Những điều bạn cần chuẩn bị để trở thành một kế toán thuế trong doanh nghiệp
lượt xem 4
download
Kế toán thuế là một bộ phận không thể thiếu trong mọi loại hình doanh nghiệp, công việc của Kế toán thuế phải làm trong doanh nghiệp không quá phức tạp vì gần như mọi việc đều phải làm theo quy định của Luật thuế. Bài viết này sẽ đề cập đến một số kinh nghiệm của tác giả chia sẻ về những nội dung cần chuẩn bị để trở thành một kế toán thuế trong doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những điều bạn cần chuẩn bị để trở thành một kế toán thuế trong doanh nghiệp
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT KẾ TOÁN THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP ThS. Hà Thị Hồng Nhung Khoa Kế toán – Phân tích, Trƣờng Đại học Kinh tế Nghệ An Tóm tắt: Kế toán thuế là một bộ phận không thể thiếu trong mọi loại hình doanh nghiệp, công việc của Kế toán thuế phải làm trong doanh nghiệp không quá phức tạp vì gần như mọi việc đều phải làm theo quy định của Luật thuế. Tuy nhiên, để làm tốt công việc của một người kế toán thuế thì các bạn sinh viên cần chuẩn bị những gì? Bài viết này sẽ đề cập đến một số kinh nghiệm của tác giả chia sẻ về những nội dung cần chuẩn bị để trở thành một kế toán thuế trong doanh nghiệp. Từ khóa: Kinh nghiệm, kế toán thuế I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thời kỳ kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế đầy biến động. Doanh nghiệp trong và ngoài nước cạnh tranh khốc liệt về chất lượng sản phẩm, giá cả,…thì bên cạnh đó các cơ quan thuế ngày càng thắt chặt cơ chế quản lý, không ít doanh nghiệp phải giải thể vì có những sai sót trong hệ thống chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính dẫn đến việc bị cơ quan thuế phạt rất nặng. Chính vì vậy đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh và trang bị cho chính doanh nghiệp mình một hệ thống kế toán thuế đủ mạnh làm giảm thiểu sự sai sót không đáng có trong kế toán thuế, tránh tình trạng bị cơ quan thuế truy thu thuế, phí, lệ phí. Nhận thấy công tác kế toán thuế có ảnh hưởng to lớn quyết định sự phát triển trường tồn của mỗi doanh nghiệp. Bằng kinh nghiệm giảng dạy và làm kế toán thuế thực tế tại các doanh nghiệp tôi muốn “Chia sẻ những điều các bạn sinh viên cần chuẩn bị khi muốn trở thành kế toán thuế trong Doanh nghiệp” II. NỘI DUNG Thứ nhất: Phải nắm vững các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành Việc nắm vững các chuẩn mực kế toán và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo chế độ hiện hành là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nếu bạn không nắm vững phương pháp hạch toán thì bạn không thể làm kế toán được. Chính vì 80
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN vậy, khi bạn đã nắm vững các chuẩn mực, nguyên tắc, chế độ kế toán thì bạn sẽ hạch toán đúng phù hợp với các quy định của thuế, từ đó với tư cách là một kế toán thuế giàu kinh nghiệm thì bạn sẽ biết cách đưa tất cả các chứng từ trở nên hợp lệ, hợp pháp. Cũng từ đó đưa các khoản chi phí hóa thành hợp lý làm giảm đến mức tối đa các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp phù hợp với cơ quan thuế. Nhờ đó doanh nghiệp của bạn có thể tập trung được các nguồn lực tài chính để phát triển và mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, với vị trí là một giảng viên, tôi nghĩ các bạn sinh viên trước hết cần nắm vững lý thuyết về nghề kế toán để từ đó có thể vận dụng linh hoạt. Tất cả những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kế toán đã được cung cấp ở các học phần chuyên ngành kế toán tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Mỗi học phần đều giúp cho các bạn có những kiến thức cơ bản và chuyên sâu, bổ trợ cho các bạn đầy đủ để có hành trang trở thành nhân viên kế toán sau khi ra trường. Thứ hai: Phải thực hiện đúng nhiệm vụ, chức năng kế toán thuế Với kinh nghiệm làm kế toán thực tế tại các doanh nghiệp, tôi sẽ chia sẻ một số công việc cụ thể của Kế toán thuế theo trình tự thời gian: - Bạn phải nhớ đầu năm là phải kê khai và nộp thuế môn bài (Hạn nộp thuế môn bài là 31/1) -Với chức năng nhiệm vụ của mình là làm kế toán thì hằng ngày bạn phải tiến hành thu thập; xử lý; sắp xếp; lưu trữ các hóa đơn, chứng từ. Đặc biệt là các hóa đơn GTGT đầu vào, đầu ra. Một số lưu ý với hóa đơn như sau: + Tính hợp pháp: Hoá đơn phải được tạo theo đúng mẫu quy định của Bộ tài chính (TT39/2014/TT-BTC). Lưu ý với Hoá đơn đặt in, để đủ tính Hợp pháp, trước khi đưa vào sử dụng phải thông báo phát hành hoá đơn với Cơ quan Thuế quản lý DN. + Tính hợp lệ: Nội dung trên Hoá đơn chứng từ kế toán phải được phản ánh đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, không tẩy xoá, ghi chồng đè lên. Hoá đơn chứng từ kế toán, không sử dụng mực màu đỏ,…. - Tính hợp lý: Nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên chứng từ kế toán phải liên quan, phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. - Hằng tháng kê khai thuế và nộp thuế qua hệ thống cổng điện tử do tổng cục thuế ban hành đúng thời hạn. Tránh tình trạng kê khai, nộp thuế, phí, lệ phí chậm sẽ bị 81
