![](images/graphics/blank.gif)
Những khó khăn thách thức của đạo đức nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Bài đọc thêm)
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài học này sẽ phân tích những khó khăn và thách thức mà đạo đức nghề nghiệp đang phải đối mặt trong bối cảnh hiện đại. Chúng ta sẽ xem xét các yếu tố tác động tiêu cực đến y đức, từ áp lực kinh tế đến sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. Bài học cũng sẽ đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao y đức, giúp người học nhận thức rõ hơn trách nhiệm và vai trò của mình trong việc xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp và đạo đức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những khó khăn thách thức của đạo đức nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Bài đọc thêm)
- NHỮNG KHÓ KHĂN THÁCH THỨC CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Bài đọc thêm) MỤC TIÊU: 1. Trình bày được những khó khăn, thách thức của đạo đức nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay. 2. Trình bày được những giải pháp nhằm nâng cao y đức và liên hệ thực tế với bản thân. NỘI DUNG 1. Đặc điểm công việc - và cái nhìn thực tế về những vấn đề nhức nhối đối với y đức hiện nay: - Khi bệnh nhân đông đúc, điều dưỡng chịu sức ép lớn. Bệnh nhân trở bệnh nặng, điều dưỡng lo lắng. Bệnh nhân bệnh lâu ngày, bốc mùi, điều dưỡng làm vệ sinh. Bệnh nhân không vừa ý, điều dưỡng bị chửi... và còn nhiều những khó khăn mà điều dưỡng Việt Nam đang phải chịu. - Trong bài viết có tựa đề: " Điều Dưỡng... nghề "hot" đăng trong một trang web nước ngoài năm 2009, một bác sĩ cho biết: Tại bang California (Mỹ), những người làm nghề Điều Dưỡng luôn được đón mời làm việc. Lương Điều Dưỡng tại California là 37 USD/giờ, trong khi một số ngành nghề khác chỉ nhận được 20 USD/giờ. Trung bình, một Điều Dưỡng lãnh 78.550 USD/ năm. Bất cứ ai khi đến California, nếu có bằng Điều Dưỡng thì sẽ nhanh chóng được cấp thẻ xanh trong vòng 6 tháng mà không phải xin thẻ lao động cũng như visa làm việc. - Thế nhưng tại Việt Nam, ngoài sự nặng nhọc, áp lực cao, những người làm điều dưỡng trong chừng mực nào đó xã hội chưa nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng, công lao của người điều dưỡng trong công tác điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Cộng với mức thu nhập bình quân của một điều dưỡng viên còn quá thấp chưa xứng đáng với những công sức của người điều dưỡng bỏ ra, khó khăn khi lo toan cho cuộc sống hàng ngày. - Trong thanh niên, hiện tồn tại quan niệm rằng nghề điều dưỡng chỉ dành cho nữ giới, vì vậy, đang xảy ra hiện tượng "âm thịnh dương suy" trong nghề điều dưỡng. Về chế độ lương, nghề điều dưỡng cũng không nằm trong dạng được ưu đãi... Có lẽ cũng vì thế mà không ít những nguời điều dưỡng chưa thực sự yêu nghề, không tâm huyết với nghề. Dẫn đến một số lượng không nhỏ điều dưỡng viên hay cáu gắt, quát mắng khi bệnh nhân, người nhà bệnh nhân không làm đúng hướng dẫn của điều dưỡng. Nên đã gây nên những dư luận không tốt về người điều dưỡng viên và nghề điều dưỡng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín, chất lượng. Từ nhiều lý do khách quan và chủ quan, mà nhiều người có ý kiến cho rằng y đức tại Việt Nam hiện đang suy thoái. Có nhiều lý lẽ được đưa ra để lý giải sự việc này (chúng ta cùng suy nghĩ): - Kinh tế thị trường làm tha hóa quan hệ bệnh nhân - thầy thuốc, biến quan hệ này thành quan hệ dịch vụ - Khách hàng thuần túy với đồng tiền chi phối tất cả; 113
