NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHẰM GIẢM NGHÈO CHO<br />
NGƯỜI DÂN Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Anh Tú* - Đại học Thái Nguyên<br />
Đề tài nghiên cứu giải quyết những khó khăn nhằm cải thiện điều kiện sống của các hộ dân nghèo<br />
khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên thông qua việc tìm ra các khó khăn đối với các nguồn lực<br />
khan hiếm cho sự phát triển kinh tế của hộ. Nghiên cứu phát hiện ra một số nguyên nhân chủ yếu<br />
dẫn đến tình trạng đói nghèo của các hộ dân đang sinh sống ở khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên<br />
nhƣ: Thiếu đất sản xuất nông nghiệp, thiếu các phƣơng thức phát triển kinh tế, thiếu các thông tin<br />
khuyến nông, thiếu vốn sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, các lao động tại địa phƣơng không có các<br />
nguồn thu nhập khác ngoài nông nghiệp, do đó gặp rất nhiều khó khăn trong việc cải thiện thu<br />
nhập, nâng cao mức sống cả về vật chất, văn hoá, xã hội. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
đề tài nhằm tìm ra những khó khăn của nhóm hộ nghèo, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm giảm<br />
nghèo, tăng thu nhập cho hộ nghèo.<br />
Từ khoá: Giải pháp, kinh tế, lao động, nông nghiệp, sản xuất<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi<br />
phía Bắc. Trong những năm qua tình hình<br />
kinh tế - xã hội đã có nhiều tiến bộ đáng kể.<br />
Tuy nhiên, ở khu vực miền núi cao của tỉnh,<br />
đời sống của ngƣời dân vẫn còn nhiều khó<br />
khăn, thu nhập thấp... Do vậy, xoá đói giảm<br />
nghèo vẫn là một công tác đòi hỏi Tỉnh Thái<br />
Nguyên phải tiến hành thƣờng xuyên, liên<br />
tục. Hiện nay, đời sống của ngƣời dân khu<br />
vực miền núi còn gặp nhiều khó khăn, sản<br />
xuất phát triển chậm, số hộ nghèo đói còn khá<br />
cao so với toàn tỉnh. Xuất phát từ những lý<br />
do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài<br />
“Những khó khăn và giải pháp khắc phục<br />
nhằm giảm nghèo cho người dân ở khu vực<br />
miền núi tỉnh Thái Nguyên”.<br />
MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Mục đích của nghiên cứu: Nhằm tìm ra các<br />
khó khăn chính trong phát triển kinh tế mà<br />
ngƣời dân sống tại khu vực miền núi tỉnh<br />
Thái Nguyên gặp phải.<br />
Nội dung chính của nghiên cứu: Tổng hợp<br />
phân tích sự khác biệt về nguồn lực giữa hai<br />
nhóm hộ nghèo - nhóm hộ không nghèo và các<br />
khó khăn gặp phải trong sản xuất nông nghiệp.<br />
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu<br />
sơ cấp đƣợc thu thập từ phỏng vấn các chủ<br />
<br />
<br />
Tel: 0923.05.1368; Email: anhtukhtc@gmail.com<br />
<br />
hộ. Mẫu điều tra đƣợc chọn theo phƣơng pháp<br />
ngẫu nhiên với 200 hộ (xã Điềm Mặc và xã<br />
Cúc Đƣờng thuộc huyện Định Hoá, xã Quy<br />
Kỳ và xã Dân Tiến thuộc huyện Võ Nhai;<br />
Mỗi xã chọn ra 50 hộ để điều tra ,trong đó có<br />
35 hộ nghèo và 15 hộ không nghèo.<br />