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 cơ quan thuế phạt nộp chậm cụ thể bạn phải kê khai và báo cáo thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (chỉ dành cho doanh nghiệp mới hoạt động dưới 12 tháng) - Hằng quý bạn phải kê khai và thực hiện các báo cáo quý qua cổng điện tử phần mềm “Hỗ trợ kê khai thuế”. Lập tờ khai tạm tính thuế TNDN theo quý. Lập tờ khai thuế TNCN và thuế GTGT, lập bảng kê báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý. - Cuối năm thực hiện quyết toán và lập báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế qua cổng điện tử phần mềm “Hỗ trợ kê khai thuế” trước ngày 31/3 (N+1) bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính; Bảng cân đối số phát sinh (còn gọi là Bảng cân đối tài khoản); Quyết toán thuế TNDN; Quyết toán thuế TNCN. - Thường xuyên cập nhật các luật thuế mới liên quan đến doanh nghiệp mình làm một cách kịp thời và nhanh chóng, đảm bảo đúng luật thuế hiện hành (TT133 và TT200 giải thích cụ thể hơn phần này). Muốn vậy ngoài việc chuyên môn của mình thì bạn phải tạo dựng được một mối quan hệ tốt đẹp với cơ quan thuế (xã, phường, quận) là đơn vị quản lý thuế trực tiếp doanh nghiệp mình. Thứ ba: Làm kế toán phải có tâm và có tầm Với vị trí là giảng viên, vừa làm kế toán doanh nghiệp, tôi nhận thấy tầm quan trọng của kiến thức chuyên môn nhưng bên cạnh đó để trở thành một kế toán thì cần phải có phẩm chất nghề nghiệp. Cụ thể như sau: - Cái tâm ở đây là việc bạn lựa chọn trốn thuế hay là không trốn thuế đối với nghĩa vụ Nhà nước. Bạn phải chịu trách nhiệm toàn bộ công việc kế toán của mình khi xảy ra sai sót, bỏ sót, bị chủ doanh nghiệp và cơ quan thuế phát hiện. Muốn hạn chế các sai sót thì bạn cần phải đọc kỹ chứng từ gốc và dùng phần mềm kế toán để hạch toán. Tránh tình trạng hóa đơn chứng từ gốc chưa về mà bạn lại căn cứ qua chứng từ photo để nhập liệu sau này dễ sai sót. Khi thuyên chuyển công việc thì bạn phải có trách nhiệm lập biên bản bàn giao chứng từ, sổ kế toán, hệ thống BCTC có sự chứng kiến của giám đốc doanh nghiệp và người kế nhiệm, không hủy và dấu chứng từ... 82
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN - Cái tầm ở đây là ngoài việc làm kế toán khi quyết toán cuối năm hay khi bị cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thì bạn chứng minh và giải trình được với cơ quan thuế mà không để xảy ra vấn đề gì ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của nghiệp mà mình đang làm. III. KẾT LUẬN Khẳng định tầm quan trọng của việc học lý thuyết bên cạnh việc tìm hiểu những quy định hiện hành và chuẩn bị tâm thế cho vị trí kế toán thuế. Với những nội dung đã chia sẻ ở trên thì chắc chắn rằng để trở thành một kế toán thuế trong doanh nghiệp, quan trọng nhất đó là các bạn phải nắm vững kiến thức lý thuyết khi còn là sinh viên kế toán. Ngoài ra, để hướng tới tính chuyên nghiệp thì các bạn cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng cơ bản cần thiết liên quan đến nghề nghiệp như: ngoại ngữ, tin học, cách sử dụng các phần mềm kế toán…. Và thường xuyên trau dồi, rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp cũng như nâng cao tay nghề kế toán thuế bằng cách thường xuyên cập nhật các thông tư nghị định về thuế, hiểu rõ Luật về thuế để chuẩn bị tâm thế vững vàng cho vị trí Kế toán thuế doanh nghiệp. 83
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những khe hở chết người (Phần cuối)
3 p | 182 | 71
-
Những điều quan trọng cần biết nếu Bạn muốn đầu tư vào Thị trường chứng khoán
19 p | 104 | 13
-
Những điều đáng lưu ý khi làm việc với những nhà đầu tư khó tính
3 p | 70 | 9
-
Những điều một doanh nhân cần có phần 5
6 p | 71 | 7
-
Các bước cơ bản nộp hồ sơ Thuế qua mạng Internet
3 p | 65 | 5
-
Phương pháp luận quy trình kiểm định sức chịu đựng rủi ro thị trường tại ngân hàng thương mại
12 p | 100 | 5
-
Nâng cao chất lượng ngành kiểm toán Việt Nam trước xu hướng số hóa
8 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn