intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những giá trị trường tồn xuyên thế kỷ: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:220

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 cuốn sách "Hành trình xuyên thế kỷ - Những dấu ấn và giá trị trường tồn (1906 - 1986)" trình bày các nội dung: Sự hiện diện của người pháp ở Đồng Nai và những hệ quả (cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX), công nhân cao su Đồng Nai trong những năm đấu tranh giành độc lập dân tộc (1930-1945), “độc lập dân tộc hay là chết” hòa chung lời thề sắt son trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những giá trị trường tồn xuyên thế kỷ: Phần 1

  1. Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. PHẠM THỊ THINH Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ NGỌC BÍCH TS. VŨ THỊ HƯƠNG Trình bày bìa: PHẠM THỊ MỸ KHƯƠNG ĐƯỜNG HỒNG MAI Chế bản vi tính: LÂM THỊ HƯƠNG Sửa bản in: TẠ THU THỦY Đọc sách mẫu: VŨ HƯƠNG
  2. TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT HÀ NỘI - 2022
  3. CHỈ ĐẠO NỘI DUNG ĐẢNG ỦY - BAN GIÁM ĐỐC TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN Đồng chí NGUYỄN VĂN THẮNG Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty, Trưởng ban Đồng chí ĐỖ MINH TUẤN Phó Bí thư Đảng ủy - Thành viên Hội đồng thành viên - Tổng Giám đốc Tổng Công ty, Phó Trưởng ban Đồng chí LÊ VĂN CƯỜNG Phó Bí thư Đảng ủy - Thành viên Hội đồng thành viên - Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Ủy viên Đồng chí NGUYỄN THẾ HỰU Ủy viên Thường vụ Đảng ủy - Thành viên Hội đồng thành viên - Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty - Trưởng phòng Tuyên giáo - Thi đua, Ủy viên Đồng chí NGUYỄN THỊ THANH THÚY Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ - Bí thư Đoàn Thanh niên Tổng Công ty - Phó Trưởng phòng Tuyên giáo - Thi đua, Ủy viên
  4. BAN BIÊN SOẠN PGS.TS. HOÀNG VĂN HIỂN Chủ biên TS. NGÔ ĐỨC LẬP Đồng chủ biên PGS.TS. ĐẶNG VĂN HỒ Thành viên Nhà văn, nhà báo PHẠM PHÚ PHONG Thành viên ThS. LÊ VĂN HÀ Thành viên ThS. TRẦN THỊ HỢI Thành viên ThS. NGUYỄN THỊ THÙY NHUNG Thành viên ThS. MAI VĂN ĐƯỢC Thành viên
  5. 6
  6. LỜI NHÀ XUẤT BẢN C uối thế kỷ XIX, sau khi đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân ta, cơ bản bình định được Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) với chính sách bóc lột “chia để trị”, thẳng tay đàn áp, bóc lột nhân dân 7 ta nhằm mục đích vơ vét một cách tối đa để bù đắp vào sự tổn thất của chúng trong các cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời thăm dò thế mạnh về địa hình, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, cũng như nguồn lao động tại Việt Nam. Trong quá trình khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nơi đây, người Pháp phát hiện “vùng đất đỏ ba dan ở Đồng Nai là đất lý tưởng để trồng cao su” và “nếu được trồng cao su thì nơi đây sẽ đem lại nguồn lợi vô tận”, do đó, những đồn điền cao su bạt ngàn đã ra đời trên vùng đất này. Từ đây, sự hình thành và phát triển của các đồn điền cao su gắn liền với sự ra đời và ngày càng lớn mạnh, trưởng thành của đội ngũ công nhân cao su vừa là hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa của tư bản thực dân Pháp, vừa là sự kiện quan trọng tác động sâu sắc đến xã hội Việt Nam. Là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, đội ngũ công nhân cao su Đồng Nai, trong đó có công nhân Công ty Cao su Đồng Nai (thành lập năm 1908), mang trong mình lòng yêu nước sâu sắc, ý chí kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đặc biệt, từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, đồn điền và phong trào công nhân cao su đã trở thành môi trường rèn luyện cho công nhân cao su Đồng Nai, tôi luyện họ trở thành những cán bộ, chiến sĩ cách mạng kiên trung, đồng thời là nơi đùm bọc, nuôi giấu lực lượng
