intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều chưa biết về Oscar

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

132
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bức tượng mạ vàng nhỏ xíu được cả thế giới biết đến với tên gọi Oscar đã trở thành biểu tượng của Hollywood hơn 80 năm qua, nhưng khởi nguồn của cái tên đó không phải ai cũng biết. Giải thưởng điện ảnh Oscar hay còn được biết đến với cái tên Academy Award of Merit chính là con đẻ của Academy of Motion Picture Arts and Sciences (Viện Hàn lâm khoa học và nghệ thuật điện ảnh) vốn được ra đời từ năm 1927, khi nền công nghiệp điện ảnh vẫn còn rất nhỏ bé. Ban đầu, Viện hàn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều chưa biết về Oscar

  1. Những điều chưa biết về Oscar Bức tượng mạ vàng nhỏ xíu được cả thế giới biết đến với tên gọi Oscar đã trở thành biểu tượng của Hollywood hơn 80 năm qua, nhưng khởi nguồn của cái tên đó không phải ai cũng biết. Giải thưởng điện ảnh Oscar hay còn được biết đến với cái tên Academy Award of Merit chính là con đẻ của Academy of Motion Picture Arts and Sciences (Viện Hàn lâm khoa học và nghệ thuật điện ảnh) vốn được ra đời từ năm 1927, khi nền công nghiệp điện ảnh vẫn còn rất nhỏ bé. Ban đầu, Viện hàn lâm gồm 36 thành viên, với diễn viên Douglas Fairbanks là chủ tịch đầu tiên. Họ quyết định tạo một bức chiến quả bằng vàng để tôn vinh các nam, nữ diễn viên và đạo diễn có đóng góp ấn tượng nhất hàng năm. Người thiết kế ra bức tượng vàng Oscar chính là đạo diễn nghệ thuật của hãng Metro-Goldwyn-Mayer, Cedric Gibbons. Bức tượng cao vẻn vẹn 34 cm, nặng 3,85 kg có hình dáng của một chàng hiệp sĩ được điêu khắc theo phong cách Art Deco. Chàng hiệp sĩ này cầm gươm và đứng trên một cuộn phim có năm cánh tượng trưng cho các nhánh gốc của Viện Hàn lâm bao gồm diễn viên, biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất và kỹ thuật viên. Chất liệu đầu tiên để làm ra bức tượng là đồng. Nhưng trong suốt thời kỳ Chiến tranh thế giới 2, do khan hiếm kim loại nên bức tượng được làm bằng thạch cao. Sau đó, chủ nhân của những chàng Oscar thạch cao được đổi lại bức tượng khác làm bằng thiếc và đồng mạ vàng.
  2. Hơn ba phần tư thế kỷ đã trôi qua, “chàng hiệp sĩ” giờ đây đã trở thành “ông già 81 tuổi”, nhưng nguồn gốc của cái tên Oscar cho đến bây giờ vẫn còn chưa được rõ ràng. Người được coi là khai sinh ra tên Oscar là thủ thư Margaret Herrick, sau này trở thành Giám đốc điều hành Viện hàn lâm. Lần đầu tiên nhìn thấy bức tượng, cô nói rằng nó giống như ông bác Oscar của cô. Nhà báo Sidney Skolsky cũng có mặt ở đó đã lập tức chộp lấy cái tên này để làm nhan đề cho bài báo của ông: "Một nhân viên đã yêu mến đặt tên cho bức tượng nổi tiếng là Oscar". Tuy nhiên, diễn viên tài danh từng đoạt giải của Viện hàn lâm Bette Davis lại khẳng định cô mới chính là người nghĩ ra cái tên đó. Trong cuốn hồi ký của mình, cô nói đã gọi nó theo tên của người chồng là chỉ huy dàn nhạc, ông Harmon Oscar Nelson. Cô kể, cứ mỗi lần nhìn thấy bức tượng chàng hiệp sĩ nude này, cô lại liên tưởng đến… vòng ba của đức lang quân đầu tiên. Giờ đây, Oscar đã trở thành giải thưởng danh giá và uy tín bậc nhất thế giới và được sở hữu bức tượng Oscar là niềm mơ ước của bất cứ diễn viên nào. Tính đến nay, khoảng 2.500 bức tượng Oscar đã được trao cho những người xuất sắc qua các năm. Càng về sau, lễ trao giải càng được tổ chức quy mô hơn nhưng cũng phù phiếm hơn. Đây là một trong những buổi lễ hoành tráng nhất thế giới khi các ngôi sao xuất hiện trên thảm đỏ trong những bộ trang phục lộng lẫy của các nhà tạo mẫu danh tiếng. Lần trao giải lần thứ 81 này cũng không phải là ngoại lệ. Buổi lễ sẽ diễn ra vào chủ nhật tuần này (22/2) tại Nhà hát Kodak, Los Angeles, quy tụ hơn 3.300 ngôi sao hàng đầu thế giới cùng với những ông chủ quyền lực nhất của Hollywood. Lễ trao giải sẽ diễn ra suốt 3 tiếng đồng hồ với khoảng 50 bức tượng được trao tặng cho những người có thành tích xuất chúng trong lĩnh vực điện ảnh năm 2008.
