intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những hướng tiếp cận mới về di sản lịch sử: Phần 1

Chia sẻ: Tri Thu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:222

33
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới" tập hợp một số bài viết về lịch sử và khảo cổ học - hai trong số các ngành khoa học xã hội cơ bản của Việt Nam. Nội dung các bài viết trong cuốn sách chủ yếu đề cập đến một số khuynh hướng lý thuyết của khảo cổ học và sử học đang hiện hành và việc ứng dụng các lý thuyết này ờ Việt Nam; các phương pháp và kĩ năng thu thập và khai thác tư liệu, phương pháp nghiên cứu đa ngành, kỹ năng vận dụng các kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau để giải quyết các vấn đề của khảo cổ học và sử học. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo phần 1 cuốn sách sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những hướng tiếp cận mới về di sản lịch sử: Phần 1

  1. Nhiều tác giả DI SẢN LỊCH SỬ VÀ NHỮNG HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI Tủ sách Khoa học xã hội Chuyên khảo về khảo cổ học và lịch sử Do Viện HARVARD YENCHING tài trợ
  2. DI SAN LỊCH sư VÀ NHỮNG HƯỚNG T IẾP CẬN MỚI
  3. NHIỀU TÁC GIẢ DI SẢN LỊCH SỬ VÀ NHỮNG HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI C hịu trách n hiệm chung LÊ H ổng Lý T ổ chức bản th ả o và biên tập LÊ T hị L iền N g u yẻn T h i P h ư ơ n g C hâm E d ito rs L e H on g L y L e T h i L ien N g u y en T h i P h u o n g C ham Nhà xuất bản Thế Giới
  4. T ủ sách khoa học xã hội Chuyên khảo về Khảo cổ học và Lịch sử D o Viện Harvard Yenching tài trợ Social Sciences B ook Series Monograph on Archaeology and History Supported by the Harvard Yenching Institute v2j0 v2j0 \2j0 v2j0 (§3 30 (50 \2j0 (3b (30 \3o v2j0 \^0 \3b
  5. MỤC LỤC • ■ C hữ v iết tắ t vii L ờ i n ói đ ấ u ix 1 Nguyễn Gia Đối Tiếp cận k h ả o cổ học môi trường sinh thái trong nghiên cứu tiên sử ờ V iệt N am 1 2 Lâm Thị M ỹ Dung T iếp cận k h ả o cổ học x ã hội và k h ả o cổ học m ộ táng trong nghiên cứu trường hợp Miến Trung Việt N am thời Sơ sử 29 3 N guyễn N gọc Thơ N h ận diện vãn hóa L ạc V iệt 87 4 Phan T hanh Hải L ịch sử Đ àng Trong nhìn từ H u ế 139 5 T ạ H oàng Vân Quỹ di sản kiến trúc P háp ờ H à N ội 175 6 T rẩn Đức Anh Sơn H o ạ t động thương m ại kiêm nhiệm của các sứ bộ Việt N am ở Trung H o a thời nhà T han h 211 7 H oàng Anh Tuấn “Q uốc t ế h ó a lịch sử dân tộ c " - T oàn cău h ó a cận đại sơ kỳ và lịch sử V iệt N am th ế kỷ X V II 247 8 T rẩn Thị Phương Hoa C ác cải cách giáo dục và khủng hoản g của nhà trường P háp-V iệt ở B ắ c Kỳ cuối những năm 20, đầu những năm 30 của th ế kỷ XX 283 9 T rần Thị B ích N gọc N am B ộ và L ịch sử x ã hội N am Bộ 325 T ó m tắ t tiến g A n h 360 G iới th iệu các tá c g iả 369 Di sản Lịch sử và những hướng tiếp cận mới IV
  6. CONTENTS A b b rev ia tio n F o re w o rd 1 Nguyen Gia Doi N ew A pproaches to Eco-Environm entaỉ A rchaeology in Prehistorỵ o /V ietn a m 2 Lam Thi M yD ung A pproaches to Social an d Burial archaeology - C ase Study on Central V ietnam during Proto-historical P eriod 3 Nguyen Ngoe Tho Assessing L a c V iet Culture 4 Phan Thanh Hai H istory oýD ang Trong fro m H ue Perspective s Ta H oang Van French architecture H eritage in H anoi 6 T ran Duc Anh Son C om m ercial Activities o /D ip lom atic C orpsýrom V ietnam to c h in a during the QitigDynastỵ 7 H oang Anh Tuan Internationalixing N ation al H istory: G ỉobalization o f Early M odern H istorỵ an d V ietnam ese H istorỵ in X V II Century 8 T ran Thi Phuong H oa E du cation al R ẹform s an d Crisis F aced bỵ the Franco-V ietnam ese Schools in T onkin during the 1920's and 1930's 9 T ran Thi B ich Ngoe Southern V ietnam and Its Social History Ettglish A b s tra c t Ort th e A u thors VI I Di sản Lịch sử và những hướng tiếp cận mới
  7. CHỮ VIẾT TẮT BGD Bộ Giáo dục CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ĐHKHXH & NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn KHXH Khoa học Xã hội NCLS Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà Xuất bản PGS Phó giáo sư Pl. Plate (phụ bản) SCN sau Công nguyên Sđd Sách đã dẫn đd đâ dẫn Tp. Thành phố TCN trước Công nguyên Tr. trang TS Tiến sĩ UBND ủy ban nhân dân Di sản Lịch sử và những hướng tiếp cận mới I TJ w
