2 không phản ứng với hỗn hợp sản phẩm và được lọc ra. Khi thêm thu ỷ tinh n ước vào thì phản ứng xảy ra như sau: 9
  10. 3Ca(H2PO4)2 + 3Na2SiO3 = 2Ca3(PO4)2 ↓ + 3H2SiO3 ↓ + 2Na3PO4 Nước ở trong thuỷ tinh nước sẽ liên kết với các sản phẩm tạo thành các hydrat tinh th ể CaSO4.2H2O và Na3PO4.12H2O. Trong thực tiễn thì điều đó có nghĩa là các hỗn hợp này sẽ có thành phần tương tự như ximăng. c) Thuỷ tinh nước là chất lỏng nhớt bởi vì anion silicat tồn tại trong dung d ịch ở d ạng anion mạch dài các anion của axit silixic (H2SiO3)n. OH OH OH OH OH OH Si O Si O Si O Si O Si O Si OH OH OH OH OH OH Dung dịch nước của natri silicat không thực sự là dung dịch mà là một hệ keo. d) Các hợp chất gần giống nhựa này có thể được dùng để ch ế tạo các keo dán thu ỷ tinh. Có thể xem như chúng cách nhiệt (do không chứa vật li ệu hữu cơ) và có khả năng bám dính cao với thủy tinh. Các keo dán này có thể đã được các nhà gi ả kim sử d ụng đ ể dán kín các dụng cụ thí nghiệm bằng thuỷ tinh. Cho tới ngày nay chúng cũng có ứng d ụng tương tự. Thành phần này có thể được dùng để chế tạo các lo ại keo dán thủy tinh, keo dán bê tông và các vật liệu tương tự. e) Nếu hỗn hợp chứa 11 phần H2SO4 và cùng một lượng CaCO3 như vậy (lưu ý rằng số mol của chúng phải xấp xỉ bằng nhau do khối lượng phân t ử xấp xỉ nhau) thì x ảy ra phản ứng sau: H2SO4 + CaCO3 = CaSO4 + H2O + CO2↑ Một lượng nhỏ CO2 sinh ra phản ứng với thủy tinh nước: CO2 + H2O + Na2SiO3 = H2SiO3 ↓ + Na2CO3 và một lượng khác thì thoát ra ngoài ở dạng khí. Bọt CO2 đi qua thành phần hợp chất thì sẽ tạo thành các lỗ hổng trong cấu trúc. Thành phần thứ hai khác với thành phần thứ nhất do cấu trúc có nhiều lỗ hổng hơn. 10
  11. Bài 10 (Kim loại kiềm thổ) Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tỉ lệ kh ối l ượng 1 nguyên tử A : B là . Hợp chất mà trong đó xuất hiện hai nguyên tố A và B đóng vai trò 1,649 quan trọng trong việc hình thành sự sống trong tự nhiên. Các nguyên tố A và B tồn tại tương ứng ở dạng các đơn chất C và D. Trong đó C không phản ứng với nước ở nhiệt độ phòng trong khi D phản ứng mãnh liệt. Oxit của các nguyên tố này, E và F có thể thu được bằng cách phân huỷ nhiệt khoáng chất thiên nhiên G. a) Xác định các chất từ A đến G. b) Thử tìm cách để làm tăng tốc độ phản ứng giữa C với nước ở nhiệt độ phòng. Lý do? c) Cho biết vai trò của các nguyên tố A và B trong đời sống. Đáp án: a) A – Mg B – Ca C – Mg kim loại D – Ca kim loại E – MgO F – CaO G – MgCO3.CaCO3 (quặng đolomit) b) Có một số cách để làm tăng tốc độ phản ứng giữa Mg với nước. Đi ều này có th ể th ực hiện được khi làm giảm kích thước của tiểu phân kim lo ại (tăng diện tích b ề m ặt) hay thêm NH4Cl vào nước (NH4Cl hòa tan Mg(OH)2 khó tan). c) Mg được tìm thấy trong clorophin. Canxi là m ột thành phần quan tr ọng trong x ương c ủa các loài động vật có xương sống. 11
