intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những cốt lõi tạo nên sức sống trường tồn và giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

37
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá những phương diện cốt lõi, nền tảng, chủ yếu tạo nên sức sống trường tồn và giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin như: Chủ nghĩa Mác - Lênin là tinh hoa văn hóa nhân loại, tinh thần thời đại; kho tàng tri thức phong phú, quý báu của nhân loại, có bộ phận hạt nhân, cốt lõi, nền tảng là triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học; vẫn giữ nguyên giá trị đương đại, là ngọn đuốc của văn minh nhân loại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những cốt lõi tạo nên sức sống trường tồn và giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin

  1. Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại NHỮNG CỐT LÕI TẠO NÊN SỨC SỐNG TRƯỜNG TỒN VÀ GIÁ TRỊ THỜI ĐẠI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN TS. Đoàn Sỹ Tuấn* Trường Đại học Hoa Lư TS. Mai Thu Trang** Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt Bài viết tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá những phương diện cốt lõi, nền tảng, chủ yếu tạo nên sức sống trường tồn và giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin như: Chủ nghĩa Mác - Lênin là tinh hoa văn hóa nhân loại, tinh thần thời đại; kho tàng tri thức phong phú, quý báu của nhân loại, có bộ phận hạt nhân, cốt lõi, nền tảng là triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học; vẫn giữ nguyên giá trị đương đại, là ngọn đuốc của văn minh nhân loại. Từ khóa: Sức sống trường tồn và giá trị thời đại, chủ nghĩa Mác - Lênin. I. MỞ ĐẦU Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống các học thuyết, quan điểm khoa học do C. Mác và Ph. Ăngghen khởi thảo, xây dựng; V.I. Lênin bảo vệ và phát triển; là sự kết tinh, hội tụ, thăng hoa, tỏa sáng tinh hoa giá trị văn hóa, tƣ tƣởng, trí tuệ, khoa học của nhân loại và thực tiễn của thời đại; là thế giới quan, phƣơng pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con ngƣời. Bài viết bƣớc đầu, nghiên cứu, tìm hiểu những cốt lõi, nền tảng tạo nên sức sống trƣờng tồn và giá trị thời đại của Chủ nghĩa Mác - Lênin. II. NỘI DUNG 2.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin - tinh hoa văn hóa nhân loại, tinh thần thời đại Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, do C. Mác và Ph. Ăngghen khởi thảo, sáng lập, đặt nền móng và Lênin bổ sung, phát triển. Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn kế thừa và phát triển di sản văn hóa tinh thần nhân loại; là sự kết tinh, hội tụ, thăng hoa, tỏa sáng tinh hoa giá trị văn hóa, tƣ tƣởng, trí tuệ, khoa học của nhân * Trƣởng Bộ môn Lý luận chính trị, Trƣờng Đại học Hoa Lƣ ** Phó Khoa Giáo dục chính trị - Trƣờng ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh |26
  2. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) loại và thực tiễn của thời đại. Trong lịch sử phát triển của lịch sử, hiếm có một chủ nghĩa, học thuyết nào mà lại có bề dày, chiều sâu, độ phong phú trong việc đấu tranh, phê phán, kế thừa có chọn lọc tinh hoa giá trị văn hóa, văn minh, trí tuệ nhân loại, từ cổ đại đến các bậc tiền bối trực tiếp và thực tiễn của thời đại nhƣ chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống các học thuyết của C. Mác và Ph.Ăng ghen, V.I. Lênin. Cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, lúc đầu là C. Mác và Ph. Ăngghen, sau đó là Lênin đã: 1) Phân tích phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa, luận chứng sâu sắc điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và làm rõ vai trò, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản (giai cấp công nhân) - giai cấp tiên phong của thời đại; 2) Kế thừa và hoàn chỉnh một cách thiên tài ba trào lƣu tƣ tƣởng chủ yếu của thế kỷ XIX, thuộc ba nƣớc tiên tiến nhất của loài ngƣời: Triết học cổ điển Đức (quan điểm triết học Hêghen và Phơ bách), kinh tế chính trị cổ điển Anh (quan điểm kinh tế của W. Petty, Ađam Xmít và Đavít Ricácđô) và chủ nghĩa xã hội không tƣởng Pháp (Xanh Ximông, Phuriê; Ôoen). Không chỉ kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại, chủ nghĩa Mác - Lênin còn không ngừng làm giàu, phát triển bản thân bằng cách bổ sung thực tiễn phát triển phong phú của nhân loại, những thành tựu của khoa học tự nhiên nhƣ: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lƣợng của Lômônôxốp, Lenxơ, Maye, Gơrốp, Giulơôn và Cônđinhgơ; thuyết tế bào của Svannơ và Sơlâyđen, Húc, Vonphơ, Gôriannhinốp, Púckin; thuyết tiến hóa của Đác-uyn; và những thành tựu khoa học nhƣ phát hiện ra tia X là sóng điện từ có bƣớc sóng rất ngắn của Rơnghen; phát hiện ra hiện tƣợng sau khi bức xạ ra hạt Anpha, nguyên tố Urani chuyển thành nguyên tố khác của Béccơren; phát hiện ra điện tử và chứng minh đƣợc rằng điện tử là một trong những thành phần tạo nên nguyên tử của Tôm xơn…Trong các tác phẩm nổi tiếng của C. Mác và Ph. Ăngghen1, V.I. Lênin2 chứa đầy tính chất luận chiến, phê phán, các ông đấu tranh với những quan điểm, tƣ tƣởng sai lầm, tiêu cực, kế thừa, tiếp thu những tƣ tƣởng đúng đắn, tích cực, tiến bộ của các nhà tƣ tƣởng, các chủ nghĩa, các học thuyết, các tác phẩm của các nhà tƣ tƣởng khác trên tinh thần khoa học và cách mạng. Trên nền tảng đó, các ông đã sáng 1 Bản thảo Kinh tế - triết học năm 1844; Gia đình thần thánh 1845; Hệ tƣ tƣởng Đức (1845 - 1846); Sự bần cùng của triết học (1847); Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêgen; Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản; Góp phần phê phán môn chính trị kinh tế học (1859), Bộ Tƣ bản 1867, Biện chứng của tự nhiên 1870; Phê phán cƣơng lĩnh Gôta (1875); Chống Đuyrinh 1878,… của C. Mác và Ph. Ăngghen. 