  8. LỜI MỞ ĐẦU “D i sản lịch sử và những hướng tiếp cận m ớ i" là cuốn thứ ba trong Tủ sách Khoa học Xã hội, được thực hiện với sự tài trợ của Viện Harvard Yenching, tiếp theo các cuốn “Sự biến đ ổ i củ a tôn g iá o tín ngưỡng ở V iệt N a m hiện n ay ” (2 0 0 8 ) và “N ghiên cứu văn h ọ c V iệt N am - N hững k h ả năng và th ách th ứ c” (2 0 0 9 ). Cuốn sách tập hợp một số bài viết vê' lịch sử và khảo cổ học - hai trong số các ngành khoa học xã hội cơ bản của Việt Nam. Sau một chặng đường hinh thành và phát triển từ những thập niên 50-60 của thế ki trước, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực lịch sử và khảo cổ học của Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào việc tìm hiểu lịch sử dân tộc, phục vụ công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Cùng với sự phát triển chung trên thế giới vể phương pháp luận và những hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu khoa học xã hội, sử học và khảo cổ học Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội mới trong việc tiếp cận, khai thác các nguồn tư liệu, lý giải và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào giải đáp những vấn để của lịch sử đất nước và thực tế cuộc sổng hiện nay. Cuốn sách "Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận m ới" không có tham vọng tập hợp toàn bộ những kết quả nghiên cứu mới nhất về sử học và khảo cổ học Việt Nam, mà chỉ cố gắng giới thiệu một số kết quả nghiên cứu theo hướng vận dụng các lý thuyết đang phổ biến trong giới nghiên cứu quốc tế; ứng dụng các phương pháp đa ngành và liên ngành, sừ dụng kết quả của các phương pháp và kĩ thuật hiện đại trong lĩnh vực sừ học và khảo cổ học. Đối tượng nghiên cứu là các loại hình di sản lịch sử khác nhau, bao gổm các di sản vật thể; phi vật thể, sử liệu, văn liệu và cả các nguồn tư liệu không chính thống (theo quan niệm truyền thống), củng như các sản phấm trí tuệ của các học giả đi trước. 9 bài viết được tập hợp trong cuốn sách này - với tư cách những nghiên cứu trường hợp - có những cách tiếp cận đa dạng và sử dụng những phương pháp khác nhau để giải quyết hoặc xới lên các vấn để đang được quan tâm. Trong khi có những bài thuẩn túy mang tính chất là các khảo cứu thuộc chuyên ngành khảo cổ học hay sử học, người đọc có thể thấy một số bài vận dụng một cách linh hoạt các hướng tiếp cận của cả hai chuyên ngành; đối tượng và phạm vi nghiên cứu củng rất đa dạng. Di sản Lịch sử và những hướng tiến cân mới I 1DC
  9. Nhưng vấn đề cơ bản mà các bài viết đề cập đến bao gồm: - M ột số khuynh hướng lý thuyết của khảo cố học và sử học đang hiện hành và việc ứng dụng các lý thuyết này ờ Việt Nam. - Các phương pháp và ki năng thu thập và khai thác tư liệu, phương pháp nghiên cứu đa ngành, kỹ năng vận dụng các kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau để giải quyết các vấn đề của khảo cổ học và sử học. - Những hướng tiếp cận khác nhau đối với các nguổn tư liệu khảo cổ học và lịch sử; những vấn đế có thể được giải quyết, cả trong nghiên cứu lẫn trong ứng dụng vào thực tế. D o nội dung củng như các vấn để thảo luận trong các bài không theo một chủ đề nhất định, trình tự sắp xếp của cuốn sách chỉ mang tính chất tương đối; đi từ khảo cổ học đến lịch sử, theo trình tự từ sớm đến muộn. Nhóm bài thứ nhất thuộc lĩnh vực khảo cổ học. Hai bài viết của các tác giả Nguyễn Gia Đối - Tiếp cận k h ảo c ổ học môi trường sinh thái trong nghiên cứu tiên sử ờ V iệt N a m , và Lâm T h ị Mỹ Dung - Tiếp cận k h ả o c ổ học xã h ội và k h ả o cổ học m ộ táng trong nghiên cứu trường hợp M iền Trung V iệt N am thời Sơ sử là những thừ nghiệm công phu trong việc ứng dụng các lý thuyết và phương pháp của Khảo cố học mới (hay Khảo cổ học Quá trình) và khảo cổ học Hậu quá trình (hay Khảo cổ học Xã hội) vào việc nghiên cứu các xã hội tiền sử và sơ sử ở Việt Nam. Nguyễn Gia Đ ối khai thác tổng hợp các nguồn tư liệu có được từ các di chỉ khảo cổ học ở miển Bắc Việt Nam, đặc biệt là tài liệu cổ nhân, cổ sinh, cổ môi trường, để tìm hiểu và giải thích sự tiến triển của các nền văn hóa thời kỳ Đồ Đá ở Việt Nam. Việc đặt các văn hóa này trong nền cảnh môi trường chung và sự thích ứng văn hóa của các xã hội tiền sử trong khu vực rộng hơn - Nam Trung Quốc và Đông Nam Á - mở ra khả năng giải thích được những sự khác biệt hay tương đồng, mối liên hệ và các xu hướng tiến triển của chúng trong cơ tầng chung là văn hóa Hòa Bình vào thời kì Đá Mới. Bằng việc tập hợp và phân tích một cách hệ thống các tư liệu, đặc biệt là về mộ táng; Lâm T h ị M ỹ Dung dựng lại và diễn giải những đặc điểm của một xã hội đang bước vào thời kì lịch sử - thời kì hình thành các nền văn minh và nhà nước - ở miền Trung Việt Nam. Những yếu tố của quá trình hình thành nhà nước như sự phân tầng xã hội, sự gia tăng quyền lực, sự m ở rộng không gian văn hóa, mối liên hệ vùng và liên vùng, địa vị, mức độ tích tụ của cải... của cư dân Văn hóa Sa Huỳnh được phân định thông qua việc diẻn giải tư liệu bằng các phương pháp tiếp cận của Khảo cổ học Xã hội và Khảo cồ học Mới. Các bảng thống kê chi tiết cung cấp nguồn tư liệu quý báu cho việc nghiên cứu những vấn đề khác nhau của các xã hội và các nền văn minh trong khu vực. X I Di sản Lịch sử và những hướng tiếp cận mới