  3. Có thể nói đây là một sự tương phản lớn khi so sánh với lần trao giải đầu tiên được tổ chức vào ngày 16/5/1929 tại khách sạn Roosevelt ở Hollywood. Đó chỉ là một bữa tiệc tối với sự tham dự của khoảng 270 khách mời và ông Chủ tịch Viện Hàn lâm, Fairbanks, đứng ra trao 15 bức tượng vàng trong vòng 15 phút. Trong hành trình 81 năm của mình, lễ trao giải Oscar chỉ bị trì hoãn đôi lần. Đó là vào năm 1938 do trận lụt lịch sử ở Los Angeles; năm 1968 sau khi nhà hoạt động nhân quyền Martin Luther King bị ám sát và vào năm 1981, sau vụ ám sát hụt vị tổng thống từng là diễn viên Ronald Regan. Lẽ ra, lễ trao giải Oscar năm 2003 cũng đã bị lùi ngày bởi đó chính là thời điểm Mỹ gây chiến ở Iraq. Tuy nhiên, sau 4 ngày Mỹ khai chiến, Viện Hàn Lâm điện ảnh Mỹ vẫn quyết định tổ chức trao giải theo đúng lịch trình. Nhưng đó là một trong những buổi lễ trao giải ảm đạm và buồn tẻ nhất trong lịch sử. Khởi đầu, lễ giải Oscar chỉ được đưa tin trên đài phát thanh. Lần đầu tiên giải thưởng này được đưa lên truyền hình là vào năm 1953, lúc đó vẫn là truyền hình đen trắng. Đến năm 1966, khán giả TV mới được chiêm ngưỡng màu sắc lộng lẫy trên xiêm áo các minh tinh. Trước khi có truyền hình trực tiếp như bây giờ, sự kiện này không khiến người xem hồi hộp bởi lẽ họ đã biết kết quả, được công bố rộng rãi trên báo chí từ trước đó. Đến nay, sự kiện này đã được truyền hình trực tiếp đến hơn một tỷ người ở trên 150 nước trên thế giới. Dù vậy, vé tham dự lễ trao giải chưa bao giờ "ế". Người nhận vé mời luôn cảm thấy hãnh diện khi có cơ hội được góp mặt trong sự kiện trọng đại này.