2 “Những ngƣời bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những ngƣời dân chủ xã hội ra sao” (1894); “Hai sách lƣợc của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ” (1905); Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1908); Bút ký triết học của Lênin (1914 - 1915); “Cách mạng vô sản và tên phản bội Causky”; Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản (1918); Thà ít mà tốt (3/1923); Nhà nƣớc và cách mạng; Chính sách kinh tế mới (NEP) của V.I. Lênin… 27 |
  3. Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin (xin đƣợc nhấn mạnh) với tƣ cách là một “hệ thống các học thuyết khoa học và cách mạng” và phát triển trong đó một sự phong phú, đồ sộ, sâu sắc về mặt văn hóa, tƣ tƣởng khoa học và cách mạng mà đến nay không một hệ thống tƣ tƣởng, học thuyết, chủ nghĩa nào có thể vƣợt qua. Đánh giá về tinh thần phê phán, thái độ và tầm vóc khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Lênin đã từng nói: “Tất cả những thứ xã hội loài ngƣời sáng tạo ra Mác đều nghiên cứu, suy xét lại trên tinh thần phê phán, không bác bỏ qua bất kỳ điểm nào. Mọi thành quả tƣ tƣởng của nhân loại đều đƣợc Mác đƣa vào kiểm nghiệm trong phong trào công nhân, rồi đi nghiên sâu cứu, phê phán sâu sắc, trên cơ sở đó rút ra đƣợc những kết luận mà những ngƣời chịu sự hạn chế, ràng buộc bởi tính hạn hẹp, tầm nhìn phiến diện của giai cấp tƣ sản trƣớc đó không đúc rút đƣợc”3. Trong chủ nghĩa Mác - Lênin, ngay từ lúc mới hình thành, chức năng hệ tƣ tƣởng đã không tách rời chức năng văn hóa. T.I.Ôigiécman cho rằng, khi đề cập đến chức năng hệ tƣ tƣởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta cần nhấn mạnh tính định hƣớng của nó đối với giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống ý thức hệ tƣ sản; song, chớ nên quên rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin đã kế thừa những gì tốt đẹp nhất trong triết học tƣ sản cổ điển, mà đó lại chính là những yếu tố đã đóng góp vào kho báu tinh thần của nhân loại4. Chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc sáng lập, bổ sung và phát triển bởi C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin. Những ngƣời sáng lập, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin là C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin - là những nhà bác học anh minh, nhà tƣ tƣởng thiên tài, nhà cách mạng vĩ đại; là lãnh tụ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. C. Mác là một bậc tài danh, có trí tuệ siêu việt, “một nhân vật khổng lồ của loài ngƣời", đã tìm ra lục địa mới trong vũ trụ khoa học của loài ngƣời. Viên Giám đốc cảnh sát Béclin đã phải thừa nhận: "Bản thân Mác là một người nổi tiếng và cần phải thừa nhận rằng trí tuệ trong đầu ngón tay của ông ta còn nhiều hơn trí tuệ trong đầu của toàn bộ phe đảng khác" (xem tiểu sử Ăngghen). Nhà nghiên cứu Trần Tích Hỷ, trong cuốn Mác nói gì với chúng ta, đã viết: “Có thể nói rằng, xét từ góc độ tầm uyên bác về mặt tri thức và độ sâu sắc trong tƣ tƣởng, thì tự cổ chí kim, chƣa ai có thể sánh ngang với Mác”5. Ph. Ăngghen là nhà bác học và nhà tƣ tƣởng vĩ đại, “cây vĩ cầm thứ hai” bên cạnh C. Mác, con ngƣời có “khối óc sắc sảo”, “một kho bách khoa toàn thƣ”, là một trong những nhà sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, và cùng hợp sức với 3 Văn tuyển Lênin (2009), Bàn về chính đảng của giai cấp vô sản, Nxb Nhân dân, Bắc Kinh, tr.281. 4 T.I. Ôigiécman (1982), Những vấn đề của khoa học lịch sử triết học, Nxb Tƣ tƣởng, Mátxcơva, tr.248 (Tiếng Nga). 5 Trần Tích Hỷ (2017), Mác nói gì với chúng ta (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, tr.50. (Ngƣời dịch: Thanh Huyền, Văn Tân). |28
  4. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) C. Mác, ông đã để lại cho nhân loại ngày nay một kho tàng lý luận phong phú về triết học mácxít, về kinh tế mácxít, về chiến lƣợc và sách lƣợc của cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp công nhân: “Không thể nào hiểu đƣợc chủ nghĩa Mác và trình bày đầy đủ đƣợc chủ nghĩa Mác, nếu không chú ý đến toàn bộ những tác phẩm của Ph. Ăngghen”6. V.I. Lênin - nhà hoạt động chính trị kiệt xuất, nhà tƣ tƣởng lỗi lạc; lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân Quốc tế; một trong những vĩ nhân xuất sắc nhất của lịch sử nhân loại, “linh hồn” của Cách mạng tháng Mƣời vĩ đại, đã phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin; và hiện thực hóa chủ nghĩa Mác - Lênin bằng thực tiễn cách mạng sống động, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài ngƣời. Nghiên cứu, am hiểu sâu rộng về toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử tƣ tƣởng nhân loại, về các lĩnh vực tri thức; cùng với tri thức hiểu biết thực tiễn cách mạng thời đại phong phú, làm cho C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin có một kho tàng tri thức vô cùng uyên bác và nguồn tri thức uyên bác đó lại chính là nền tảng trí tuệ để các ông sáng lập, bổ sung, phát triển học thuyết, chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhƣ vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin là tinh hoa văn hóa nhân loại, tinh thần thời đại, thực sự là sự kết tinh, hội tụ, thăng hoa, tỏa sáng tinh hoa văn hóa nhân loại, tinh thần thời đại; đã tiếp thu, hấp thụ đƣợc tối đa những thành quả của văn minh và di sản văn hóa ƣu tú của nhân loại. C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin - những ngƣời sáng lập, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin đã kế thừa tinh hoa tƣ tƣởng nhân loại từ sự “tỏa sáng rực rỡ của những ngôi sao trên bầu trời tƣ tƣởng của nhân loại” 7. Chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là thứ lý luận kinh viện, khép kín, nó luôn hƣớng về thực tiễn, thời đại; tiếp thu không ngừng nghỉ những thành tựu tƣ tƣởng, khoa học ƣu tú của nhân loại; trở thành “tinh hoa” của thời đại, linh hồn sống của văn hóa. Lênin đã nói: “Hệ tƣ tƣởng cách mạng của giai cấp vô sản của chủ nghĩa Mác có ý nghĩa mang tính lịch sử thế giới, bởi vì nó không bài trừ những thành tựu đáng quý nhất của giai cấp tƣ sản, ngƣợc lại đã tiếp thu và cải tạo tất cả những thứ có giá trị trong lịch sử hơn 2.000 năm phát triển tƣ tƣởng và văn hóa nhân loại”8. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin mang trong mình những giá trị tiêu biểu của tiến trình phát triển lịch sử nhận thức của nhân loại, thực sự là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử tƣ tƣởng loài ngƣời; giá trị của 6 V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.110. 7 Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân (2008), Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, (Tài liệu phục vụ dạy và học Chƣơng trình các môn Lý luận chính trị trong các trƣờng Đại học, Cao đẳng), Nxb Đại học kinh tế quốc dân, tr.13. 8 Văn tuyển Lênin (2009), Bàn về chủ nghĩa xã hội, Nxb Nhân dân, Bắc Kinh, 2009, tr.167. 29 |
  5. Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại cuộc cách mạng đó không bao giờ bị phai mờ trong suốt chiều dài sƣơng gió của lịch sử tƣ tƣởng nhân loại. Trong Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác, V.I. Lênin đã chỉ rõ rằng, mọi toan tính xem xét chủ nghĩa Mác bên ngoài con đƣờng phát triển của văn hóa nhân loại, biến nó thành một học thuyết biệt phái, “đóng kín và cứng nhắc, nảy sinh ở ngoài con đƣờng phát triển vĩ đại của văn minh thế giới” đều là biểu hiện của cách tiếp cận mang tính xuyên tạc, trái với chân lý”9. 2.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin - kho tàng tri thức phong phú, quý báu của nhân loại; những bộ phận hạt nhân, cốt lõi, những giá trị nền tảng Chủ nghĩa Mác - Lênin - là hệ thống tƣ tƣởng, lý luận khoa học, “hệ thống các quan điểm và học thuyết”10 khoa học, cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động do C. Mác và Ph. Ăngghen khởi thảo, sáng lập, V.I. Lênin bảo vệ và phát triển. Chủ nghĩa Mác - Lênin hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển biện chứng những giá trị lịch sử tƣ tƣởng nhân loại để giải thích, nhận thức thực tiễn thời đại; là thế giới quan duy vật biện chứng và phƣơng pháp luận biện chứng duy vật của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp tự giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con ngƣời, về những quy luật chung nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, tạo nên hệ tƣ tƣởng khoa học của giai cấp công nhân. Chủ nghĩa Mác - Lênin, bao gồm khối lƣợng di sản tri thức vô cùng đồ sộ, phong phú và đa dạng: 1/ Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống lý luận của C. Mác và Ph. Ăngghen và V.I. Lênin, đƣợc phản ảnh trong di sản đồ sộ 105 tập ( C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập (50 tập), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, xuất bản, 3/1995 và V.I. Lênin, Toàn tập, (55 tập), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, xuất bản, 2005). 2/ Chủ nghĩa Mác - Lênin có nội dung bao gồm hệ thống các học thuyết, chứa đựng những tri thức phong phú, sâu sắc về triết học, kinh tế, chính trị, lịch sử, quân sự, luật học, dân tộc học, xã hội học, mỹ học, logic học, mối quan hệ giữa sự phát triển xã hội với giới tự nhiên…; bao quát nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; là cội nguồn tri thức để hình thành nên rất nhiều bộ môn khoa học với những giá trị lịch sử, thời đại và khoa học to lớn. 3/. Chủ nghĩa Mác - Lênin tạo ra một cuộc cách mạng vĩ đại trong tiến trình lịch sử của nhân loại; để lại những giá trị không bao giờ bị phai mờ trong suốt chiều dài sƣơng gió của lịch sử tƣ tƣởng nhân loại; lan tỏa rộng khắp toàn cầu, có sức cuốn hút tƣ tƣởng vô cùng mạnh mẽ và kỳ lạ trên phạm vi toàn thế giới. 9 V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.49-50. 10 V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 26, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.59. |30
