intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điểm mới trong Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

41
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung giới thiệu các nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 liên quan đến những quy định chung về hợp đồng trên cơ sở phân tích, so sánh với các quy định tương ứng trước đó của Bộ luật Dân sự năm 2005, bao gồm các quy định về giao kết hợp đồng (1); thực hiện hợp đồng (2); xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng (3) như phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, hoãn, chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điểm mới trong Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng

  1. NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 VỀ HỢP ĐỒNG (QUY ĐỊNH CHUNG) Đỗ Văn Đại Bài viết theo thư mời của Hội hợp tác pháp lý châu Âu và Việt Nam Tóm tắt. Bài viết tập trung giới thiệu các nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 liên quan đến những quy định chung về hợp đồng trên cơ sở phân tích, so sánh với các quy định tƣơng ứng trƣớc đó của Bộ luật Dân sự năm 2005, bao gồm các quy định về giao kết hợp đồng (1); thực hiện hợp đồng (2); xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng (3) nhƣ phạt vi phạm, bồi thƣờng thiệt hại, hoãn, chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng. Từ khóa: những điểm mới; Bộ luật Dân sự năm 2015; hợp đồng. Résumé : Cette recherche se concentre de présenter les nouvelles dispositions du Code civil vietnamien de 2015 en comparant entre celles-ci avec les dispositions équivalentes du Code civil vietnamien de 2005 sur la formation du contrat (1); l‟exécution du contrat (2); les sanctions de l‟inexécution contractuelle (3) comme les clauses pénales, la responsabilité contractuelle, la résolution et la résiliation du contrat pour l‟inexécution. Mots clés: les nouvelles dispositions; Code civil de 2015; contrat. 1. Dẫn nhập. Thực tiễn cho thấy các quy định về hợp đồng trong BLDS 2005 đã bộc lộ một số vƣớng mắc, bất cập; chồng chéo với một số luật chuyên ngành. Chính vì vậy, BLDS 2015 đã có những sửa đổi cơ bản liên quan đến phần những quy định chung về hợp đồng. Bài viết sẽ tập trung vào những thay đổi về nội dung nhƣng chúng ta cũng nên biết có sự thay đổi về nguồn điều chỉnh hợp đồng. Thứ nhất, đã có sự thay đổi về nguyên tắc cơ bản theo hƣớng bỏ bớt quy định (từ 10 điều luật tƣơng ứng với 10 nguyên tắc ở phần đầu của Bộ luật chỉ còn 1 điều luật là Điều 5 với 5 nguyên tắc và bỏ nguyên tắc giao kết, nguyên tắc thực hiện trong phần hợp đồng vì đã có nguyên tắc cơ bản điều chỉnh ở Điều 5) đồng thời củng cố một số nguyên tắc (nhƣ nguyên tắc thiện * Trưởng Khoa Luật Dân sự- Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Thành viên Hội đồng tư vấn án lệ Tòa án nhân dân tối cao, Trọng tài viên-Phó chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC). 88
  2. chí, trung thực ; trƣớc đây là nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự còn ngày nay là nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự). Thứ hai, đã có việc bổ sung « án lệ », « lẽ công bằng » nhƣ nguồn bổ sung khi văn bản chƣa đầy đủ137 và thực tế đã có một số án lệ đƣợc công bố sau khi Bộ luật dân sự có hiệu lực pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc các nội dung liên quan đến những quy định chung về giao kết hợp đồng (1); thực hiện hợp đồng (2); xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng (3) nhƣ phạt vi phạm, bồi thƣờng thiệt hại, hoãn, chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng. 1. Giao kết hợp đồng 2. Đề nghị giao kết hợp đồng. Có thể thấy rằng một trong những giai đoạn quan trọng của việc thiết lập quan hệ hợp đồng chính là xác lập hợp đồng bao gồm đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Thông thƣờng, để đi đến giao kết hợp đồng, luôn có một bên đƣa ra đề nghị và bên còn lại chấp nhận đề nghị đó. Trải qua nhiều giai đoạn đàm phán, các bên đều có thể đƣa ra đề nghị của mình, và nhận đƣợc phản hồi của bên còn lại. Do đó, hợp đồng đƣợc xác lập khi các bên thống nhất đƣợc các đề nghị mà các bên đƣa ra. Tuy nhiên, các quy định về đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của BLDS 2005 còn tồn tại nhiều bất cập. Theo khoản 1 Điều 390 BLDS 2005, “đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể”. Ngày nay, khoản 1 Điều 386 BLDS 2015 quy định “đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng”. Có thể thấy rằng quy định mới đã lƣợc bỏ cụm từ “cụ thể”, nghĩa là chỉ cần gửi tới bên đã đƣợc xác định, đồng thời mở rộng thêm chủ thể là “công chúng”. Nhƣ vậy, khái niệm “đề nghị giao kết hợp đồng” mang tính bao quát và phù hợp hơn cho thực tiễn áp dụng. 3. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Sau khi đề nghị đƣợc chuyển đến ngƣời nhận, ngƣời này có thể trả lời chấp nhận, từ chối hoặc sửa đổi đề nghị. Trả lời 137 Theo Điều 6 BLDS 2015, “1. Trƣờng hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán đƣợc áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tƣơng tự. 2. Trƣờng hợp không thể áp dụng tƣơng tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng”. 89
  3. chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự bày tỏ ý chí của ngƣời đƣợc đề nghị đồng ý ký kết hợp đồng theo những điều kiện do bên đề nghị đƣa ra thông qua hình thức lời nói, văn bản, hành vi. Tuy nhiên, cũng có trƣờng hợp trong quá trình giao kết, đôi khi một bên không nói rõ quan điểm của mình mà họ im lặng trƣớc lời đề nghị. Nhƣ vậy, im lặng có đƣợc xem là chấp nhận giao kết hợp đồng hay không? Liên quan đến vai trò của sự im lặng trong giao kết hợp đồng, BLDS 2005 đã có quy định tại khoản 2 Điều 404 với nội dung “Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết”. Ở đây, BLDS 2005 đã ghi nhận vai trò của im lặng nhƣng không nêu trong phần chấp nhận giao kết hợp đồng mà trong phần xác định thời điểm hợp đồng đƣợc giao kết và BLDS 2015 đã khắc phục nhƣợc điểm này. Cụ thể, trong quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, Điều 393 BLDS 2015 có bổ sung thêm quy định mới mà trƣớc đó chƣa tồn tại trong BLDS 2005 với nội dung “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”. Ở đây, BLDS 2015 theo hƣớng thông thƣờng im lặng không là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nhƣng có ngoại lệ, khi theo thỏa thuận hay thói quen của các bên, im lặng vẫn là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. 4. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Điều 397 BLDS 2005 có quy định về Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng nhƣng chỉ đề cập đến trƣờng hợp “bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời” mà chƣa cho biết hƣớng xử lý cho trƣờng hợp bên đề nghị không ấn định thời hạn trả lời. Ở đây, khi bên đƣợc đề nghị nhận đƣợc đề nghị giao kết hợp đồng, nếu đề nghị giao kết hợp đồng có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi đƣợc thực hiện trong thời hạn đó. Vậy trong trƣờng hợp nếu bên đề nghị không ấn định thời hạn trả lời thì sẽ nhƣ thế nào? Vấn đề này chƣa đƣợc nêu trong BLDS 2005. BLDS 2015 (khoản 1 Điều 394) đã bổ sung thêm quy định này, theo đó khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu đƣợc thực hiện trong một thời hạn hợp lý. Quy định mới này đã lấp đƣợc “khoảng trống” cho trƣờng hợp khi đề nghị giao kết không nêu thời hạn. 90
  4. 5. Bên đề nghị, bên được đề nghị chết. BLDS 2005 có quy định về trƣờng hợp ngƣời đề nghị hay ngƣời đƣợc đề nghị chết, mất năng lực hành vi dân sự. Ngày nay, Điều 395 và Điều 396 BLDS 2015 quy định “trƣờng hợp bên đề nghị chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sau khi bên đƣợc đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên đề nghị” và “trƣờng hợp bên đƣợc đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhƣng sau đó chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên được đề nghị”. Đoạn in nghiêng thứ nhất trong hai điều khoản trên xuất phát từ việc BLDS 2015 ghi nhận thêm trƣờng hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi còn đoạn in nghiêng thứ hai đƣợc bổ sung vì hợp đồng mang tính nhân thân cần đƣợc chấm dứt. 6. Thông tin trong giao kết hợp đồng. BLDS 2005 đã có một số quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin nhƣ Điều 442 và khoản 1 Điều 451 BLDS 2005 về hợp đồng mua bán, Điều 469 BLDS 2005 về hợp đồng tặng cho. Tuy nhiên, đây là các quy định về hợp đồng đặc biệt và tập trung vào nghĩa vụ thông tin trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đối với giai đoạn giao kết hợp đồng, BLDS 2005 cũng có quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin tại Điều 411 về Hợp đồng có đối tƣợng không thể thực hiện đƣợc. Đây cũng