intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những giá trị trường tồn xuyên thế kỷ: Phần 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:386

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 cuốn sách "Hành trình xuyên thế kỷ - Những dấu ấn và giá trị trường tồn (1906 - 1986)" trình bày các nội dung: công nhân cao su Đồng Nai cùng cả nước đánh bại âm mưu phá hoại hiệp định Geneva và chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa (1954-1965); huyện đồn điền cao su lãnh đạo phong trào đấu tranh, xây dựng vùng cao su Đồng Nai (1965-1976); công tác chăm lo đời sống công nhân và thực hiện tốt các chính sách xã hội (1976-1986)... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những giá trị trường tồn xuyên thế kỷ: Phần 3

  1. Chương 4 CÔNG NHÂN CAO SU ĐỒNG NAI CÙNG CẢ NƯỚC ĐÁNH BẠI ÂM MƯU PHÁ HOẠI HIỆP ĐỊNH GENEVA VÀ CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA (1954 - 1965)
  2. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) 214
  3. CHƯƠNG 4 CÔNG NHÂN CAO SU ĐỒNG NAI CÙNG CẢ NƯỚC ĐÁNH BẠI ÂM MƯU... I- PHONG TRÀO ĐẤU TRANH ĐÒI THI HÀNH HIỆP ĐỊNH GENEVA, ĐÒI QUYỀN DÂN SINH, DÂN CHỦ VÀ TIẾN LÊN ĐỒNG KHỞI (1954 - 1960) 1. Đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đánh phá phong trào cách mạng ở Đồng Nai Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ buộc Chính phủ Pháp ký Hiệp định Geneva ngày 20/7/1954. Theo Hiệp định, đất nước tạm chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời, miền Bắc được giải phóng, miền Nam tạm thời đặt dưới sự quản lý của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Hai năm sau (1956) sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất nước nhà1. 215 Thế nhưng, với âm mưu thôn tính miền Nam, thôn tính Đông Dương nhằm ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự, tiền đồn của Mỹ ở Đông Nam Á, đế quốc Mỹ đào tạo và đã đưa Ngô Đình Diệm về Việt Nam thiết lập bộ máy thống trị từ Trung ương đến địa phương, làm tay sai đắc lực cho Mỹ. Thực tế, đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã thi hành chính sách thống trị toàn diện về kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội trên toàn miền Nam. Ngày 24/7/1957, thực hiện âm mưu chia rẽ, xé nhỏ các địa bàn chiến lược của cách mạng để kìm kẹp quần chúng, đánh 1. Xem Lê Mậu Hãn (Chủ biên) - Trần Bá Đệ - Nguyễn Văn Thư: Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III (1945 - 2005), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006, tr.126.
  4. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) phá cách mạng, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Long Khánh trên cơ sở hai huyện Định Quán và Xuân Lộc, lấy thị trấn Xuân Lộc (nay là thị xã Long Khánh) làm trung tâm hành chính và đưa Nguyễn Văn Ngưu về làm Tỉnh trưởng, đến năm 1958 đưa Nguyễn Cúc về thay thế. Từ đây, thị xã Long Khánh được chọn để xây dựng thành một cứ điểm quân sự mạnh1. a) Về chính trị Cơ sở xã hội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa là giai cấp tư sản mại bản và địa chủ phong kiến. Đối với giới tư bản và chủ đồn điền người Pháp, chỗ dựa chính là bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Từ rất sớm, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã nhận thức rằng công nhân cao su ở Đông Nam Bộ là lực lượng cách mạng vô cùng to lớn, đã đoàn kết đi theo Đảng 216 Cộng sản (Đảng Lao động) kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đã trưởng thành trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và kháng chiến chống thực dân Pháp (1930 - 1954), giờ đây sức mạnh đó vẫn tiềm tàng. Vì vậy, đế quốc Mỹ - Diệm đã tập trung xây dựng bộ máy thống trị ở các vùng cao su. Chúng đưa những tên tay sai ác ôn về các đồn điền lập các đội dân vệ thay cho dân binh Pháp trước đây. b) Về kinh tế, xã hội Về cơ bản, kinh tế miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Do đó để có thể tồn tại, 1. Xem Đỗ Bá Nghiệp (Chủ biên): Địa chí Đồng Nai, Tập III - Lịch sử, Sđd, tr.289.