  6. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) Chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc cấu thành từ một loạt các lý luận cơ bản, các quan điểm cơ bản, phƣơng pháp cơ bản; nó là một chỉnh thể hoàn chỉnh, trong đó triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học là bộ phận hạt nhân, cốt lõi. Triết học Mác - Lênin ra đời đã tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử phát triển triết học của nhân loại: Triết học Mác - Lênin đã kế thừa một cách có phê phán những thành tựu của tƣ duy nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học triệt để, khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong lịch sử phát triển của triết học, không điều hòa với chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình chấm dứt tham vọng ở nhiều nhà triết học coi triết học là "khoa học của các khoa học", đứng trên mọi khoa học; với sự ra đời của triết học Mác - Lênin, vai trò xã hội của triết học cũng nhƣ vị trí của triết học trong hệ thống tri thức khoa học cũng biến đổi. “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”; triết học Mác - Lênin là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, giai cấp tiến bộ và cách mạng nhất, một giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân dân lao động và sự phát triển xã hội. Triết học Mác - Lênin là hệ thống tri thức chung nhất về thế giới, về vị trí, vai trò của con ngƣời trong thế giới ấy. Thế giới quan và phƣơng pháp luận triết học Mác - Lênin là bộ phận lý luận nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin; là sự kế thừa và phát triển những thành quả vĩ đại nhất của tƣ tƣởng triết học trong lịch sử nhân loại. C. Mác, Ph. Ăngghen và VI. Lênin đã phát triển chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng đến trình độ sâu sắc nhất và hoàn bị nhất, đó là: chủ nghĩa duy vật biện chứng với tƣ cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học; là phép biện chứng duy vật với tƣ cách “học thuyết về sự phát triển, dƣới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tƣơng đối của nhận thức của con ngƣời”11; và do đó, nó cũng chính là phép biện chứng của nhận thức hay là “cái mà ngày nay ngƣời ta gọi là lý luận nhận thức”12; đó còn là chủ nghĩa duy vật lịch sử với tƣ cách là hệ thống các quan điểm duy vật biện chứng về xã hội, làm sáng tỏ nguồn gốc, động lực và những quy luật chung của sự vận động, phát triển của xã hội loài ngƣời. "Giống nhƣ Đác-uyn (Charles Darwin) đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, C. Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài ngƣời" 13 và đây là một 11 V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.53. 12 V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.65. 13 C. Mác và Ph. Ăngghen (1995) Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.499. 31 |
  7. Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại trong những phát kiến vĩ đại nhất của C. Mác đối với nhân loại, nhƣ V. Lênin khẳng định: "Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tƣ tƣởng khoa học"14. Kinh tế chính trị Mác - Lênin ra đời đã tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử phát triển tƣ tƣởng kinh tế của nhân loại. Kinh tế chính trị Mác - Lênin đã đƣa ra nhiều quan điểm mới về kinh tế chính trị học thực hiện một cách mạng về học thuyết giá trị - lao động; xây dựng học thuyết giá trị thặng dƣ; dự đoán những đặc trƣng kinh tế cơ bản của xã hội tƣơng lai… Kinh tế chính trị Mác - Lênin là sự vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào việc nghiên cứu và chỉ ra những quy luật kinh tế, quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tƣ bản. Kinh tế chính trị Mác - Lênin đã phát hiện ra quy luật giá trị thặng dƣ - "quy luật vận động riêng của phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa hiện đại và của xã hội tƣ sản do phƣơng thức đó đẻ ra"15; chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản của xã hội tƣ bản là mâu thuẫn giữa lực lƣợng sản xuất ngày càng xã hội hóa cao với chế độ chiếm hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất chủ yếu, mâu thuẫn giữa giai cấp tƣ sản và giai cấp vô sản, mà "sự sụp đổ của giai cấp tƣ sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu"16. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin về phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa không chỉ bao gồm học thuyết của C. Mác về giá trị và giá trị thặng dƣ mà còn bao gồm học thuyết kinh tế của V.I Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Bộ Tư bản chính là công trình khoa học vĩ đại nhất của C. Mác. V.I. Lênin đã khẳng định: “Mục đích cuối cùng của bộ sách này là phát hiện ra quy luật kinh tế của sự vận động của xã hội hiện đại”, nghĩa là của xã hội tƣ bản chủ nghĩa, của xã hội tƣ sản. Nghiên cứu sự phát sinh, phát triển và suy tàn của những quan hệ sản xuất của một xã hội nhất định trong lịch sử, đó là nội dung của học thuyết kinh tế của Mác” 17. Đánh giá về khám phá vĩ đại trên của C. Mác, V. Lênin khẳng định: "Học thuyết giá trị thặng dƣ là viên đá tảng của học thuyết kinh tế của Mác"18. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời đã khắc phục triệt để những hạn chế và kế thừa những hạt nhân hợp lý của chủ nghĩa xã hội không tƣởng, tạo ra một cuộc cách mạng 14 V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.53. 15 C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.500. 16 C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.613. 17 V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.72. 18 V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.55. |32