Phương pháp xử lý thông tin: Phần mềm<br />
thống kê SPSS 15 đƣợc sử dụng để phân tích<br />
sự tƣơng quan giữa các chỉ tiêu và kiểm định<br />
kết quả nghiên cứu.<br />
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH<br />
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ<br />
Với nhóm thông tin tìm hiểu thực trạng hộ<br />
đang gặp những khó khăn gì trong phát triển<br />
kinh tế, chúng tôi đƣa ra 05 nhân tố chính bao<br />
gồm: Vốn, đất đai, khuyến nông, lao động và<br />
nguồn nƣớc tƣới tiêu để phỏng vấn các hộ<br />
điều tra. Tóm lƣợc chung các khó khăn của cả<br />
hai nhóm hộ điều tra đƣợc tác giả trình bày<br />
thông qua bảng 1.<br />
Đối với tiêu chí đất trồng lúa, có sự khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Pearson<br />
Chi-Square ở mức xác suất 95%. Cụ thể<br />
nhóm hộ nghèo có đến 55% số hộ khi đƣợc<br />
hỏi đã trả lời họ gặp nhiều khó khăn về đất<br />
trồng lúa và mong muốn có thêm đất hơn nữa<br />
để canh tác. Trong khi với cùng câu hỏi đó<br />
chỉ có 40% số hộ thuộc nhóm hộ không<br />
nghèo có chung quan điểm trên.<br />
Không có sự khác biệt về nhu cầu cần thêm<br />
lao động giữa hai nhóm hộ theo kiểm định<br />
Pearson Chi-Square ở mức xác suất 95%.<br />
<br />
[Type the company name] | Error! No text of specified style in document. 120<br />
<br />
Nguyễn Anh Tú<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Bảng 1. Các khó khăn trong phát triển kinh tế hộ<br />
<br />
Tiêu chí<br />
<br />
Vốn<br />
Đất trồng<br />
lúa<br />
Khoa học<br />
kỹ thuật<br />
Lao động<br />
Nguồn<br />
nƣớc<br />
<br />
Tỷ lệ % số hộ gặp<br />
khó khăn<br />
Nhóm<br />
Nhóm hộ<br />
hộ<br />
không<br />
nghèo<br />
nghèo<br />
80,71<br />
76,67<br />
<br />
Kiểm<br />
định<br />
Pearson<br />
ChiSquare<br />
-<br />
<br />
55,0<br />
<br />
40,0<br />
<br />
*<br />
<br />
30,71<br />
<br />
30,0<br />
<br />
-<br />
<br />
20,71<br />
<br />
31,67<br />
<br />
-<br />
<br />
48,57<br />
<br />
48,33<br />
<br />
-<br />
<br />
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2009<br />
Ghi chú: *, **: Khác biệt theo kiểm định Pearson<br />
Chi-Square có ý nghĩa thống kê tại các mức xác<br />
suất 95%, 99%.<br />
<br />
Các yếu tố khác nhƣ: Nhu cầu vay thêm vốn,<br />
thông tin khoa học kỹ thuật để phục vụ cho<br />
sản xuất, nguồn nƣớc tƣới tiêu cho cây lúa<br />
không thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ<br />
đang nghiên cứu. Tuy vậy, thông qua bảng số<br />
liệu trên chúng ta nhận thấy nhu cầu vay vốn<br />
để phát triển sản xuất kinh doanh của cả hai<br />
nhóm hộ đều ở mức rất cao. Có đến 80,71%<br />
số hộ thuộc nhóm hộ nghèo và 76,67%<br />
thuộc nhóm hộ không nghèo có nhu cầu vay<br />
vốn chủ yếu để phát triển chăn nuôi. Cách<br />
sắp xếp số liệu về các nhu cầu để phát triển<br />
kinh tế của nhóm hộ nghèo theo thứ tự giảm<br />
dần để thấy đƣợc đâu là yếu tố mà hộ đang<br />
gặp khó khăn nhất.<br />
Để giải quyết các khó khăn trong phát triển<br />