  10. Thông qua các nghiên cứu trường hợp trên đây, người đọc có thể hình dung rõ ràng hơn sự khác biệt giữa khuynh hướng nghiên cứu khảo cổ học truyển thống ở Việt Nam (phẩn nào đó gần gũi với lý thuyết Khảo cổ học Lịch sử - Văn hóa của giới nghiên cứu phương tây) với các các trào lưu lý thuyết khác đang thịnh hành hiện nay. Trong khi cách tiếp cận khảo cổ học truyển thống thiên về lý giải các sự kiện văn hoá bằng chính các sự kiện văn hoá một cách tĩnh lặng và theo hướng đơn tuyến, thì các khuynh hướng lý thuyết mới quan tâm đến việc lý giải bản chất, nguyên nhân và cách thức của quá trình tiến triển văn hóa trong trạng thái động và trong quan hệ đa tuyến. Các kết quả nghiên cứu này củng cho thấy, dù các khuynh hướng lý thuyết có phát triển đến đâu, khảo cổ học vẫn phải là khảo cổ học. Chỉ trên cơ sở tập hợp được các dữ liệu đầy đủ, chính xác, khoa học, mới có thể có được các hướng tiếp cận và lý giải khác nhau. Đồng thời, càng có khả năng tiếp cận từ nhiều hướng; càng có thể tái tạo lại quá khứ với nhiều viễn cảnh khác nhau. Nhóm bài thứ hai là những trường hợp tiếp cận, khai thác và diễn giải các nguôn tư liệu đa ngành (khảo cổ, lịch sử, văn hóa, tư liệu vật thể, phi vật thể...) từ nhiểu hướng và với các mức độ khác nhau để giải quyết các vấn đé của cả sử học và khảo cổ học. Bài viết của các tác giả Nguyễn Ngọc T h ơ - N hận diện vàn h ó a L ạ c Việt, và Phan Thanh Hải - Lịch sử Đ àng Trong nhìn từ H uê, đưa ra các cách tiếp cận và nghiên cứu so sánh tư liệu khác nhau, đặc biệt là với nguón tư liệu khảo cổ học, đế giải quyết các vấn để lịch sử. Vấn để nguón gốc và văn hóa Lạc Việt từng lôi kéo sự chú ý của các học giả thuộc nhiểu lĩnh vực như sử học, khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học, văn hóa và di truyền học... Các nghiên cứu này thưởng chi đi sâu vào một hoặc một vài lĩnh vực, dẫn đến có độ chênh nhất định trong việc diẻn giải và nhận thức quá trình hình thành các nhóm tộc người và văn hóa. Bằng hướng tiếp cận đa ngành; phân tích tổng hợp các nguổn tài liệu, các đặc điểm địa - môi trường, quá trình chuyển dịch và dung hợp vê' văn hóa cũng như ngôn ngữ và chủng tộc của các nhóm tộc người trong khối Bách Việt, đặc biệt là vùng Lĩnh Nam, được Nguyên Ngọc T h ơ soi xét để đưa đến những nhận định vê' sự hình thành tộc người và sự biến đổi diện mạo của văn hóa Lạc Việt. Tác giả và một sổ nhà nghiên cứu khác chia quá trình này thành các giai đoạn Lạc Việt Nguyên thủy và Lạc Việt Mới. Người đọc có thể tiếp tục tranh luận vể các quan điểm và phương pháp tiếp cận tư liệu mà tác giả đưa ra, đồng thời có thể từ đây tra tìm nguồn tư liệu phong phú, đặc biệt là của các học giả nước ngoài; vốn ít phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Lịch sử Đàng Trong nhìn tủ H u ế là bức tranh được Phan Thanh Hải xây dựng nên từ việc phân tích các tư liệu lịch sử và minh họa bằng khối tư liệu khảo cổ Di sản Lịch SỪ và những hướng tiếp cận mới I XI
  11. học phong phú và đáng tin cậy. Sự ra đời và phát triển của Đàng Trong, với vai trò của nhà Nguyễn đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc là chủ để được bàn đến khá nhiểu trong những năm gần đây. Phan Thanh Hải chọn một vấn đề rất cụ thể - quá trình phát triển của các thủ phủ của Đàng Trong - để góp phần đứa ra các quan điểm đánh giá của mình về sự phát triển của Đàng Trong trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xã hội, thể chế chính trị... Bài viết cho thấy tác giả rất nhuẩn nhuyễn trong phương pháp tiếp cận, khai thác và đối chiếu các nguổn tư liệu lịch sử và khảo cổ học, cũng như việc đặt các vấn để văn hóa xã hội trong bối cảnh môi trường và lịch sử để lý giải các hiện tượng và chứng cứ lịch sử. Với Quỹ di sản kiến trúc P háp ờ H à N ội, Tạ Hoàng Vân tập hợp các kết quả nghiên cứu và giởi thiệu khối tư liệu không mới đối với các nhà nghiên cứu lịch sử kiến trúc và quy hoạch đô thị, nhưng tạo cơ hội tiếp cận một cách khá đầy đủ và tổng quát cho đông đảo người đọc. Giá trị của nguồn di sản này vô cùng phong phú và có thể được khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau: nghệ thuật; lịch sử kiến trúc và lịch sử xây dựng, môi trường cảnh quan, quy hoạch đô thị v.v. M ột phần quan trọng của bài viết để cập đến hướng khai thác và bảo tồn khối di sản quý báu này. Câu hòi luôn trăn trờ đối với các nhà nghiên cứu và quản lý, củng như các nhà hoạch định chính