  8. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) trong lĩnh vực tƣ tƣởng chủ nghĩa xã hội của nhân loại, đƣa chủ nghĩa xã hội từ không tƣởng thành khoa học. Chủ nghĩa xã hội khoa học là hệ thống tri thức chung nhất về cách mạng xã hội chủ nghĩa và quá trình hình thành, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa; về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng hình thái kinh tế - xã hội đó. Chủ nghĩa xã hội khoa học đã giải thích đƣợc bản chất của chế độ nô lệ làm thuê trong chế độ tƣ bản, phát hiện ra đƣợc những quy luật phát triển của chế độ tƣ bản và tìm thấy lực lƣợng xã hội có khả năng trở thành ngƣời sáng tạo xã hội mới, phát hiện ra học thuyết khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, khi nói về vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: “... phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa tạo ra một lực lƣợng bị buộc phải hoàn thành cuộc cách mạng ấy, nếu không thì sẽ bị diệt vong”19 và “thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại”20. V.I. Lênin cho rằng: “Điểm chủ yếu trong học thuyết Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là ngƣời xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”21. Với hệ thống lý luận hoàn chỉnh gồm ba bộ phận cấu thành là Triết học mácxít, Kinh tế chính trị mácxít và Chủ nghĩa xã hội khoa học gắn kết chặt chẽ với nhau, C. Mác và Ph. Ăngghen đã xây dựng nên một thế giới quan khoa học, phƣơng pháp luận cách mạng để nhận thức và cải tạo thế giới“cung cấp cho loài ngƣời và nhất là cho giai cấp công nhân, những công cụ nhận thức vĩ đại”22. V.I. Lênin khẳng định: "Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết chính xác. Nó là một học thuyết hoàn bị và chặt chẽ; nó cung cấp cho ngƣời ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thỏa hiệp với bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ sự áp bức của tƣ sản"23. 2.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin - giá trị đương đại, ngọn đuốc của văn minh nhân loại 2.3.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan khoa học, phương pháp luận cách mạng để nhận thức và cải tạo thế giới Chủ nghĩa Mác - Lênin xây dựng, phát triển trên cơ sở những thành tựu cao nhất của tƣ tƣởng nhân loại, của khoa học tự nhiên hiện đại và của kinh nghiệm thực tiễn xã hội loài ngƣời. Thực tiễn lịch sử xã hội đã xác nhận, gần hai thế kỷ qua chủ nghĩa Mác 19 C. Mác và Ph. Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.388-389. 20 C. Mác và Ph. Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.393. 21 V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.l. 22 V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.54. 23 V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.50. 33 |
  9. Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại - Lênin đã thể hiện đƣợc ƣu thế vƣợt trội và sức sống mãnh liệt với bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn trong đời sống xã hội nhân loại. Từ sau chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời đã có nhiều chủ nghĩa, học thuyết ra đời, có một giá trị, một ảnh hƣởng nhất định ở một phƣơng diện nhất định, trong một phạm vi nhất định của đời sống xã hội; song không thể trở thành chủ thuyết phát triển của thời đại. Các chủ nghĩa, học thuyết đó không phản ánh đƣợc những quy luật phát triển khách quan của lịch sử loài ngƣời và không thể hiện đƣợc nhu cầu, lợi ích, sức mạnh của lực lƣợng tiên phong của nhân loại (giai cấp công nhân) thúc đẩy lịch sử tiến lên. Sự phát triển của khoa học và thực tiễn xã hội nhân loại gần hai thế kỷ qua không những không làm mất đi, mà trái lại càng tô thắm, chứng minh sinh động, có sức thuyết phục cho giá trị, bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin. Những nguyên lý, khái niệm, phạm trù, quy luật và phƣơng pháp luận cơ bản của nó mang tính phổ biến và phổ quát. Chúng bao quát, tác động, chi phối cả giới tự nhiên, đời sống xã hội và tƣ duy, trí tuệ nhân loại ở tất cả các chế độ xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử. Vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa học cho hoạt động của con ngƣời và nhân loại tiến bộ. Ngày nay, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là cơ sở thế giới quan, phƣơng pháp luận khoa học, cách mạng để nhận thức và cải tạo thế giới “cung cấp cho loài ngƣời và nhất là cho giai cấp công nhân, những công cụ nhận thức vĩ đại” 24. Đanien Benxaiđơ - một nhà triết học đã nhấn mạnh tính “vƣợt trƣớc thời đại” của chủ nghĩa Mác - Lênin là ở chỗ, chủ nghĩa Mác - Lênin đã phát minh ra “cách viết mới về lịch sử”. “Cách viết mới” ấy không xem xét lịch sử nhƣ những “lát cắt” tách rời nhau, đứt đoạn, thiếu những mối liên hệ và tác động lẫn nhau giữa các thời đại, hoặc rơi vào quan điểm tất định luận mỹ miều, theo kiểu “sau cái này ắt là cái kia”, hoặc “thi vị hóa” lịch sử, biến lịch sử thành bản trƣờng ca của tinh thần phổ biến, siêu việt, “hoàn toàn lý tƣởng chủ nghĩa”. Đánh giá về chủ nghĩa duy vật biện chứng với tƣ cách hạt nhân thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin, một nhóm nhà nghiên cứu triết học Liên Xô khẳng định: “Chủ nghĩa duy vật biện chứng là phƣơng pháp duy nhất có giá trị của các khoa học hiện đại, là lý luận duy nhất khoa học để giải thích và cải tạo tự nhiên và xã hội”25. Thế giới đầu thế kỷ XXI ngày nay, có nhiều điểm mới khác xa thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, lúc chủ nghĩa Mác - Lênin sinh ra, hình thành và phát triển. 24 V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.54. 25 Theo Từ điển Triết học (Liên Xô), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960, tr.828. |34
  10. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ diễn ra nhƣ vũ bão làm biến đổi nhanh chóng cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần của xã hội, tạo ra một nền văn minh mới, thƣờng đƣợc gọi là “văn minh trí tuệ”. CNXH hiện thực nửa đầu thế kỷ XX đã chinh phục đƣợc trái tim và khối óc con ngƣời ở đông đảo các quốc gia dân tộc trên toàn thế giới vì nó chứng tỏ rằng có thể giải quyết đƣợc những vấn đề xã hội nan giải mà CNTB không thể giải quyết đƣợc. Cuộc khủng hoảng trầm trọng của CNXH với sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tạo nên sự biến đổi to lớn cục diện chính trị - xã hội của thế giới, gây ấn tƣợng mạnh mẽ nhất ở những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX. Thế giới ngày nay có nhiều vấn đề nổi cộm, toàn cầu nhƣ: Biến đổi khí hậu; ô nhiễm môi trƣờng, cạn kiệt tài nguyên; toàn cầu hóa; chiến tranh, xung đột; hòa bình; tôn giáo; bất bình đẳng; nghèo đói; tham nhũng; thất nghiệp; độc lập chủ quyền; Phát triển xã hội; đảm bảo quyền con ngƣời; phát triển bền vững… Trong bối cảnh đó với bản chất khoa học, cách mạng của mình, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn giữ vững vai trò là cơ sở thế giới quan khoa học, phƣơng pháp luận cách mạng để nhận thức và cải tạo nhiều vấn đề của thế giới đƣơng đại; thậm chí còn cả những vấn đề trọng yếu có liên quan đến sự sống còn của nhân loại, của các dân tộc đang phát triển nhƣ mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, vấn đề hòa bình, phát triển và môi trƣờng… Chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc hình thành trên cơ sở những tƣ tƣởng mang tính phê phán đối với “lịch sử thế giới” và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng sự phát triển của nền sản xuất xã hội hóa và nền kinh tế hàng hóa của chủ nghĩa tƣ bản đã tạo ra “thị trƣờng thế giới”, một mặt nó thúc đẩy sự phát triển lịch sử, đƣa các dân tộc bƣớc vào nền văn minh mới, nhƣng cũng đem đến những tai họa “máu và lửa” cho các dân tộc khác. Tiếp thu tinh thần thời đại của chủ nghĩa tƣ bản là cải tạo, làm chủ tự nhiên chủ nghĩa Mác - Lênin đƣa ra tƣ tƣởng con ngƣời thống nhất, hài hòa với tự nhiên, cho rằng, không thể mãi mãi say sƣa với thắng lợi của nền văn minh đối với giới tự nhiên, vì giới tự nhiên sẽ phản kháng lại nhân loại, hơn nữa, phía sau những mâu thuẫn giữa con ngƣời và tự nhiên là sự hài hòa trong mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với tự nhiên, mà căn cốt vẫn nằm ở sự hài hòa của mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời. Là ngƣời có nhiều năm nghiên cứu về Chủ nghĩa Mác - Lênin, học giả Phrăng-xoa U-ta cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn không ngừng đƣợc đổi mới và phát triển. Sức sống của học thuyết Mác - Lênin trong thời đại ngày nay thể hiện ở chỗ các giá trị bền vững trong những học thuyết cơ bản của các ông vẫn sẽ là lý luận và phƣơng pháp luận để nhận thức, cải tạo thế giới. Còn, với tƣ cách là nền tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam cho hành động thực tiễn của những 35 |
  11. Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại ngƣời vô sản, chủ nghĩa Mác - Lênin đòi hỏi phải luôn biết vận dụng sáng tạo để đi tới thành công”26. 2.3.