intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều cần biết về rối lọan chuyển hóa vitamin

Chia sẻ: De Khi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

197
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

V itamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể cần một lượng nhỏ trong chuyển hoá. Cơ thể người không tổng hợp được, nếu có thể chỉ có một lượng nhỏ. Có 2 loại vitamin: - Vitamin tan trong nước, gồm có nhóm B và nhóm C. - Vitamin tan trong dầu gồm có nhóm A, D, E và nhóm K. Thường thì ít gặp thiếu vitamin đơn thuần nhưng hay gặp khi thiếu dinh dưỡng protein - năng lượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều cần biết về rối lọan chuyển hóa vitamin

  1. Những điều cần biết về rối lọan chuyển hóa vitamin V itamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể cần một lượng nhỏ trong chuyển hoá. Cơ thể người không tổng hợp được, nếu có thể chỉ có một lượng nhỏ. Có 2 loại vitamin: - Vitamin tan trong nước, gồm có nhóm B và nhóm C.
  2. - Vitamin tan trong dầu gồm có nhóm A, D, E và nhóm K. Thường thì ít gặp thiếu vitamin đơn thuần nhưng hay gặp khi thiếu dinh dưỡng protein - năng lượng. Thiếu hụt vitamin xảy ra từ từ, ít triệu chứng đặc hiệu nên khó phát hiện, có thể có một số dấu hiệu đặc trưng nhưng việc dùng vitamin chỉ tập trung vào đối tượng có nguy cơ như: trẻ sơ sinh cần vitamin K, phụ nữ có thai cần acid folic, người ăn chay cần vitamin B1, người cao tuổi cần nhiều loại vitamin; multivitamin cùng với khoáng chất vi lượng đáp ứng tốt với việc giảm tần suất mắc bệnh và miễn dịch, trẻ nhỏ cần vitamin A, C, D... Những vitamin này nếu bị thiếu hụt sẽ gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể và gây một số bệnh, có thể rất nghiêm trọng. Vitamin tan trong nước Vitamin B1: Còn gọi là thiamin, là một coenzym cần cho một số phản ứng sinh học, ôxy hoá carbonhydrat, dẫn truyền thần kinh ngoại vi. Thiếu hụt sẽ gây chán ăn, chuột rút, dị cảm và kích thích, ảnh hưởng lên hệ tim mạch dẫn đến khó thở tim nhanh, tim to, phù ngoại vi (beri-beri). Với hệ thần kinh vận động và cảm xúc gây đau đối xứng, dị cảm, mất phản xạ, tổn thương hệ thần kinh trung ương dẫn đến hội chứng Wernicke-Korsakoff, biểu hiện rung giật nhãn cầu, liệt mắt, thất điều, lú lẫn, mất trí nhớ.
  3. Đa số người thiếu hụt thiamin là do nghiện rượu. Chữa trị: Dùng thuốc ngoài đường tiêu hoá. Đa số có hiệu quả ngay và hoàn toàn nhưng cũng có đến gần một nửa chỉ hồi phục một phần hoặc không hồi phục. Vitamin B2: Riboflavin là coenzym tham gia vào nhiều phản ứng ôxy hoá khử và là thành phần thiết yếu của enzym khác. Thiếu hụt vitamin B2 xảy ra và kết hợp với thiếu hụt vitamin khác do chế độ ăn không đủ, nghiện rượu tương tác thuốc biểu hiện viêm loét miệng (môi, niêm mạc lưỡi, góc miệng), viêm da mỡ, mệt mỏi, thiếu máu, vết máu giác mạc. Vitamin B6: Pyridoxin là nhóm chất liên quan chặt chẽ với nhau trong chuyển hoá trung gian, là coenzym chính chuyển hoá các acid amin, pyridoxal phosphat là chất quan trọng nhất. Thiếu hụt vitamin B6 có thể do tương tác thuốc, nghiện rượu hoặc do bẩm sinh. Hội chứng biểu hiện giống như loại nhóm B loét miệng, lưỡi, môi, mệt mỏi, dễ kích thích. Thiếu hụt nặng gây co giật, thiếu máu, bệnh thần kinh ngoại vi. Pyridoxal phosphat dưới 50 nanogam/ml.