sách là làm sao giải bài toán cân bằng giữa phát triển bển vững và bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; làm sao tích hợp các giá trị của di sản văn hóa vào cuộc sống đương đại. Những đề xuất mà tác giả đưa ra cho Hà Nội cũng sẽ là những gợi mở bổ ích cho các vùng miển khác của cả nước. Nhóm bài thứ ba thiên vê' lĩnh vực sử học. Bài viết của các tác giả Trần Đức Anh Sơn - H oạt động thương m ại kiêm nhiệm của các sứ bộ V iệt N am ở Trung H o a thời nhà T han h, và Hoàng Anh Tuấn - “Quốc tế h ó a lịch sử dân tộc”- T oàn cầu hóa cận đại sơ kỳ và lịch sử Việt N am th ế kỉ X V II, đưa ra các hướng tiếp cận khác nhau đối với các nguồn tư liệu liên quan đến vấn đề thương mại. Trần Đức Anh Sơn bàn về hoạt động thương mại “phi chính thống” thông qua việc phân tích tỉ mỉ các nguồn tư liệu liên quan đến hoạt động của các sứ bộ Việt Nam ở Trung Hoa thời nhà Thanh. Hệ quả của hiện tượng này đối với nến kinh tế và xã hội Việt Nam sẽ là vấn đề có thể tiếp tục bàn đến. Với kĩ năng phân tích, so sánh đối chiếu một loại hình tư liệu vật thật - đ ồ sứ ký kiểUị với các nguồn tư liệu khác gôm sử liệu Việt Nam và Trung Hoa, châu bản, thơ văn, và các di vật khảo cổ học khác, tác giả mở ra trước mắt bạn đọc nhiều triển vọng nghiên cứu khác nhau cho m ột vấn để ít được quan tâm. Khối lượng tư liệu phong phú với các thông tin chi tiết và đáng tin cậy mà tác giả cung cấp cũng rất hữu ích cho việc nghiên cứu so sánh các giai đoạn lịch sử trước và sau các thế kỉ XVII-XIX. Trong khi đó Hoàng Anh Tuấn, từ nguồn tư liệu chính là các số liệu thương mại của các công ty Đông Ấn Anh và Hà Lan, kết hợp với các hướng tiếp cận X II I Di sàn Lịch sử và những hướng tiểp cận mới
  12. mới của sử học, phân tích tình hình Việt Nam trong quá trình hội nhập vào hệ thống thương mại quốc tế giai đoạn thế ki XVI-XVIII. Bức tranh quốc tế toàn cảnh được tác giả đưa ra giúp cho việc nhìn nhận và lý giải lịch sử Việt Nam giai đoạn này một cách chân thực và biện chứng hơn. Vấn để phân kỳ lịch sử Việt Nam giai đoạn cận hiện đại trong bối cảnh toàn cầu cũng được đặt ra. Với bài viết C ác cải cách giáo dục và khủng hoảng của nhà trường P háp-V iệt ở B ắc Kỳ cuối những năm 20, đấu những năm 30 của th ế kỷ XX, tác giả Trắn T h ị Phương Hoa đê' cập tới một lĩnh vực đang được cả xã hội quan tâm. Mặc dù không bàn tới các vấn đế lý thuyết và phương pháp luận, tác giả có cách tiếp cận và khai thác hiện đại đối với các nguồn tư liệu trong việc xới lên và cố gắng giải quyết các vấn đề đặt ra. Người đọc được cung cấp một bức tranh khá hoàn chinh về tình hình giáo dục, nguyên nhân của những thành bại và những nỗ lực cải cách trong một giai đoạn không dài nhưng có tác động lớn tới xã hội Việt Nam. Có thể thấy nhiểu bài học cùa công cuộc cải cách giáo dục này vẫn còn có giá trị tham khảo cho xã hội hiện nay. Cùng với các tác động của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa thực dân phương Tây (từ thế ki X V II đến nửa đầu thế kỉ X X ), xã hội Việt Nam trải qua những biến động sâu sắc vế mọi mặt. Các nguồn sử liệu chính thống không đủ khả nấng phản ánh đầy đủ những biến động đó; kể cả đối với chính những vấn đê' lịch sử chính trị và ngoại giao, vổn được các sử gia phong kiến chú tâm ghi chép. Mặc dù có các mức độ thành công khác nhau, các bài viết về lĩnh vực lịch sử của các tác giả Trần Đức Anh Sơn, Hoàng Anh Tuấn và Trần Thị Phương Hoa là những ví dụ khá điển hình của xu hướng hiện nay trong việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu, khai thác và xử lý tư liệu. Cuốn sách được khép lại bằng bài viết của tác giả Trẩn Thị Bích Ngọc - N am Bộ và L ịch sử xã hội N am Bộ, lấy các tác phẩm nghiên cứu về Nam Bộ và bối cảnh xã hội Nam Bộ làm đối tượng để đánh giá và chi ra những thiếu hụt về phương pháp luận trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử hiện nay. Các trường phái nghiên cứu lịch sử trên thế giới được tác giả giới thiệu một cách khái quát với các dẫn chứng tiêu biểu. Phương pháp nghiên cứu ỉịch sử mớiy có sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu nhân học và lịch sử văn h ó a , quan tâm đến mối quan hệ giữa điểu kiện sinh thái tự nhiên với bối cảnh kinh tế và tâm lý x ã hội... có khả năng đưa đến những hiểu biết đầy đù hơn về lịch sử nhìn từ bên dưới. Hiểu biết và vận dụng một phương pháp mới như thế nào để giải quyết những vấn đê' của từng khu vực, từng xã hội và mỗi quốc gia, cụ thể ở đây là vùng đất Nam Bộ, là vấn đề được tác giả nêu ra và phân tích cụ thể. Bài viết vi vậy rất có ý nghĩa cho những nhà nghiên cứu lịch sử trẻ, khi băn khoăn tìm cho mình một hướng đi và một cách tiếp cận hợp lý đối với các đối tượng nghiên cứu khác nhau. Di sàn Lịch sử và những hướng tiếp cận mới I DC111