- - Bệnh nhân tha hóa nhân viên y tế bằng “phong thư”, “bao bì”, “quà biếu”, “tiền bồi dưỡng” và ngược lại nhân viên y tế cho chuyện này là đương nhiên như trong các ngành nghề khác khách hàng cho người phục vụ tiền típ; - Lương cán bộ y tế quá thấp trong khi vật giá leo thang hàng ngày; - Các cơ sở y tế bị quá tải do bệnh nhân vượt tuyến khiến nhân viên y tế phải làm việc quá sức; - Đầu vào không tuyển lựa được các sinh viên có tâm huyết với ngành y vì chỉ thi có các môn lý thuyết mà không có phỏng vấn trực tiếp để biết được tâm tư, nguyện vọng của các thí sinh này; - Năng lực chuyên môn kém; đào tạo chạy theo số lượng hơn là chất lượng; - Không có dạy cho sinh viên y , dược nghĩa vụ luận ở những năm cuối trước khi ra trường; - Không có khung pháp lý để xử các trường hợp vi phạm y đức; - Nhiều nhân viên y tế kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân còn kém, tính khí nóng nảy, nói năng cộc cằn với bộ mặt lạnh lùng, hiếm khì có nụ cười trên môi; Gây phản cảm với bệnh nhân và cộng đồng. Vân vân và vân vân…. Theo kết quả nghiên cứu cấp bộ về thực hành y đức, do ĐH Y Hà Nội tiến hành từ 2006-2009 mới công bố tại Hà Nội, có tới 73% bác sĩ thừa nhận có vi phạm y đức. Khoảng 1/10 bác sĩ trong số này thừa nhận vi phạm thường xuyên. 10 hành vi thường thấy nhất - Theo kết quả nghiên cứu: - Là gây khó khăn cho bệnh nhân. - Gợi ý và nhận tiền của bệnh nhân. - Kê đơn thuốc đắt tiền để hưởng hoa hồng của trình dược viên. - Móc ngoặc chuyển bệnh nhân về phòng khám tư. - Thiếu trách nhiệm, thiếu tôn trọng bệnh nhân, lơ là, xao lãng không hoàn thành nhiệm vụ. - Thiếu tế nhị khi tiếp xúc với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. - Không giải thích tình hình bệnh tật cho bệnh nhân. - Điều trị vượt quá khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân. - Thậm chí có bác sĩ lấy bệnh nhân làm... vật thử nghiệm với mục đích riêng. - Không trung thực trong nghiên cứu khoa học! GS.TS Phạm Thị Minh Đức (ĐH Y Hà Nội), người chủ trì đề tài nghiên, cho biết 100% sinh viên tham gia nghiên cứu nói cần học môn y đức một cách bài bản. Nhưng khi hỏi các bác sĩ thì 8% nói không cần học! Theo bà Đức, hướng giải quyết vấn đề y đức, bên cạnh các chính sách về lương thưởng, đãi ngộ, đầu tư cho y tế cần xây dựng chương trình và đào tạo chính khóa môn “y đức” tại các trường ĐH Y khoa, đào tạo lại cho cả nhân viên y tế đang công tác tại các bệnh viện trong cả nước. Đi tìm nguyên nhân: Cũng theo GS.TS Phạm Thị Minh Đức, lương thấp và ý thức thầy thuốc là hai vấn đề chính của tình trạng xuống dốc về y đức. Số bệnh nhân trung bình một bác sĩ VN phải khám trong một ngày là 58-70 bệnh nhân (tùy vùng miền). Tại khoa, phòng điều trị, trung bình mỗi bác sĩ điều trị cho 15-17 bệnh nhân/ngày, nhưng cá biệt có bác sĩ phải khám tới 110 bệnh nhân hoặc điều trị cho 30 người/ngày. “ở nước ngoài, mỗi bác sĩ chỉ hẹn khám tối đa 10 bệnh nhân và điều trị 3 bệnh nhân/ngày” - Bà Đức nói. Qua chấm 114