  7. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) cách mạng khi thoái trào cũng như trở thành các căn cứ kháng chiến chống Pháp, chống Nhật và chống Mỹ về sau. Trải qua các cao trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939, đặc biệt là cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945, công nhân cao su Đồng Nai đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược cũng như cùng cả nước bước vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986). Với mong muốn tái hiện một cách khách quan, khoa học và làm rõ bức tranh toàn cảnh về truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng, tinh thần hăng say lao động, sản xuất của đội ngũ công nhân cao su 8 thuộc Tổng Công ty Cao su Đồng Nai từ những năm đầu thành lập đến trước công cuộc đổi mới đất nước với biết bao truyền thống tốt đẹp và những bài học kinh nghiệm quý báu, Tổng Công ty Cao su Đồng Nai đã chỉ đạo biên soạn và xuất bản cuốn sách Công ty Cao su Đồng Nai - Hành trình xuyên thế kỷ - Những dấu ấn và giá trị trường tồn (1906 - 1986). Nội dung cuốn sách gồm 8 chương, phản ánh chân thực bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, gây ra những tác động mạnh mẽ, làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội đất nước. Đặc biệt, cuốn sách tập trung phân tích sự ra đời của đội ngũ công nhân cao su Đồng Nai và những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; lao động, sản xuất xây dựng Công ty Cao su Đồng Nai (nay là Tổng Công ty Cao su Đồng Nai) ngày càng trưởng thành vững mạnh. Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 10 năm 2022 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
  8. LỜI GIỚI THIỆU N hận bản thảo cuốn sách Công ty Cao su Đồng Nai - Hành trình xuyên thế kỷ - Những dấu ấn và giá trị trường tồn (1906 - 1986), điều tự nghĩ và câu hỏi đầu tiên là: Cuốn sách này có gì khác và mới so với những cuốn sách về 9 phong trào công nhân cao su đã xuất bản trước đây? Đọc ngấu nghiến để thưởng thức, rồi đọc nghiền ngẫm để suy nghiệm, mới thấy rằng, đây là tập sách quý, tích hợp tinh hoa các kết quả nghiên cứu trước đây, đem đến cái mới về tư liệu, góc nhìn, cảm xúc, cách đánh giá, sự nhận diện về dấu ấn và giá trị của Công ty Cao su Đồng Nai (nay là Tổng công ty Cao su Đồng Nai) với tư cách là một thực thể trong dòng chảy lịch sử - chính trị - văn hóa - kinh tế của ngành cao su Việt Nam và của sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng Nai. Tập sách dày hơn 600 trang, gồm 8 chương chính văn, bố cục hợp lý, trình bày theo tuyến tính thời gian, nêu được dấu ấn và giá trị của từng thời kỳ suốt 80 năm kể từ khi xuất hiện nông trường cao su đầu tiên ở Đồng Nai (1906) đến cột mốc “đổi mới tư duy kinh tế” của đất nước (1986). Lời mở và kết luận đều khái quát, tinh đọng giúp người đọc dễ tiếp cận tổng quan và cụ thể nội dung tập sách. Cảm giác đầu tiên tập sách mang đến là sự tin cậy về tư liệu. Từ hàng vạn trang của 58 tài liệu các loại đã công bố cùng với những thông tin trực tiếp ghi nhận được, tập thể tác giả đã kỳ công khảo cứu, chọn lọc tinh hoa, trình bày có hệ thống,