  5. CHƯƠNG 4 CÔNG NHÂN CAO SU ĐỒNG NAI CÙNG CẢ NƯỚC ĐÁNH BẠI ÂM MƯU... Ngô Đình Diệm chú trọng phát triển nông nghiệp, đặc biệt với ngành trồng và khai thác cao su, một nguồn lợi lớn cho nền kinh tế miền Đông Nam Bộ, trong đó tỉnh Biên Hòa có đội ngũ công nhân cao su nhiều kinh nghiệm, thiên nhiên, khí hậu và nhiều vùng thổ nhưỡng rất thích hợp cho ngành cao su phát triển. Đi đôi với cải cách điền địa1 nhằm cướp ruộng đất của nông dân được chính quyền cách mạng cấp trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chính quyền của Ngô Đình Diệm còn thực hiện chính sách dinh điền với hai mục đích: Về chính trị, “Khu dinh điền là biện pháp xẻ đường đưa dân vào chiến khu, mật khu Việt cộng, dùng dân di cư để đẩy cộng sản ra khỏi vùng đó, và dinh điền là nơi cung cấp tin tình báo, nơi xuất phát để hành quân ngăn chặn xâm nhập”... Về kinh tế, chính quyền Việt Nam Cộng hòa dự kiến biến những khu dinh điền thành các đồn điền trồng và 217 khai thác cao su. Từ năm 1957, công ty nông nghiệp của Mỹ đầu tư 10 triệu USD (đôla Mỹ) cho kế hoạch dinh điền của Ngô Đình Diệm, dự kiến trồng và khai thác đến 150.000ha cho đến năm 19652. Thế nhưng, do thiếu kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật, 1. Như Dụ số 2 (ngày 08/01/1955), Dụ số 7 (ngày 05/02/1955), Dụ số 57 (ngày 22/10/1956). Theo Dụ số 57, mục tiêu của cải cách điền địa là “hạn chế các đại điền chủ ở mức 100 hécta và truất hữu diện tích còn lại, phân chia ruộng đất cho công bằng, giúp tá điền trở thành tiểu địa chủ, phát triển sản xuất nông nghiệp...”. Nhưng thực chất của cải cách điền địa chính là: “Chương trình cải cách điền địa của Diệm đã không chia ruộng đất cho người nghèo, mà rút cục chỉ lấy lại những thứ mà Việt Minh đã chia cho họ, rồi trả về cho địa chủ” (Tài liệu mật Lầu Năm Góc của Mỹ). 2. Xem Ban điều tra Hậu quả chiến tranh tỉnh Đồng Nai: Tội ác của thực dân đế quốc đối với đội ngũ công nhân cao su Đồng Nai, Sđd, tr.97.
  6. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) đặc biệt là nạn tham nhũng... nên chỉ triển khai được 12.945ha và đến năm 1963 khi chính quyền của Ngô Đình Diệm sụp đổ, kế hoạch dinh điền cũng thất bại. Bảng 5: Diện tích và sản lượng cao su trong những năm 1955 - 1961 Sản lượng mủ Diện tích sản xuất (tấn) Sản lượng Diện tích Giá trị Năm khai thác xuất khẩu trồng (ha) Công ty Công ty (1.000 đồng) (ha) (tấn) Pháp tư nhân 1955 63.756 54.683 66.363 12.085 61.770 1.399.841 1956 63.093 65.010 70.213 10.769 74.000 1.358.497 1957 74.900 69.657 10.279 75.911 1.689.378 218 1958 76.300 71.660 6.993 68.481 1.244.245 1959 80.030 75.380 9.991 73.427 1.642.027 1960 77.560 70.118 1.769.854 1961 122.720 78.140 83.403 1.534.114 Hơn nữa, các đồn điền do tư bản người Hoa, người Việt quản lý đa phần lệ thuộc vào các công ty tư bản Pháp từ khâu chế biến đến xuất khẩu, nên lợi nhuận hầu hết đều vào túi những nhà tư bản Pháp1. Tuy giữa Pháp và Mỹ có một số mâu thuẫn nhất định nhưng do ưu thế của tư bản Pháp trên lĩnh vực khai thác, 1. Xem Tổng Công ty Cao su Đồng Nai: Lịch sử phong trào công nhân cao su Đồng Nai 1906 - 2015, Sđd, tr.87-88.
  7. CHƯƠNG 4 CÔNG NHÂN CAO SU ĐỒNG NAI CÙNG CẢ NƯỚC ĐÁNH BẠI ÂM MƯU... chế biến và xuất khẩu cao su nên chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa những năm sau này là hạn chế sự đụng chạm đến quyền lợi kinh tế của các công ty tư bản Pháp. Lo ngại mất chỗ dựa căn bản là chính quyền thực dân, từ giữa năm 1955, các công ty tư bản Pháp tiếp tục bỏ vốn đầu tư phục hồi và phát triển các đồn điền cao su. Ở Biên Hòa và Long Khánh trong hai năm 1955 - 1957, diện tích cao su của các công ty tư bản Pháp phát triển thêm gần 4.000ha. Đến cuối năm 1957, diện tích cao su được phân bổ như sau: - Tỉnh Biên Hòa: + Đồn điền Bình Sơn - An Viễng (thuộc Công ty đồn điền Đất Đỏ): 2.664ha. + Đồn điền Long Thành - Héléna (thuộc Công ty Cao su Đông Dương): 1.760ha. 219 + Đồn điền Trảng Bom (thuộc Công ty Cao su Đồng Nai): 638ha. + Các đồn điền thuộc Công ty Nông nghiệp Thành Tuy Hạ: 856ha. Tổng cộng: 5.918ha. - Tỉnh Long Khánh: + Đồn điền An Lộc (thuộc Công ty Cao su Đông Dương): 2.046ha. + Đồn điền Dầu Giây (thuộc Công ty Cao su Đông Dương): 1.936ha. + Đồn điền Bình Lộc (thuộc Công ty Cao su Đông Dương): 1.271ha. + Đồn điền Ông Quế, Trảng Bom (thuộc Công ty Cao su Đông Dương): 1.390ha.