- điểm bác sĩ, những bác sĩ khám dưới 30 bệnh nhân/ngày, điều trị dưới 10 bệnh nhân/ngày đạt điểm cao hơn hẳn những người điều trị cho 30 bệnh nhân trở lên hoặc khám cho 80 người/ngày trở lên. Khi được hỏi về nguyên nhân khiến y đức xuống cấp, các bác sĩ tham gia nghiên cứu cho rằng lương cán bộ y tế quá thấp, cơ sở y tế quá tải, kinh tế thị trường, sự xuống cấp của đạo đức xã hội nói chung, trình độ chuyên môn kém, chưa được đào tạo y đức trong nhà trường... là nguyên nhân. Thực tế cho thấy chỉ 9% bác sĩ được hỏi hiểu đúng về nghề nghiệp của mình, hiểu mình là người cung cấp dịch vụ y tế. 91% còn lại đánh giá mình là “bề trên” của bệnh nhân! Khi mang tâm thế ấy, làm sao tránh khỏi tâm lý chữa bệnh “làm ơn”, ban phát ân huệ cho bệnh nhân... Còn bệnh nhân thì bức xúc vì phải trả tiền, không được chăm sóc thỏa đáng và vẫn phải mang ơn! Không thể nói suông: Một giám đốc bệnh viện ở Hà Nội cho rằng do chế tài, xử phạt không nghiêm nên y đức mới xuống cấp. Theo ông, giám đốc bệnh viện hiện chỉ được xử lý ở mức phê bình, còn muốn kỷ luật mức cao hơn, phải đề nghị lên Sở Y tế, Sở Nội vụ! “Nhân viên y tế không dại gì mắc khuyết điểm lớn, chỉ khuyết điểm nhùng nhằng nhưng đủ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế”. Hiện nay, Bộ Y tế đã thực hiện “Quy tắc ứng xử” của cán bộ y tế. Các bệnh viện lớn ở Hà Nội như Bạch Mai, K, Việt Đức... đều đã mời chuyên gia đến nói chuyện với nhân viên bệnh viện về sự cần thiết của y đức. Nhưng hỏi có cải tiến trong thực tế hay chưa thì người dễ tính nhất cũng phải nói là chưa! Khi đến các bệnh viện để thuyết trình về y đức, phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) Đoàn Hữu Đủ cho rằng: “Ngành khác có nhận phong bì dày cũng chẳng sao, nhưng ngành y tế có khi chỉ nhận 20.000- 30.000 đồng cũng gây bức xúc”. Thật ra những nguyên nhân khiến y đức xuống cấp đã rõ nhưng vấn đề là các bác sĩ, các cán bộ y tế luôn mang ý thức coi lỗi lầm là do... người khác mang đến, không phải do mình, cho nên để xây dựng được một nền tảng y đức trong ngành y VN hiện nay cần có những hành động quyết liệt chứ không thể chỉ nói suông. “Nhiều sai sót y khoa là ngoài phạm trù kỹ thuật” - ông Nguyễn Đức Hinh, hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, thừa nhận. Chính vì lý do này, theo ông Hinh, từ năm học 2009- 2010, trường ông sẽ mở môn học mới tinh trong chương trình chính khóa dành cho sinh viên y khoa: y xã hội học và y đức. Bộ môn đặc biệt này sẽ do bộ trưởng Bộ Y tế làm chủ nhiệm danh dự và hiệu trưởng làm chủ nhiệm bộ môn! Ngày 11/5, tại lễ ra mắt bộ môn Y đức và Y Xã hội học của Trường Đại học Y HN, một kết quả nghiên cứu về thực trạng nhận thức và thực hành y đức thuộc tuyến huyện, tỉnh và TƯ từ năm 2006 - 2009 làm nhiều người phải suy nghĩ về y đức thời nay! Kết quả điều tra cho thấy: 5,7% bác sĩ có biểu hiện thường xuyên vi phạm y đức. Điều đáng lưu ý là càng lên tuyến cao hơn thì y đức càng giảm sút. Cụ thể, tỷ lệ vi phạm y đức ở tuyến huyện là 3%, tuyến tỉnh là 6,7% và ở tuyến trung ương là 7,0%. Trong xã hội ngày nay, người làm việc ở bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp. Trong nghề y, công việc chữa bệnh cứu người càng đòi hỏi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp phải được coi trọng. Phẩm chất đạo đức của người hành nghề y thể hiện rõ ở thái độ phục vụ, chăm sóc sức khỏe người bệnh. Đáng buồn là hiện nay, bên cạnh số đông người hành nghề y tận tâm với nghề, luôn nỗ lực thực hiện đầy 115