  9. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) dẫn giải tường minh khiến nội dung tập sách tổng hợp được kết quả nghiên cứu đã có và đem lại sự hiểu biết cần có. Nếu kết quả nghiên cứu đã có (thể hiện ở 53 cuốn sách và báo cáo tổng kết công bố từ hơn 20 năm qua) thiên về nội dung phong trào công nhân cao su Đồng Nai đã đi vào chính sử thì tập sách này tạo được sự hiểu biết cần có về sự sống của phong trào công nhân cao su ấy trong các mối quan hệ hiện thực ở vùng đất - con người Đồng Nai. Từ những sự kiện và con số, tập sách nhận diện được con người - những người cán bộ và công nhân cao su Đồng Nai với thân phận cụ thể, phong trào hành động, 10 nhiệm vụ chính trị, lịch sử chiến công và đời sống riêng chung trong quá trình hình thành, phát triển. Từ góc nhìn khoa học - nhân văn, tập sách đem đến cho người đọc hiểu biết và cảm xúc tươi mới đối với nhiều nội dung tưởng đã xưa cũ: 1. Về phong trào công nhân cao su Đồng Nai, chính sử, địa chí và tài liệu chính thống đã tô đậm bản chất giai cấp cách mạng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; tập sách này làm rõ hơn đặc tính nhân văn ở con người, từ con người trong bối cảnh đấu tranh sinh tồn dẫn đến đấu tranh cách mạng. Người công nhân cao su Đồng Nai khởi đầu từ những người lao động nông nghiệp với thân phận bần cùng, bị tước đoạt quyền sống, bị áp bức dã man, không được trưởng thành ở nhà máy, công trường với phương thức sản xuất hiện đại mà “bán thân đổi mấy đồng xu” ở các đồn điền cao su trong nanh vuốt của thực dân. Công nhân cao su Đồng Nai trưởng thành từ tự phát đấu tranh chống áp bức, bóc lột để sinh tồn đến phong trào yêu nước, rồi đến đấu tranh cách mạng có lý tưởng cộng sản, được Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, vượt qua mọi gian khó, đạt mục tiêu cao nhất là góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng chính mình.
  10. LỜI GIỚI THIỆU Như vậy, công nhân cao su Đồng Nai hình thành gắn liền với sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam, là bộ phận khởi đầu của đội ngũ công nhân cách mạng ở Đồng Nai, luôn tiên phong trong các phong trào cách mạng, nòng cốt trong khối đại đoàn kết toàn dân và liên minh công - nông - trí thức; thường đứng đầu trong đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng tỉnh Đồng Nai giàu mạnh. 2. Trong dòng chảy kinh tế thị trường, Công ty Cao su Đồng Nai là đơn vị kinh doanh đặc biệt, vì ngoài mục tiêu lợi nhuận, còn có mục đích chăm lo đời sống cho công nhân và thực hiện chính sách xã hội đối với gia đình công nhân. Mỗi 11 doanh nghiệp thông thường, nhiệm vụ tập trung vào lợi nhuận và trả lương cho công nhân làm việc cho mình; công tác xã hội là tự nguyện, tùy tâm. Với Công ty Cao su Đồng Nai, ngoài lợi nhuận, công tác xã hội còn là nhiệm vụ chính trị và trách nhiệm đối với công nhân cao su và lao động trong vùng cao su. Theo nhịp nhảy múa của các con số phát triển mới thấy hết khó khăn và thành quả của công ty trong nhiệm vụ kinh tế qua các thời kỳ. Năm đầu mới giải phóng, công nhân hơn 5.000 người, 10 năm sau tăng gấp hơn 7 lần (38.000 người), không chỉ vậy, còn phải chăm lo cho khoảng 6 vạn nhân khẩu “ăn theo”; từ việc ăn ở, học hành, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, đền ơn đáp nghĩa. Do vậy, qua các trang viết, người đọc lắng lòng theo dõi sự vượt khó trong việc chạy ăn, trả lương, nuôi dưỡng sức lao động cho đến các kết quả tăng trưởng cao về diện tích, năng suất, tay nghề công nhân, phong trào thi đua và vị thế hàng đầu trong các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, công tác xã hội mới khâm phục, nể trọng một công ty đặc biệt với nhiệm vụ đặc biệt và thành tích đặc biệt. Sâu thẳm trong đó là năng lực, trình độ, nhiệt huyết và bản chất chính trị của lãnh đạo công ty qua các thời kỳ trong vòng tay của người lao động. Thành tích ấy thực là anh hùng.