  4. Những con số làm nên lịch sử Oscar 10 tuổi Tatum O’Neal được cầm bức tượng vàng, 20 lần Kevin O’Connell được đề cử nhưng chưa một lần chiến thắng... là những mốc đáng nhớ trong lịch sử giải thưởng điện ảnh danh giá bậc nhất này. 0 - Số lần phim hoạt hình giành giải Phim xuất sắc. 0 - Số lần phim về siêu anh hùng được đề cử giải Phim xuất sắc. 1 USD - Giá trị thực của một bức tượng Oscar kể từ năm 1950. Viện hàn lâm buộc những người chiến thắng phải cam kết rằng họ hoặc người thừa kế của họ chỉ được bán bức tượng khi đã chào bán cho Viện hàn lâm đầu tiên. 2 - Số đề cử Barry Fitzgerald nhận được năm 1944 cho vai diễn trong "Going My Way". Ông được đề cử cả giải Nam diễn viên chính xuất sắc và Nam diễn viên phụ xuất sắc. Đây là người duy nhất được đề cử ở hai hạng mục cho cùng một vai diễn. Ông giành được giải nam phụ nhưng lại để vuột giải nam chính về tay bạn diễn Bing Crosby. Viện hàn lâm sau đó đã thay đổi luật để ngăn việc đề cử kép như vậy. 3 - Số lượng phim đã càn quét 5 giải lớn nhất (Phim xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc, Nam diễn viên chính xuất sắc, Nữ diễn viên chính xuất sắc và Kịch bản xuất sắc). Đó là các phim "It Happened One Night", "One Flew Over The Cuckoo's Nest" và "The Silence Of The Lambs".
  5. 10 - Tuổi của người giành giải Oscar trẻ nhất - Tatum O'Neal, Nữ diễn viên xuất sắc trong "Paper Moon". Tatum O'Neal là sao trẻ nhất giành giải Oscar. Ảnh: Theenvelope. 11 - Số lượng giải Oscar nhiều nhất mà một bộ phim giành được. Đó là các phim "Ben-Hur", "Titanic" và "Lord Of The Rings: Return Of The King". 13.5 inches - Chiều cao tượng Oscar. 16 phút - Thời lượng Anthony Hopkins xuất hiện trên màn hình trong vai diễn Hannibal Lecter với bộ phim "Silence Of The Lambs" - vai diễn ngắn nhất giành giải Nam diễn viên xuất sắc.
  6. 20 - Số lần nhà phối âm Kevin O'Connell được đề cử Oscar nhưng chưa một lần sờ tay vào bức tượng, biến ông trở thành kẻ thất bại thảm hại nhất trong lịch sử giải thưởng. Ông có thể vượt qua được con đường thất bại này năm nay nếu không rút khỏi đề cử cho tác phẩm âm thanh trong bộ phim "Space Chimps". Kevin O'Connell được coi là người thất bại thảm hại tại Oscar. Ảnh: ABC. 22 - Số lần Walt Disney giành chiến thắng, biến ông trở thành cá nhân thành công nhất trong lịch sử Oscar. Ông còn giành được 4 giải Oscar danh dự. 38 - Số giải Emmy chiến thắng ở giải Oscar.
  7. 40 phút - Độ dài tối thiểu của một bộ phim tranh giải Oscar. 45 - Số lần nhà soạn nhạc John Williams được đề cử (ông giành chiến thắng 5 lần). 80 - Tuổi của người già nhất giành giải Oscar - Jessica Tandy với vai diễn trong "Driving Miss Daisy". Jessica Tandy là nghệ sĩ lớn tuổi nhất giành giải Oscar. Ảnh: Topfoto. 150 - Số lượng tượng Oscar đã được bán ra ngoài (dù Viện hàn lâm đã có hợp đồng mua lại).
  8. 281 - Số lượng phim đủ tiêu chuẩn dự giải Oscar năm nay. 2.701 - Số lượng tượng Oscar đã được trao. 1.500.000 USD - Giá cao nhất một bức tượng Oscar được trả trong phiên đấu giá. Đó là tượng cho Phim xuất sắc của "Cuốn theo chiều gió" năm 1939 và người mua nó là vua nhạc pop Michael Jackson. 29.160.000 - Số khán giả Mỹ xem lễ trao giải năm 2008 trên truyền hình - số lượng thấp nhất trong 39 năm qua. 935.901.132 USD - Số tiền "The Dark Knight" thu về tại các phòng chiếu so với "Slumdog Millionaire" (tính đến 19/1 là 997.033.655 USD so với 61.132.523 USD).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2