  8. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) + Đồn điền Cây Gáo (thuộc Công ty Cao su Đồng Nai): 795ha. + Đồn điền Túc Trưng (thuộc Công ty Cao su Đồng Nai): 1.032ha. + Đồn điền Hàng Gòn, Courtenay (thuộc Công ty Cao su Xuân Lộc): 1.554ha. Tổng cộng: 10.024ha. Mặt khác, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng khuyến khích tư bản người Hoa, người Việt đầu tư trồng cao su, nhưng so với tư bản đồn điền Pháp, diện tích trồng và khai thác cao su vẫn chiếm tỷ lệ không đáng kể. Trong những năm 1955 - 1960, hàng chục sở cao su của tư bản người Việt, người Hoa cũng được thành lập trên địa bàn các tỉnh Biên Hòa, Long Khánh. Tuy nhiên, các đồn điền này đều là những đồn điền nhỏ dưới 220 500ha1 (xem Bảng 5). Về nguồn gốc và thành phần công nhân cao su, từ sau tháng 7/1954, có những biến động nhất định. Tính đến năm 1954, đa số công nhân đều là công nhân công tra gốc người miền Trung, miền Bắc, khi hòa bình lập lại, một số tìm về quê cũ, trong khi đa số công nhân thoát ly đi kháng chiến đều quay lại đồn điền để ổn định lao động và cuộc sống, trong đó có nhiều người là cán bộ công đoàn. Chính sách di dân từ miền Bắc vào Nam cùng chính sách dinh điền của Ngô Đình Diệm với trên 100.000 lao động cũng là nguồn bổ sung lao động cho các đồn điền cao su. 1. Xem Ban điều tra Hậu quả chiến tranh tỉnh Đồng Nai: Tội ác của thực dân đế quốc đối với đội ngũ công nhân cao su Đồng Nai, Tlđd, tr.98-101.
  9. Từ tháng 7/1956, quân đội Việt Nam Cộng hòa mở chiến dịch Trương Tấn Bửu đánh phá cách mạng vùng Đông Nam Bộ, trong đó các đồn điền cao su là trọng điểm. Địch giải tán các Hội lao động tương tế, Hội ái hữu, đồng thời bắt bớ, giết hại hàng loạt cán bộ, đảng viên làm công tác vận động ở các đồn điền. Những năm 1957 - 1959 là thời gian đen tối ở các đồn điền cao su vì đồn điền nào cũng có nhân công bị chúng giết hại. Địch bắt và thủ tiêu các ông Đào Ngọc Tám ở sở cao su Cẩm Mỹ, Lại Bảo Ngọc ở sở cao su Hàng Gòn và hàng chục công nhân khác. Dã man hơn, chúng còn trắng trợn mổ bụng moi gan cán bộ ta trước sự chứng kiến của hàng trăm công nhân hoặc chúng cắt đầu cắm cọc bêu ở chợ hay trên sân điểm của đồn điền để khủng bố tinh thần của nhân dân, công nhân. Giữa năm 1962, thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, địch mở chiến dịch “Mặt trời mọc” với quy mô lớn gồm 8.000 quân trong suốt 10 tháng nhằm mục đích tìm diệt lực lượng cách mạng, hỗ trợ chiến dịch bình định giam dân, lập ấp chiến lược ở 8 tỉnh miền Đông. Ở các vùng cao su, địch triệt phá nhà cửa công nhân, buộc dân tập trung về các khu vực trung tâm hoặc gom hết về khu vực thị trấn, thị xã để kiểm soát. Ở Biên Hòa và Long Khánh, địch gom dân vào các khu vực trung tâm đồn điền hình thành các ấp chiến lược liên hoàn1. Trước sự đánh phá của kẻ thù, thực hiện chỉ thị “điều lắng” 4HBC của Xứ ủy Nam Bộ, nhiều cán bộ từ các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ 1. Xem Ban điều tra Hậu quả chiến tranh tỉnh Đồng Nai: Tội ác của thực dân đế quốc đối với đội ngũ công nhân cao su Đồng Nai, Tlđd, tr.117-118.
