intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những bệnh trẻ dễ mắc trong mùa mưa

Chia sẻ: Tran Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

89
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tháng 8 là cao điểm của mùa mưa, cũng là tháng trẻ bắt đầu đi học. Do vậy, trẻ dễ mắc các bệnh như viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm kết mạc, tiêu chảy cấp, sốt do nhiễm siêu vi do có thể bị lây nhiễm từ các bạn cùng lớp, đặc biệt là bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết. Dưới đây là những lưu ý về bệnh mà trẻ dễ mắc trong mùa mưa: Tay chân miệng: Theo diễn biến của bệnh tay chân miệng, kể từ cuối tháng 8 bệnh tay chân miệng sẽ bước...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những bệnh trẻ dễ mắc trong mùa mưa

  1. Những bệnh trẻ dễ mắc trong mùa mưa
  2. Tháng 8 là cao điểm của mùa mưa, cũng là tháng trẻ bắt đầu đi học. Do vậy, trẻ dễ mắc các bệnh như viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm kết mạc, tiêu chảy cấp, sốt do nhiễm siêu vi do có thể bị lây nhiễm từ các bạn cùng lớp, đặc biệt là bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết. Dưới đây là những lưu ý về bệnh mà trẻ dễ mắc trong mùa mưa: Tay chân miệng: Theo diễn biến của bệnh tay chân miệng, kể từ cuối tháng 8 bệnh tay chân miệng sẽ bước vào chu kỳ mới và nhiều khả năng sẽ tăng trở lại. Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và có những biểu hiện sau: Có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao tới 39 – 40 độ C; Đau họng, chảy nước bọt liên tục; Biếng ăn hoặc bỏ ăn; Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường; Sang thương da, niêm chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối mông; – Sang thương ở miệng, đa số là những vết loét đỏ (do các bóng nước vỡ ra), đường kính
  3. 2 – 3 mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi; Sang thương ở da, thường là bóng nước, có đường kính 2 – 10 mm, hình bầu dục hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm trên da. Các bậc cha mẹ cần đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, không được tự mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
  4. Ảnh minh họa. Sốt xuất huyết: Bệnh Sốt Xuất Huyết Dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm gây dịch do một loại vi rút thuộc họ Flaviviridae. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do một loại muỗi đốt gọi là muỗi vằn (có tênkhoa học là Aedes aegypti). Loại muỗi này sống trong và xung quanh nhà, thích đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, nước mưa. Bệnh SXHD thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh rất nguy hiểm vì tốc độ lan truyền nhanh, chưa có thuốc đặc trị và vaxin. Mặt khác, một người có thể bị mắc nhiều lần trong đời và những lần nhiễm sau nguy hiểm hơn những lần nhiễm trước. Những trẻ sau đây cần theo dõi bệnh sốt xuất huyết và đưa đến bác sĩ chuyên khoa khám ngay: Sốt cao (từ 38,5 độ trở lên) liên tục từ 2-7 ngày; Có biểu hiện xuất huyết như: những chấm đỏ trên da, chảy máu cam, chảy máu răng, nôn ra máu hoặc tiêu phân đen.
  5. Ngoài ra, tháng 8 là thời điểm trẻ bắt đầu đi học nên thường dễ mắc các bệnh như viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm kết mạc, tiêu chảy cấp, sốt do nhiễm siêu vi do có thể bị lây nhiễm từ các bạn cùng lớp. Để phòng ngừa các bệnh trên, phụ huynh cần lưu ý: Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. - Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng; - Uống đủ nước; - Giữ gìn vệ sinh cá nhân; - Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách Đồng thời tiêm chủng đầy đủ cho trẻ. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần chú ý đến những căng thẳng về tâm lý mà các cháu có thể gặp phải do sự thay đổi đột ngột về môi trường sống giữa ở nhà và ở trường. Do đó, ngay từ bây giờ phụ huynh
  6. nên cho các cháu làm quen với trường, lớp, cô giáo và người lớn nên làm sao cho các cháu thấy phấn khởi và thích khi đi học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0