kinh tế, thông qua điều tra tác giả thu thập<br />
đƣợc các phƣơng án giải quyết các khó<br />
khăn thực tế của hai nhóm hộ trong phần<br />
phân tích sau đây:<br />
Đối với tiêu chí đất trồng lúa<br />
Tổng hợp số liệu điều tra thực địa cho thấy có<br />
55% sộ hộ thuộc nhóm hộ nghèo và 40% số<br />
hộ thuộc nhóm hộ không nghèo trong mẫu<br />
nghiên cứu trả lời rằng họ nhận thấy đất sản<br />
xuất nông nghiệp của gia đình nhà mình là rất<br />
ít. Họ mong muốn có thêm ruộng đất để canh<br />
tác. Diện tích đất sản xuất lúa trung bình của<br />
nhóm hộ nghèo là 4,24 sào/hộ và 4,68 sào/hộ<br />
đối với nhóm hộ không nghèo. Để giải quyết<br />
vấn đề trên, các hộ đƣợc hỏi đã đƣa ra rất<br />
nhiều các ý kiến khác nhau. Tổng hợp các ý<br />
kiến chính của cả hai nhóm hộ nhƣ sau:<br />
<br />
73(11): 120 - 126<br />
<br />
Đối với những hộ đang gặp khó khăn về đất<br />
trồng lúa ở cả hai nhóm hộ, tỷ lệ lớn các hộ<br />
chọn phƣơng án giải quyết đó là không có<br />
nhiều đất trồng lúa thì sẽ đi làm thuê cho<br />
ngƣời khác hoặc làm thuê ở nơi khác. Tỷ lệ số<br />
hộ có ý định mua thêm đất chiếm từ 3% đến<br />
4% cho thấy không dễ dàng để có thể mua<br />
thêm đất vì quỹ đất trồng lúa vốn đã rất hạn<br />
chế và không ai muốn bán nếu không có lý do<br />
đặc biệt. Chỉ có thể mua lại đƣợc đất khi có<br />
hộ nào có ý định đi xây dựng kinh tế ở nơi<br />
khác muốn bán nhà cửa, ruộng vƣờn. Có<br />
6,7% số hộ thuộc nhóm hộ nghèo và 8,7% số<br />
hộ thuộc nhóm hộ không nghèo đƣa ra<br />
phƣơng án thuê lại ruộng đất của ngƣời khác.<br />
Lý do có thể thuê đƣợc đó là một số hộ không<br />
có lao động hoặc lao động của hộ đó lại chủ<br />
yếu đi làm việc ở các khu đô thị nên ở nhà chỉ<br />
toàn ngƣời già và trẻ em không thể tham gia<br />
các công việc đồng áng và giải pháp cho thuê<br />
đất là tối ƣu. Tỷ lệ 16% số hộ thuộc nhóm<br />
hộ nghèo và 26,1% số hộ thuộc nhóm hộ<br />
không nghèo không đƣa ra đƣợc ý kiến gì<br />
cho thấy sự bế tắc đối với tiêu chí đất trồng<br />
lúa. Nhƣ vậy, chúng ta có thể kết luận tiêu<br />
chí đất trồng lúa hầu nhƣ không thể đƣợc<br />
đáp ứng yêu cầu của các hộ.<br />
Đối với tiêu chí về lao động<br />
Nhƣ đã phân tích ở phần trên, số lƣợng lao động<br />
tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp<br />
thuộc nhóm hộ nghèo là 86% và ở nhóm hộ<br />
không nghèo là 82%. Chỉ có 11,4% số lƣợng<br />
lao động thuộc nhóm hộ nghèo và 19% số<br />
lƣợng lao động thuộc nhóm hộ không nghèo có<br />
thêm nghề phụ nhƣ: Thợ xây, thợ mộc, hàn xì,<br />
lắp đặt điện nƣớc... Số còn lại đều trả lời sẽ thất<br />
nghiệp ngay sau khi kết thúc các công việc<br />
đồng ruộng. Có đến 89% số ý kiến cho rằng họ<br />
cần tìm thêm các công việc khác để kiếm thêm<br />
thu nhập khi nông nhàn. Tuy vậy, khi vào lúc<br />
chính vụ, tình trạng thiếu lao động để thu hái<br />
hay chuẩn bị đồng ruộng cho vụ sản xuất mới<br />
vẫn xuất hiện. Qua số liệu điều tra cho thấy: có<br />
20,71% sộ hộ thuộc nhóm hộ nghèo và 31,67%<br />