  10. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) cùng nông dân bị địch khủng bố cũng tìm cách lánh vào các đồn điền cao su Biên Hòa và trở thành công nhân cao su. Ngoài những người là công nhân mới từ miền Bắc di cư vào do ảnh hưởng tuyên truyền xuyên tạc của địch, họ có hiểu biết cách mạng hạn chế, còn đại đa số công nhân đã tham gia kháng chiến đều có lập trường kiên định gắn bó với cách mạng. Tổ chức bộ máy quản lý ở các đồn điền cao su vẫn không khác gì so với trước đây. Đứng đầu đồn điền vẫn là những ông chủ tư bản, có toàn quyền trong việc tuyển dụng, sa thải công nhân, đội ngũ quản lý bên dưới vẫn là các sếp, xu, cai... Công nhân thì phân chia thành công nhân cạo mủ, công nhân chăm sóc vườn cây chưa khai thác, công nhân chuyên môn (thợ cơ khí, thợ nhà máy chế biến mủ...). Chế độ tuyển dụng lao động 222 được thực hiện dưới hai hình thức: công nhân giao kèo có hợp đồng và công nhân lao động theo mùa. Hầu hết các đồn điền ở Biên Hòa thường chọn hình thức tuyển công nhân theo mùa (đa số là nông dân tại chỗ) bởi hình thức này có lợi cho tư bản: lương công nhân thấp, chủ tư bản không bị ràng buộc bởi luật và chế độ lao động; đồng thời chúng lấy lực lượng này làm đối trọng gây sức ép với đội ngũ công nhân có giao kèo để hạn chế đấu tranh của công nhân. Thời gian lao động của công nhân so với trước năm 1954 gần như không thay đổi: Công nhân phải dậy từ 4 giờ sáng, sau khi lót dạ đến tập trung ở sân điểm danh, đi bộ ra lô cạo mủ thường cách nhà ở từ 3 đến 5km. Hầu hết các đồn điền đều thực hiện chế độ khoán tùy vào loại cây, thời vụ, mỗi công nhân được khoán một phần cạo bình quân 450 cây (hơn 1 hécta) và
  11. CHƯƠNG 4 CÔNG NHÂN CAO SU ĐỒNG NAI CÙNG CẢ NƯỚC ĐÁNH BẠI ÂM MƯU... phải giao nộp từ 30 đến 60 lít mủ. Buổi trưa công nhân được nghỉ 1 giờ tại lô để ăn trưa (cơm tự mang theo). Nếu tính cả đi và về, thời gian lao động mỗi ngày của công nhân cao su từ 12 đến 14 giờ. Công nhân chỉ được sở trang bị dụng cụ lao động như dao cạo, thùng đựng mủ..., còn quần áo lao động phải tự trang bị. Về khẩu phần ăn, theo quy định hằng tuần công nhân được phát 7 lít gạo (1 lít gạo = 0,75kg), nhưng trong hợp đồng thường không ghi loại gạo gì nên các chủ đồn điền đã lợi dụng để phát gạo xấu, gạo hẩm, mốc cho công nhân, đi xay lại thì 1kg gạo hao hụt đến 200 gram. Nhật báo Buổi sáng ở Sài Gòn số ra ngày 04/01/1955 phản ánh tình cảnh công nhân trong các đồn điền cao su: “Mỗi ngày, một người công nhân phải cạo 300 cây cao su theo lối mở hai miệng. 223 Họ vừa làm vừa chạy, người nào giỏi lắm mới xong đúng 9 giờ rưỡi... Một ngày người công nhân phải làm tới 13 tiếng đồng hồ. Làm việc như thế mà mỗi tuần chỉ lãnh được có 7 lít lúa, mang số lúa này về xay, giã chỉ còn 4 lít hoặc ở nhiều đồn điền công nhân phải ăn gạo mục, sâu mọt đóng thành cục... Roi vọt lằn lưng, bụng ỏng, da vàng, ngực lép; đó là hình ảnh người phu đồn điền cao su miền Đông Nam Bộ...”1. Về tiền lương của công nhân cao su trong các đồn điền, rút kinh nghiệm trước đây, năm 1955, các chủ tư bản đồn điền đã thống nhất thành lập “Nghiệp đoàn các nhà trồng tỉa cao su”, 1. Tổng Công ty Cao su Đồng Nai: Lịch sử phong trào công nhân cao su Đồng Nai 1906 - 2015, Sđd, tr.90.
  12. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) do đó việc trả lương của tư bản ở các đồn điền ít có sự chênh lệch. Tính từ tháng 11/1954, lương bình quân của công nhân cạo mủ là 19 đồng/ngày (gồm 13 đồng lương căn bản và 3 đồng lương đắt đỏ). Với những công nhân đảm nhiệm những công việc không có chuyên môn, lương đàn ông 12 đồng/ngày, lương phụ nữ 9 đồng/ngày. Ngoài ra công nhân còn được lãnh thêm 1,5kg gạo mỗi tuần. Tuy có giảm đòn roi cúp phạt so với thời Pháp thuộc nhưng cuộc sống và lao động của công nhân vẫn vất vả, khó khăn. Do vậy tăng lương chính là một trong những mục tiêu đấu tranh của công nhân cao su ở các đồn điền Biên Hòa. Thực tế cho thấy, các chủ đồn điền không bao giờ tự động tăng lương hay cải thiện chế độ lao động, chúng chỉ nhân nhượng giải 224 quyết khi công nhân đấu tranh. Và mãi đến ngày 17/11/1955, Bộ Lao động Sài Gòn mới ra Nghị định số 115/LĐ/NĐLĐ quy định mức lương tối thiểu cho công nhân cạo mủ và các loại thợ khác trong các đồn điền gồm 6 điều khoản. Tuy Nghị định còn nhiều điểm đơn giản và chung chung, nhưng cũng thể hiện được kết quả đấu tranh của công nhân, đồng thời cũng là một cơ sở để công nhân đấu tranh với chủ tư bản1. Biên Hòa là nơi tập trung nhiều đồn điền cao su lớn của Công ty SIPH, Công ty Đất Đỏ... Riêng Công ty SIPH đóng trụ sở ở An Lộc (thị xã Long Khánh), diện tích cao su tính đến năm 1955 là 12.599,31ha. Ngoài ra, còn có hàng nghìn hécta cao su bị 1. Xem Tổng Công ty Cao su Đồng Nai: Lịch sử phong trào công nhân cao su Đồng Nai 1906 - 2015, Sđd, tr.87-91.
  13. CHƯƠNG 4 CÔNG NHÂN CAO SU ĐỒNG NAI CÙNG CẢ NƯỚC ĐÁNH BẠI ÂM MƯU... tàn phá trong chiến tranh chưa được phục hồi. Do trong kháng chiến chống thực dân Pháp, phong trào cách mạng của công nhân cao su ở đây phát triển mạnh, vì vậy, địch đã dồn sức xây dựng bộ máy thống trị, đàn áp phong trào công nhân. Ở những trung tâm lớn của các đồn điền cao su, địch xây dựng nhiều đồn bốt tập trung đến cấp tiểu đoàn. Đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa còn đưa hàng vạn đồng bào di cư từ miền Bắc vào, cắm sâu vào vùng căn cứ kháng chiến, các đồn điền có phong trào đấu tranh mạnh mẽ trong kháng chiến chống Pháp như: Bình Lộc, Cẩm Đường, Cẩm Mỹ, Bình Sơn, Cây Gáo... với âm mưu biến họ thành lực lượng hậu thuẫn chính trị, cơ sở để khống chế công nhân ở các đồn điền cao su. Chúng cho định cư dọc theo các trục lộ 1, 2, 15, 20... xây dựng hệ thống đồn bốt, tháp canh dày đặc để án ngữ các tuyến đường làm vành 225 đai bảo vệ, hậu thuẫn cho lực lượng tay sai kìm kẹp nhân dân. Chúng đưa những tên phản động trong số di cư và phản bội, đầu hàng để lập ra bộ máy tay sai, chi cục cảnh sát (cảnh sát nổi và chìm) xây dựng các đồn bảo an, dân vệ ở mỗi sở. Tại sở An Lộc, lính tình báo ác ôn trong những năm 1954 - 1955 nhân cơ hội ngóc đầu dậy hoạt động chống phá cách mạng, đàn áp công nhân, bảo vệ quyền lợi của tư bản thực dân Pháp ở các đồn điền cao su. Ngoài việc đàn áp phong trào công nhân, mục tiêu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa còn nhằm phân hóa đội ngũ công nhân bằng việc hình thành và phát triển các “Nghiệp đoàn vàng” làm hậu thuẫn cho chế độ tay sai, tiến tới tiêu diệt các cán bộ công vận và quần chúng cách mạng ở các đồn điền cao su.