- đủ y đức của người thầy thuốc, vẫn còn đó những “con sâu làm rầu nồi canh”. Có thể kể ra đây những biểu hiện vi phạm y đức của một số thầy thuốc hiện nay: thờ ơ, lạnh nhạt, thiếu nhiệt tình với bệnh nhân khi chưa nhận được phong bì, “bắt tay” với các hiệu thuốc kê đơn thuốc với giá cao để trục lợi… Tình trạng thầy thuốc vi phạm y đức mà nhức nhối nhất là tệ nạn phong bì trong các bệnh viện khiến cho dư luận hết sức bức xúc. Đáng lưu tâm là trong khi nhà nước đang có nhiều cố gắng trong việc tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân thì nạn nhận phong bì lại chủ yếu xảy ra tại bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh công lập. Điều này diễn ra trong một thời gian dài đã góp phần làm giảm sút niềm tin trong nhân dân. Trước hết cần phải nhận thấy việc đưa và nhận phong bì trong các bệnh viện là hành động sai trái xét cả về góc độ pháp lý và đạo lý của cả người đưa và kẻ nhận. Tâm lý người đưa phong bì cảm thấy mình ở “thế yếu”, cần phải cầu cạnh để được chiếu cố hoặc có mưu cầu muốn được thầy thuốc quan tâm hơn người khác. Vô hình trung, người đưa phong bì đã góp phần làm biến chất, thoái hóa tư cách đạo đức của người thầy thuốc và là tác nhân thúc đẩy người nhận phong bì vi phạm quy chế y đức, pháp luật. Đối với người nhận phong bì, tự họ bị ràng buộc vào đồng tiền và có thói quen vụ lợi, thích hưởng thụ, coi thường quy chế cơ quan và các quy định chung của ngành, dần sa ngã, thoái hóa, biến chất. 2.Giải pháp nâng cao y đức: Nền y học truyền thống của dân tộc vốn rất đề cao y đức. Thông qua lời dạy của các bậc danh y như: Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh, Nguyễn Đình Chiểu…, qua các cuốn sách về y huấn, y thuật còn lưu lại, ta có thể thấy rõ điều đó. Trong số những bậc danh y xưa, Hải Thượng Lãn Ông được những người thầy thuốc Việt Nam hiện nay tôn vinh là Y tổ, lấy ngày rằm tháng giêng hàng năm làm ngày giỗ tổ. Đối với Hải Thượng Lãn Ông, nghề thuốc là một nghề thanh cao, ông nói: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật, có nhiệm vụ giữ gìn tính mạng cho người ta, phải lo trước cái lo của người và vui sau cái vui của mình mà không cầu danh lợi, kể công” và “Thầy thuốc là người bảo vệ sinh mạng của con người, tử sinh họa phúc đều ở tay mình quyết định”. Những tư tưởng, quan niệm về y đức ấy cho đến nay vẫn còn tính thời sự và vẹn nguyên giá trị. Năm 1996, Bộ Y tế ban hành 12 điều về y đức (hay còn gọi là “12 tiêu chuẩn nghề nghiệp của người làm công tác y tế”). Kể từ đó đến nay, 12 điều y đức vẫn được lồng kính, trang trọng treo ở các bệnh viện, trung tâm y tế, nhưng không phải người thầy thuốc nào cũng ghi nhớ, tự giác, nghiêm túc thực hiện đầy đủ những quy chuẩn tối thiểu về nghề nghiệp của mình. Để từng bước góp phần lành mạnh hóa bộ máy hành nghề, hạn chế đi đến chấm dứt nạn phong bì trong các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh công lập, cần: - Y đức được hình thành từ trong nhân cách con người,nhân cách ấy được hun đúc từ nếp sống gia đình (tế bào của xã hội), trong cộng đồng sinh sống,từ dưới mái trường phổ thông, đặc biệt trong các trường y, chú trọng giáo dục cho sinh viên ngành y là điều cấp bách. 116