số hộ thuộc nhóm hộ không nghèo có nhu cầu<br />
về lao động lúc chính vụ:<br />
Đối với nhóm hộ nghèo, khả năng hợp tác<br />
trong sản xuất nông nghiệp rất cao đƣợc thể<br />
<br />
[Type the company name] | Error! No text of specified style in document. 121<br />
<br />
Nguyễn Anh Tú<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
hiện ở hoạt động “đổi công” khi chính vụ.<br />
Với tỷ lệ 86% số hộ đƣợc hỏi trả lời họ đổi<br />
công với hàng xóm bởi những khó khăn về<br />
kinh tế không cho phép họ bỏ chi phí ra để<br />
thuê ngƣời làm. Tỷ lệ 68% số hộ thuộc nhóm<br />
hộ không nghèo cũng có cùng phƣơng án nhƣ<br />
trên đã thể hiện sự hợp tác về lao động tại các<br />
khu vực nông thôn là rất tốt. Tuy nhiên, lý do<br />
cốt yếu vẫn là do khả năng thanh toán đối<br />
với các khoản chi phí trong sản xuất. Tỷ lệ<br />
nhóm hộ không nghèo sẵn sàng thuê ngƣời<br />
khác làm là 32% so với tỷ lệ 14% ở nhóm<br />
hộ nghèo đã giải thích đƣợc nhận định trên<br />
của tác giả.<br />
Đối với tiêu chí về nguồn vốn<br />
Vốn để phát triển sản xuất, chăn nuôi là yếu<br />
tố rất quan trọng đối với nông hộ. Qua thực tế<br />
điều tra cho thấy có đến 80,71% số hộ thuộc<br />
nhóm hộ nghèo và 76,67% số hộ thuộc nhóm<br />
hộ không nghèo đang thiếu vốn để phát triển<br />
sản xuất, đặc biệt là cho chăn nuôi gia súc.<br />
Tiến hành tìm hiểu các ngồn vốn mà hộ có thể<br />
vay tại địa phƣơng thông qua phỏng vấn,<br />
chúng tôi đã có những ghi nhận, tổng hợp các<br />
ý kiến đó nhƣ sau:<br />
Có sự khác biệt rất lớn đối với cách ứng xử<br />
của hai nhóm hộ đối với tiêu chí vốn. 64,3% số<br />
hộ trong nhóm hộ nghèo cho biết họ có thể tiếp<br />
cận đƣợc với nguồn vốn vay để phát triển sản<br />
xuất, chăn nuôi từ các tổ chức tín dụng nông<br />
thôn trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm hộ không<br />
nghèo chiếm tới 80%. Tuy nhiên, nhƣ đã phân<br />
tích ở phần trƣớc chỉ có 38,6% số hộ nghèo và<br />
51,7% số hộ trong nhóm hộ không nghèo đã<br />
vay vốn trong năm 2009. Nhƣ vậy, tỷ lệ số hộ<br />
thuộc nhóm hộ nghèo mạnh dạn đứng ra vay<br />
vốn để phát triển sản xuất chiếm tỷ lệ không<br />
nhiều và thấp hơn khá nhiều so với nhóm hộ<br />
không nghèo.<br />
Ngoài ra, đối với nhóm hộ nghèo, tỷ lệ vay từ<br />
họ hàng chiếm tỷ lệ 21,4%. Các trƣờng hợp<br />
này đƣợc ghi nhận chủ yếu là ngƣời trong<br />
cùng gia đình, dòng tộc cho nhau vay ngắn<br />
hạn và ngƣời vay không phải trả tiền lãi. Tuy<br />
nhiên, số lƣợng vốn vay lại không đƣợc nhiều<br />
và không đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của<br />
<br />
73(11): 120 - 126<br />
<br />
hộ. Chỉ có 10% số hộ thuộc nhóm hộ không<br />
nghèo vay của họ hàng. Hộ vay ngắn hạn để<br />
thanh toán các chi phi nhƣ: thức ăn cho chăn<br />
nuôi, trả lãi ngân hàng,... và sẽ trả lại ngay<br />
sau khi xuất bán.<br />
Một số lƣợng nhỏ số hộ thuộc cả hai nhóm<br />
chọn phƣơng án mua chịu của ngƣời cung<br />
cấp. Tuy nhiên, họ sẽ phải trả thêm lãi suất và<br />