chỉ là quy định rất chuyên biệt, chƣa phải là quy định có phạm vi điều chỉnh chung cho việc giao kết hợp đồng. Trƣớc sự thiếu vắng quy định chung về nghĩa vụ cung cấp thông tin, Tòa án đã khai thác quy định về thiện chí, trung thực hay lừa dối để buộc bên có thông tin phải cung cấp thông tin cho bên kia. Ngày nay Điều 387 BLDS 2015 có tiêu đề Thông tin trong giao kết hợp đồng với nội dung gồm 3 khoản nhƣ sau: “1. Trƣờng hợp một bên có thông tin ảnh hƣởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết. 2. Trƣờng hợp một bên nhận đƣợc thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không đƣợc sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác. 3. Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng”. 91
  5. Ở đây, chúng tôi bổ sung thêm hai nhận xét: Thứ nhất, thông thƣờng và trong thực tiễn vừa qua, bên có thông tin và phải cung cấp là bên bán tài sản nhƣng, với quy định nêu trên, nếu bên mua có thông tin liên quan đến tài sản ảnh hƣởng tới chấp nhận của bên bán thì bên mua cũng phải cung cấp thông tin. Thứ hai, nếu việc không cung cấp thông tin hội đủ các yếu tố của lừa dối thì hợp đồng vẫn có thể bị vô hiệu trên cơ sở các quy định lừa dối nhƣ thực tiễn xét xử đã làm trong thời gian qua. 7. Hợp đồng theo mẫu. BLDS 2005 đã có quy định về hợp đồng theo mẫu ở Điều 407. Về chủ đề này, BLDS 2015 đã một số bổ sung. Cụ thể, khoản 1 Điều 405 BLDS 2015 có quy định mới so với BLDS 2005 với nội dung “Hợp đồng theo mẫu phải đƣợc công khai để bên đƣợc đề nghị biết hoặc phải biết về những nội dung của hợp đồng. Trình tự, thể thức công khai hợp đồng theo mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật”. Việc thêm quy định này là hợp lý bởi lẽ đây là loại hợp đồng do một bên soạn thảo “sẵn” để có thể sử dụng giao dịch với một hoặc nhiều bên khác nhau, nên khi xác lập hợp đồng này một bên không thể trực tiếp tham gia đàm phán, “xây dựng” các điều khoản, và nếu muốn giao kết họ “buộc” phải chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng. Việc quy định “công khai” sẽ giúp cho bên tham gia hợp đồng có điều kiện tìm hiểu kỹ hơn về các điều khoản trong hợp đồng trƣớc khi giao kết, đồng thời với quy định này bên đƣa ra hợp đồng mẫu sẽ phải nghiêm túc trong việc xây dựng điều khoản hợp đồng, tránh trƣờng hợp lạm dụng nhằm gây ra những bất lợi cho bên tham gia. Bên cạnh quy định về hợp đồng mẫu, BLDS 2015 còn có điều luật riêng về điều kiện chung trong giao kết hợp đồng. 8. Điều kiện chung trong giao kết hợp đồng. BLDS 2015 đã bổ sung một quy định về Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồngvới nội dung “1. Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên đƣợc đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên đƣợc đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi nhƣ chấp nhận các điều khoản này. 2. Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trƣờng hợp điều kiện giao dịch này đã đƣợc công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó. Trình tự, thể thức công khai điều kiện giao dịch chung thực hiện theo quy định của pháp luật. 3. Điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên. Trƣờng hợp điều 92
  6. kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đƣa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác” (Điều 406). Đây là quy định hoàn toàn mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005. Thực tế, ngày nay quan hệ hợp đồng phát triển ngày càng đa dạng, những chủ thể tham gia hợp đồng thƣờng giao kết số lƣợng hợp đồng lớn, nên họ thƣờng đƣa ra những điều kiện chung nhằm áp dụng chung đối với các khách hàng của mình. Hiện nay chỉ có Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng có quy định về vấn đề này; còn pháp luật chuyên ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ xây dựng, hàng không, hàng hải, bảo hiểm, ngân hàng, du lịch v.v... chƣa có quy định cụ thể mà dƣờng nhƣ chỉ đƣợc đƣa ra bởi chính các chủ thể kinh doanh. Vì vậy, việc BLDS có quy định về Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng là cần thiết. 