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin là vũ khí sắc bén nhất trong việc phê phán hệ thống tư bản chủ nghĩa Hệ thống lý luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vũ khí sắc bén phê phán hệ thống tƣ bản chủ nghĩa. Triết học Mác - Lênin đã vạch ra những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội, tƣ duy; đem “chân lý” khoa học thay cho “mộng tƣởng”, bác bỏ lý thuyết sai lầm về sự tồn tại tuyệt đối, vĩnh cửu của chủ nghĩa tƣ bản. Kinh tế chính trị Mác - Lênin là kết tinh những thành tựu của kinh tế chính trị học nhân loại, đƣợc phát triển lên đỉnh cao với học thuyết giá trị thặng dƣ gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản ở giai đoạn tự do cạnh tranh tiến đến giai đoạn độc quyền và chủ nghĩa đế quốc. Kinh tế chính trị Mác - Lênin không chỉ vạch ra mục đích và bản chất của chủ nghĩa tƣ bản là bóc lột giá trị thặng dƣ và theo đuổi lợi nhuận tối đa, mà còn chỉ rõ những quy luật vận động, phát triển của chủ nghĩa tƣ bản cùng những mâu thuẫn và khuyết tật cố hữu của nó mà trong phạm vi chủ nghĩa tƣ bản không thể giải quyết đƣợc. Thực tiễn phát triển của phƣơng thức sản xuất và xã hội tƣ bản chủ nghĩa gần hai thế kỷ qua đã là minh chứng sinh động và sâu sắc cho tính đúng đắn, khoa học của lý luận kinh tế chính trị học Mác - Lênin. Trên thực tế, chủ nghĩa tƣ bản hiện đại càng phát triển thì càng làm cho những khuyết tật, mâu thuẫn, xung đột cố hữu của nó thêm trầm trọng. Một số học giả cho rằng các chuẩn đoán của kinh tế chính trị Mác - Lênin về những căn bệnh của chủ nghĩa tƣ bản sâu sắc hơn bất kỳ một hệ thống lý luận nào của giai cấp tƣ sản. Học giả ngƣời Mỹ Giêmxơn (Jameson), trong bài viết: “Luận bàn về chủ nghĩa Mác đang tồn tại hiện nay” có chỉ ra rằng chủ nghĩa Mác - Lênin chính là khoa học về những mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tƣ bản27. Tác giả G. Đêriđa. trong tác phẩm Những bóng ma của Mác, viết: “những vết loét” của xã hội tƣ sản, trong đó có tình trạng tha hóa con ngƣời, đƣợc C. Mác luận giải trong nhiều tác phẩm của ông, không hề mất đi, mà ngƣợc lại, còn trở nên phổ biến và sinh sôi nảy nở trong cái gọi là “trật tự thế giới mới” hôm nay. Đó là: 1) từ nạn thất nghiệp theo nghĩa truyền thống đến “nạn thất nghiệp mới” và “nạn nghèo đói mới” trong cuộc cạnh tranh toàn cầu hiện đại; 2) tình trạng vô gia cƣ, không quốc tịch gắn với thí nghiệm mới về 26 “Càng bị bài bác, chủ nghĩa Mác - Lênin càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt”, Báo Quân đội nhân dân, thứ 2, ngày 18/8/2014, số 19168, tr7-8. http://www.qdnd.vn 27 Dẫn theo Du Khả Bình (2008), Chủ nghĩa Mác trong thời đại toàn cầu hóa, Nxb Biên dịch Trung ƣơng, Bắc Kinh. |36
  12. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) lãnh thổ quốc gia và công dân; 3) chiến tranh kinh tế trên phạm vi toàn cầu đã và đang chi phối quan niệm thực tế về luật pháp quốc tế và sự thực thi luật pháp quốc tế một cách không bình đẳng và thiếu nhất quán; 4) sự bất lực trong việc chế ngự những mâu thuẫn về khái niệm, chuẩn mực và thực tế của thị trƣờng tự do, sự can thiệp của các nƣớc phát triển vào các nƣớc đang phát triển vì lợi ích vị kỷ của họ; 5) sự gia tăng tình trạng nợ nƣớc ngoài và những cơ chế gắn liền với nó làm cho một phần lớn nhân loại bị đói và bị đẩy tới tình trạng thất vọng; 6) nền công nghiệp vũ khí và tình trạng buôn bán vũ khí chi phối cả các hoạt động nghiên cứu khoa học - mâu thuẫn giữa nghiên cứu vì lợi ích dân sinh và nghiên cứu nhằm hoàn thiện phƣơng tiện giết ngƣời hàng loạt; 7) tình trạng phát tán vũ khí nguyên tử đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại; 8) chiến tranh sắc tộc dƣới chiêu bài bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia; 9) quyền lực ngày càng lớn và vô hạn mang tính toàn cầu của những nhà nƣớc ma, siêu hiệu lực và đặc biệt tƣ bản chủ nghĩa tức maphia và côngxoócxiom buôn bán ma tuý trên tất cả các lục địa; 10) tình trạng nhất thời, không bền vững của luật pháp quốc tế và các thiết chế của nó do những khác biệt về văn hóa và sự khống chế của một số nƣớc lớn28. Kinh tế chính trị Mác - Lênin đã vạch ra những quy luật kinh tế của xã hội tƣ bản chủ nghĩa, nhìn nhận chủ nghĩa tƣ bản trong cả quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của nó. Chủ nghĩa xã hội khoa học đặt nền móng vững chắc cho việc hiện thực hóa tƣ tƣởng về chủ nghĩa xã hội khoa học - học thuyết về sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và giải phóng loài ngƣời khỏi mọi hình thức nô dịch, áp bức, bóc lột và tha hóa. Nhà lý luận đƣợc vinh danh là ngƣời có sức ảnh hƣởng lớn nhất thế giới hiện tại Eagleton trong cuốn sách Vì sao Mác đúng đã nhận định về địa vị, vai trò lịch sử của chủ nghĩa Mác nhƣ sau: “Với vai trò là ngƣời phê phán chủ nghĩa tƣ bản kể từ khi xuất hiện một cách triệt để nhất, nghiêm khắc nhất, toàn diện nhất, chủ nghĩa Mác đã làm cho thế giới của chúng ta thay đổi mạnh mẽ. Từ đó, có thể đoán định rằng, chừng nào chế độ chủ nghĩa tƣ bản còn tồn tại thì chủ nghĩa xã hội sẽ còn không bị diệt vong”29. 2.3.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin là sức mạnh tinh thần, nguyên tắc chỉ đạo để tìm tòi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, giải phóng loài người Lập trƣờng chính trị về giải phóng giai cấp vô sản và mục tiêu giá trị về sự phát triển tự do, toàn diện con ngƣời là xuất phát điểm và đích đến của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thế kỷ XVIII - XIX, chủ nghĩa tƣ bản phát triển đã thực hiện công cuộc giải phóng chính trị đối với chủ nghĩa chuyên chế phong kiến nhƣng họ lại lấy “tƣ bản” là 28 G. Đêriđa (1994), Những bóng ma của Mác, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.172-177, 218. 29 Terry Eagleton (Anh) (2011), Vì sao Mác đúng, Nxb Tân Tinh, tr.6-7. 37 |