đƣợc cộng luôn vào giá đối với các khoản nợ<br />
đó. Có nghĩa là nếu hộ mua và thanh toán<br />
ngay sẽ đƣợc mua với mức giá thấp hơn so<br />
với thanh toán chậm. Do đó, số lƣợng hộ<br />
chọn phƣơng án này là không nhiều.<br />
Vay của tƣ nhân và phải trả lãi cao hơn rất<br />
nhiều so với ngân hàng tuy không phổ biến<br />
nhƣng vẫn có số liệu ghi nhận đƣợc. Cụ thể là<br />
có 2,9% số hộ thuộc nhóm hộ nghèo và 3,3%<br />
số hộ thuộc nhóm hộ không nghèo hiện đã<br />
vay của tƣ nhân. Lựa chọn này chỉ đƣợc các<br />
hộ lựa chọn khi không có thêm phƣơng án<br />
nào để huy động vốn cho các khoản phải<br />
thanh toán ngay lập tức. Nếu không có, hộ sẽ<br />
mất đi cơ hội kinh doanh.<br />
<br />
Đối với tiêu chí về thông tin khoa học<br />
kỹ thuật<br />
Theo số liệu điều tra, tổng hợp ở cả hai nhóm<br />
hộ ta thấy có trên 91% trả lời rằng họ chƣa hề<br />
đƣợc tham gia các lớp tập huấn khuyến nông<br />
tại địa phƣơng. Đa phần nguyện vọng của các<br />
hộ đƣợc phỏng vấn mong muốn họ đƣợc tham<br />
dự các lớp tập huấn khuyến nông thƣờng<br />
xuyên để có thêm các kỹ năng trong sản xuất<br />
và có đƣợc các thông tin hữu ích về các loại<br />
giống cây, con giống mới. Khi đƣợc hỏi hộ<br />
mong muốn lựa chọn tham gia hình thức<br />
khuyến nông nào, kết quả trả lời đƣợc chúng<br />
tôi tổng hợp đƣợc nhƣ sau: Khi đƣợc hỏi nếu<br />
thiếu thông tin khoa học kỹ thuật phục vụ cho<br />
sản xuất kinh doanh nông nghiệp của hộ, tỷ lệ<br />
hộ mong muốn đƣợc tham gia các lớp tập<br />
huấn khuyến nông, khuyến lâm đƣợc tổ chức<br />
tại địa phƣơng chiếm tỷ lệ cao nhất. Cụ thể<br />
trong nhóm hộ nghèo chiếm 60,6% và 50% tỷ<br />
lệ thuộc nhóm hộ không nghèo. Phƣơng pháp<br />
này dễ tổ chức, số lƣợng hộ tham gia tập huấn<br />
cũng đông hơn. Thông thƣờng, cán bộ khuyến<br />
nông cơ sở sẽ tập huấn cho bà con tại các nhà<br />
văn hoá thôn, bản theo sự phân công của<br />
Phòng Khuyến nông huyện.<br />
<br />
[Type the company name] | Error! No text of specified style in document. 122<br />
<br />
Nguyễn Anh Tú<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Có đến 40% số lƣợng hộ thuộc nhóm hộ<br />
không nghèo muốn đƣợc đi tham quan các<br />
mô hình trình diễn trong trồng trọt và chăn<br />
nuôi để đƣợc tận mắt chứng kiến và học tập<br />
làm theo các mô hình đó. Tỷ lệ này ở nhóm<br />
hộ nghèo chỉ chiếm 25,6%. Điều đó cho thấy<br />
sự ham học hỏi về thực nghiệm đối với các<br />
mô hình sản xuất kinh doanh giỏi của nhóm<br />
hộ không nghèo cao hơn rất nhiều so với<br />
nhóm hộ nghèo trong mẫu nghiên cứu.<br />
Có rất ít số lƣợng hộ tham khảo thông tin<br />
khoa học kỹ thuật qua sách, báo vì các<br />
nguyên nhân nhƣ không có thói quen đọc<br />
sách, báo. Hơn nữa, cũng không dễ để có<br />
đƣợc các tài liệu đó tại các vùng nông thôn.<br />
Thu thập đƣợc các thông tin khoa học trực<br />
tiếp từ các cán bộ khuyên nông cơ sở chỉ<br />
chiếm một tỷ lệ rất nhỏ ở cả hai nhóm hộ. Bởi<br />