  4. Vitamin C: Acid ascorbic là chất chống ôxy hoá, tham gia vào nhiều phản ứng hoá khử và tổng hợp collagen, tăng hấp thu sắt, chuyển hoá tryrosin, thuốc làm Thiếu hụt vitamin có thể gây loét miệng. lành vết thương. Thiếu hụt do đưa vào không đủ, nghiện rượu, người nghèo, người già, bệnh tật (ung thư, suy thận), hút thuốc. Triệu chứng không rõ ràng như yếu mệt, điển hình là bệnh Scorbut (xuất huyết như chảy máu cam, máu lợi, khớp, chậm liền vết thương, phù, thiểu niệu, bệnh thần kinh). Acid ascobic huyết tương dưới 0,1mg/dl. Đã nhận thấy liều cao vitamin C có thể giảm nguy cơ ung thư, bảo vệ mạch vành, ngăn ngừa LDL (lipoprotein tỷ trọng thấp). Tác dụng phụ: có thể bị kích ứng dạ dày, tiêu chảy, đầy hơi. Nghi ngờ có thể gây sỏi thận oxalat. Niacin
  5. Acid nicotinic là thành phần thiết yếu của các coenzym, tham gia vào nhiều phản ứng ôxy hoá khử khác nhau. Thuốc được dùng chữa trị tăng cholesterol và triglycerid máu đặcbiệt lopoprotein tỷ trọng thấp (LDL) hoặc loại rất thấp (VLDL) nhưng lại làm tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL). Thiếu hụt: do chỉ ăn ngô, nghiện rượu, tương tác thuốc, thiếu dinh dưỡng. Biểu hiện không rõ như: chán ăn, yếu mệt, kích thích, viêm lưỡi miệng, sút cân, tam chứng Pellagre (viêm da, tiêu chảy, sa sút trí tuệ như lú lẫn, mất trí, ảo giác, loạn tâm thần), tiêu chảy. Lưu ý: không dùng liều cao để trị tăng lipid huyết, thuốc gây đỏ da, kích ứng dạ dày, tăng men gan, tăng glucose huyết và bệnh gút (tuy ít xảy ra). Có thể bị viêm gan tối cấp.
  6. Rối loạn chuyển hóa vitamin Vitamin tan trong dầu Vitamin tan trong dầu gồm có nhóm A, nhóm D, nhóm E và nhóm K. Khác với vitamin nhóm B và nhóm C, dùng lượng thừa và cao các vitamin này sẽ tích tụ và gây nguy hiểm. Dưới đây là một số vitamin thường dùng tan trong dầu: Vitamin A: Retinol được ăn vào từ tiền vitamin hoặc carotenoid thực vật (beta caroten). Thuốc giúp trong chức năng võng mạc, liền vết thương, phòng ngừa ung thư (đặc biệt beta caroten), bệnh tim do có hoạt tính chống ôxy hóa. Thiếu hụt: khá phổ biến ở các nước nghèo hoặc đang phát triển. Thiếu vitamin A là nguyên nhân gây mù (quáng gà là dấu hiệu sớm biểu hiện khô giác mạc với vết tráng nhỏ, sau đó loét, thủng và hoại tử, viêm nội nhãn và mù). Khô và sừng hóa da, mất vị giác. Bất thường thích nghi bóng tối phải được chú ý có do thể thiếu vitamin A. Mức độ 30-65mg/dl huyết thanh là thiếu hụt. Quá liều: nếu dùng trên 50.000IUvitamin trên 3 tháng có thể gây độc, biểu hiện khô da, loét miệng, phì đại xương, chán ăn, nôn, tăng calci huyết, tăng áp lực nội sọ, phù gai thị, gan to, xơ gan, đau đầu, giảm nhận thức.