9. Thời điểm hợp đồng được giao kết. BLDS 2005 có cả một điều luật về Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự. Đó là Điều 404 nhƣng điều luật này có một số bất cập. Theo khoản 2 Điều 404 BLDS 2005, “Hợp đồng dân sự cũng xem nhƣ đƣợc giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận đƣợc đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết”. Bất cập của điều luật này thể hiện ở chỗ “quy định này liên quan đến trƣờng hợp hợp đồng đƣợc giao kết khi một bên giữ im lặng và không nêu rõ thời điểm hợp đồng đƣợc giao kết. Tuy nhiên, có thể suy luận rằng thời điểm hợp đồng đƣợc giao kết là thời điểm cuối cùng của thời hạn trả lời”. Ngày nay, khoản 2 Điều 400 BLDS 2015 quy định “trƣờng hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó”. Ngày nay, khoản 4 Điều 400 BLDS 2015 quy định “Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản”. Hƣớng sửa đổi nhƣ vậy cũng thuyết phục vì chữ ký chỉ là một dạng chấp nhận và còn có thể có cách thức thể hiện sự chấp nhận khác nhƣ điểm chỉ, đóng dấu. Điều luật trên đề cập tới xác định thời điểm hợp đồng đƣợc giao kết bằng miệng (khoản 3) và bằng văn bản (khoản 4). Trong thực tế thƣờng xảy ra trƣờng hợp hợp 93
  7. đồng giao kết bằng miệng nhƣng đƣợc xác nhận lại bằng văn bản (nhƣ mua bảo hiểm qua điện thoại và sau đó đƣợc xác nhận lại bằng văn bản). Trong những trƣờng hợp này điều luật chƣa rõ và thực tiễn cũng khá lúng túng. Cuối cùng, BLDS đã đƣợc thông qua với nội dung đƣợc bổ sung ở đoạn cuối Điều 400 BLDS 2015 nhƣ sau: “Trƣờng hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó đƣợc xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng đƣợc xác định theo khoản 3 Điều này”. Việc bổ sung này là cần thiết, giúp giải quyết lúng túng nêu trên. 10. Hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được. BLDS 2005 có quy định về hợp đồng vô hiệu trong phần hợp đồng trong đó có khoản 1 Điều 411 theo đó “Trong trƣờng hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng có đối tƣợng không thể thực hiện đƣợc vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu”. Ngày nay, khoản 1 Điều 408 BLDS 2005 theo hƣớng “trƣờng hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tƣợng không thể thực hiện đƣợc thì hợp đồng này bị vô hiệu”. Ở đây, việc khoanh vùng nguyên nhân khách quan đã đƣợc bỏ để cho phép áp dụng cho cả nguyên nhân chủ quan và “ký kết” đã đƣợc thay bằng “giao kết” để cho phép áp dung cả đối với hợp đồng bằng miệng. Ngoài ra, khoản 3 của điều luật vừa nêu đã thay cụm từ “có giá trị pháp lý” bằng cụm từ khác với nội dung “Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng đƣợc áp dụng đối với trƣờng hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tƣợng không thể thực hiện đƣợc nhƣng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực”. 11. Hình thức của hợp đồng. Trong BLDS 2005, bên cạnh quy định về hình thức của giao dịch dân sự đƣợc quy định tại Điều 122, Điều 124 và Điều 134, chúng ta còn thấy có quy định về hình thức của hợp đồng. Đó là Điều 401 BLDS 2005 với nội dung “1. Hợp đồng dân sự có thể đƣợc giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải đƣợc giao kết bằng một hình thức nhất định. 2. Trong trƣờng hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải đƣợc thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Hợp đồng không bị vô hiệu trong trƣờng hợp có vi phạm về hình thức, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác”. Quy định này có nhiều điểm chƣa thống nhất với các quy định về giao dịch dân sự và gây khó khăn trong quá trình vận dụng. 94
  8. BLDS 2015 đã bỏ quy định trên. Do đó, vấn đề hình thức của hợp đồng đƣợc điều chỉnh bởi các quy định về giao dịch dân sự (chỉ còn nêu 2 loại hình thức bắt buộc là công chứng, chứng thực và đăng ký đồng thời cho phép giữ hợp đồng nếu vi phạm hình thức nhƣng đã thực hiện đƣợc 2/3). 12. Giải thích hợp đồng. BLDS 2005 có quy định về giải thích giao dịch dân sự và về hợp đồng ở hai điều luật khác nhau. So với BLDS 2005 (Điều 409), BLDS 2015 (Điều 404) có thay đổi về giải thích hợp đồng. Thực tế, có điều khoản trong BLDS 2005 đã không đƣợc giữ lại. Đó là khoản 2 Điều 409 theo đó “khi một điều khoản của hợp đồng có thể đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa thì phải chọn nghĩa nào làm cho điều khoản đó khi thực hiện có lợi nhất cho các bên”. Tƣơng tự nhƣ vậy đối với khoản 5 Điều 409 theo đó “khi hợp đồng thiếu một số điều khoản thì có thể bổ sung theo tập quán đối với loại hợp đồng đó tại địa điểm giao kết hợp đồng”. Bên cạnh đó, có điều khoản đƣợc giữ lại nhƣng đã đƣợc chỉnh sửa, bổ sung. Trƣớc đây, khoản 1 Điều 409 BLDS 2005 quy định “khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó” còn ngày nay khoản 1 Điều 404 BLDS 2015 theo hƣớng “khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng”. Đoạn in nghiêng là nội dung đƣợc bổ sung vì, trong thực tiễn, Tòa án thƣờng sử dụng thông tin tiền hợp đồng (nhƣ quảng cáo) và hậu hợp đồng (nhƣ đăng ký quyền sở hữu, trồng cây trên đất) để giải thích hợp đồng nhƣng cách thức này chƣa đƣợc quy định trong BLDS. Trƣớc đây, khoản 8 Điều 409 BLDS 2005 quy định “trong trƣờng hợp bên mạnh thế đƣa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hƣớng có lợi cho bên yếu thế” còn, ngày nay, khoản 6 Điều 404 BLDS 2015 theo hƣớng “trƣờng hợp bên soạn thảo đƣa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hƣớng có lợi cho bên kia”. Khoản 8 Điều 409 BLDS 2005 đƣợc khai thác nhiều trong thực tiễn để bảo vệ bên yếu thế138 và đã đƣợc sửa đổi 138 Xem Đỗ Văn Đại (chủ biên), Giải quyết tranh chấp hợp đồng-Những điều doanh nhân cần biết, Nxb. Tri Thức 2015. 95
  9. cơ bản trong BLDS 2015. Cụ thể, trƣớc đây quy định này áp dụng cho quan hệ giữa “bên mạnh thế” và “bên yếu thế” còn ngày nay quy định này đƣợc mở rộng hơn. Quy định mới này đƣợc áp dụng cho bên soạn thảo hợp đồng và không cần xác định đây là bên mạnh thế hay không. 2. Thực hiện hợp đồng 13. Hiệu lực của hợp đồng. Cả BLDS 2005 và BLDS 2015 đều có quy định về hiệu lực của hợp đồng nhƣng với nội dung khác nhau. Theo Điều 405 BLDS 2005, “Hợp đồng đƣợc giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Ngày nay, Điều 401 BLDS 2015 quy định “1. Hợp đồng đƣợc giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. 2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật”. Khoản 1 Điều 401 BLDS 2015 đã thay từ “pháp luật” trong điều luật cũ bằng từ “luật” nên hiệu lực của hợp đồng phải do văn bản luật quy định (văn bản dƣới luật không đƣợc quy định). Ngoài ra, khoản 2 Điều 401 BLDS 2015 là quy định mới so với BLDS 2005. 14. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. Sau khi hợp đồng đƣợc giao kết, hoàn cảnh có thể đã thay đổi so với hoàn cảnh ở thời điểm xác lập hợp đồng và sự thay đổi này tác động tiêu cực tới việc thực hiện hợp đồng. Vấn đề điều chỉnh lại hợp đồng do có sự thay đổi hoàn cảnh nhƣ vừa nêu đã đƣợc nghiên cứu nhiều ở Việt Nam và đã đƣợc luật hóa trong nhiều hệ thống luật nhƣ Colombia, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thƣơng mại, Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng. Ở Việt Nam, đã có một số văn bản chuyên ngành có hƣớng giải quyết cho việc thay đổi hoàn cảnh. Thực tế, Tòa án cũng nhƣ Trọng tài ở Việt Nam đã từng tiến hành điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. BLDS năm 2005 chƣa có quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và cuối cùng chúng ta đã có một quy định về chủ đề này. Đó là Điều 420 BLDS 2015 với tiêu đề Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. 96
  10. Việc bổ sung thêm quy định cho phép điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi trong BLDS là cần thiết, phù hợp quy định của pháp luật quốc tế cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của xã hội, góp phần bảo đảm và duy trì lợi ích cho các bên trong quan hệ hợp đồng. 3. Xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng 15. Thỏa thuận về phạt vi phạm. BLDS 1995 coi phạt vi phạm là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. BLDS 2005 đã chuyển phạt vi phạm sang mục Thực hiện hợp đồng nên, mặc dù không còn chức năng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, phạt vi phạm vẫn có vai trò hƣớng các bên tới việc thực hiện hợp đồng. BLDS 2015 vẫn giữ phạt vi phạm trong mục Thực hiện hợp đồng nhƣng có một số thay đổi. Về mức phạt, BLDS 2005 quy định “Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận” (khoản 2 Điều 422) còn BLDS 2015 theo hƣớng “Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác” (khoản 2 Điều 418). Đoạn in nghiêng là quy định đƣợc bổ sung với lý do hiện nay vẫn có luật quy định khác về mức phạt nhƣ Luật xây dựng, Luật thƣơng mại có quy định về mức phạt tối đa (tức các bên không hoàn toàn tự do thỏa thuận về mức phạt). Trƣớc đây, khoản 3 Điều 422 BLDS 2005 theo hƣớng “các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thƣờng thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thƣờng thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong trƣờng hợp