lẽ cán bộ khuyến nông không thể đi đến từng<br />
hộ để truyền đạt đƣợc mà phải thông qua các<br />
lớp tập huấn chung với sự tham gia của nhiều<br />
hộ dân.<br />
Đối với tiêu chí nguồn nước tưới cho<br />
cây trồng<br />
Qua tìm hiểu về nguồn nƣớc tƣới tiêu cho cây<br />
lúa tại địa bàn nghiên cứu, chung tôi nhận<br />
thấy có 48,57% sộ hộ thuộc nhóm hộ nghèo<br />
và 48,33% số hộ thuộc nhóm hộ không nghèo<br />
trả lời nguồn nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc nhu<br />
cầu cho phát triển sản xuất cây lúa. Nguồn<br />
nƣớc vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào điều<br />
kiện tự nhiên. Do hệ thống thuỷ nông còn<br />
kém phát triển và chƣa đƣợc đầu tƣ thoả<br />
đáng, cộng thêm với điều kiện khó khăn về<br />
địa hình địa vật đã gây khó khăn ít nhiều đến<br />
công tác tƣới tiêu và làm ảnh hƣởng không<br />
nhỏ đến năng suất cũng nhƣ khả năng thâm<br />
canh của các hộ. Với đại đa số các hộ ở cả hai<br />
nhóm đều mong muốn Chính quyền làm các<br />
công trình thủy lợi để phục vụ nƣớc tƣới, tiêu<br />
cho các diện tích canh tác, đặc biệt là đối với<br />
cây lúa. Các giải pháp khác tuy có đƣợc đƣa<br />
ra nhƣng không có tính khả thi cao bởi có rất<br />
ít các ý kiến khác nhƣ: Bơm nƣớc từ sông<br />
suối, đợi trời mƣa có nƣớc thì cấy, khoan<br />
giếng cạnh ruộng đều rất khó thực hiện.<br />
Do địa hình cũng nhƣ sự phân tán của các khu<br />
vực canh tác nên việc đầu tƣ cho hệ thống<br />
thuỷ lợi luôn là vấn đề hết sức khó khăn bởi<br />
<br />
73(11): 120 - 126<br />
<br />
chi phí xây dựng là rất cao và bản thân địa<br />
phƣơng cũng không có nguồn kinh phí này.<br />
Do vậy, đối với sự phụ thuộc vào nguồn nƣớc<br />
tại địa bàn nghiên cứu trƣớc mắt vẫn chƣa có<br />
biện pháp khắc phục hữu hiệu.<br />
Kết luận<br />
Thông qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có<br />
một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình<br />
trạng đói nghèo của các hộ dân đang sinh<br />
sống ở khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên<br />
nhƣ sau:<br />
Thiếu đất đai sản xuất nông nghiệp: Với sự<br />
hạn chế về quỹ đất dành cho thâm canh cây<br />
lúa bình quân/hộ nhƣ đã phân tích ở trên và<br />
do điều kiện địa hình đồi núi chia cắt nên việc<br />
phát triển sản xuất nông nghiệp từ cây lúa là<br />
không khả thi. Không thể gia tăng diện tích<br />
trồng lúa cây lúa từ việc chuyển đổi mục đích<br />
sử dụng đất. Cây lúa chỉ giúp giữ vững an<br />
ninh lƣơng thực cho hộ trong điều kiện thời<br />
tiết thuận lợi. Không thể tạo ra sản phẩm hàng<br />
hoá từ cây lúa vì sản phẩm làm ra chỉ đủ để<br />
đáp ứng nhu cầu lƣơng thực của hộ.<br />
Thiếu phương thức làm kinh tế: Qua tìm hiểu<br />
chúng tôi thấy hầu hết các hộ đều có nhu cầu<br />
vay vốn để phát triển sản xuất - chăn nuôi.<br />
Tuy số lƣợng vốn và nguồn vốn vay để cho<br />
các hộ có điều kiện tiếp cận là khá dồi dào.<br />
Nhƣng trong nhóm hộ nghèo có đến 61,4%<br />
tổng số hộ không dám vay vốn. Nguyên nhân<br />
