intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những dẫn liệu về đa dạng của rết bộ Geophilomorpha (Myriapoda: Chilopoda) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, tỉnh Sơn La, Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những dẫn liệu về đa dạng của rết bộ Geophilomorpha (Myriapoda: Chilopoda) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, tỉnh Sơn La, Việt Nam giới thiệu các kết quả nghiên cứu về đa dạng của rết bộ Geophilomorpha ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa thuộc xã Mường Thải, Phù Yên, Sơn La. Đồng thời cũng xem xét mức độ tương đồng về thành phần loài cũng như các chỉ số đa dạng của rết bộ Geophilomorpha ở các sinh cảnh đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những dẫn liệu về đa dạng của rết bộ Geophilomorpha (Myriapoda: Chilopoda) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, tỉnh Sơn La, Việt Nam

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIÂNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0032 NHỮNG DẪN LIỆU VỀ ĐA DẠNG CỦA RẾT BỘ GEOPHILOMORPHA (MYRIAPODA: CHILOPODA) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÀ XÙA, TỈNH SƠN LA, VIỆT NAM Trần Thị Thanh Bình1, Lê Xuân Sơn2, Nguyễn Đức Hùng1,* Tóm tắt. Nghiên cứu về đa dạng của rết bộ Geophilomorpha (Myriapoda: Chilopoda) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, Sơn La được tiến hành từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018. Mẫu vật được thu thập từ các sinh cảnh bao gồm: Khu dân cư và đất nông nghiệp; Rừng tre nứa; Rừng hỗn giao gỗ + tre nứa; Rừng cây gỗ. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 12 loài thuộc 3 giống, 2 họ của bộ Geophilomorpha trong đó bổ sung cho khu hệ rết Việt Nam 5 loài, 6 loài là ghi nhận mới cho khu vực nghiên cứu và 1 loài mới chỉ xác định đến giống. Đây là những số liệu cập nhật mới về thành phần loài rết (bộ Geophilomorpha) của Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa. Sinh cảnh rừng cây gỗ có đa dạng loài rết thuộc bộ Geophilomorpha cao nhất (8 loài), tiếp đến là rừng tre nứa (6 loài), thấp hơn là rừng hỗn giao (3 loài), khu dân cư và đất nông nghiệp chỉ ghi nhận 1 loài thuộc bộ này. Đặc biệt, rết thuộc bộ Geophilomorpha ở rừng cây gỗ cũng có số loài riêng lớn nhất với 5 loài (chiếm 62,50 % số loài trong sinh cảnh), trong khi đó số loài riêng của rừng tre nứa và rừng hỗn giao đều chiếm chỉ 33,33 % số loài trong sinh cảnh. Loài gặp ở sinh cảnh khu dân cư và đất nông nghiệp không gặp ở các sinh cảnh rừng. Đa dạng về rết bộ Geophilomorpha ở các sinh cảnh rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa đạt mức đa dạng trung bình (1
  2. 284 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIÂNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Thải, Phù Yên, Sơn La. Đồng thời cũng xem xét mức độ tương đồng về thành phần loài cũng như các chỉ số đa dạng của rết bộ Geophilomorpha ở các sinh cảnh đó. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu là 37 mẫu rết thuộc bộ Geophilomorpha được thu tại 4 sinh cảnh của khu vực nghiên cứu bao gồm: rừng cây gỗ; rừng tre nứa; rừng hỗn giao gỗ + tre nứa; khu dân cư và đất nông nghiệp. Mẫu được thu theo 4 tuyến đi rừng là Tuyến 1: Tuyến suối Bản Chiếu, bắt đầu từ Bản Chiếu (N: 21 20 18,5; E:104 41 29,0 ) theo suối Bản Chiếu đến điểm cuối có tọa độ là N: 21 20 36,9; E: 104 40 39,1 (đi men theo suối và rẽ lên các sinh cảnh). Tuyến 2: Tuyến rừng phía tây, bắt đầu từ Bản Chiếu theo đường rừng đi về phía Tây đến điểm cuối có tọa độ là N:21 20 49,7; E: 104 40 49,7. Tuyến 3: Tuyến rừng phía Bắc, bắt đầu từ Bản Chiếu theo đường rừng đi về phía bắc đến điểm cuối có tọa độ là N: 21 21 22,5; E: 104 40 30,6. Tuyến 4: Tuyến rừng phía đông, bắt đầu từ Bản Chiếu, qua bản người Mông theo đường rừng đi về phía đông, đến điểm cuối có tọa độ là N21 20 56,7; E 104 41 46,8. Mỗi tuyến dài khoảng 8-10 km, có đủ các dạng sinh cảnh. Mẫu được thu vào tháng 5 và 11 năm 2017 và năm 2018. Thu mẫu định tính bằng nhiều cách khác nhau như lật đá; vạch thảm mục, cây mục; đào đất; bằng phương pháp bẫy đất Barber của Mesibov & Churchill (2003) và phương pháp rây đất của Ghiliarov M. S. (1976). Mỗi cá thể rết định hình và lưu giữ riêng trong từng lọ đựng mẫu có chứa cồn 70o. Định loại rết theo phương pháp so sánh hình thái, như các đặc điểm râu, tấm ngực, tấm hàm, chân cuối, lỗ thở, cơ quan sinh dục, … với sự hỗ trợ của các thiết bị quan sát, vẽ mô tả và chụp hình. Định loại rết theo các tài liệu của Bonato L. (2004, 2010, 2012), Minelli A. ( 2011), Uliana M. (2007) và Shinohara K. (1981). Các chỉ số đa dạng được tính toán theo phần mềm Primer Ver.5.2.4 bao gồm các chỉ số về số loài, sự phong phú về cá thể của các loài, chỉ số đa dạng Shanon-Wever (H’ = (Sum ni/N*Log(ni/N))), chỉ số đa dạng loài Margaless (d = (s-1/Log(N)), chỉ số đa dạng Fisher (α) và chỉ số đồng đều (J= (H’/LogS)). Các chỉ số này cũng được tính toán cho từng loại sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu [Primer-E Ltd. (2001) - Version 5.2.4]. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Kết quả nghiên cứu bộ rết đất Geophilomorpha ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa đã phát hiện 12 loài thuộc 3 giống, 2 họ (Geophilidae và Mecistocephalidae); họ Mecistocephalidae gặp 2 giống, 11 loài và họ Geophilidae chỉ gặp một giống, 1 loài. Giống Tygarrup gặp số loài nhiều nhất là 8 loài, giống Mecistocephalus gặp 3 loài và giống Strigamia gặp 1 loài (Bảng 1). Trong số này (không tính 1 loài chưa xác định được tên loài) đã ghi nhận mới cho khu hệ rết Việt Nam 5 loài; ghi nhận mới cho khu vực nghiên cứu 6 loài và đây là những số liệu cập nhật mới về thành phần loài rết (bộ Geophilomorpha) của Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa. Chỉ có một loài trong 6 loài ghi nhận mới cho khu vực nghiên cứu đã gặp ở Việt Nam trong các nghiên cứu trước đó là Tygarrup diversidens (đã gặp ở Lao Cai) (Tran et all., 2013).