  11. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) 3. Về các thành tích anh hùng, Công ty Cao su Đồng Nai luôn đạt thành tích cao ở mọi lĩnh vực, xứng đáng với các danh hiệu anh hùng trong đấu tranh giải phóng cũng như trong lao động sản xuất thuộc Công ty Cao su Đồng Nai đã vinh dự nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Những danh hiệu vẻ vang này do tích hợp từ thành tích của các tập thể và cá nhân anh hùng trong hệ thống công ty, như: Đội du kích Bình Sơn, Nông trường An Lộc, Nông trường Cẩm Mỹ, Nông trường Bình Lộc, Đội du kích Bình Lộc, Nông trường Ông Quế, nữ Anh hùng Lao động Nguyễn Thị 12 Ngời. Những thành tích anh hùng ấy không phải tự nhiên có, mà kết tinh từ phẩm chất anh hùng của công nhân cao su Đồng Nai ở mọi nhiệm vụ, qua các chặng đường, thầm lặng hoặc tỏa sáng. Phẩm chất anh hùng ấy được xem là tài sản bản sắc của cao su Đồng Nai. Xưa đã vậy, nay cũng vậy, mai sau ắt sẽ như vậy. 4. Thành tích anh hùng của Công ty Cao su Đồng Nai không chỉ được tô đậm trong hồ sơ, mà còn được kết tinh thành giá trị văn hóa - lịch sử lưu truyền bền vững trong nhân gian. Những tập thể, cá nhân anh hùng và nhiều liệt sĩ anh dũng hy sinh đã trở thành tên đường, tên trường lưu danh hậu thế. Lô cao su số 9 trở thành di tích văn hóa - lịch sử cấp tỉnh lưu dấu sự khởi đầu của ngành cao su Đồng Nai; Suối Tre trở thành địa danh văn hóa... Các giá trị văn hóa này trường tồn cùng thời gian. Khép lại tập sách, cảm xúc đọng lại đôi điều về tập thể tác giả: Tâm huyết, kỳ công, khoa học, chân thành. Nếu không thực sự yêu quý những gì thuộc về cao su Đồng Nai ắt sẽ không đạt được kết quả ấy. PGS.TS. HUỲNH VĂN TỚI NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI, ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  12. LỜI GIỚI THIỆU LỜI NÓI ĐẦU N ăm 1862, sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, người Pháp bước đầu tổ chức bộ máy chính quyền để cai trị ở Việt Nam đã từng bước tạo nên những thay 13 đổi ở vùng đất Nam Kỳ. Tiếp đến, dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) và lần thứ hai (1914 - 1929) của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có những biến chuyển hết sức căn bản về nhiều mặt. Trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam và Đông Dương, người Pháp phát hiện “vùng đất đỏ ba dan ở Đồng Nai là đất lý tưởng để trồng cao su”1 và “nếu được trồng cao su thì nơi đây sẽ đem lại nguồn lợi vô tận”2. Sau nhiều năm thử nghiệm thành công, tư bản thực dân Pháp đã thực hiện việc mộ phu bằng nhiều thủ đoạn, cách thức từ miền Trung và miền Bắc vào (ngoài phu mộ tại chỗ và các vùng lân cận) để trồng, khai thác và kinh doanh cao su ở miền Đông Nam Kỳ nói chung và Đồng Nai nói riêng. Sự hình thành và phát triển của các đồn điền cao su cùng sự ra đời và ngày càng lớn mạnh, trưởng thành của đội ngũ công nhân cao su ở đây vừa là hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa của tư bản thực dân Pháp, 1. Công ty Cao su Đồng Nai: Những chặng đường đấu tranh cách mạng của công nhân cao su Đồng Nai, Biên Hòa, 1985, tr.231. 2. Lê Minh Quốc: Nguyễn Thái Học, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1995, tr.11.