  13. Như ]à những cố gắng thử nghiệm, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong cuốn sách một mặt cung cấp nguồn tư liệu phong phú, nêu lên các vấn đề phức tạp, đa dạng, được đặt ra trong phạm vi rộng lớn, góp phấn đưa đến những cách tiếp cận và khai thác tư liệu mới; nhận thức mới; mặt khác củng bộc lộ và đặt ra nhiều vấn để vể nhu cầu phát triển các ngành khoa học phụ trỢ; phương pháp luận, các kĩ năng và các vấn để nghiên cứu mà sừ học và khảo cổ học Việt Nam cẩn tiếp tục hướng tới trong thế kỉ XXI. Cũng như cách thức đã thực hiện với hai cuốn sách đã xuất bản, Nhóm Biên tập gồm PGS. TS. Lê Hổng Lý (Viện Nghiên cứu Văn hóa, Trưởng nhóm), TS. Nguyễn Thị Phương Châm (Viện Nghiên cứu Văn hóa, T h ư kí), T S. Lê Thị Liên (Viện Khảo cổ học, Biên tập chính), T S . Trần Hải Yến (Viện Văn học), PGS. TS. Nguyễn Kim Sơn (Đại học Khoa học xã hội Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội); T S. Lê Ngọc Hùng (H ọc viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) tham gia vào việc tổ chức bản thảo, tìm kiếm các nhà nghiên cứu có uy tín để xin ý kiến phản biện, trao đổi và làm nhịp cầu nối các tác già với người phản biện. Các bài viết được trình bày là két quả công sức làm việc kiên trì của các tác giả, các phản biện độc lập và Nhóm Biên tập, nhằm cố gắng đạt đến chuẩn mực cao nhất có thể vể hình thức và phương pháp trình bày. Đồng thời, để đảm bảo tính khách quan khoa học và phản ánh một cách sát thực nhất tinh hình nghiên cứu sử học và khảo cổ học Việt Nam hiện nay, Nhóm Biên tập tôn trọng và giữ nguyên các quan điểm và ý kiến bàn luận của các tác giả; sau khi họ đã trao đổi và bổ sung theo các góp ý của các phản biện độc lập. Trong quá trình biên soạn cuốn sách; chúng tôi cũng đã nhận được một số bài viết của các tác giả khác, để cập tới những vấn đề rất có ý nghĩa của khảo cổ học và lịch sử. Tuy nhiên do một số lý do nhất định, các tác giả chưa có đủ thời gian để hoàn thiện bài viết theo yêu cẩu của Nhóm Biên tập. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục được quay lại với các công trình nghiên cứu này trong tương lai. Cuốn sách được hoàn thành nhờ sự hỗ trợ quan trọng của Viện Harvard Yenching vê' mặt tài chính và sự hợp tác của đội ngũ lãnh đạo; các biên tập viên kĩ thuật; thiết kế,... của Nhà xuất bản T h ế giới. Dù còn nhiều vấn để cần tiếp tục được tranh luận, nhiều phương pháp cần được bổ sung và cập nhật, nhiều thiếu sót còn bộc lộ do khâu biên tập, chúng tôi tin rằng cuốn sách sẽ có ích ở nhiểu góc độ khác nhau. Cuối cùng, chúng tôi xin được độc giả gần xa lượng thứ cho những khiếm khuyết của cuốn sách và đóng góp những ý kiến quí báu để những tác phẩm tiếp theo ngày càng có chất lượng tốt hơn. H à N ội, X uân 2011 Ban Biên tập ĨCYU I Di sản Lịch sử và những hướng tiếp cận mới
  14. TIẾP CẬN KHẢO C Ổ H Ọ C MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TRONG NGHIÊN cứu TIỀN sử Ở VIỆT NAM Nguyễn Gia Đối* TÓ M T Ắ T Về cơ bản, khảo cổ học Việt Nam là bộ môn được xếp vào một ngành của khoa học lịch sử. Hệ thống lý thuyết, phương pháp tiếp cận mang tính chất trường phái khảo cổ học lịch sử - văn hoá. Đó là việc coi trọng các khía cạnh về mặt niên đại, các đặc trưng, các mối liên hệ văn hoá theo chiều lịch đại và các quá trình lịch sử, lý giải các sự kiện văn hoá bằng chính các sự kiện văn hoá. Khảo cổ học trên thế giới hiện đang thịnh hành là khảo cổ học nhân học. Nó xem xét con người trong các mối liên hệ với môi trường, hệ sinh thái. N ó giải thích các sự kiện văn hoá bằng các sự kiện môi trường, sinh thái gắn với các quá trình thích ứng và biến đổi văn hoá. Bên cạnh đó; nghiên cứu về mặt con người trong các mối liên hệ với cộng đổng và hình thái cấu trúc của các xã hội cổ đại cũng đang là trào lưu của khảo cổ học hiện đại. Diện tiếp cận của khảo cổ học ngày nay ngày càng mở rộng với các hình thức liên ngành và đa ngành. Đó là các tiếp cận khảo cổ học môi trường; khảo cổ học sinh thái, địa khảo c ồ , khảo cổ học cư trú, khảo cổ học hành vi, khảo cổ học sinh kế, khảo cổ học cộng đổng; khảo cổ học xã hội; khảo cổ học giới v.v. Phương pháp luận sử dụng lý thuyết các hệ thống tổng quát, phương pháp diễn dịch và khảo cổ học nhận thức. Trong nghiên cứu khảo cổ học ờ Việt Nam, bên cạnh cách tiếp cận truyền thống; gần đây đã xuất hiện một số công trình sử dụng các phương pháp tiếp cận mới mang tính hệ thống và giàu tính lý thuyết, bước đầu đem lại hiệu ứng đối với giới nghiên cứu. M ột số ví dụ v ế hướng nghiên cứu bối cảnh môi trường sinh thái nhằm lý giải nguyên nhân và xu hướng của sự tiến * TS. Viện Khảo cổ học. Di sàn Lịch sử và những hướng tiếp cận mới I I