- - Bổn phận của mỗi người hành nghề y phải bền bỉ, kiên trì rèn luyện để tự điều chỉnh thái độ, hành vi đối với người bệnh bằng lương tâm và trách nhiệm cao. Vì y đức không tự có mà phải qua rèn luyện,học tập của mỗi con người. - Đặc biệt chính những nhà lãnh đạo các cơ sở y tế phải là những tấm gương mẫu mực về y đức. - Phải chú trọng tuyên truyền, giáo dục đối với xã hội nhận thức đúng về vai trò của người điều dưỡng đối với quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân, để bệnh nhân,người nhà bệnh nhân phải tôn trọng chính những người điều dưỡng hơn, để người điều dưỡng yêu nghề hơn nữa. - Các bệnh viện cần công khai nội quy, quy chế, viện phí, quy trình khám, tiếp nhận, điều trị, thủ tục ra viện, danh tính các bộ phận, cá nhân phụ trách từng khâu; quyền và nghĩa vụ của bác sỹ, nhân viên y tế cũng như của bệnh nhân, thân nhân người bệnh. - Quyết liệt, dứt khoát hơn trong việc xử lý kỷ luật, thậm chí loại khỏi ngành những cán bộ, nhân viên y tế không còn giữ được y đức, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ. Do đó y đức phải được đưa vào luật pháp. - Tăng cường công tác đào tạo điều dưỡng về chất lượng cũng như về số lượng, để ngày càng làm giảm áp lực công việc cho người điều dưỡng. Từ đó người điều dưỡng sẽ làm việc hiệu quả hơn. - Khuyến khích và quản lý chặt chẽ chất lượng hành nghề y dược tư nhân theo đúng những quy định của nhà nước. - Quan trọng nhất là phải có chính sách khuyến khích, chăm lo đời sống cán bộ y tế về vật chất, tinh thần để họ yên tâm đem hết sức mình phục vụ người bệnh, góp phần thiết thực nâng cao y đức nghề nghiệp. (Với đông đảo những bác sĩ, y tá hay hộ lý bình thường đang phục vụ trong các bệnh viện, nếu không có biện pháp tăng thu nhập chính đáng cho họ, thì tức là đã đặt họ vào một thế kẹt để những tệ nạn "phong bì" có cơ phát triển.) - "Xã hội hóa" ngành y, bắt đầu từ các bệnh viện? Sao không tạo điều kiện cho các bệnh viện được nhận những khoản tài trợ công khai, minh bạch, lương thiện để tăng nguồn kinh phí bồi dưỡng cho các bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ lý trực tiếp phục vụ bệnh nhân? Và kêu gọi một ý thức xã hội trong các công việc tài trợ này, để những doanh nghiệp đang ăn nên làm ra, những người giàu có, những nhà hảo tâm coi việc tài trợ cho các bệnh viện, các cơ sở y tế phục vụ người bệnh là việc làm cao đẹp mà mình đáng phải làm. 117
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ung thư đường mật (Carcinoma đường mật) Thông thường
11 p |
166 |
25
-
Hiểm họa từ viêm cơ tim – Kỳ II
5 p |
124 |
14
-
Ðau bụng (Phần 2)
6 p |
121 |
12
-
Thách thức từ liệu pháp tế bào gốc
6 p |
94 |
11
-
Những cách đơn giản để chinh phục sự sợ hãi
5 p |
81 |
9
-
GÂY MÊ – NỘI SOI ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở TRẺ EM
13 p |
102 |
8
-
Chuẩn bị làm người mẹ đơn thân toàn diện
5 p |
82 |
7
-
Stress khi mang thai - "vết sẹo" tinh thần cho bé
3 p |
56 |
5
-
Bài giảng Xử lý hình ảnh động mạch vành trong thực hành lâm sàng: Những khó khăn - thách thức và giải pháp - KTV. Nguyễn Trung Thành, BS. Trần Đăng Khoa
32 p |
3 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)