do hộ không có phƣơng hƣớng kinh doanh<br />
cũng nhƣ không mạnh dạn vay vốn để phát<br />
triển chăn nuôi, trồng trọt... nên đã không vay<br />
vốn để làm kinh tế.<br />
Lao động không có nguồn thu nhập khác:<br />
Ngoài thời gian tham gia các hoạt động sản<br />
xuất nông nghiệp, lao động tại địa phƣơng đa<br />
phần là không có nghề phụ để tạo ra thu nhập.<br />
Nhƣ phân tích ta thấy chỉ có 11,4% số lao<br />
động trong nhóm hộ nghèo và 19% số lƣợng<br />
lao động trong nhóm hộ không nghèo ngoài<br />
tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp<br />
trong thời điểm chính vụ còn có thêm một số<br />
nghề phụ để tạo ra thu nhập. Số lao động còn<br />
lại chiếm đại đa số và không có hoạt động gì<br />
khác để có thêm thu nhập.<br />
Thiếu thông tin khuyến nông: Có trên 90% số<br />
hộ nghèo và không nghèo đều thiếu các thông<br />
tin khuyến nông. Họ có rất ít các thông tin về<br />
<br />
[Type the company name] | Error! No text of specified style in document. 123<br />
<br />
Nguyễn Anh Tú<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản<br />
xuất nông nghiệp nhƣ: Giống mới, quy trình<br />
chăm sóc, bảo vệ... nên phân tích cho thấy các<br />
hộ thuộc nhóm hộ nghèo có thu nhập trung<br />
bình từ lúa thấp hơn nhiều so với nhóm hộ<br />
không nghèo. Các hộ thuộc nhóm hộ không<br />
nghèo đã áp dụng nhiều hơn các yếu tố nhƣ:<br />
giống mới, phân bón, thuốc BVTV nên đã thu<br />
đƣợc hiệu quả sản xuất cao hơn so với nhóm<br />
nhóm hộ nghèo trong mẫu nghiên cứu.<br />
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP<br />
GIẢM NGHÈO<br />
* Thành lập cơ quan chuyên trách đối với<br />
mục tiêu xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi<br />
trường nông thôn<br />
Xây dựng các chƣơng trình thiết thực đối với<br />
nhóm hộ nghèo, coi đó là một giải pháp có<br />
tính bền vững góp phần xoá đói giảm nghèo,<br />
tỉnh Thái Nguyên cần thiết phải thành lập một<br />
cơ quan độc lập để xây dựng các chƣơng trình<br />
hỗ trợ để phát triển kinh tế - xã hội cho các<br />
khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng<br />
xa từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh và kết<br />
hợp triển khai tốt các chƣơng trình mục tiêu<br />
quốc gia trong nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo<br />
của Chính phủ.<br />
Tăng hiệu quả hoạt động của các trạm<br />
khuyến, nông khuyến lâm hiện nay. UBND<br />
tỉnh cần có các cuộc xúc tiến hợp tác với các<br />
tổ chức nƣớc ngoài nhƣ GTZ, tổ chức phi<br />
chính phủ nhƣ Plan, Care... để kêu gọi sự giúp<br />
đỡ về kinh nghiệm tổ chức, quản lý và đặc<br />
biệt là về tài chính và các phƣơng pháp tiếp<br />
cận. Đó là điều kiện rất thuận lợi để nâng cao<br />
mức sống của ngƣời dân khi tham gia dự án.<br />
Bảo vệ và gìn giữ môi trƣờng thông qua các<br />
dự án nhƣ trồng rừng, xây dựng hệ thống<br />
nƣớc sạch nông thôn, xoá nhà dột nát, xây<br />
dựng nhà vệ sinh bán tự hoại... Hiện nay, có<br />