  15. triển của các nền văn hóa thời kỳ T iển sử ờ Việt Nam sẽ được trình bày trong bài viết này. D ẪN LUẬ N • M ôi trường mà con người sống thường được coi như là một loạt các quyển (spheres) như khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, sinh quyển. M ôi trường nhân văn bao gồm những nhân tố bên ngoài chủ yếu vể mặt sinh học và vật lý thiết lập nên trường hoạt động của con người. Nó đưa lại những cơ hội và thách thức cùng những phản hồi mang tính văn hóa của con người. M ôn sinh thái nhân văn nghiên cứu sự tương tác giữa con người với môi trường của họ. Viễn cảnh nghiên cứu con người và văn hóa như là các thành tố của m ột hệ sinh thái sẽ hợp nhất được nhiều cách tiếp cận riêng rẽ trước đó trong nghiên cứu nhản học (Evan and 0 ’Conno 1999; Recherson and M cEvoy 1976). Trong nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam trước đây, các cuộc điền dã khai quật, ngoài di vật khảo cổ (artifacts) người ta cũng đã chú ý thu thập các di tồn của tự nhiên (ecofacts) như di cốt động vật, di tích thực vật, mẫu đất đá v.v. để tìm hiểu về môi trường sống của cư dân di chỉ. Tuy nhiên, các phân tích mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện thành phần giổng loài mà chưa chỉ ra những thông tin vé cổ môi trường sinh thái cũng như tương tác của nó với các bối cảnh văn hóa. M ột số tiến bộ mới trong tiếp cận khảo cổ học môi trường sinh thái cũng như nghiên cứu so sánh đã đạt được sau các cuộc khai quật gấn đây tại hang Làng Tráng; M ái đá Điều, Hang Chổ, hang Con Moong, hang Ma Ươi và hang Đười Ươi. Các kết quả đó khiến cho bức tranh thời Tiền sử miền Bắc Việt Nam được phục dựng lại đầy đủ và nhiéu màu sắc hơn. 1. M ôi t r ư ờ n g s in h t h á i h ậ u k ỳ P l e is t o c e n e ở b ắ c V iệ t Nam Cho đến nay nhìn chung môn phân tích về địa chất, địa tầng; thạch học chưa thực sự phát triển nên các hóa thạch động vật, di tích thực vật trong các di chỉ hang động là tư liệu chủ yếu để tìm hiểu về các điểu kiện cổ môi trường sinh thái giai đoạn hậu kỳ Pleistocene ở Bắc Việt Nam. Trước đây một số hang động có trẩm tích chứa hóa thạch động vật được nghiên cứu 2. I Di sản Lịch sử và những hướng tiếp cận mới
  16. như Thầm Ổm (Nghệ An), Thung Lang (Ninh Bình), Thẩm Khuyên, Kéo Lèng, Phai Vệ (Lạng Sơn); Hang Hùm (Yên Bái).v.v. Trong khoảng hai thập kỷ gần đây; một sổ hang động được khai quật quy mô hơn với các SƯU tập khá phong phú, tiêu biểu cho quẩn động vật thời kỳ này (Hình l ) . Hang Làng T ráng Hang Làng Tráng (B á Thước, Thanh H óa) được khai quật vào các năm 1989 và 1992 do nhóm các nhà khoa học hợp tác Việt-M ỹ tiên hành (Nguyễn Văn Hảo và Lê Trung Khá 1990; Ciochon et al. 1992). Hóa thạch động vật ở Làng Tráng chủ yếu là các loài sau: Pongo pỵgmaeus sp. (đười ươi), M acaca m ulatta (khỉ vàng); M acaca sp. (khi); H ỵlobates sp.(vươn); Prebytis sp.(voọc); ư rsus thibetanus (gấu ngựa); H eỉarctos m aỉaỵanus (gấu chó), A iỉuropoda m elanoleuca (gấu trúc); Arctonyx collaris rostratus (lửng lợn); cf. M elogale m oschata (chổn bạc má), Lutrogale perspicỉlata (rái cá); cí.Pagum a ỉarv ata (cẩy vòi m ốc); cf. P aradoxurus hermaphroditus (cẩy vòi đốm); Viverra sp. (cầy); Cuon antiquusịavanicus (chó rừng Java); Cuon alpinus (chó rừng); cí.C anis sp.(chó sói); P an thera tigris (h ổ ); cí.P an thera pardu s (báo); cf.N eofelis nebulosa (báo gấm) cf.Felis gengaỉenis (m èo); Felis temmincki (b eo ); Hỵstrix subristata (nhím); Atherurud macrourus (don); Rhizomus troglodytes (dúi); Rattus sabanus (chuột); Rattus rattus (chuột núi); Chiroptera gen. et. sp. indet. (dơi); A rchidiskodon sp. (voi cố); Elephas namadicus (voi phương nam); Stegodon orientaỉis (voi răng kiếm); cf. P alaeoloxodon aff. N am adicus (voi cổ châu Á) Tapirus ( m egatapirus) augusthus (heo vòi lớn); Tapirus sp. (heo vòi); Rhinoceros sinensis (tê giác); D icerorhinus sum atraensis (tê giác hai sừng); Sus scrofa (lợn rừng); Rusa unicolor (nai); Cervus sp. (hươu); M untiacus muntịak (hoẵng); cf.Tragulus ịavanicus. (cheo cheo); Bibos gaurus (bò tót); Bos sp. (bò); Bubalus bubalis (trâu); Capricom is sumatraensis (sơn dương); Cỵclophorus (ốc núi). Ngoài ra ở đây còn phát hiện được răng hóa thạch của người khôn ngoan H om o sapiens. Quan điểm phổ biến trước đây coi loại trầm tích màu vàng chứa các hóa thạch đặc trứng thuộc phức hệ Pongo - Sgegodon - Ailuropoda ờ miền Bắc nước ta có tuổi khoảng 4-5 vạn năm, thuộc quần động vật Hoa Nam, dạng hình Quảng Tây; Trung Quốc. Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng; những hóa thạch ở Làng Tráng cũng rất tương đổng với quẩn động vật trong các hang động Lida Ajer, Djambu và Sibrambang (Sumatra), hang Punung (Java), hang Niah (Malaysia). Tuy nhiên, trong thành phẩn các giống loài có một số khác biệt như quần động vật Sumatra không có các loài Stegodon, Ailuropoda, trong khi đó ớ Làng Tráng lại không có các loài thuộc quần động vật Sumatra như Bos javatĩicu s và Sur barbatu s. Các nghiên cứu so Di sàn Lịch s ừvà những hướng tiếp cận mới I 3