  12. Bài 11 (Vật liệu) Để tìm ra các chất siêu dẫn ở nhiệt độ cao thì các nhà hóa học phải đối mặt với vấn đề làm sao điều chế được vật liệu siêu dẫn ở nhiệt độ thường. Một nhóm hợp chất hứa hẹn có triển vọng để phát triển thành chất siêu dẫn ở nhiệt độ cao bao gồm các thành phần c ủa ximăng ytri, bari và đồng. Công thức chung của loại hợp chất này có thể được biểu diễn ở dạng YBa 2Cu3Ox. Giá trị của x dao động trong khoảng 6 ÷ 7 phụ thuộc vào điều kiện phản ứng và thành phần các nguyên liệu đầu. a) Viết công thức hóa học của loại ximăng ytri-bari-đồng trong đó toàn b ộ nguyên t ử đ ồng đều có số oxy hóa +2. b) Số oxy hóa của đồng trong YBa2Cu3O7 là bao nhiêu? Giá trị của x trong một loại ximăng ytri-bari-đồng được xác định từ kết qủa c ủa hai thí nghi ệm sau: Ở thí nghiệm thứ nhất thì 1,686g mẫu được hoà tan trong axit loãng. c) Axit nào trong số các axit clohydric, sunfuric, photphoric, nitric là tốt nhất? Giải thích. d) Cho rằng thành phần của mẫu là YBa2Cu3O7. Viết phương trình ion của phản ứng này. Dung dịch thu được được đun sôi, làm lạnh chuyển vào bình định mức và pha loãng đến 500mL. Lấy 25,00mL dung dịch này kết hợp với lượng dư KI rồi chuẩn đ ộ b ằng dung d ịch natri thiosunfat thấy tốn hết 12,30 mL dung dịch chuẩn natri thiosunfat 0,03095M. e) Tại sao phải đun sôi dung dịch trước khi thêm kali iodua vào? f) Viết phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên. Ở thí nghiệm thứ hai thì lấy 0,1054g mẫu ximăng hoà tan vào axit loãng ch ứa m ột lu ợng d ư ion iodua rồi chuẩn độ thấy tốn hết 19,28 mL dung dịch chuẩn natri thiosunfat 0,03095M. g) Viết phương trình phản ứng giữa YBa 2Cu3O7 với axit loãng khi có mặt lượng dư iodua. Giải thích tại sao phải dùng dư iodua? h) Dựa vào kết qủa các thí nghiệm hãy cho biết công thức của mẫu ximăng. Đáp án: a) YBa2Cu3O6,50 b) Mỗi công thức chứa ba nguyên tử đồng, hai nguyên tử ở số oxy hóa +2, m ột nguyên t ử ở số oxy hóa +3. c) Axit nitric là phù hợp nhất do axit sunfuric phản ứng tạo k ết tủa BaSO 4, axit clohydric sinh ra khí clo còn axit photphoric phản ứng quá chậm. d) Phản ứng: 4YBa2Cu3O7 + 52H+ = 4Y3+ + 8Ba2+ + 12Cu2+ + O2 + 26H2O 12
  13. e) Dung dịch phải được đun sôi để loại bỏ oxy phân tử có thể oxy hóa iot. Bên c ạnh vi ệc loại bỏ oxy thì hỗn hợp phản ứng cũng có chứa hydropeoxit có th ể phân hu ỷ bằng cách đun sôi. f) Phản ứng − 2Cu2+ + 4I = 2CuI + I2 I2 + 2Na2S2O3 = Na2S4O6 + 2NaI g) Trong sự có mặt của iot thì phản ứng xảy ra như sau: − YBa2Cu3O7 + 14H+ + 7I = Y3+ + 2Ba2+ + 3CuI + 2I2 + 7H2O − 2Cu3+ + 6I = 2CuI + 2I2 h) Ở thí nghiệm thứ nhất thì việc chuẩn độ cần 12,30.0,03095 = 0,3807 mmol Na2S2O3. Mẫu chứa 0,3807.20 = 7,614 mmol Cu (tổng lượng Cu2+ và Cu3+) Ở thí nghiệm thứ hai sự chuẩn độ cần 19,28.0,03095 = 0,3807 mmol Na2S2O3. Nếu mẫu thứ hai có cùng khối lượng với mẫu thứ nhất thì giá trị cuối cùng sẽ là: 0,5967.1,686 = 9,545 mmol. 0,1054 Phương trình ở câu d chỉ ra rằng có hơn 7,614 mmol Cu (9,454 – 7,614) = 1,931 mmol là Cu3+ và (7,614 – 1,931) = 5,683 mmol là Cu2+. Điều này ứng với 0,760 mol Cu3+ và 2,240 mol Cu2+ cho 3 mol nguyên tử đồng. Như vậy công thức của ximăng là YBa2Cu3O6,88 13
  14. Bài 12 (Kim loại chuyển tiếp) Đun nóng một kim loại X đến 600-700oC thì thu được một tinh thể màu vàng đỏ A (%O là 43,98%). Phản ứng của A với axit oxalic H2C2O4 cho ba oxit, một trong số đó là oxit B (%O là 38,58%). Oxit B có tính lưỡng tính và tan ngay trong dung dịch kiềm hay axit. Khi hòa tan B trong dung dịch kiềm thì sinh ra muối C. Phần trăm khối lượng của natri trong C nhỏ hơn gấp ba lần phần trăm khối lượng của oxy. Làm lạnh dung dịch C thì tạo thành kết tủa D (%O là 49,24%). Khi hòa tan B trong axit sunfuric thì tạo dung dịch muối E (%O là 49,08%) màu xanh. a) Viết công thức hóa học các chất từ A đến E b) Viết các phương trình phản ứng xảy ra c) Khi nóng chảy tính dẫn điện của A tăng, giải thích d) Oxit B tan được trong nước. Hãy cho biết sự đổi màu của giấy quỳ khi nhúng vào dung dịch sinh ra. Đáp án: a) A – V2O5 B – VO2 C – Na2V4O9 D – Na2V4O9.7H2O E – VOSO4 b) 4V + 5O2 → 2V2O5 V2O5 + H2C2O4 → 2VO2 + 2CO2 + H2O 4VO2 + 2NaOH → Na2V4O9 + H2O VO2 + H2SO4 → VOSO4 + H2O − c) Lý do là sự dị ly của V2O5: V2O5 = VO + + VO 3 2 d) VO2 có tính lưỡng tính nên pH của nó gần 7. 14
  15. Bài 13 (Kim loại chuyển tiếp) 40,12g thuỷ ngân được hoà tan trong cùng một lượng axit nitric 0,10M. Thêm dung d ịch kali iodua vào dung dịch vừa rồi xuất hiện kết tủa. Kết tủa được hoà tan trong dung d ịch KI và sau đó kết hợp với dung dịch AgNO 3 cho 184,8mg kết tủa vàng (%I là 54,94%). Kết tủa vàng được phân tích từ dịch lọc và đun nóng đến 45 oC cho một hợp chất màu đỏ trong đó bạc chi ếm 23,35% về khối lượng. Viết phương trình các phản ứng xảy ra và giải thích. Đáp án: Axit nitric loãng bị khử về NO: 3Hg + 8HNO3 = 3Hg(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O Hg(NO3)2 + 2KI = HgI2↓ + 2KNO3 2KI + HgI2 = K2[HgI4] 40,12 Lượng thủy ngân trong mẫu là = 0,200 mmol 200,6 Cho rằng kết tủa màu vàng chứa một nguyên tử Hg trên m ột đơn vị thì khối lượng phân t ử c ủa 184,8 kết tủa là = 924 g/mol 0,2 Cho biết phần trăm khối lượng của iot là 54,95% 924 − 200,6 − 4.126,9 924.0,5494 ⇒ công thức của kết tủa sẽ chứa = 4 nguyên tử iot và =2 126,9 107,9 nguyên tử bạc. Như vậy công thức của kết tủa sẽ là Ag2[HgI4]. Phản ứng xảy ra như sau: K2[HgI4] + 2AgNO3 = Ag2[HgI4]↓ + 2KNO3 Phần trăm khối lượng của bạc trong Ag2HgI4 là 23,35%. Do mẫu được đun nóng ở nhiệt độ thấp nên thành phần của nó sẽ không đổi. S ự bi ến đ ổi màu của phức có thể được giải thích bởi sự chuyển vị sau: Ag2[HgI4] = HgAg[AgI4] (đỏ) (vàng) 15
  16. Bài 14 (Ait nitric HNO3) Tương tác giữa kim loại với axit nitric cho ra hỗn hợp các sản phẩm kh ử c ủa nit ơ v ới thành phần hỗn hợp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau. Yếu tố quan tr ọng nh ất chính là bản chất hóa học của kim loại, kích cỡ kim loại phản ứng (dạng bột hay dạng th ỏi...), n ồng đ ộ của axit nitric và điều kiện phản ứng (nhiệt độ, khuấy trộn...). a) Ngoài muối nitrat kim loại thì có thể sinh ra các sản phẩm nào khác chứa nitơ khi hòa tan kim loại trong axit nitric? Viết phương trình hóa học chỉ ra sự hình thành các sản phẩm. b) 1.00 g mẫu kim loại được hòa tan vào lựơng dư dung dịch axit nitric 15%. Phản ứng sinh ra 446 mL (đktc) hỗn hợp các khí. Phân tích h ỗn h ợp khí này cho k ết q ủa g ồm 117 mg nitơ và 269 mg nitơ oxit và phầm trăm khối lượng nitơ nguyên tố trong nó là 60,7%. Tính khối lượng riêng của hỗn hợp khí này ở 40.0 °C và 770 mm Hg. c) Kim loại nào đã phản ứng với axit nitric trong thí nghi ệm trên ? Vi ết ph ương trình phản ứng xảy ra. Đáp án: a) NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3. Phản ứng của kim loại với axit nitric thường đi kèm với phản ứng khử nitơ chứ không phải proton. Như một quy luật thì nếu nồng độ axit nitric càng thấp, kim loại càng hoạt động thì sản phẩm chứa nitơ có số oxy hóa càng thấp. Các phản ứng sau chứng minh luận điểm này: Cu + 4HNO3 (đặc) = Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O 3Pb + 8HNO3 (loãng) = 3Pb(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O 4Mg + 10HNO3 (đặc) = 4Mg(NO3)2 + N2O↑ + 5H2O 5Mn + 12HNO3 (loãng) = 5Mn(NO3)2 + N2↑ + 6H2O 4Mg + 10HNO3 (rất loãng) = 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O 446 b) Lượng khí thoát ra khi tiến hành phản ứng khử kim loại bằng axit nitric là = 19,9 22,4 117 269 mmol trong đó = 4.18 mmol là N2 và = 8.97 mmol NO. 28,0 30,0 Như vậy hỗn hợp chứa ít nhất một thành phần có lượng là (19.9 – 4.18 – 8.97) = 6.75 mmol Cho rằng đó là thành phần chưa biết duy nhất c ủa h ệ có kh ối l ượng phân t ử là M và thành phần phần trăm của nitơ là m. 117 + 8,97.14,0 + 6,75.M.m 8,3 ⇒ М= Vậy: 0.607 = 4,1 − 6,75m 117 + 269 + 6,75.M 16