  14. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) Những tổ chức nghiệp đoàn này đều do Mỹ tài trợ về kinh phí hoạt động theo nguyên tắc đa nguyên để phân hóa giai cấp công nhân. Tiêu biểu như “Tổng Liên đoàn lao công Việt Nam” do Trần Quốc Bửu cầm đầu, gieo rắc những tư tưởng cải lương, mê hoặc công nhân như “Nghiệp đoàn không làm chính trị”, “Thăng tiến cần lao, đồng tiến xã hội”, “Lao tư lưỡng lợi”, “Hòa đồng giai cấp”. Âm mưu của chúng là thủ tiêu đấu tranh giai cấp, chống độc lập dân tộc, chống cộng như Trần Quốc Bửu công khai tuyên bố: “Mỗi lao động phải là một chiến sĩ chống cộng, có nhiệm vụ ngăn chặn âm mưu của cộng sản dùng nghiệp đoàn để gây bất ổn xã hội, lật đổ chính quyền trong giai đoạn sắp tới... Tại Việt Nam Cộng hòa, nghiệp đoàn phải nắm được giới nông dân và thợ thuyền để kháng cộng và làm thế nào để đạt được tình trạng cứ để cộng sản 226 nói mà không ai nghe”1. Ở các đồn điền cao su, chính quyền của Ngô Đình Diệm còn xây dựng các tổ chức phản động như: “Đảng Cần lao nhân vị”, “Phong trào cách mạng quốc gia”, “Thanh niên cộng hòa”, “Phụ nữ liên đới”, “Đội Bình định”, “Phượng Hoàng”... để mị dân nhằm tập hợp và kìm kẹp công nhân. Địch ghép từ 5 gia đình công nhân vào một liên gia (ngũ gia liên bảo), cài những tên mật vụ vào để theo dõi khống chế công nhân; đưa mật vụ giả danh những người đi phun thuốc diệt trừ sốt rét để dò tìm tung tích những người tham gia kháng chiến hay cơ sở cách mạng trước đây. Bộ máy tuyên truyền của chúng ngày đêm xuyên tạc 1. Tổng Công ty Cao su Đồng Nai: Lịch sử phong trào công nhân cao su Đồng Nai 1906 - 2015, Sđd, tr.92.
  15. CHƯƠNG 4 CÔNG NHÂN CAO SU ĐỒNG NAI CÙNG CẢ NƯỚC ĐÁNH BẠI ÂM MƯU... kháng chiến, nói xấu miền Bắc xã hội chủ nghĩa, lừa bịp lôi kéo công nhân đi theo chúng. Mặt khác, chúng tiến hành lập hồ sơ phân loại công nhân “Gia đình cộng sản”, “Gia đình quốc gia” và “Gia đình trung gian”, lập sổ theo dõi những người kháng chiến cũ, những gia đình cách mạng, ngấm ngầm phân hóa nhân dân, phân hóa công nhân, tạo cơ sở để tiến hành khủng bố, bắt bớ cán bộ, đàn áp công nhân trong những năm sau đó1. 2. Phong trào đấu tranh của công nhân cao su (1954 - 1960) a) Chủ trương của Xứ ủy Nam Bộ Trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị tháng 9/1954 của Bộ Chính trị, tháng 10/1954, Xứ ủy Nam Bộ xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là: Giữ gìn và củng cố hòa bình, tranh thủ thực hiện tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, tiến tới thực hiện thống nhất 227 hoàn toàn, độc lập dân chủ trong cả nước. Phương hướng công tác là phát triển cơ sở ở vùng nông thôn, mở rộng và đẩy mạnh công tác đô thị, phối hợp chặt chẽ hai công tác này. Phương châm hoạt động là kết hợp bí mật với công khai và bán công khai, tổ chức và hoạt động của phong trào quần chúng thì cần lợi dụng các hình thức công khai và bán công khai2. Thực hiện chủ trương của Xứ ủy Nam Bộ, ngày 30/7/1954, Tỉnh ủy Thủ Biên tổ chức cuộc họp bất thường bàn biện pháp thực hiện chủ trương và chỉ thị của cấp trên. Hội nghị bàn về việc chuyển hướng từ đấu tranh toàn diện (quân sự, kinh tế, 1, 2. Xem Tổng Công ty Cao su Đồng Nai: Lịch sử phong trào công nhân cao su Đồng Nai 1906 - 2015, Sđd, tr.91-93, 81.
  16. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) chính trị, binh vận...) sang đấu tranh chính trị, sắp xếp lại lực lượng, chuyển quân tập kết trên địa bàn tỉnh, bố trí cán bộ ở lại hoạt động. Tỉnh ủy khẩn trương tổ chức học tập quán triệt nghị quyết tình hình mới, phổ biến nội dung Hiệp định Geneva cho cán bộ, đảng viên và cơ sở cốt cán được bố trí ở lại, kiện toàn các huyện, thị xã, đưa đảng viên về bám cơ sở, lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng. Để kịp thời chỉ đạo phong trào đấu tranh của công nhân cao su miền Đông, Xứ ủy Nam Bộ đã điều đồng chí Trần Văn Kiểu - Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Cao su Nam Bộ vào Liên Tỉnh ủy miền Đông. Liên Tỉnh ủy miền Đông đã mở các lớp học tập về tình hình nhiệm vụ mới cho các cán bộ, đảng viên 228 làm công tác vận động công nhân theo “5 bước công tác”, nắm vững Hiệp định Geneva để lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Liên Tỉnh ủy cũng đã điều động một số cán bộ công vận của Biên Hòa, Xuân Lộc tăng cường cho các đồn điền ở khu vực Bình Long, Phước Long như: Lê Sắc Nghi, Nguyễn Văn Công... Nhiệm vụ của cán bộ công vận được xác định: Bằng mọi cách xâm nhập vào các đồn điền cao su, móc nối những đảng viên bên trong, những cơ sở cách mạng trước đây để tuyên truyền giáo dục, giác ngộ công nhân và lãnh đạo phong trào đấu tranh. Các mục tiêu chính là đấu tranh đòi dân sinh cải thiện đời sống, đòi dân chủ, thi hành Hiệp định Geneva, tự do thành lập nghiệp đoàn, chống khủng bố người kháng chiến1. 1. Xem Tổng Công ty Cao su Đồng Nai: Lịch sử phong trào công nhân cao su Đồng Nai 1906 - 2015, Sđd, tr.94.
  17. CHƯƠNG 4 CÔNG NHÂN CAO SU ĐỒNG NAI CÙNG CẢ NƯỚC ĐÁNH BẠI ÂM MƯU... Cuối năm 1954, hầu hết các đảng viên được phân công ở lại đều được bố trí về hoạt động hợp pháp trong các sở cao su. Ở Xuân Lộc, Ban Cán sự huyện được thành lập gồm các đồng chí: Ngô Tiến, Nguyễn Minh Chiếu, Nguyễn Nại Sơn. Các sở An Lộc, Bình Lộc, Cẩm Mỹ, Dầu Giây... cũng đều thành lập chi bộ đảng, mỗi chi bộ có từ 5 đến 10 đảng viên, trong đó số lượng đảng viên nhiều nhất là Chi bộ An Lộc và Chi bộ Bình Lộc. Tại Long Thành, các sở Bình Sơn, SIPH, An Viễng cũng lập được một chi bộ gồm 3 đảng viên. Cuối năm 1954, Xứ ủy tăng cường các đồng chí Trần Văn Kiểu, Lê Chí Dân... về Xuân Lộc hoạt động, cùng với các đồng chí Huyện ủy lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân. Về công tác tổ chức, tháng 01/1955, Xứ ủy Nam Bộ quyết định tách tỉnh Thủ Biên thành hai tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu 229 Một. Tỉnh Biên Hòa gồm các huyện Long Thành, Vĩnh Cửu, Tân Uyên, Xuân Lộc và thị xã Biên Hòa. Liên đoàn Cao su tỉnh Thủ Biên do đồng chí Nguyễn Liên Châu - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách, lãnh đạo các đồng chí bám vào các cơ sở cao su từ Hàng Gòn đến Túc Trưng. Ở phía Nam lộ 2, Tỉnh ủy Bà Chợ (gồm Bà Rịa và Chợ Lớn) được thành lập, cũng tổ chức nhiều đội công tác bám vào các đồn điền từ Cẩm Mỹ, Ông Quế, Bình Ba...1. 1. Tháng 5/1951, Trung ương Cục miền Nam bố trí lại chiến trường. Toàn Nam Bộ chia làm 2 phân liên khu: Phân liên khu miền Đông và Phân liên khu miền Tây. Tỉnh Thủ Dầu Một và tỉnh Biên Hòa sáp nhập thành tỉnh Thủ Biên; tỉnh Bà Rịa và Chợ Lớn sáp nhập thành tỉnh Bà Chợ (theo Tổng Công ty Cao su Đồng Nai: Lịch sử phong trào công nhân cao su Đồng Nai 1906 - 2015, Sđd, tr.81).
  18. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) Lúc này tỉnh Biên Hòa chưa thành lập Ban Công vận nên tổ chức đảng hoạt động theo nguyên tắc: Đồn điền cao su nằm trên địa bàn nào thì chi bộ đảng nằm ở nơi đó sẽ do huyện ủy, tỉnh ủy địa phương đó lãnh đạo. Như vậy, các đồn điền dọc quốc lộ 20, quốc lộ 1, một số đồn điền tỉnh lộ 2 do Huyện ủy Xuân Lộc lãnh đạo, còn các đồn điền Bình Sơn, An Viễng, SIPH do Huyện ủy Long Thành lãnh đạo1. Đến giữa năm 1955, các ban cán sự cao su được thành lập lại để trực tiếp chỉ đạo phong trào công nhân. Ban Cán sự cao su Bà Rịa do đồng chí Hà Thúc Đạt làm Bí thư. Ban Cán sự cao su Long Thành (Biên Hòa) do đồng chí Sáu Thống làm Bí thư2. Nhìn chung sau Hiệp định Geneva, hầu hết chi bộ các đồn 230 điền cao su vẫn duy trì sinh hoạt đều đặn. Không khí những ngày kháng chiến vẫn rạo rực. Lời ca, tiếng hát cách mạng rộn ràng khắp các sở. Công nhân mở Đài Tiếng nói Việt Nam nghe tin tức. Các chi bộ tuyên truyền thắng lợi của cuộc kháng chiến, đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định Geneva, tổ chức các lớp bình dân học vụ cho con em công nhân và nông dân. Niềm tin về Đảng, về cách mạng, về Bác Hồ vẫn luôn sắt son trong lòng công nhân cao su Biên Hòa - Bà Rịa3. 1, 3. Xem Tổng Công ty Cao su Đồng Nai: Lịch sử phong trào công nhân cao su Đồng Nai 1906 - 2015, Sđd, tr.94, 94-95. 2. Xem Tỉnh ủy Đồng Nai - Đảng ủy Công ty Cao su Đồng Nai: “Báo cáo tổng kết công tác binh vận trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)”, tr.4.