  17. Vịnh Bác Bộ HoàkfSa s 16°«. THÁI LAN Hình 1 Các di tích Cô Sinh - Cô Nhân, Đá Cũ - Sơ kỳ Đá Mói tiêu biểu ở Việt Nam 1. Thẩm Khuyên, 2. Thầm Hai, 3 .Thầm ò m , 4. Hang Hùm, 5. Làng Tráng, 6. Hang Đười Ươi, 7. Th u n g Lang, 8. Kéo Lèng, 9. Núi Đọ, 10. Xuân Lộc, 11. Đồi Thông, 12. Làng Vạc, 13. Sơn Vi, 14. Chũ, 15. Cùa, 16. Lung Leng, 17. NgƯờm, 18. Mái Đ á Đ iều, 19. Hang Áng Má, 20. Hang Chổ, 21. Hang Muối, 22. Xóm Trại, 23. Hang Dơi A Di tích Cổ nhân - c ổ sinh; • Di tích Đ á Cũ; ■ Di tích Hậu kỳ Đá Cũ - Sơ kỳ Đá Mới 4 I Di sản Lịch sử và những hướng tiếp cận mới
  18. sánh trên cho thấy, có nhiêu khả năng quần động vật trên các đảo ờ Indonesia và Malaysia cũng mang nhiéu yếu tố cúa quần động vật Nam Trung Quốc. Điều đó cho thấy vào thời Pleistocene, những động vật này đã phía nam t ớ i các đảo Java và Kalimantan k h i đ ó còn nối liến với d i C IÍ v ế Đông Nam Á lục địa bởi thếm Sundaland. Mức độ tương đổng cao giữa quấn động vật Làng Tráng và quần động vật Sumatra củng gợi ý rằng chúng có cùng một niên đại thuộc Pleistocene muộn như ở Sumatra và Niah, với các niên đại tuyệt đối được xác định vào khoảng 50.000-80.000 năm cách ngày nay. H ang Đười Ư ơi/M a Ươi Hang Ma Ươi (T ân Lạc, Hòa Bình) được thám sát và khai quật vào các năm 2003, 2 0 0 4 và 2006 (Rousse’ et al. 2003 ; Bacon et al. 2004, 2006; Demeter etal. 200 4, 2 0 0 5 ). Thành phẩn động vật hang Đười Ươi mang tất cả những tính chất của một tập hợp động vật có vú của Pleistocene muộn với tuổi sinh học phù hợp với niên đại U / T h ( 6 6 ± 3 ka). Về khía cạnh này, nó tương đối giống với các quẩn động vật có cùng tuổi như Làng Tráng (80-60 nghìn năm trước) (de Vos and Long 1993; Long và cộng sự 1 9 9 6 )) hoặc sớm hơn một chút như ờ Hang Hùm (14 0 -8 0 nghìn năm trước) (Nguyễn Lân Cường 1985; Olsen and Ciochon 1990). Tuy nhiên, hang Đười Ươi không có các thành phần động vật cổ đã được tìm thấy trong các địa điểm trên, như không có Stegodon orien talis như Làng Tráng, hay không có E lep h as n am adicu s, M egatapirus augusthus như ở Hang Hùm. T ư liệu ở hang Đười Ươi đã cho thấy rằng, vào khoảng 66 nghìn năm trước, những loài động vật hiện đại đã sống ở khu vực này. Như vậy ở hang Đười Ươi, đã có mặt quần động vật hiện đại có niên đại cổ nhất hiện biết ở Đông Dương. Sự tương đổng giữa quần động vật hang Đười Ươi và các quần động vật ở các địa điểm khác cùng thời như Punung và Gunung Dawung ờ Java; Lida Ajer, Sibrambang và Dịambu ở Sumatra là điểm đáng lưu ý. Trong số này, sự tương đổng rõ rệt nhất là giữa Đười Ươi và Sibrambang ờ Sumatra, một đảo gần bán đảo Malay nhất. Hầu hết các thành phần có mặt ở hang Đười Ươi đều xuất hiện trong các địa điểm ớ Sondai. Thậm chí chúng còn chứa các thành phần động vật hiện đại di cư như Pongo pygm aeus, H elarctos m aỉayanusỊ E lep h a s m axim us, Sus scrofa v.v. (de Vos 1 9 8 3 ). Có lẽ vào khoảng 70 nghìn năm trước, tương đương tuồi quần động vật của hang Đười Ươi, quần động vật đặc trưng của thềm Sunda là những loài hiện đại. Sự có mặt của Pongo ở hang Đười Ươi cũng như ở Punung và Sibramban gợi ý rằng, vào thời kỳ này những cánh rừng nhiệt đới bao phủ xuyên suốt cả một vùng rộng lớn của Di sản Lịch sử và những hướng tiếp cận mới I 5
  19. thềm Sunda. Ngay cả khi rừng bao phủ thềm Sunda không thực sự trùng với thời gian tiếp nối thì sự di cư của những loài sống dựa vào rừng như Pongo hay Hylobates đòi hỏi phải có sự tồn tại tiếp tục của rừng để sinh tổn. Theo giả thuyết của Van den Bergh và cộng sự (Van den Bergh et al. 1996, 2 0 0 1 ), sự di CƯ của quần động vật hiện đại này diễn ra suốt giai đ oạn sau của Oxygen Isotopic Stage 5 ( O IS 5 ), khoảng giữa 110 và 70 nghìn năm trước, khi mực nước biển hạ thấp 50m so với hiện nay, đủ điểu kiện để nối các đảo lớn như Borneo, Java, Sumatra với bán đảo Malay (Voris 2 0 0 0 ). Điều kiện khí hậu khi đó vẫn đặc trứng là ấm và ẩm giai đoạn trước 70 nghìn và sau băng hà cực đại 125 nghìn năm trước (Chappell and Shackleton 1987; Prentice and Denton 1 988 ) Môi trường, sinh thái cuối Trung kỳ - đầu Hậu kỳ Pleistocene ở BắcViệt Nam được xác định với tính chất là các vùng rừng bao phủ và một số khu vực thông thoáng với các