  17. Không hề có bất kỳ một sản phẩm nào chứa nitơ thoả mãn phương trình này. Tuy nhiên phản ứng giữa kim loại với axit nitric cũng tạo ra được m ột lượng nhỏ hydro. Gi ả thi ết này thì không làm trái với đề bài. Để tính tỉ khối của hỗn hợp sản ph ẩm đ ối v ới không khí thì đầu tiên chúng ta phải tính khối lượng phân tử trung bình: 2,0.6,75 + 117 + 269 М= = 20.1 g/mol. 19,9 Tỉ khối lúc này có thể được xác định từ phương trình khí lý tưởng: m MP ρ= = = 0,792 g/L V RT c) Tất cả các sản phẩm khí đều sinh ra bằng sự khử axit nitric. Chất cho electron duy nh ất trong phản ứng này là kim loại: 2N+5 + 10e − = N2 - N+5 + 3e − = N+2 - 2H+ + 2e − = H2 - Sự hình thành các khí cần đến (4.18 × 10 + 8.97 × 3 + 6.75 × 2) = 82.2 mmol lectron. Như 1,00 3 vậy khối lượng phân tử của kim loại là: M = 10 = 12.16х g/mol. 82,2 Đáp án duy nhất là х = 2 và M = 24.32, có nghĩa kim loại chưa biết là Mg (magie). 1000 Lượng magie kim loại là = 41.15 mmol. 24,3 Các phản ứng cân bằng có thể được viết như sau: 41,15Mg + xHNO3 = 41,15Mg(NO3)2 + 4,18N2 + 8.97NO + 6,75H2 + yH2O Điền vào các hệ số bị mất và chuyển thành số nguyên chúng ta nhận được: 1329Mg + 3218HNO3 = 1329Mg(NO3)2 + 135N2 + 290NO + 218H2 + 1391H2O Hệ số tỉ lượng đối với một nguyên tử magie: Mg + 2,42HNO3 = Mg(NO3)2 + 0,102N2 + 0,218NO + 0,164H2 + 1,05H2O 17
  18. Bài 15 (Phi kim) Khi đun nóng một nguyên tố A trong không khí thì sinh ra oxit B. Phản ứng của B với dung dịch kali bromat trong sự có mặt của axit nitric cho các hợp chất C, D, và muối E là thành phần của thuốc súng đen. Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn thì D là một chất lỏng màu đỏ. Hỗn hợp của C với axit clohydric là một trong số ít các hóa chất có th ể hoà tan đ ược kim lo ại F. Khi xảy ra phản ứng này thì sinh ra hợp chất B và G và dung dịch có màu vàng sáng. a) Xác định các chất từ A đến G, biết rằng trong G thì clo chiếm 41,77% về khối lựơng và từ 1,00 g B cho 1,306 g của C. Nêu lý do. b) Viết các phản ứng hóa học xảy ra trong thí nghiệm. c) Khi hợp chất A được đun sôi với dung dịch Na2SO3 thì một hợp chất mới H được hình thành, H chứa 15,6% lưu huỳnh về khối lượng. Xác định thành phần hóa học và công thức phân tử H. d) Đề nghị hai cách để chuyển kim loại F về dạng dung dịch. Vi ết các phương trình hóa học cho các phản ứng tương ứng. Đáp án: a) Chất lỏng màu đỏ D là brom (Br2), E là kali nitrat (KNO3). Phản ứng giữa B với kali bromat là: B + HNO3 + KBrO3 → C + Br2 + KNO3 Điều này cho phép ta giả thiết rằng C là một hydroxit. 1,306 mC M(H x AO y ) 1.x + 16.y + A = = = Như vậy: 1,00 mB 1 1 (2.A + 16z) M(A 2 O z ) 2 2 ⇒ M(A) = (3.3x + 52.3у – 34.1z) g/mol. x = 2  Đáp án duy nhất chấp nhận là  y = 4 z = 4  ứng với A = Se, B = SeO2, và C = H2SeO4. Dựa vào sự mô tả này thì F phải là một kim loại quý, trong trường hợp đó thì G là phức clorua của nó. Gọi n là số nguyên tử clo 35,45n trong phức thì khối lượng phân tử là: M(G) = = 84,9n (g/mol) 0,4177 Giá trị duy nhất khả thi là n = 4. Tức là, F = Au, G = H[AuCl4] Phản ứng sau xảy ra: 18
  19. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2