  13. Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại gốc, con ngƣời trở thành nô lệ của “vật chất”, đặc biệt của “tƣ bản”, đó chỉ là những bƣớc đầu tiên trong sự nghiệp giải phóng loài ngƣời. Chủ nghĩa Mác - Lênin là đỉnh cao trí tuệ nhân loại đƣợc xây dựng, phát triển dựa trên những thành tựu cao nhất của triết học, kinh tế chính trị học, lý luận xã hội chủ nghĩa và khoa học xã hội - nhân văn hiện đại. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã: Chỉ ra quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội, tƣ duy; khẳng định sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên; quy luật sản xuất giá trị thặng dƣ trong mọi giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tƣ bản, tạo ra mâu thuẫn không thể điều hòa, tự giải quyết trong lòng xã hội tƣ bản; địa vị kinh tế - xã hội, phẩm chất chính trị, vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tƣ bản và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mƣời Nga năm 1917 và sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu thế kỷ XX, đã chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo, khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Sự biến sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nƣớc Đông Âu, qua lăng kính của chủ nghĩa Mác - Lênin là sự sụp đổ của một mô hình về chủ nghĩa xã hội (mô hình chủ nghĩa xã hội dựa trên nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu và bao cấp), chứ không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ nghĩa xã hội mục tiêu lý tƣởng, xu thế thời đại vẫn là động lực thôi thúc giai cấp công nhân, các Đảng Cộng sản và hàng triệu triệu ngƣời lao động trên thế giới hành động để biến nó thành hiện thực sinh động. Trên thực tế, chủ nghĩa xã hội khoa học với tƣ cách là lý luận khoa học vẫn đã và đang là kim chỉ nam cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của nhân loại tiến bộ; còn chủ nghĩa xã hội hiện thực đang đƣợc nảy sinh, phát triển sinh động, đa dạng trong thực tiễn lịch sử nhân loại. Jacques Derrida nhà tƣ tƣởng ngƣời Pháp đã khẳng định: Xã hội đƣơng “không thể không có Mác, không có Mác, không có ký ức về Mác, không có di sản của Mác sẽ không có tƣơng lai; bất luận nhƣ thế nào cũng phải có Mác, phải có sự tài hoa của ông, ít nhất là phải có tinh thần nào đó của ông”. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, trải qua bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là sức mạnh tinh thần, nguyên tắc chỉ đạo để tìm tòi con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội, giải phóng loài ngƣời.“Chủ nghĩa Mác - Lênin tồn tại qua thế kỷ XIX, thế kỷ XX và nay đã, đang lại bƣớc vào thế kỷ XXI, vƣợt qua bao nhiêu phong ba, bão táp của thời cuộc nhƣng nó vẫn đứng vững và tỏa sáng, chứng tỏ sức sống và sự thiên biến vạn hóa của nó rất kỳ diệu, dựa trên sự thống nhất giữa kiên định và vận dụng sáng tạo”30. 30 TS. Nguyễn Đình Bắc, “Đảng Cộng sản Việt Nam với sự kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin trong giai đoạn cách mạng mới”, Nguồn: https://www. nxbctqg.org.vn |38
  14. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) III. KẾT LUẬN Sức sống trƣờng tồn và giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc thể hiện trên nhiều phƣơng diện nhƣng theo tác giả bài viết phƣơng diện cốt lõi, nền tảng là: Chủ nghĩa Mác - Lênin là tinh hoa văn hóa nhân loại, tinh thần thời đại; kho tàng tri thức phong phú, quý báu của nhân loại, có bộ phận hạt nhân, cốt lõi, nền tảng là triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học; giữ nguyên giá trị đƣơng đại, là ngọn đuốc của văn minh nhân loại là cơ sở thế giới quan khoa học, phƣơng pháp luận cách mạng để nhận thức và cải tạo thế giới; là vũ khí sắc bén nhất trong việc phê phán hệ thống tƣ bản chủ nghĩa; là sức mạnh tinh thần, nguyên tắc chỉ đạo để tìm tòi con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội, giải phóng loài ngƣời. Bài viết tập trung, đi sâu nghiên cứu, phân tích đánh giá sức sống trƣờng tồn và giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc thể hiện trên các phƣơng diện cơ bản, cốt lõi, chủ yếu trên; qua đó góp phần vào bảo vệ“nền tảng tƣ tƣởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, theo Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 2. Trần Tích Hỷ (2017), Mác nói gì với chúng ta (Sách tham khảo), Ngƣời dịch: Thanh Huyền, Văn Tân, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 3. Hội đồng lý luận Trung ƣơng (2004), Lẽ phải của chúng ta, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 4. Hội đồng lý luận Trung ƣơng, PGS.TS. Tô Huy Rứa, GS.TS. Hoàng Chí Bảo (Đồng chủ biên) (2017), Nghiên cứu chủ thuyết phát triển của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 5. PGS.TS Đặng Hữu Toàn (2002), Chủ nghĩa Mác - Lênin và công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 6. GS. Trần Nhâm (2011), Chủ nghĩa Mác - Lênin học thuyết về sự phát triển và sáng tạo không ngừng (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, (15 tập), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39 |
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2