  3. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BÂN TRONG SINH HỌC 285 Bảng 1. Thành phần loài và số lượng cá thể rết đất Geophilomorpha trong các sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu TT THÀNH PHẦN LOÀI I II III IV BỘ GEOPHILOMORPHA HỌ GEOPHILIDAE Giống Strigamia Gray, 1843* 1 Strigamia tenuiungulata (Takakuwa, 1938)** 1 HỌ MECISTOCEPHALIDAE Giống Mecistocephalus Newport, 1843 2 Mecistocephalus glabridorsalis Attems, 1901 7 2 3 Mecistocephalus karasawai Uliana, Bonato and Minelli, 2007** 2 3 4 Mecistocephalus punctifrons Newport, 1843 1 Giống Tygarrup Chamberlin, 1914 5 Tygarrup crassignathus Titova, 1983 2 6 Tygarrup diversidens (Silvestri, 1919)* 1 7 Tygarrup griseoviridis Verhoeff, 1937** 1 8 Tygarrup javanicus Attems, 1929 1 4 9 Tygarrup malabarus (Chamberlin, 1944)** 1 1 10 Tygarrup singaporiensis Verhoeff K. W., 1937 1 2 5 11 Tygarrup triporus Titova, 1983** 1 12 Tygarrup sp. 1 Số loài (S) 1 6 3 8 Số loài riêng 0 2 1 5 Số cá thể (N) 1 15 6 15 Ghi chú. I: Khu dân cư và đất nông nghiệp; II: Rừng tre nứa; III: Rừng hỗn giao; IV: Rừng cây gỗ Chú thích *: Ghi nhận mới cho khu vực nghiên cứu; **: Ghi nhận mới cho khu hệ rết Việt Nam Trong các sinh cảnh nghiên cứu, sinh cảnh rừng cây gỗ có số loài nhiều nhất với 8 loài (chiếm 66,67 % số loài ở khu vực nghiên cứu), tiếp theo là rừng tre nứa với 6 loài (chiếm 50 % số loài ở khu vực nghiên cứu), Rừng hỗn giao gặp 3 loài (chiếm 25 % số loài ở khu vực nghiên cứu) và thấp nhất là khu dân cư và đất nông nghiệp với 1 loài (chiếm 8,33 % số loài ở khu vực nghiên cứu). Bởi các loài trong bộ rết đất Geophilomorpha có cơ thể dài và có khả năng chui rúc trong đất nên chúng đa dạng hơn ở những vùng đất đủ độ ẩm, độ xốp và nhiều nhóm thức ăn của chúng. Rừng cây gỗ với độ che phủ cao tạo nên độ ẩm và độ xốp của đất thích hợp cho nhóm rết này. Đồng thời rừng tre nứa là sinh cảnh có nhiều nhóm động vật không xương sống nhỏ, là thức ăn của rết. Sinh cảnh khu dân cư và đất nông nghiệp ít thích hợp với nhóm này vì nhiều loài có cơ thể dài nên dễ bị đứt, ... khi đất bị tác động bởi sự chăm sóc cây trồng của người dân, đồng thời ở đây cũng ít loài là thức ăn phù hợp của chúng bởi sự tác động bằng thuốc trừ sâu bệnh của con người. Không
  4. 286 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIÂNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM có loài nào gặp ở cả 4 sinh cảnh và chỉ có 1 loài gặp ở 3 sinh cảnh là Tygarrup singaporiensis, có 3 loài gặp ở 2 sinh cảnh và 8 loài chỉ gặp ở 1 sinh cảnh. Số loài riêng của từng sinh cảnh cũng rất đặc biệt: Loài gặp ở sinh cảnh khu dân cư và đất nông nghiệp không gặp ở các sinh cảnh rừng. Sinh cảnh rừng cây gỗ có 5 loài riêng (chiếm 62,50 % số loài của sinh cảnh), ở rừng tre nứa và rừng hỗn giao số loài riêng ít hơn, đều chỉ chiếm 33,33 % (Bảng 1). Về độ tương đồng thành phần loài giữa các sinh cảnh của khu vực nghiên cứu (Bảng 2) cho thấy: giữa các sinh cảnh có độ tương đồng về thành phần loài rất thấp, chỉ có sinh cảnh rừng tre nứa và rừng hỗn giao đạt 43,40 % còn các tương đồng về thành phần loài giữa các sinh cảnh khác đều rất thấp chỉ từ 25,25 % đến 0 %. Bảng 2. Độ tương đồng về thành phần loài rết đất Geophilomorpha ở các sinh cảnh của khu vực nghiên cứu I II III I II 20,23 III 0,00 43,40 IV 17,80 25,25 13,91 Ghi chú. I: Khu dân cư và đất nông nghiệp; II: Rừng tre nứa; III: Rừng hỗn giao; IV: Rừng cây gỗ So sánh sự tương đồng về thành phần loài giữa các sinh cảnh (Hình 1) cho thấy: Khu dân cư và đất nông nghiệp tách thành một nhánh riêng biệt. Do ở sinh cảnh này không có tầng thảm mục, thường xuyên chịu tác động của con người nên chỉ những loài phân bố rộng hoặc những loài thích nghi được với điều kiện này mới tồn tại và phát triển ở đây. Ba sinh cảnh còn lại là rừng tre nứa, rừng hỗn giao và rừng cây gỗ nằm cùng một nhánh bởi các sinh cảnh này có tầng thảm mục, ít chịu sự tác động của con người. Tuy nhiên, sinh cảnh rừng cây gỗ và rừng tre nứa mặc dù có số loài lớn gần như nhau (8 và 6 loài) nhưng sự khác biệt về thành phần loài lớn nên chúng tách thành hai nhành riêng khá xa nhau (Hình 1). Hình 1. Độ tương đồng về thành phần loài rết đất ở các sinh cảnh của khu vực nghiên cứu Ghi chú. I: Khu dân cư và đất nông nghiệp; II: Rừng tre nứa; III: Rừng hỗn giao; IV: Rừng cây gỗ Kết quả về chỉ số đa dạng cho thấy cả ba sinh cảnh rừng đều có đa dạng của bộ rết đất Geophilomorpha ở mức trung bình (1< H’< 3). Trong đó, sinh cảnh rừng cây gỗ có đa
  5. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BÂN TRONG SINH HỌC 287 dạng rết thuộc bộ Geophilomorpha cao nhất (H’ = 1,802; d = 2,585, = 6,966), thấp nhất là ở sinh cảnh rừng hỗ giao (H’ =1,011; d = 1,116, α = 2,388). Sinh cảnh khu dân cư và đất nông nghiệp chỉ có 1 loài nên không xác định được các chỉ số đa dạng d, α và chỉ số đa dạng H’=0 (Bảng 3). Độ đồng đều về số cá thể của loài J’ trong các sinh cảnh nghiên cứu thì sinh cảnh rừng hỗn giao có độ đồng đều lớn hơn các sinh cảnh rừng còn lại (Bảng 3). Bảng 3. Chỉ số đa dạng rết đất Geophilomorpha ở các sinh cảnh của khu vực nghiên cứu S N J' H' d Fisher (α) I 1 1 --- 0 --- --- II 6 15 0,8498 1,523 1,846 3,706 III 3 6 0,9206 1,011 1,116 2,388 IV 8 15 0,8665 1,802 2,585 6,966 Ghi chú. S: số loài; N: số cá thể; I: Khu dân cư và đất nông nghiệp; II: Rừng tre nứa; III: Rừng hỗn giao; IV: Rừng cây gỗ 4. KẾT LUẬN Đã ghi nhận ở khu vực nghiên cứu 12 loài thuộc 3 giống, 2 họ của bộ Geophilomorpha, trong đó bổ sung cho khu hệ rết Việt Nam 5 loài, 6 loài là ghi nhận mới cho khu vực nghiên cứu và 1 loài mới chỉ xác định đến giống. Đây cũng là những số liệu cập nhật mới về thành phần loài rết thuộc bộ Geophilomorpha của Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, Sơn La. Đa dạng về rết thuộc bộ Geophilomorpha ở các sinh cảnh rừng của khu vực nghiên cứu đều đạt mức đa dạng trung bình (1 < H’ < 3). Trong đó rừng cây gỗ có đa dạng thành phần loài lớn nhất với 8 loài và các chỉ số đa dạng là H’ = 1,802; d = 2,585, α = 6,966. Rừng tre nứa và rừng hỗn giao có độ tương đồng về thành phần loài cao nhất đạt 43,40 %. Lời cảm ơn: Nghiên cứu được tài trợ về kinh phí bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), mã số 106-NN05-2016.16. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bonato, L., Danyi L., Socci A. and Minelli A., 2012. Species diversity of Strigamia Gray, 1843 (Chilopoda: Linotaeniidae): a preliminary synthesis. Zootaxa, 3593: 1-39. Bonato, L. & Minelli A., 2010. The geophilomorph centipedes of the Seychelles (Chilopoda: Geophilomorpha). Phelsuma 18: 9-38. Bonato, L. & Minelli A., 2004. The centipede genus Mecistocephalus Newport 1843 in the Indian Peninsula (Chilopoda Geophilomorpha Mecistocephalidae). Tropical Zoology, 17(1): 15-63. Do Tat Loi, 2004. Viet Nam medicinal plants and medicine. Medical Publishing House, 1274 pages (in Vietnames). Ghiliarov, M. S., 1976. Method for studying on Mesofauna. Moscow Science Publishing House, 12-29 (in Rusian).
