intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những chuyện đời thường quanh ta 5

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

95
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những chuyện đời thường quanh ta 5 “Thiên thần sở dĩ bay được vì không mang theo gánh nặng” Vừa rời ghế giảng đường, tôi ngỡ mình may mắn khi được nhận vào làm tại một cơ quan nhà nước. Vậy mà sau một năm, từ cô bé vô tư, luôn nhìn mọi thứ bằng màu hồng, tôi trở nên lầm lì, khép kín, sống lặng lẽ, nhìn đời bằng cặp mắt hoài nghi, hằn học. Sự hụt hẫng, bất mãn nhân lên khi phải làm việc chung đội với những người chèn ép, bới móc người khác. Mâu thuẫn nội...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những chuyện đời thường quanh ta 5

  1. Những chuyện đời thường quanh ta 5 “Thiên thần sở dĩ bay được vì không mang theo gánh nặng” Vừa rời ghế giảng đường, tôi ngỡ mình may mắn khi được nhận vào làm tại một cơ quan nhà nước. Vậy mà sau một năm, từ cô bé vô tư, luôn nhìn mọi thứ bằng màu hồng, tôi trở nên lầm lì, khép kín, sống lặng lẽ, nhìn đời bằng cặp mắt hoài nghi, hằn học. Sự hụt hẫng, bất mãn nhân lên khi phải làm việc chung đội với những người chèn ép, bới móc người khác. Mâu thuẫn nội bộ giữa họ đã vô tình đẩy tôi vào chiến tuyến những kẻ đối đầu. Tôi tự tách mình ra và cô độc. Tôi trở nên hờ hững, lạnh lùng vì biết dứt bỏ là điều không thể. Rồi tôi gặp chú H. trong một lần cơ quan tôi và cơ quan chú tham gia triển lãm tại hội chợ. Vẻ thẫn thờ của tôi khi ngồi cạnh gian hàng một mình khiến chú “động lòng” nên lại bắt chuyện. Tôi thầm cám ơn số phận cho tôi gặp chú… như một phép màu làm thay đổi cuộc sống và thế giới quan của tôi. Vẻ điềm đạm và chân thành của chú khiến tôi cảm thấy được an ủi và thật ấm áp. Tôi thường kể cho chú nghe những gì tôi đã và đang phải chịu đựng… Chú bảo tôi rằng: Trong cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ, Ban Giám Khảo ra câu hỏi “Điều quan trọng đối với người phụ nữ là gì?” Thí sinh đoạt được vương miện hoa hậu vì trả lời rất hay: “Đó là giữ được sự lạc quan trong cuộc sống”.
  2. Dần dần tôi tìm được lại cân bằng cho chính mình. Tôi đón nhận mọi thứ nhẹ nhàng hơn khi xin chuyển sang chỗ mới để làm. Tình yêu sống lại trong tôi, khi nhận ra trong tôi vẫn còn sự yêu thương. Với sự chỉ bảo của chú, tôi đã lựa chọn được tình yêu đích thực của mình. “Cháu hãy chú ý về trình độ, nhân cách và tình thật thương cháu”. Nhờ chú, tôi như hồi sinh trong hạnh phúc của một người đang yêu và được yêu. Dường như tôi luôn tìm được chìa khóa cho mọi câu hỏi từ chú. Chú đem lại cho tôi niềm tin về n hững điều tốt đẹp của cuộc sống và không ai có quyền tước đi điều đó của tôi. Những ám ảnh về sự tồn tại của những người giả nhân giả nghĩa không còn làm tôi mệt mỏi trong giấc ngủ. Tôi bớt đi phần nào cay nghiệt với bản thân về sự kém may mắn của mình vì bệnh tật, công việc, tình cảm, gia đình. Tôi trở về với con người vốn có của mình vì Tiền Bối đã giúp tôi nhận thức được rằng “Thiên thần sở dĩ bay được vì không mang theo gánh nặng”. Tôi phải sống trong lửa từ niềm say mê công việc và sự đam mê của tình yêu thật sự, không được nửa vời, trốn chạy. Đó là những gì tốt đẹp nhất chú làm cho tôi mà tôi sẽ không bao giờ quên dù có lẽ với chú điều đó thật bình thường và giản dị. Bắc cầu Kiều trên đôi chân tật nguyền Cô giáo Huỳnh Thị Xinh được người dân phường Hoà Hiệp gọi bằng cái tên trìu mến: "Cô giáo làng!". Cô giáo Xinh 37 tuổi và đã có hơn 10 năm mở lớp học tình thương cho trẻ em nghèo của vùng Hoà Hiệp Nam, Hoà Khánh, Đà Nẵng. Tật nguyền do nhiễm chất độc da cam từ người cha, với đôi nạng gỗ, cô đã bắc cầu Kiều cho hơn năm trăm em nhỏ. Không được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm,
  3. thế nhưng bao thế hệ học trò của cô giáo Xinh giờ đây đã trưởng thành, nhiều em tốt nghiệp đại học... Từ đôi chân tật nguyền... Đến phường Hoà Hiệp Nam, thuộc quận Liên Chiểu, "lọ mọ" hỏi 2 - 3 lần tôi mới tìm ra lớp học của cô Xinh. Chiếc xe lăn màu xanh đang dựng trước con hẻm nhỏ đã giúp tôi đoán đúng địa chỉ. Thấy tôi tần ngần, một người hàng xóm đon đả: "Anh tìm cô giáo làng bị tật hả? Đó... đó kìa, đang chống nạng đó! Mấy đứa con tui cũng học ở đó. Cô dạy có tâm lắm! Mấy anh em xe ôm đón khách ở đây hay nói nhỏ với nhau, cô đang bắc cầu Kiều bằng nạng gỗ ...". Mở đầu dăm ba câu hỏi thăm, cô Xinh đi thẳng vào chuyện, bằng giọng "rặt" Quảng. Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh chị em, lúc mới sinh được 7 tháng, cơn sốt đã làm cho đôi chân cô bại liệt. Thế là, đôi nạng gỗ đã gắn với cô từ đấy. Mới đầu, nhìn con mình tật nguyền đi lại khó khăn, cha mẹ cô cứ lắc đầu thở dài. Vừa nói cô vừa chỉ vào đôi chân đã bị teo nhỏ xíu: "Thấy mấy đứa trẻ trong xóm cùng tuổi nhởn nhơ xách cặp đi ngoài đường, tôi không chịu ở yên, cứ muốn lê chân ra ngoài. Rồi tôi đòi gia đình cho đi học, năn nỉ mãi cuối cùng cha mẹ cũng đồng ý. Buổi sáng đến trường, tôi phải đi thật sớm để khỏi bị muộn, tan học, đợi bạn bè ra khỏi lớp hết tôi mới lê đôi nạng ra về. Tôi nhớ, lớp học của tôi nằm ở lầu 2, nên lên xuống cầu thang tôi phải mất 10 - 15 phút, tôi không muốn vì mình mà các bạn phải đợi.
  4. Những ngày trời nắng đối với tôi là một cực hình, chân tôi chẳng mang được dép. Trời nắng, đường nóng, có khi đến lớp học cách nhà gần 1km đôi chân tôi bỏng rộp. Nhiều đứa bạn thương tình đi học cạnh tôi bẻ theo một nắm lá cây tới chỗ nào nắng thì thả xuống cho tôi đi. Thời đấy nghèo lắm, làm gì có xe đạp, xe lăn mà đi học. 12 năm trời ròng rã đến trường bằng đôi nạng gỗ, tôi chưa vắng một buổi học"... Cô nhìn đồng hồ, đã đến giờ học, đành dở câu chuyện và lê đôi nạng vào lớp. Nhóm học trò nhanh chóng ngồi vào bàn, điểm danh một lượt, cô ra bài kiểm tra. Tranh thủ các em làm bài, cô kể tiếp: "Những khiếm khuyết, khổ cực không thể ngăn cản tôi học, từ năm cấp 1 rồi đến cấp 2, tôi luôn đứng nhứt, nh ì trong lớp. Tôi học đều tất cả các môn học, đến năm cấp 3, tôi thiên về các môn xã hội. Người ta còn có tiền đi học thêm dưới phố, chứ tôi điều kiện thì chẳng có nên tự học mà thôi. Học xong cấp 3, suy đi tính lại mãi, chẳng biết có nên thi vào đại học hay không? Tôi thích làm giáo viên nhưng tật nguyền như tôi chắc chắn sẽ không đủ tiêu chuẩn để thi vào trường đó. Nộp đơn thi liều vào khoa Ngoại ngữ của Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng, nhưng rủi cho tôi chỉ thiếu một ít điểm, thế là giấc mộng vào đại học không thành. Lẽ nào trở thành gánh nặng cho gia đình suốt đời? Tôi mạnh dạn đăng ký vào học tại Trung tâm ngoại n gữ và vi tính với ý nghĩ trong đầu: "Kiến thức này có thể giúp mình tìm được một công việc sau này". Cô Xinh lê đôi nạng xuống từng bàn chỉ bài cho học sinh. Đến lớp học tình thương
  5. Sau khi nhận chứng chỉ tin học văn phòng và tiếng Anh, cô Xinh dự định đi tìm việc làm. "Người có đủ chân tay xin việc còn khó, huống hồ là người khuyết tật như tôi" - cô nghĩ. Cả xóm lao động nghèo khi người lớn lo bươn chải kiếm ăn từng bữa, thấy lũ trẻ tóc khét lẹt mùi nắng, người đen nhẻm, ốm nhom thường chạy chơi ngoài đường, cô kêu lại chỉ chúng bài toán, câu tiếng Anh. Lần nào cũng được cô chỉ vẽ tận tình dễ hiểu nên bọn trẻ cứ tụm năm tụm ba nhờ cô bày. Một lần nọ, một phụ huynh dắt đứa trẻ đến nhà đề nghị cô mở lớp dạy kèm, mới đầu cô e ngại: "Tui rảnh thì giúp mấy đứa nhỏ chứ mở lớp thì không được vì tui đâu có bằng cấp nghiệp vụ chi mô. Tôi từ chối khéo". Thế nhưng, nhìn mấy đứa nhỏ suốt ngày chỉ mê chơi, cô cầm lòng không đậu. Đến năm 1995, lớp học tình thương ra đời. Cô giáo Xinh tiếp nhận tất cả các học sinh ngh èo từ cấp 1 đến cấp 2. Căn nhà cũ kỹ ọp ẹp của gia đình cô với bàn ghế ăn cơm, bàn học được tận dụng tối đa cho bọn trẻ ngồi. Từ sáng đến chiều, hễ bọn nhỏ cắp sách từ tr ường trở về là chạy sang lớp học này. Đến năm 2002, người anh của cô làm lại nhà, UBND phường, Hội Chữ thập Đỏ quận cũng ủng hộ 5 triệu đồng xây cho một căn ph òng riêng rộng hơn 50m2 ở phía sau để làm phòng dạy học. Lớp học tình thương của cô Xinh giờ đây ngày 2 buổi sáng chiều đều nghe tiếng bọn trẻ đọc bài ê a. Buổi tối bắt đầu từ 18 giờ, cô Xinh lại lăn xe ra ngôi nhà 903 Nguyễn Lương Bằng của người anh trai, mượn phòng sau bếp để dạy cho các học sinh từ lớp 5 đến lớp 7. Cô nói với vẻ tự hào: "Nhiều người nói tôi lo cho thân mình chưa xong
  6. làm sao lo nổi cho bọn trẻ. Thế mà, lớp học cứ đông dần, nhiều tháng hè học trò ngồi chật cả lớp, căn phòng nhỏ giờ đây trở nên quá tải". "Làm sao cô cập nhật được cách dạy mới khi chương trình cải cách liên tục?" - tôi thắc mắc. Không do dự, cô trả lời: "Mới đầu, nghĩ tới điều đó, tôi cũng lo lắm, cũng may tôi nhờ mấy người bạn là giáo viên chỉ giúp. Tôi mua thêm sách nâng cao, tự nghiên cứu tìm ra cách dạy cho học trò dễ hiểu là được. Cấp 1, tôi dạy tất cả các