  13. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) vừa là sự kiện quan trọng tác động nhiều mặt, lâu dài đến xã hội Việt Nam cho đến ngày nay. Là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, công nhân cao su Đồng Nai ngoài những đặc điểm chung còn mang những đặc điểm riêng rất đáng chú ý: Là một thành phần quan trọng trong giai cấp công nhân Việt Nam; về hình thức, công nhân cao su Đồng Nai là những công nhân làm thuê, chịu sự kết hợp giữa lối lao động cưỡng bức thời trung cổ và lối bóc lột tư bản chủ nghĩa; công nhân cư trú, làm thuê trên 14 địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và cùng chịu chung số phận nên cùng sát cánh chống kẻ thù chung; đồn điền và phong trào công nhân cao su là môi trường rèn luyện cho công nhân cao su Đồng Nai, tôi luyện họ trở thành những cán bộ, chiến sĩ cách mạng kiên trung và là nơi đùm bọc, nuôi giấu lực lượng cách mạng khi thoái trào cũng như trở thành các căn cứ kháng chiến chống Pháp, chống Nhật và chống Mỹ về sau... Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị ngoại bang xâm lược, lại sống khổ nhục, đày đọa khôn xiết bởi ba tầng áp bức, bóc lột của thực dân, tư bản và địa chủ phong kiến nên hơn ai hết, “họ là những người rất chí cốt cách mạng, một lòng một dạ sắt son với Đảng. Từ ngày có Đảng, công nhân cao su đi theo Đảng làm cách mạng đến cùng để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc”1. Tính từ tháng 02/1906, khi 40 nông dân xã Trí Bưu, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đến làm công nhân cao su ở Sở Dầu Giây, trở thành những người đầu tiên đến Đồng Nai làm 1. Công ty Cao su Đồng Nai: Những chặng đường đấu tranh cách mạng của công nhân cao su Đồng Nai, Sđd, tr.9.
  14. LỜI NÓI ĐẦU công nhân cao su, trong đó có Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, đến năm 1986 khi công cuộc đổi mới và hội nhập do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, lịch sử vùng đất cao su Đồng Nai đã tròn 80 năm. Khoảng thời gian đó là một quá trình đấu tranh gian khổ, hy sinh nhưng đầy oanh liệt và tự hào của công nhân và nhân dân vùng cao su Đồng Nai, đặc biệt từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng ở đây. Trải qua ba cao trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939, đặc biệt là cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945, công nhân 15 cao su Đồng Nai đã góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lật đổ xiềng xích Nhật - Pháp và chính quyền phong kiến Nam triều, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Nhưng ngay sau đó, công nhân cao su Đồng Nai lại cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp quay trở lại xâm lược (1945 - 1954) và sau đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975). Với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, công nhân cao su Đồng Nai hòa chung niềm vui của đất nước khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, giang sơn thu về một mối và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngay sau đó, Công ty Cao su Đồng Nai (nay là Tổng Công ty Cao su Đồng Nai) cùng cả nước phải bước vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, từng bước tiếp nhận và chuyển đổi mô hình quản lý kinh tế; chăm lo đời sống công nhân và thực hiện các chính sách xã hội; tham gia bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu biên giới (1975 - 1986). Bước vào sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi
  15. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) xướng và lãnh đạo, cùng với cả nước, Đảng bộ và công nhân Công ty Cao su Đồng Nai không ngừng nỗ lực đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào sự đổi thay toàn diện, sâu sắc của đơn vị, của ngành Cao su và của đất nước. Những thắng lợi và thành quả nói trên là một nguồn tài sản vô cùng quý giá của toàn thể Đảng bộ và cán bộ, công nhân, viên chức của Đồng Nai nói chung và Công ty Cao su Đồng Nai nói riêng. Chính vì vậy, việc tái hiện một cách khách 16 quan, khoa học và làm rõ bức tranh toàn cảnh về Tổng Công ty Cao su Đồng Nai - Hành trình thế kỷ và những giá trị trường tồn với biết bao truyền thống tốt đẹp và những bài học kinh nghiệm quý báu là trách nhiệm của Đảng bộ và cán bộ, công nhân, viên chức trong toàn Tổng Công ty. Qua đó, nhằm “ôn cố tri tân”, vừa nâng cao niềm tin tưởng, lòng tự hào cho mọi thành viên của Tổng Công ty, vừa giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho lớp lớp thế hệ tiếp theo trong hành trình tiếp bước cha anh để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, quê hương, trong đó có Tổng Công ty Cao su Đồng Nai - đơn vị vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (tháng 5/2005) vì đã đóng góp một phần quan trọng trong cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do cho dân tộc và phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động (tháng 7/2007) vì những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo từ năm 1997 đến năm 2006, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Được sự nhất trí và hỗ trợ về nhiều mặt của Ban Thường vụ Đảng ủy và Ban Tổng Giám đốc, sự hợp tác, giúp đỡ của lãnh
  16. LỜI NÓI ĐẦU đạo các phòng ban, đoàn thể chính trị - xã hội, các nhân chứng lịch sử (đặc biệt là các nguyên lãnh đạo Tổng Công ty qua các thời kỳ) và các cán bộ, công nhân viên, lao động của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai cùng các nhà nghiên cứu, các cơ quan, đơn vị và tập thể, cá nhân hữu quan, công trình “Công ty Cao su Đồng Nai - Hành trình xuyên thế kỷ - Những dấu ấn và giá trị trường tồn (1906 - 1986)” đã hoàn thành. Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Mục lục, công trình có 8 chương, trình bày một tiến trình lịch sử lâu dài, phong phú và 17 đa dạng của Công ty Cao su Đồng Nai từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1986 - năm khởi đầu công cuộc Đổi mới và hội nhập của đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo thực hiện. Bên cạnh những thuận lợi hết sức cơ bản nói trên, trong quá trình thực hiện công trình, Ban Biên soạn cũng gặp những khó khăn nhất định như: Các tác giả đều ở Cố đô Huế - một địa bàn khá xa Đồng Nai (hơn 1.000km); quá trình thu thập tư liệu, gặp nhân chứng, trao đổi chuyên môn... gặp không ít trở ngại do đại dịch Covid-19 mà Đồng Nai là một điểm nóng (và cả ở Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm tư liệu lớn); một số sự kiện, số liệu chưa có sự thống nhất trong các công trình, bài viết đi trước cần phải có sự kiểm chứng chính xác; thời gian biên soạn khá gấp chỉ trong vòng một năm; đội ngũ biên soạn dù tâm huyết, nhiệt tình nhưng năng lực cũng có hạn... Do vậy, chắc chắn công trình này sẽ còn những hạn chế, thiếu sót khó tránh khỏi về mặt tư liệu, phương pháp tiếp cận và nghiên cứu cũng như quan điểm nhìn nhận, đánh giá các nội dung vấn đề. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo để công trình
  17. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) hoàn thiện hơn khi xuất bản thành sách phục vụ rộng rãi bạn đọc và trong những lần tái bản sau này. Nhân đây, Ban Biên soạn xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Ban Thường vụ Đảng ủy và Ban Tổng Giám đốc, Ban Chỉ đạo biên soạn công trình cùng tất cả các tập thể, cá nhân có liên quan về sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác nhiều mặt trong quá trình thực hiện công trình này. Thành phố Long Khánh, tháng 5 năm 2022 BAN BIÊN SOẠN 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1