chỉ định là tỷ lệ cao hóa thạch của các loài thuộc bộ ăn thịt (Carnivora), bộ guốc chẵn (Artiodactyla) và bộ linh trưởng (Primates). Trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm vào khoảng 140-80 nghìn năm tương ứng với tuổi trầm tích, hóa thạch hang Hùm (Olsen and Ciochon 1 9 9 0 ), trẩm tích hang Làng Tráng và hang Đười Ươi, khoảng 6 0 -8 0 nghìn năm trước (Bacon et al., 2 0 0 6 ). Sự hiện diện của Pongo ở hang Đười Ươi, Làng Tráng và các hang động khác cho thấy rằng vào khoảng 66 nghìn nảm trước, khí hậu Bắc Việt Nam vẵn mang tính chất á nhiệt đới và nhiệt đới. Các loài khác phản ánh các điểu kiện môi trường sống khá đa dạng, nhưng thường đặc trưng bời rừng và các vùng có cây cối rậm rạp. Hệ sinh thái này trải rộng khắp cả thềm Sundaland. Loài heo vòi sống trong những cánh rừng nhiệt đới ẩm và những vùng đẩm lầy trải rộng từ bán đảo Malay tới Sumatra. Chúng hiếm khi được tim thấy ờ độ cao trên 1500m so với mực nước biển. Chúng cũng sống theo mùa trong nhiểu kiểu sinh thái trải từ vùng rừng cây lá kim khô hạn tới các vùng rừng cây rụng lá theo mùa hoặc rừng thường xanh (Brooks et al. 1997; Nowak 1999). Loài ăn cả thức ăn động thực vật (omnivorous) như gấu chó (H elarctos m alayan u s) sống trong các khu rừng rậm tại tất cả các độ cao khác nhau (Lekagul and McNeelỵ, 1988 ). Loài gấu ngựa thường sống ở vùng rừng cây rụng lá theo mùa ẩm ướt và rừng cây bụi rậm rạp, đặc biệt là ở các vùng đồi núi (Nowak 1 9 9 9 ). Các loài hươu và hoẵng thích nghi với các vùng có cây cối rậm rạp. Loài tê giác Rhinoceros unicornis hiện còn sống ở các bãi cỏ ven sông và các vùng đầm lẩy có vành đai cây cối rậm rạp, rừng cây chai hơi khô hạn hoặc rừng cây hạnh nhân nhiệt đới bao quanh. T ư liệu thu thập được về môi trường sống của loài tê giác Ấn Độ trước đây gồm một số dạng như vùng đất thấp đám lầy với cỏ cao hay bụi rậm, thỉnh thoảng có suối và đầm lầy; rừng cây to xen Ổ I Di sàn Lịch sử và những hướng tiếp cặn mới
  20. lản cây thân bụi ven sông; rừng hỗn giao hơi khô hạn (Laurie et al.; 1983; Nowak; 1999). T ê giác Ấn Độ là loài động vật chủ yếu ăn cò (chiếm 70-89% lượng thức ăn, trong đó bao gồm cả quả, lá, cành cây và cây thân bụi). Tê giác Ấn Độ uống nước hàng ngày và thỉnh thoảng đến những nơi đất mặn để liếm muối (Laurie et al. 1983; Nowak 1999). T ê giác Sondai ( Rhinoceros sondaicus) ưa thích cỏ cao, các vùng đất thấp nhiểu lau sậy trong các vùng rừng mưa nhiệt đới, nơi đảm bảo về nguổn cung cấp nước và nhiéu vũng bùn để chúng đầm mình. T ê giác Java và tê giác Sumatra là các loài chuyên ản cành; chồi non, tán lá non và quả (Nowak 1999), chúng phân tán theo mùa vi liên quan đến nền khí hậu gió mùa (Groves and Kurt 1972; Nowak 1999). Tóm lại; SƯU tập quần động vật hang Đười Ươi cho thấy rằng vào khoảng 66 nghìn năm trước tổn tại những khu vực rừng bao phủ và một số môi trường quang đãng dưới các điểu kiện khí hậu ấm và ẩm. Phấn hoa thu được ở hang Đười Ươi quá nghèo nàn do mức độ bảo tổn rất kém của chúng trong trám tích, không thể cung cấp thông tin sâu hơn vể cổ môi trường và cổ dân tộc thực vật học. Sự phong phú của một số loài động vật có vú lớn như Rhinocerotids, Elephas, Bubalus bubalisf T apirus indicus phản ánh các điều kiện khí hậu ẩm ướt. Các điều kiện khí hậu ẩm đã tón tại trong khu vực này từ trung kỳ Pleistocene ở Việt Nam, tương đương tuổi trầm tích hóa thạch hang Thẩm Khuyên với niên đại 4 7 5 ± 1 2 5 ka; và Yenchingkuo ờ Nam Trung Quốc. C ác nguổn tư liệu từ các di chỉ khác Mỏi trường và các hệ sinh thái tương ứng với các quần động vật nói trên còn được duy trì cho đến khoảng trên dưới 3 vạn năm cách ngày nay, tuy nhiên nó đã có biến đổi ít nhiểu. Phân tích thành phần thạch học trong đơn vị địa tầng I di chỉ mái đá Điểu (khoảng 24-30 nghin năm) cho thấy trầm tích vụn cơ học lắng đọng gồm dăm đá sắc cạnh, cát kết, bột sét kết, silic, thạch anh, oxýt sắt, lẫn ít bã thực vật và mảnh vụn vò nhuyễn thể bị kết vón thành khối tảng rắn chắc màu vàng có tuổi Pleistocene muộn. Hóa thạch động vật ở tầng I Mái đá Điểu gổm một số loài gần gũi với hóa thạch cổ sinh Làng Tráng, tuy nhiên chủng loài đã giảm đi đáng kể, thiếu vắng một số loài đặc trưng cho hậu kỳ Pleistocene như gấu tre, voi răng kiếm, voi cổ (Palaeoloxodon), heo vòi .v.v. nhưng vẩn còn hiện diện của Pongo. Mặt khác, vể mức độ hóa thạch của di cốt ở Mái đá Điều cũng thấp hơn Làng Tráng. Tương tự như Mái đá Điều, hóa thạch tìm được trong lớp trẩm tích màu vàng có tuổi khoảng từ 23-30 nghìn năm ở Mái đá Ngườm (Ngườm I) củng có mặt Pongo nhưng Di sản Lịch sử và những hướng tiếp cận mới I 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0