  7. Sử dụng quá liều vitamin dễ gây rối loạn chuyển hóa vitamin. Vitamin D Là một nhóm chất sterol, có hoạt tính phòng ngừa và điều trị còi xương, có 6 chất thường có trên thị trường là ergo calciferol (vitamin D2), cholecalciferol (vitamin D3), alfacalcidol, calcifediol, calcitriol và dihydrro fachysterol. Tác dụng của chúng là duy trì nồng độ calci và phospho bình thường trong huyết tương được hấp thu các chất khoáng khi ăn vào. Vitamin D có trong thực phẩm như dầu cá, gan cá, bơ, trứng, gan, sữa. Thiếu hụt: thức ăn thiếu (nhất là trẻ em), người kém hấp thu (bệnh gan, mật, tiếu hóa), suy thận, tiếp xúc với ánh sáng không đủ, loạn dưỡng xương do thận gây nhuyễn xương, viêm xương xơ hóa. Thiếu vitamin D gây hạ calci và
  8. phospho máu khử khoáng gây đau xương, gãy xương (nhuyễn xương), ở trẻ gây còi xương. Còi xương phụ thuộc vitamin D là bệnh về gen. Chữa trị: Nhu cầu của vitamin D2 và D3 từ khẩu phần ăn tùy thuộc vào từng thể. Liều lượng vitamin D phụ thuộc vào bản chất và mức độ nặng nhẹ của hạ calci huyết của cá thể để duy trì nồng độ calci huyết thanh 9-10mg/dl. Trong khi dùng vitamin D cần được bổ sung calci qua thức ăn hoặc ngoài đường tiêu hóa. Khi đã có đáp ứng thì giảm liều hoặc ngừng dùng. Quá liều: Dùng quá liều vitamin D dẫn đến cường vitamin D và nhiễm độc calci huyết thanh, đặc biệt với người bệnh cận giáp, người đang dùng digifalin biểu hiện: yếu mệt, đau đầu, chuột rút, táo bón, chóng mặt, mất điều hòa, đau cơ, đau xương, ù tai, dễ kích thích, chán ăn, khô miệng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, rối loạn chức năng thận, loãng xương, giảm phát triển ở trẻ em, sút cân, thiếu máu, vôi hóa nhiều nơi, tăng huyết áp... Vitamin E: Alphatocopherol acetat hoặc succinat là các hợp chất thiên nhiên và tổng hợp, chỉ có loại alpha được dùng trong y tế (beta, gamma, delta không dùng, mặc dù chúng có trong thực phẩm), dl-alphatocopherol là loại tổng hợp, hoạt tính sinh học kém so với loại chiết xuất tự nhiên (d-alphatocopherol). Là một chất chống
  9. ôxy hóa và làm mất triệu chứng thiếu vitamin E; ngăn cản ôxy hóa và tạo thành các sản phẩm ôxy hóa độc hại, tương tác có lợi với vitamin A (bảo vệ và tăng hấp thu vitamin A...). Nhu cầu hàng ngày là 8mg (nữ), 10mg (nam) d-alphatocopherol (1UI tương đương 1mg). Vitamin E có trong thức ăn, dầu thực vật, mầm lúa mì, dầu hướng dương, ngũ cốc, trứng. Liều dùng tăng so với nhu cầu tới 5-10 lần khẩu phần tùy từng trường hợp. Thiếu vitamin E: xơ năng tuyến tụy, kém hấp thu mỡ, co đường dẫn mật, bệnh cơ, bệnh thần kinh (giảm phản xạ, đi đứng bất thường, giảm nhạy cảm cảm thụ bản thân), liệt cơ mặt, bệnh võng mạc, nhiễm sắc tố, thoái hóa sợi trục thần kinh, sảy thai tái diễn, nhiễm độc thai nghén, vữa xơ động mạch, bệnh mạch vành... Thuốc dung nạp tốt, liều cao gây đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, thuốc không dùng tiêm mạch, không dùng cùng với vitamin K. Vitamin K: Phytomenadion là thành phần quan trọng của hệ enzym gan tổng hợp ra các yếu tố đông máu như prothrombin (yếu tố II) các yếu tố VII, IX và X và các protein C và protein S là một thuốc giải độc khi dùng quá liều warfarin hoặc các
  10. thuốc chống đông kiểu coumarin. Xuất huyết và nguy cơ xuất huyết do giảm prothrombin huyết. Giảm vitamin K do ứ mật, bệnh gan, bệnh ở ruột, dùng kháng sinh phổ rộng dài ngày, sulfonamid hay các dẫn chất salicilat. Phòng ngừa cho trẻ sơ sinh được khuyến cáo. Chống chỉ định: quá mẫn thuốc, tiêm bắp trong trường hợp xuất huyết cao. Tác dụng phụ: hiếm gặp. Uống gây khó chịu đường tiêu hóa, tiêm tĩnh mạch gây nóng bừng toát mồ hôi, hạ huyết áp, mạch yếu, tím tái, dị ứng, phản vệ dẫn đến sốc, ngừng tim, ngừng hô hấp rất nguy hiểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2