intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

82
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuật ngữ công nghệ (technology) đã được Simiyu giải thích (1999) có nguồn gốc Latin của nó. Nó bao gồm hai khái niệm, đó là kỹ thuật có nghĩa là công cụ và vật liệu, và logic có nghĩa là các cách tiếp cận khác nhau để giải quyết một vấn đề. Thuật ngữ công nghệ được áp dụng vào quá trình giáo dục bao gồm những cách thức của việc tổ chức các sự kiện và hoạt động nhằm đạt được những mục đích giáo dục cũng như những tài liệu và thiết bị có liên quan trong quá...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

  1. NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Thuật ngữ công nghệ (technology) đã được Simiyu giải thích (1999) có nguồn gốc Latin của nó. Nó bao gồm hai khái niệm, đó là kỹ thuật có nghĩa là công cụ và vật liệu, và logic có nghĩa là các cách tiếp cận khác nhau để giải quyết một vấn đề. Thuật ngữ công nghệ được áp dụng vào quá trình giáo dục bao gồm những cách thức của việc tổ chức các sự kiện và hoạt động nhằm đạt được những mục đích giáo dục cũng như những tài liệu và thiết bị có liên quan trong quá trình này. Lịch sử của công nghệ giáo dục bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ thứ 19 từ khi các sản phẩm công nghiệp khác nhau như máy ảnh và sau này là phim hình ảnh động được phát minh. Sự phát minh này có thể không có gì liên quan đến quá trình giáo dục, nhưng những lợi ích của chúng đã được các nhà giáo dục nhanh chóng áp dụng và chúng thường xuyên được đưa vào sử dụng. Máy ảnh có khả năng tái tạo những điều đã trải qua của cuộc đời và gửi nó đến bất kỳ nơi nào. Sự đóng góp của hình ảnh động có nhiều ấn tượng hơn vì những tình tiết được ghi và tái tạo lại với những chuyển động thực sự. Việc tạo ra các hình ảnh động bổ sung thêm vào chất lượng bài giảng ví dụ như mô hình về sự tuần hoàn của máu trong cơ thể con người. Tác động lớn nhất tới giáo dục trong lịch sử công nghệ giảng dạy đã đến từ Chiến tranh Thế giới lần thứ hai với những nỗ lực để dạy các kỹ năng khác nhau cho quân đội. Những người lính được tuyển mộ và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trong khoảng thời gian ngắn nhất. Trong việc tìm kiếm hiệu quả trong quá trình huấn luyện, khía cạnh logic của công nghệ
  2. đã phát huy vai trò của nó. Cần thiết phải xác định mục đích cụ thể, và tổ chức các kỹ năng phát triển quá trình theo trình tự logic của các bước. Quá trình này đã được sàng lọc dẫn đến cách tiếp cận hệ thống với việc giảng dạy. Sự phát minh ra máy tính điện tử và giảng dạy được lập trình được áp dụng trong giáo dục với những kết quả khích lệ. Giáo dục qua trao đổi thư từ về sau này được phát triển thành giáo dục từ xa mà chúng ta đang có như ngày nay. Trong khi giáo dục qua thư từ đã sử dụng các tài liệu in và việc giảng dạy đã được lập trình thì dạy học từ xa lại kết hợp chặt chẽ với các loại phương tiện truyền thông khác nhau để đạt được kết quả giáo dục. Khái niệm “công nghệ mới” thừa nhận là công nghệ luôn được hoàn thiện theo thời gian. Những ý tưởng mới luôn được giới thiệu bởi giới công nghiệp và chúng cần được áp dụng vào quá trình giáo dục để giúp giải quyết các vấn đề mà các nhà giáo dục đang đối mặt. Công nghệ mới được áp dụng vào giáo dục đại học cần được cân nhắc trong bối cảnh kinh tế xã hội của từng nước. Ở châu Phi, giáo dục đại học gặp nhiều vấn đề. Chúng ta phải đối mặt với các vấn đề khả năng tiếp nhận những học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có năng lực để theo đuổi con đường học hành trong một số ít cơ sở đào tạo sau giáo dục bậc ba kể cả các trường đại học. Bằng chứng của thực tế này là một số sinh viên châu Phi những người đang tích luỹ một khoản tiền lớn để học tập tại châu Âu, Mỹ hoặc bất kỳ một nơi nào có thể học được. Ở Kenya hơn 150.000 sinh viên trung học dự kỳ thi KCSE. Có hơn 40.000 sinh viên đạt mức yêu cầu tối thiểu để vào các trường đại học, nhưng chỉ có 9.000 chỗ học trong các trường đại học công lập.
  3. Giáo dục đại học cũng g ặp khó khăn với việc thiếu sách vở và thiết bị học tập cho nhiều môn học khác nhau. Nhân sự cũng được đào tạo một cách không tương thích. Những nơi giáo dục đại học phát triển nhanh, giảng viên gặp phải vấn đề trong việc quản lý các lớp học đông người. Thậm chí có nơi số sinh viên thấp, nhưng chất lượng giảng dạy không đáp ứng được những tiêu chuẩn mong đợi do giảng viên thiếu được đào tạo về sư phạm. Đây là bối cảnh thúc đẩy chúng ta xem xét các công nghệ mới trong giáo dục đại học để cho các mục tiêu của các cơ sở đào tạo đại học có thể đạt được với sự thoả mãn chung của giảng viên và sinh viên, và cuối cùng là xã hội có thể được hưởng lợi bởi vai trò của những người tốt nghiệp đại học. Công nghệ mới có thể mang lại những lợi ích sau đây cho giáo dục đại học:  Tăng thêm sự tiếp cận với các nguồn tư liệu giảng dạy thông qua Internet,  Chia sẻ kinh nghiệm thông qua các công nghệ như trường đại học ảo,  Tăng thêm sự tiếp cận với đào tạo đại học thông qua việc dạy và học từ xa,  Tăng thêm tính linh hoạt trong việc học cái gì, học như thế nào, khi nào học, và  Thúc đẩy người học tiềm năng tham gia vào giáo dục đại học. Để có khả năng hiện thực hoá các lợi ích trên đây, chúng ta cần tiến hành các hoạt động khác như sau:  Đào tạo giảng viên để cải thiện năng lực của họ trong việc sử dụng các công nghệ mới trong các hoạt động giảng dạy,  Đào tạo và giúp đỡ giảng viên trong việc sản xuất các nguồn tư liệu giảng dạy và học tập,  Đào tạo giảng viên và sinh viên trong việc sử dụng máy tính cơ bản,
  4.  Yêu cầu cơ sở vật chất đầy đủ sao cho các công nghệ mới đã được công nhận có thể được sử dụng như một phần của các nguồn tư liệu giảng dạy trong các cơ sở đào tạo. Mở các cuộc hội thảo để giới thiệu các công nghệ mới trong giáo dục đại học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1