môn, cấp 2 tôi chỉ dạy toán. Chương trình cũng dễ, vả lại dạy riết rồi thành quen". Hết giờ kiểm tra, cô thu bài và đi vào tiết học mới. Tôi ngồi phía sau nhìn cô giảng bài. Cô dõng dạc: Cho một tam giác cân ABC, có đ ường cao AH... những đôi mắt đen láy nhìn lên bảng. Một tay cô chống vào nạng, một tay cô cầm cây viết lông vừa vẽ hình vừa giảng một cách say sưa. Phòng học im lặng, chỉ có tiếng chuyển động của đôi nạng gỗ từ bàn này tới bàn khác để chỉ học trò cách giải... Tranh thủ giờ giải lao, tôi hỏi em Huỳnh Thị Thanh Nguyên học lớp 7/4 Trường THCS Lê Anh Xuân về lớp học tình thương này, em nói: "7 năm nay, con học với cô giáo Xinh, em của con tên Huỳnh Thị Mỹ Hạnh đang học lớp 4 cũng được cô dạy nữa. Cô Xinh dạy tận tình lắm, mấy tụi con ai cũng thích học cô vì cô giảng dễ hiểu lắm. Bài học nào cô cũng giảng đi giảng lại rồi kiểm tra bài kỹ càng nên tụi con rất yên tâm". Cả ngày, từ sáng đến tối, lớp học tình thương này cứ cuốn lấy cô. Có lần, mấy đứa học trò về méc lại khi bị cô giáo chủ nhiệm ở trường cho điểm thấp vì không chịu đi... học thêm, thậm chí nhiều giáo viên còn nói cô... cướp cơm của họ. Lúc
  7. ấy, cô buồn lắm, rồi đến tận trường và tâm sự với thầy hiệu trưởng. Thầy ủng hộ cô hết mình, thậm chí còn hoan nghênh cô mở lớp học tình thương này. Mấy cô giáo ở trường dần dần rồi cũng hiểu ra. Nhiều thế hệ học trò đã đi qua, cô nhớ vanh vách cả họ và tên. Cô kể, mới hôm qua, có học trò được cô dạy từ những năm đầu mở lớp tình thương này hiện đang làm cho một DN nhà nước đã ghé thăm cô... Ước mơ nho nhỏ Năm 1964 - 1968, cha của cô cùng mấy người tại địa phương đi dân công ở vùng núi Khe Răm, Hoà Bắc (Đà Nẵng). Thời đó, quân đội Mỹ rải đầy chất độc nhằm tiêu diệt rừng. Chính những năm ấy, chất độc da cam đã nhiễm vào mọi người. 4 - 5 người cùng xóm đi dân công, khi sinh con ra đều bị liệt như cô. Mới đầu cứ tưởng bị tật nguyền do bệnh, thế nhưng năm vừa rồi có đoàn về kiểm tra và kết luận cha cô đã bị nhiễm chất độc da cam. Cô nói: "Mấy mươi năm nay tôi đâu biết mình cũng nhiễm chất độc này. Tháng 10.2004 vừa rồi, tôi mới được trợ cấp 170.000 đồng/tháng. Giờ đây tôi cảm thấy hạnh phúc lắm vì xã hội đã ít nhiều chia sẻ với tôi". Tôi nhận ra trong giọng nói cô không có vẻ buồn và tự ti khi kể về mình. Tôi hỏi cô mong ước điều gì trong cuộc sống, cô nói với giọng đầy lạc quan: "Tôi bằng lòng với những gì mình đang có. Tôi đang phấn đấu mua máy vi tính. Tôi muốn lưu tất cả những bài giải vào máy, soạn giáo án trên máy và muốn dạy cho học trò nghèo về vi tính nữa. Tôi dành dụm được 1 triệu từ tiền trợ cấp. Hình như máy tính đắt lắm phải không chú?".
  8. Tôi nhìn cô và chẳng biết nói gì hơn. Chia tay ra về, cô còn với theo: "Chú nhà báo ơi! Tuy đôi chân tôi bị bại liệt nhưng tôi thích xem người ta đá bóng lắm, giải Ngoại hạng Anh tui không bỏ sót trận nào. Tối nay có Manchester đá đó...".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2