  19. CHƯƠNG 4 CÔNG NHÂN CAO SU ĐỒNG NAI CÙNG CẢ NƯỚC ĐÁNH BẠI ÂM MƯU... b) Phong trào đấu tranh của công nhân cao su (1954 - 1956) Thực hiện chủ trương của Xứ ủy Nam Bộ và Tỉnh ủy Thủ Biên, phong trào đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ của công nhân cao su có bước phát triển mới. Mở đầu là phong trào đấu tranh của công nhân cao su trong tháng 8 và tháng 9/1954. Thực hiện sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Biên Hòa và Liên đoàn Cao su Nam Bộ, công nhân các sở cao su ở huyện Xuân Lộc đã đồng loạt bãi công, gửi đơn kiến nghị lên chủ sở đòi tăng lương từ 13 đồng lên 16 đồng/ngày, buộc các chủ sở chấp nhận giải quyết những kiến nghị của công nhân. Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân cao su Biên Hòa sau ngày đình chiến với quy mô lớn và giành được thắng lợi. Tiếp đó, tháng 9/1954, Ban Cán sự Xuân Lộc tổ chức phát động công nhân các đồn điền ở An Lộc tiếp tục đấu tranh. Các 231 đồng chí: Trần Văn Kiểu, Lê Chí Dân, Nại Sơn, Năm Chiếu... trực tiếp lãnh đạo phong trào. Ban đại diện đấu tranh hợp pháp gồm 3 công nhân, do ông Nguyễn Văn Năm (Năm Gừng) phụ trách. Phương châm đấu tranh là đột phá dứt điểm, gây tiếng vang lớn rồi phát động rộng dần ra các đồn điền xung quanh. Địa điểm tập trung là sân bóng An Lộc. Mở đầu cho đợt đấu tranh, Chi bộ Suối Tre do đồng chí Lê Ưu lãnh đạo và các đảng viên, cơ sở: Lê Phụng, Nguyễn Thị Xanh, Đức Đá, Lê Thị Điệp... làm nòng cốt đã vận động hàng trăm công nhân kéo về trung tâm An Lộc đưa yêu sách đòi tăng lương, từ 10 đồng lên 24 đồng/ngày, ngày chủ nhật được nghỉ nhưng vẫn hưởng lương, giảm bớt phần cây cạo cho công nhân, được tự do thành lập nghiệp đoàn. Cuộc đấu tranh diễn ra giằng co quyết liệt. Các chủ sở làm ngơ không giải quyết
  20. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) nhưng công nhân vẫn kiên quyết đấu tranh suốt 4 ngày liền. Ban lãnh đạo vận động công nhân các phân sở thuộc đồn điền An Lộc đồng loạt đình công, úp thùng không ra lô cạo mủ. Bộ phận công nhân nhà máy cán mủ An Lộc do đồng chí Nại Sơn lãnh đạo đều nhất tề nghỉ việc hưởng ứng. Hoảng sợ trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của công nhân, chủ đồn điền An Lộc, Quận trưởng Xuân Lộc, Thanh tra Lao động tỉnh Biên Hòa phải gặp đại diện công nhân giải quyết yêu sách, chấp nhận tăng lương, giảm 25% phần cây cạo, công nhân được tự do thành lập nghiệp đoàn. Về vấn đề nghỉ ngày chủ nhật, giới chủ giằng co không giải quyết, nhưng công nhân vẫn không nhượng bộ, buộc chúng phải hứa công nhân làm ngày chủ nhật được hưởng tiền lương gấp đôi. 232 Cuộc đấu tranh thắng lợi gây tiếng vang lớn, bà con công nhân đồn điền An Lộc vô cùng phấn khởi, càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, khí thế đấu tranh của công nhân cao su An Lộc lan nhanh sang các đồn điền khác, khơi dậy phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ của công nhân cao su ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Cuộc đấu tranh thắng lợi cũng cho thấy chủ tư bản đồn điền không bao giờ tự nguyện giải quyết quyền lợi cho công nhân. Chỉ có đấu tranh công nhân mới bảo vệ được quyền lợi của chính mình. Phương pháp đấu tranh phải biết dựa vào thế hợp pháp và phải giữ vững mục tiêu đấu tranh1. Ngày 05/3/1955, 1. Xem Tổng Công ty Cao su Đồng Nai: Lịch sử phong trào công nhân cao su Đồng Nai 1906 - 2015, Sđd, tr.95-96.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1