intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những "cái bẫy" khi lãnh đạo

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

116
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình lãnh đạo. một công việc đầy thử thách, có thể có những cái bẫy mà bạn không nhận ra. Nhưng cũng chính vì thế mà bạn lại sa vào lúc nào không hay. Không dẫn dắt bằng cách làm gương. Nhân viên của bạn nhìn vào bạn như một nhà lãnh đạo và một người hướng dẫn. Do đó, bạn nên cẩn thận về cách bạn hành động cũng như cư xử trong tổ chức. Lắng nghe một cách tôn trọng, truyền đạt rõ ràng và cởi mởi trước ý kiến và câu hỏi của người khác...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những "cái bẫy" khi lãnh đạo

  1. Những "cái bẫy" khi lãnh đạo Trong quá trình lãnh đạo. một công việc đầy thử thách, có thể có những cái bẫy mà bạn không nhận ra. Nhưng cũng chính vì thế mà bạn lại sa vào lúc nào không hay. Không dẫn dắt bằng cách làm gương. Nhân viên của bạn nhìn vào bạn như một nhà lãnh đạo và một người hướng dẫn. Do đó, bạn nên cẩn thận về cách bạn hành động cũng như cư xử trong tổ chức. Lắng nghe một cách tôn trọng, truyền đạt rõ ràng và cởi mởi trước ý kiến và câu hỏi của người khác là những điều bạn muốn nhân viên của mình sẽ thực hiện, vậy thì chính bạn phải làm gương trước. Khi bạn lãnh đạo, nhân viên của bạn sẽ đi theo, vì thế hãy chắc chắn rằng mình xử sự một cách chững chạc nếu bạn muốn nhân viên của mình cũng xử sự tương tự. Nếu không, bạn dễ dàng bị coi là ông sếp cư xử chẳng ra gì. Chất đống công việc thay vì giao phó Tránh cho nhân viên ấn tượng rằng bạn cứ chồng chất công việc lên họ. Thay vì điều đó, khi tiến hành một dự án, hãy cho phép những người tham gia đặt câu hỏi về mục tiêu và mục đích của họ. Hãy rõ ràng tại sao họ lại thích hợp với công việc này và tại sao bạn lại muốn họ đảm nhận công việc đó, ví dụ, "cách nói chuyện điện thoại của cậu rất chuyên nghiệp, vì thế cậu sẽ phù hợp với công việc nghe điện thoại và trả lời khách hàng".
  2. Họ sẽ biết bạn đang giao phó cho họ vì đánh giá cao cách làm việc của họ. Đó cũng sẽ là động lực để họ làm việc tốt hơn. Quên khuyến khích những tài năng trẻ Bạn có thể bồi đắp những tài năng trẻ, bắt đầu bằng việc nói chuyện trực tiếp với họ và tìm hiểu những mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên trẻ đó. Thông qua trò chuyện, bạn sẽ biết được nhiều điều giá trị về mục tiêu nghề nghiệp của họ. Nhân viên trẻ thường rất thích những cơ hội và thách thức mới, vì thế hãy tận dụng điều này bằng việc tìm hiểu xem họ háo hức khi được đảm nhận một công việc như thế nào. Phớt lờ những nhân viên lớn tuổi Đôi khi những nhân viên dày dạn trong tổ chức làm việc rất thầm lặng. Tuy họ làm việc rất tốt nhưng họ không đòi hỏi phải được chú ý. Nhưng điều này cũng có thể khiến những nhân viên này không được coi trọng. Không để cho bất kỳ ai trong tổ chức có suy nghĩ như vậy bằng cách khuyến khích những nhân viên lớn tuổi này nhận những công việc mà họ thích thú, đồng thời họ có thể nâng cao hơn kỹ năng hiện có. Ra lệnh, không gợi ý Không ai thích bị ra lệnh cả. Do đó, thay vì nói với nhân viên phải làm gì, hãy gợi ý và khuyến khích họ chia sẻ ý kiến về cách tốt nhất để thực hiện công việc. Nhân viên của bạn sẽ có cảm giác được đánh giá cao, và bạn sẽ giống một nhà lãnh đạo hơn là một kẻ bề trên.
  3. Không khuyến khích sự sáng tạo Trách nhiệm của bạn là làm cho mọi thứ luôn mới mẻ. Để làm được điều này, hãy chắc rằng bạn thu hút được ý kiến mới từ nhân viên. Hãy lập một hòm thư góp ý sau đó đưa ra một số ý kiến đáng giá ở buổi họp. Tổ chức sẽ phát triển hơn nếu có được những suy nghĩ sáng tạo, mới mẻ và bạn phải coi trọng và thưởng cho những suy nghĩ như thế này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2