  6. 288 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIÂNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Nguyễn Đức Hùng, 2022. Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lớp Chân môi (Chilopoda) ở Tây Bắc, Việt Nam. Luận án tiến sỹ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Mesibov, R. and Churchill, T. B., 2003. Patterns in pitfall captures of millipedes (Diplopoda: Polydesmida: Paradoxosomatidae) at coastal heathland sites in Tasmania. Australian Zoologist, 32(3): 431-438. Minelli, A., 2011. Chapter 2 The Chilopoda - Introduction. In: Minelli A. (ed.) The Myriapoda, Volume 1: 21-42.Treatise on Zoology - Anatomy, Taxonomy, Biology. Brill Publisher. Primer-E Ltd., 2001. Primer 5 for Windows. Version 5.2.4. Shinohara, K. (1981). Two new species of the genus Strigamia (Chilopoda: Geophilidae) from Japan. Acta Arachnologica, 30: 41-48. Tran, T. T. Binh, Tran T. X. Hoa and Lucio Bonato, 2019. A new soil centipede from South-East Asia with a unique arrangement of ventral glands, and a revised synopsis of Gonibregmatidae (Chilopoda, Geophilomorpha). Zookeys, 838: 111-132. Tran, T. T. B, Nguyen D. Hung, Ha K. Loan and Vu T. Ha, 2018. Preliminary data on Centipedes (Chilopoda: Scolopendromorpha and Scutigeromorpha) in Ta Xua Nature Reserve, Son La province. Vietnam. Journal of Biology, 40(1): 1-8. Tran, T. T. B., Le X. S. and Nguyen A. D., 2013. An annotated checklist of centipedes (Chilopoda) of Vietnam. Zootaxa, 3722 (2): 219-244. Uliana, M., Bonato L., Minelli A. 2007. The Mecistocephalidae of the Japanese and Taiwanese islands (Chilopoda: Geophilomorpha). Zootaxa, 1396: 1-84. Yang, S., Xiao Y., Kang D., Liu J., Li Y., Undheim E. A., Klint J. K., Rong M., Lai R. and King G. F., 2013. Discovery of a selective NaV1.7 inhibitors from centipede venom with analgesic efficacy exceeding morphine in rodent pain models. PNAS, 110 (43): 17534-17539.
  7. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BÂN TRONG SINH HỌC 289 PRELIMINARY DATA ON CENTIPEDES (CHILOPODA: GEOPHILOMORPHA) IN TA XUA NATURE RESERVE, SON LA, VIET NAM Binh Thi Thanh Tran1, Son Xuan Le2, Hung Duc Nguyen1,* Abstract. A study on Centipedes (Chilopoda: Geophilomorpha) in Ta Xua Nature Reserve, Son La in May and November in two years 2017 and 2018. Samples were collected in four typical habitats : wooden tree forests, mixd forests (bamboo and wooden), bamboo forests and agro-residental areas. As a rerult, a total of 12 species belonging to 3 genera, 2 families in order Geophilomorpha. The study results also contributed new records of 5 species to the centipedes fauna of Viet Nam, 6 species are new records to the centipedes fauna of Ta Xua Nature Reserve. Among habitats, wooden tree forests have highets of the diversity (H’ = 1.802; d = 2.585, α = 6.966), decreases in bamboo forests (H’ = 1.523; d = 1.846, α = 3.706) and mixd forests (H’ = 1.011; d = 1.116, α = 2.388), agro-residental areas (H’ = 0). Keywords: Chilopoda, diversity, Geophilomorpha, Son La, Ta Xua. 1 Hanoi National University of Education 2 Vietnam - Russian Tropical Center * Email: hungnd@hnue.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2