các bên không có thoả thuận về bồi thƣờng thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm”. Ngày nay, khoản 3 Điều 418 BLDS 2015 quy định “các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thƣờng thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thƣờng thiệt hại. Trường hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm”. Đoạn in nghiêng của quy định cũ đã đƣợc bỏ vì đây là vấn đề bồi thƣờng thiệt hại và đã có quy định khác điều chỉnh (Điều 13 và Điều 360 BLDS 2015). Về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thƣờng thiệt hại, BLDS 2015 vẫn theo hƣớng nếu không có thỏa thuận cụ thể về việc kết hợp hai chế tài này thì thỏa thuận phạt vi phạm loại trừ trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại (có thỏa thuận về phạt vi phạm 97
  11. mà không có thỏa thuận về sự kết hợp thì chỉ áp dụng phạt vi phạm). Tuy nhiên, quy định của BLDS 2005 có cách hành văn chƣa mạch lạc nên đã dẫn tới các cách hiểu khác nhau. Để hạn chế việc hiểu khác nhau về cùng một điều luật, đoạn in nghiêng trong quy định mới đã có những thay đổi so với quy định tƣơng ứng cũ. Hy vọng việc sửa đổi trên sẽ hạn chế đƣợc bất cập của BLDS 2005 về vấn đề kết hợp giữa phạt vi phạm và bồi thƣờng thiệt hại. 16. Thiệt hại vật chất được bồi thường. Trong BLDS 2005, chúng ta thấy có một điều luật với tiêu đề “Bồi thƣờng thiệt hại”. Tuy nhiên, nội dung của điều luật không bàn về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng mà chỉ tập trung vào xác định thiệt hại đƣợc bồi thƣờng (điều kiện phát sinh lúc này đƣợc điều chỉnh bởi các quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự). Ngày nay, BLDS 2015 có một điều luật với tiêu đề tƣơng ứng với nội dung là Điều 419 về “Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng”. Liên quan đến thiệt hại vật chất đƣợc bồi thƣờng, khoản 1 và 2 điều luật trên theo hƣớng “thiệt hại đƣợc bồi thƣờng do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đƣợc xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này” và “người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Ngƣời có quyền còn có thể yêu cầu ngƣời có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thƣờng thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại”. Đoạn in nghiêng trên đƣợc đƣa vào BLDS xuất phát từ việc kế thừa Luật thƣơng mại năm 2005. 17. Tổn thất tinh thần được bồi thường. Tổn thất về tinh thần rất phổ biến trong bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng. Thực tế cho thấy, việc không thực hiện đúng hợp đồng cũng có thể làm phát sinh tổn thất về tinh thần. Tuy nhiên, việc bồi thƣờng tổn thất về tinh thần trong lĩnh vực hợp đồng còn gây tranh cãi ở Việt Nam. Về chủ đề này, chúng tôi luôn cho rằng cần cho phép bồi thƣờng. Cuối cùng, BLDS 2015 đã rất tiến bộ khi có quy định theo hƣớng cho phép bồi thƣờng tổn thất về tinh thần trong lĩnh vực hợp đồng với nội dung “theo yêu cầu của ngƣời có quyền, Tòa án có thể buộc ngƣời có nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần cho ngƣời có quyền. Mức bồi thƣờng do Tòa án quyết định căn cứ vào nội 98
  12. dung vụ việc”. Quy định vừa nêu nằm trong phần hợp đồng nên đƣơng nhiên đƣợc áp dụng cho vi phạm hợp đồng và làm chấm dứt tranh luận nêu trên. 18. Hoãn thực hiện hợp đồng. Khi hợp đồng đƣợc giao kết hợp pháp, các bên phải thực hiện đúng thời hạn. Tuy nhiên, pháp luật có dự liệu khả năng để một bên hoãn thực hiện khi bên kia thuộc vào hoàn cảnh đặc biệt. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 415 BLDS 2005, “Bên phải thực hiện nghĩa vụ trƣớc có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu tài sản của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện đƣợc nghĩa vụ nhƣ đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện đƣợc nghĩa vụ hoặc có ngƣời bảo lãnh”. Đây là trƣờng hợp hoãn do nguy cơ không thực hiện đúng hợp đồng. Thực ra, nguy cơ không thực hiện đúng hợp đồng dẫn tới cần cho hoãn thực hiện có thể không liên quan tới việc tài sản bị giảm sút nghiêm trọng nhƣ trƣờng hợp ca sỹ nhập viện trƣớc thời điểm biểu diễn mà chƣa rõ thời điểm ra viện nên nguy cơ không thực hiện đúng hợp đồng biểu diễn là rất cao nhƣng tài sản của ca sỹ này không hề giảm sút. Hƣớng trên đã đƣợc chấp nhận và ngày nay quy định trên đã đƣợc sửa đổi thành “bên phải thực hiện nghĩa vụ trƣớc có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện đƣợc nghĩa vụ nhƣ đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện đƣợc nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”. Việc mở rộng phạm vi áp dụng trong quy định vừa nêu đã từng đƣợc đề xuất 10 năm trƣớc đó và rất thuyết phục vì lý do nêu trên139. 19. Chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng. Theo khoản 1 Điều 425 BLDS 2005, “một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thƣờng thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”. Nhƣ vậy, để hủy bỏ hợp đồng thì phải thoả mãn điều kiện: có hành vi vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc có hành vi vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà pháp luật đã dự liệu (trong phần hợp đồng dân sự thông dụng, BLDS có quy định những trƣờng hợp đƣợc hủy bỏ). Cách tiếp cận tƣơng tự cũng đƣợc triển khai đối với đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng vì khoản 1 Điều 426 BLDS 2005 quy 139 Về nội dung này, xem thêm Đỗ Văn Đại, Về điều chỉnh nguy cơ không thực hiện hợp đồng trong BLDS Việt Nam, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, tháng 1/2005. 99
  13. định “một bên có quyền đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”. Đây là điểm khác biệt với Luật thƣơng mại 2005 vì Luật thƣơng mại 2005 quy định một cách bao quát hơn về trƣờng hợp một bên đƣợc hủy bỏ hợp đồng, đình chỉ hợp đồng nếu bên kia “vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng” (ví dụ nhƣ khoản 2 Điều 310 Luật thƣơng mại 2005; điểm b khoản 4 Điều 312 Luật thƣơng mại 2005) đồng thời cũng đƣa ra khái niệm vi phạm cơ bản tại khoản 13 Điều 3 theo đó “vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt đƣợc mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Thực tế, quy định nhƣ BLDS nêu trên là không đầy đủ, chƣa bao quát hết những tình huống cần cho hủy bỏ hợp đồng vì có trƣờng hợp hợp đồng cần đƣợc hủy bỏ do có vi phạm mà các bên không có thỏa thuận về hủy bỏ, pháp luật không có quy định cho hủy bỏ nhƣ trƣờng hợp bên mua đã nhận nhà hay quyền sử dụng đất nhƣng lại không trả tiền. Từ những bất cập nêu trên, đồng thời tiếp thu quy định của pháp luật một số nƣớc cũng nhƣ để thống nhất với Luật thƣơng mại hiện hành, BLDS 2015 đã có những bổ sung mới. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 423 BLDS 2015, “một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp sau đây: a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận; b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng; c) Trƣờng hợp khác do luật quy định”. Kế tiếp khoản 2 Điều 423 BLDS 2015 theo hƣớng “vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Đồng thời, Điều 423 BLDS 2015 cũng giữ nguyên nghĩa vụ của bên hủy bỏ hợp đồng là phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng (khoản 3). Hƣớng tƣơng tự cũng đƣợc triển khai đối với đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng. Bởi lẽ, khoản 1 Điều 428 BLDS 2015 quy định “một bên có quyền đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thƣờng thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. 20. Chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng không đủ căn cứ. Bên cạnh việc đƣa ra các quy định xác định căn cứ để một bên tiến hành hủy bỏ hợp đồng, BLDS 2015 còn đƣa ra hƣớng xử lý trƣờng hợp một bên hủy bỏ hợp đồng mà không đủ căn cứ. 100
  14. Cụ thể, theo khoản 5 Điều 427 BLDS 2015, “trƣờng hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng đƣợc xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan”. Quy định này là cần thiết để quy trách nhiệm cho bên hủy bỏ hợp đồng mà không có căn cứ và để hạn chế việc tùy tiện trong việc hủy bỏ hợp đồng. Hƣớng xử lý tƣơng tự cũng tồn tại đối với trƣờng hợp đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng. Cụ thể, sau quy định cho phép đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng đã nêu ở trên, khoản 5 Điều 428 BLDS quy định “trƣờng hợp việc đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng đƣợc xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng”. Đây cũng là quy định thuyết phục với lý do nêu trên. 21. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng. Khác với BLDS 2005, BLDS 2015 đã tách việc giải quyết hậu quả của huỷ bỏ hợp đồng thành một quy định riêng biệt và đồng thời bổ sung thêm quy định về hƣớng xử lý (rõ ràng, cụ thể hơn so với quy định cũ). Ngày nay, khoản 1 Điều 427 BLDS 2015 đã theo hƣớng “khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp”. Đoạn in nghiêng cho thấy có những thỏa thuận vẫn đƣợc duy trì sau khi hợp đồng bị hủy bỏ cho dù, về nguyên tắc, “khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết”. Khái niệm “thỏa thuận về giải quyết tranh chấp” rất rộng nên đƣơng nhiên đƣợc áp dụng cho thỏa thuận trọng tài (đã đƣợc ghi nhận rõ trong Luật trọng tài thƣơng mại140) và đƣợc áp dụng cho cả thỏa thuận chọn Tòa án141. Về hệ quả của hủy bỏ hợp đồng, khoản 3 Điều 425 BLDS 2005 quy định “khi hợp đồng bị huỷ bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải 140 Theo Điều 19 Luật trọng tài thƣơng mại 2010, “Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện đƣợc không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài”. 141 Về thỏa thuận chọn Tòa án, xem thêm Đỗ Văn Đại và Trần Việt Dũng, Về thỏa thuận chọn Tòa án nước ngoài, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2012. 101
  15. hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả đƣợc bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền”. Nội dung in nghiêng là sự thay đổi so với BLDS 2005 vì khi thực hiện hợp đồng các bên có thể chuyển giao cho nhau những thứ không là tài sản nhƣ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nhà, xe hay giấy tờ không có giá khác). Ở đây, điều luật còn bổ sung đoạn “sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản”. 22. Hậu quả của đơn phương chấm dứt hợp đồng. Cũng giống nhƣ trƣờng hợp hủy bỏ hợp đồng, đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng đƣợc xem là “biện pháp cuối cùng khi mà không thể còn biện pháp nào khác để tiếp tục hợp đồng”142 nên chúng ta đã thấy BLDS 2015 chỉ cho phép đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng “khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” (khoản 1 Điều 427). Về hậu quả của đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng, theo quy định tại khoản 3, Điều 426 BLDS 2005 và BLDS 2015 quy định “khi hợp đồng bị đơn phƣơng chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận đƣợc thông báo chấm dứt”. So với BLDS 2005, BLDS 2015 đã rõ ràng hơn về mối quan hệ giữa hợp đồng bị chấm dứt và một số thỏa thuận phục vụ cho việc chấm dứt. Cụ thể, trƣớc đây, khoản 3 Điều 426 BLDS 2005 quy định “các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán” còn, ngày nay, khoản 3 Điều 428 BLDS 2015 theo hƣớng “các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện”. Đoạn in nghiêng đã đƣợc bổ sung nhƣ vấn đề hậu quả của hủy bỏ hợp đồng đã đƣợc trình bày ở trên. Theo khoản 4 Điều 426 BLDS 2005 quy định “bên có lỗi dẫn đến hợp đồng bị đơn phƣơng chấm dứt phải bồi thƣờng thiệt hại”. Cũng nhƣ hậu quả của hủy bỏ hợp đồng nêu trên, khoản 4 Điều 428 BLDS 2015 sửa đổi theo hƣớng “bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia đƣợc bồi thƣờng”. Nhƣ vậy, với quy định mới này, bên bị vi phạm không cần chứng minh yếu tố lỗi của bên vi phạm mà chỉ cần chứng minh thiệt hại xuất phát từ việc không thực 142 Đỗ văn Đại, Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Sđd, tr.185 102
  16. hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng của bên kia là có thể đƣợc bồi thƣờng. 23. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng. Cả BLDS 2005 và BLDS 2015 đều có quy định về thời hiệu khởi kiện nhƣng đã có sự thay đổi giữa hai Bộ luật. Trƣớc đây, Điều 427 BLDS 2005 quy định “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm”. Còn ngày nay, Điều 429 BLDS 2015 theo hƣớng “thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày ngƣời có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”. So với BLDS 2005, BLDS 2015 có hai điểm mới (bên cạnh những điểm mới về thời hiệu nói chung). Thứ nhất, thời hiệu đã đƣợc kéo dài từ “hai năm” thành “03 năm”. Trong quá trình sửa đổi và chỉnh lý Dự thảo tại Quốc hội, việc kéo dài thời hạn luật định này không gây tranh luận. Thứ hai, thời điểm bắt đầu thời hiệu đã thay đổi từ “ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm” thành “từ ngày ngƣời có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”. Hƣớng sửa đổi này kế thừa những sửa đổi trong BLTTDS vào năm 2011 và rất thuyết phục nhằm bảo vệ tốt hơn ngƣời bị xâm phạm. 103
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2