intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG HỘI CHỨNG CHÈN ÉP DÂY THẦN KINH - PHẦN 3

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

144
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự ép chặt dây thần kinh riêng biệt ở chi dưới Ở chi dưới, hội chứng ép chặt có thể ảnh hưởng đến các nhánh vùng thắt lưng và đám rối xương cùng. Dây thần kinh bên da của đùi L2 và L3 đi vào đùi bằng cách xuyên qua dây chằng bẹn, ở đó nó nằm trong một ống sợi. Nó đi tới phần trước bên của đùi và phần trước của vùng mông (Last, 1978). Sự chèn ép dây thần kinh ở trong ống hay tổn thương ở đùi bởi sử dụng và sự không đối xứng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG HỘI CHỨNG CHÈN ÉP DÂY THẦN KINH - PHẦN 3

  1. NHỮNG HỘI CHỨNG CHÈN ÉP DÂY THẦN KINH PHẦN 3 Sự ép chặt dây thần kinh riêng biệt ở chi dưới Ở chi dưới, hội chứng ép chặt có thể ảnh hưởng đến các nhánh vùng thắt lưng và đám rối xương cùng. Dây thần kinh bên da của đùi L2 và L3 đi vào đùi bằng cách xuyên qua dây chằng bẹn, ở đó nó nằm trong một ống sợi. Nó đi tới phần trước - bên của đùi và phần trước của vùng mông (Last, 1978). Sự chèn ép dây thần kinh ở trong ống hay tổn thương ở đùi bởi sử dụng và sự không đối xứng trong số các vận động viên thể dục có thể gãy nên đau đùi dị cảm.
  2. Dây thần kinh vùng chậu bẹn L1 có thể bị ép chặt ở phần dưới của thành bụng trước và sau phẫu thuật vì dính hoặc các cơ thiếu trương lực. (Hình vẽ 8.5). Hình 8.5. Hội chứng ống xương cổ chân Dây thần kinh xương chày sau L4, L5, S1, S2, S3 đi qua dưới gân cơ gấp ở cổ chân, nó duỗi ra từ xương búa giữa của xương chày đến bờ giữa
  3. của xương gó (Hình 8.6). Đi sâu đến gân là những gân cơ gấp và các mạch, dây thần kinh sau xương chày. Dây thần kinh sau xương chày tỏa ra dây xương gót giữa S1, S2 chúng xuyên qua gân để đi tới mặt sau và giữa của gót chân. Nó chia thành những dây thần kinh gan bàn chân giữa và bên chạy vào các ống riêng biệt. Dây thần kinh giữa gan bàn chân L4, L5 chia thành những nhánh ngón, gây cảm giác tới cơ giạng ngón cái, cơ gấp ngón cái ngắn, cơ gấp ngón ngắn và cơ gian đầu tiên. Gan bàn chân bên S1, S2 xúc tiến cảm giác tới bên gan bàn chân và một nửa các ngón và đi tới các cơ bên trong bàn chân. Dây thần kinh xương chày sau có thể bị chèn ép gần như trước khi nó chia ra, xa hơn, các dây thần kinh gan bàn chân giữa hoặc bên đều có thể liên lụy. Sự chèn ép thường hay xảy ra nhất là của nhánh gan bàn chân với ngón thuộc dây thần kinh giữa gan bàn chân tới kẽ thứ 3, nhưng nhánh ngón của kẽ thứ tư có thể cũng bị ảnh hưởng. Người với hai bàn chân quay xấp và một cung ngang yếu ở các đầu của xương đốt ngón chân, bắt nhánh ngón tới kẽ thứ ba chịu một loạt các strees mà kết quả là đau xương đốt bàn chân Morton. Ở những vận động viên chạy và các vũ công balê, một u thần kinh có thể phát triển. Các vận động viên chạy có một tia thứ nhất di động có thể nén ép thần kinh ngón đến kẽ thứ hai. Chèn ép ngón chân trong giầy chật sẽ làm đau tăng thêm, nó sẽ giảm đau khi cởi giầy ra.
  4. Dây thần kinh nông mặt ngoài cẳng chân L4, L5 là một nhánh của mặt ngoài cẳng chân chung ở cổ xương mác và nó chạy trong ngăn bên của bắp cẳng chân. Nó xuyên qua mạc dày 10-12 cm trên mắt cá bên. Ở trên mắt cá 6 cm, nó chia thành các nhánh chủ yếu cung cấp cho phía lưng (mu) bàn chân. Khe thứ nhất được cung cấp bởi dây thần kinh sâu mặt ngoài cẳng chân. Sự ép kẹp chặt xảy ra ở nơi mà nó xuyên qua mạc dày, đặc biệt nếu có thoát vị cơ do các khuyết tật mạc (Schon và Baxter, 1990). Căng cơ quá mức ở cổ chân mạn tính cũng gây căng thẳng dây thần kinh. Dây sâu mặt ngoài cẳng chân L5 là một nhánh của mặt ngoài cẳng chân chung ở cổ của xương mác rồi chạy vào ngăn trước của bắp cẳng chân và cung cấp cho các cơ trong ngăn và da của khe thứ nhất đi qua dưới bên dưới dây chằng vòng trên và dưới. Dây thần kinh có thể bị chèn ép do một hội chứng ngăn trước. Sự ép chặt xảy ra chủ yếu ở các vận động viên chạy. Nó cũng có thể xảy ra với các cầu thủ bóng đá, diễn viên nhảy múa, và vận động viên trượt tuyết. Nó thường hay xảy ra nhất ở mạc giữa cơ duỗi trước (Schon và Baster, 1990). Bong gân cổ chân lặp đi lặp lại, đi giầy chặt hay chấn thương cũng gây nên kẹp chặt dây thần kinh. Dây thần kinh bắp chân L5, S1, S2 kèm theo tĩnh mạch hiển và chạy dọc theo rìa bên của bàn chân. Nó có thể bị kẹp chặt ở bất cứ chỗ nào dọc
  5. theo đường của nó. hay xảy ra nhất ở các vận động viên chạy có tiền sử bong gân cổ chân. Hình 8.6.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0