rất nhiều các tổ chức phi Chính phủ đang hoạt<br />
động tại Việt Nam với các mục tiêu nhƣ: Bảo<br />
vệ và phát triển rừng bền vững, chăm sóc.<br />
* Chính sách vốn<br />
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo<br />
vay vốn phát triển trồng trọt, chăn nuôi, phát<br />
triển các ngành nghề tự do nhƣ mộc, hàn xì...<br />
Nhu cầu vay vốn của nhóm hộ nghèo là rất<br />
cao nhƣ phân tích ở phần trƣớc. Tuy vậy số<br />
hộ nghèo đã tiếp cận đƣợc với nguồn vốn<br />
<br />
73(11): 120 - 126<br />
<br />
vây từ ngân hàng rất thấp. Có nhiều ghi<br />
nhận rằng hộ không biết vay vốn để làm gì<br />
hoặc vay vốn về sợ làm ăn thua lỗ lại không<br />
trả đƣợc ngân hàng.<br />
- Ngoài việc ƣu tiên về số lƣợng vốn vay, ƣu<br />
đãi về lãi suất, cần có các bƣớc kiểm tra, tƣ<br />
vấn giúp đỡ để các hộ nghèo vay vốn sử dụng<br />
đúng mục đích của vốn vay và sử dụng hiệu<br />
quả nguồn vốn vay đó. Tránh tình trạng hộ<br />
nghèo vay vốn nhƣng làm ăn không hiệu quả<br />
hoặc không sử dụng đúng mục đích vay vốn<br />
dẫn đến tình trạng thua lỗ và thêm nợ nần.<br />
- Phối hợp với các tổ chức tại địa phƣơng nhƣ<br />
hội nông dân, hội phụ nữ để hƣớng dẫn quy<br />
trình vay vốn. Động thái này giúp cho các hội<br />
viên mạnh dạn đứng ra vay vốn để phát triển<br />
chăn nuôi...<br />
* Chính sách khuyến nông, khuyến lâm<br />
Để cho đại bộ phận ngƣời dân miền núi đƣợc<br />
tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật<br />
mới trong trồng trọt và chăn nuôi thì công tác<br />
khuyến nông cần phải đƣợc đặc biệt coi trọng.<br />
Chính vì vậy đòi hỏi tỉnh phải có ngân sách<br />
phân bổ cho việc tổ chức các khoá tập huấn<br />
đào tạo cho ngƣời dân thông qua việc mời các<br />
chuyên gia trong và ngoài nƣớc, kết hợp với<br />
các trƣờng Đại học trong tỉnh, các doanh<br />
nghiệp… đến để tập huấn cho ngƣời dân.<br />
Tổ chức cho các thành viên tiêu biểu đi thăm<br />
quan, học hỏi các cách làm ăn ở các địa<br />
phƣơng khác. Hỗ trợ kinh phí đi lại, ăn nghỉ<br />
cho các thành viên tham gia trong chuyến đi.<br />
Xây dựng các mô hình trình diễn để ngƣời<br />
dân đƣợc tận mắt chứng kiến để học tập làm<br />
theo. Các mô hình trình diễn bao gồm: Chăn<br />
nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, các mô hình<br />
canh tác lúa giống mới, mô hình trồng rau<br />
sạch, giết mổ gia súc gia cầm, trồng hoa tƣơi,<br />
kinh tế vƣờn - ao - chuồng, kinh tế vƣờn rừng... sẽ thật sự hữu ích để thay đổi nhận thức<br />
cũng nhƣ cung cách làm ăn cho ngƣời dân vốn<br />
chỉ làm quen với sản xuất tự cung tự cấp.<br />
* Nhóm giải pháp đối với các hộ gia đình<br />
Đối với các hộ gia đình, nhất là những hộ<br />
nghèo, để phát triển sản xuất nhằm cải thiện cơ<br />
hội việc làm, nâng cao thu nhập các hộ cần:<br />
- Thay đổi tƣ duy trong phát triển sản xuất, từ<br />
chỗ coi nông dân chỉ biết cấy lúa, trồng rau,<br />
<br />
[Type the company name] | Error! No text of specified style in document. 124<br />
<br />